Lưu trữ

Archive for Tháng Tư, 2011

(Video) Đài Á Châu Tự Do: Biến cố 30-4-1975 qua âm nhạc

Chuyên mục:Âm nhạc, Video

RFA: Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân”

LTCG (30.04.2011)

Cách nay 36 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về những người Cộng sản.

AFP photo

Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975

Cuộc chiến kéo dài 21 năm, do những người Cộng sản miền Bắc tiến hành, được cho là cuộc chiến “chống giặc ngoại xâm”, dần dần cho thấy, thực chất đây không phải là mục đích của cuộc chiến.

Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?

Đánh tráo mục đích cuộc chiến

Cuộc chiến Bắc – Nam được những người Cộng sản gọi là chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng dân tộc”, nhưng gần đây, qua các tài liệu mới được giải mật, ai cũng có thể thấy, về thực chất, đó chỉ là cuộc chiến của những người Cộng sản, muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Xã hội Chủ nghĩa.

Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền. Xem chi tiết…

RFA: “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 2)

LTCG (30.04.2011)

Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày 30 tháng 4, Đảng và Nhà nước Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày “giải phóng miền Nam”.

AFP photo

Một đơn vị pháo binh của quân đội Việt Nam triển khai dọc theo đường biên giới Việt -Trung thuộc tỉnh Lạng Sơn hôm 23 tháng 2 năm 1979. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, TQ đồng loạt tấn công VN theo đường biên giới Việt-Trung

Trong dịp này, những người “chiến thắng” luôn tự hào và hãnh diện vì đã đánh thắng đế quốc Mỹ, một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.

Cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” mà những người Cộng sản Việt Nam đã tiến hành, ngoài mục đích xóa bỏ chế độ tư bản, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Mác – Lênin, những người Cộng sản Việt Nam còn bị chi phối bởi mục đích nào khác?

Con cờ trong bàn cờ của Trung Quốc

Khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dựa trên các tài liệu đã được giải mật, do kế hoạch của Mao Trạch Đông muốn bành trướng xuống khu vực Đông Nam Á trong tương lai, nên lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến Việt Nam sớm kết thúc, mà muốn chiến tranh kéo dài để làm Việt Nam suy yếu. Xem chi tiết…

RFA: “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1)

LTCG (30.04.2011)

Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

AFP photo

Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ (P) ăn trưa cùng ông Hồ Chí Minh (T) vào tháng 8/1959 tại Bắc Kinh.

Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.

Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản

Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản. Xem chi tiết…

VOA: Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (phải) và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

LTCG (30.04.2011)

VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhiều người cho rằng trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ không thua trận trên chiến trường mà thua tại sân nhà, do các làn sóng phản chiến trên các đường phố Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Một trong những người này là Tiến sĩ Roger Canfield đã nói như vậy trong một cuốn sách của ông ấy mới đây. Tiến sĩ nghĩ sao về nhận định này?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoa Kỳ cho rằng họ can thiệp quân sự ở Việt Nam là nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mà Miền Bắc Việt Nam là “tiền đồn” ở Đông Nam Á trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Vì vậy, việc Hoa Kỳ đã thua trong chiến tranh Việt Nam đương nhiên có nghĩa họ đã bại trận trước chủ nghĩa cộng sản, điều mà Nhà trắng và nhiều người khác hẳn không thể và không muốn chấp nhận.

Vậy cần phải có một lý giải khác về thất bại quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và tôi cho rằng Tiến sĩ Roger Canfield đã đi theo hướng đó bằng cách cho rằng Hoa Kỳ thua trận là do người dân nuớc này phản chiến.

Quan điểm của cá nhân tôi là Hoa Kỳ đã thật sự thua trên chiến trường Việt Nam và các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York, Washington… chỉ là hệ quả, phản ánh sự mất kiên nhẫn của người dân Mỹ, đặc biệt trước thiệt hại quá lớn về sinh mạng của lính Mỹ.

Thực vậy, ngoài con số hơn 300.000 lính Mỹ bị thương, số lính Mỹ chết trong “Chiến tranh cục bộ” từ 1965 đến 1968 tại Miền Nam Việt Nam là khoảng 58.000, gấp đôi số lính Mỹ chết trong chiến tranh Triều Tiên từ 1951 đến 1953, trong khi cộng sản Triều Tiên còn có sự hỗ trợ của gần 3 triệu lượt quân Trung Quốc.  Xem chi tiết…

Ba điều ước 30 tháng 4

LTCG (30.04.2011)

Công việc hòa giải và yêu thương, tuy đặt ra chung cho mọi người Việt Nam ở khắp mọi nơi trên trái đất này, nhưng nó phải và chỉ có thể thực hiện trước hết ở ngay trên mảnh đất Việt Nam.

Tôi vốn chỉ quen với hai chuyên môn hẹp, một là, dạy tiểu học và soạn sách bậc tiểu học, một việc nhỏ nhưng tôi vô cùng gắn bó; và hai là, rất nhiều khi viết văn, dịch sách, làm thơ, nhân ngày 30 tháng 4 liều viết đôi lời, như một bộc bạch tấm lòng công dân.

Ba điều ước hồn nhiên

Có một hành động của tôi vào năm 1976 cứ nghĩ sẽ giữ kín mãi, sống để bụng chết mang đi, nay xin thổ lộ: Năm đó, vào đúng ngày 30 tháng Tư, ngồi một mình, nghĩ ngợi lẩn thẩn thế nào, lại viết một lá thư gửi một người tôi tin là đồng chí đó sẽ thừa hiểu mấy điều “vô cùng hợp lý”.

Xin nói luôn là thư của tôi không có hồi âm.

Nội dung thư của tôi mang ba kiến nghị như sau:

Kiến nghị thứ nhất, xin xóa thuế nông nghiệp cho nông dân trong vòng 20 năm. Hai mươi năm xóa thuế không chỉ có nghĩa là ban ơn hoặc tỏ lòng biết ơn. Mà đó là hai mươi năm tổ chức lại cuộc sống nông thôn. Cái mốc 20 năm là một thời hạn và cũng là một điều thách thức với ước mong thay đổi tận gốc cuộc sống của người dân quê quá đau khổ vì loạn lạc, đói kém, và ít học.

Kiến nghị thứ hai, xin đốt lý lịch toàn dân và “viết lại” tính từ ngày 1 tháng 5 năm của một năm nào đó. Sở dĩ có cái ý nghĩ dẫn tới kiến nghị này, là vì tôi thấy đâu đâu cũng khổ vì chuyện lý lịch. Con người bị phân biệt đối xử qua bản lý lịch. Và họ cũng đối xử phân biệt nhau qua bản lý lịch.

Về sau, khi đất nước đã mở cửa, tôi dạy tiếng Việt cho trẻ em tiểu học Trường Quốc tế Pháp tại Hà Nội, nên có dịp đọc bản lý lịch của “Tây”, và thấy đề nghị của mình đúng, ít nhất là không sai. Bản lý lịch của “Tây” tính từ hôm nay ngược về trước (“anh có thể làm gì ngay lúc này?”) còn bản lý lịch của Ta đi từ ngày trước về hôm nay (“anh là con nhà ai, anh đã làm được gì?”).

Kiến nghị thứ ba, gợi ý Việt Nam chủ động yêu cầu Hoa Kỳ và Liên Xô từ nay chỉ gửi rất nhiều những thanh niên nam nữ sang giúp Việt Nam phát triển văn hóa, nghệ thuật. Kiến nghị này của tôi được đưa ra khi đó Liên Xô vẫn còn là ông khổng lồ hùng mạnh

Có thể bạn đọc thật quá dễ để chê trách tôi là người sống với ảo tưởng! Mắc tiếng ảo tưởng thì có sao? Bất kỳ ai biết đọc sách hẳn đều nhớ rằng cuộc cách mạng Pháp 1789 long trời lở đất, Tác giả viết hoa của cái Vật viết hoa đẹp đẽ nhất và cũng xấu xí nhất của loài người là cái máy chém, sau hàng chục năm đầu rơi máu chảy, cũng vẫn thích quay về với cuộc sống không có cái máy chém. Thử phân tích thêm, hẳn sẽ có ích cả cho mình, và biết đâu chẳng có ích cho người khác nữa? Xem chi tiết…

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung


LTCG (30.04.2011)

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.
Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.
Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.
Về miền ký ức

Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài”. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.
Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodux” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.
Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc.
Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc.
Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University.
Số sinh viên “vượt rào” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng… Xem chi tiết…

Nhân ngày 30-4 xem lại bài học thống nhất đất nước của Vua Gia Long năm 1802 & của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1975


LTCG (30.04.2011)

1.

Từ 1802 đến 1975 lịch sử Việt nam chứng kiến hai lần thống nhất sau một thời kỳ phân liệt đẩm máu . Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long được đổi thành Hà Nội.

Năm 1975 Ðảng Cộng Sản Việt Nam chiếm được Sài Gòn, thống nhất hai miền Nam Bắc sau hơn 20 năm chia cắt và chiến tranh. Sài Gòn bị đổi tên “Thành Phố Hồ chí Minh.”

Hai lần thống nhất cách nhau gần 200 năm. Nhưng quá trình thống nhất và sự chọn lựa con đường phát triển đất nước của hai triều đại có một số điểm tương đồng. Sự sai lầm trong việc chọn lựa con đuờng phát triển đất nước ở cả hai thời đại đã đánh mất cơ hội phục hưng tổ quốc, làm tiêu tán nội lực dân tộc, dẫn đưa đất nước đến giai đoạn suy vong.

2
.

Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Ðó là lực lượng của người Tây Phương và lực lượng người Trung Hoa.

Đứng đầu lực lượng Tây Phương phò Nguyễn Ánh là đức Giám Mục Bá Ða Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Ða Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết. Ðể vận động sự trợ giúp của Pháp quốc, Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh lúc mới lên bốn cho Giám Mục Bá Ða Lộc. Đồng thời Giám Mục có toàn quyền ký hiệp định với hoàng đế Pháp để giúp cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn. Sau đó ông trở về Pháp để vận động viẹn trợ cho Nguyễn Ánh. Ngài đã thay mặt Nguyễn Ánh ký hiệp ước 1787 dùng các đảo Côn Sơn và các đảo ngoài khơi Đà nẳng để đổi lấy viện trợ quân sự. Nhưng việc thi hành hiệp ước 1787 với Pháp thất bại. Sau đó Giám Mục Bá Ða Lộc đã bỏ tiền túi cũng như vận động tài chánh riêng để mua khí giới và đưa sĩ quan Pháp về huấn luyện cho Nguyễn Ánh. Những người Pháp giúp cho Nguyễn Ánh như Sạc Ne (Charner) và Sai Nhô (Chaigneau) đều được tham dự triều chính của vua Gia Long khi ngài lên ngôi. Xem chi tiết…

Hình ảnh Sài Gòn trước năm 1975

LTCG (30.04.2011)

Sài Gòn vào khoảng những năm 1920 :

PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Mở hội nghị tuyên tuyền bầu cử cho cộng sản trong khu vực Nhà thờ, GP Thái Bình còn nuôi những linh mục phản trắc đến bao giờ?


LTCG (30.04.2011)

(NVCL – GP Thái Bình). Một linh mục đã dùng nhà xứ thuộc nhà thờ của Giáo xứ để tổ chức “Hội nghị tuyên truyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân”… Điều đó như chuyện đùa thời Cộng sản.

Nhưng, rất tiếc, đó là sự thật ở Giáo phận Thái Bình.

Nếu như ở Sài Gòn có Lm Phan Khắc Từ đã tự hào biến nhà thờ thành nơi chế bom đánh Mỹ, thì ở GP Thái Bình, linh mục Phạm Văn Tuyên cũng chẳng hề kém cạnh chút nào khi biết nơi nhà xứ, nhà thờ thành ổ tuyên truyền cho Cộng sản.

Chiều nay, 29/4/2011, tại nhà xứ Giáo xứ Trung Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, thuộc GP Thái Bình, linh mục Vincent Phạm văn Tuyên đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân” cho giáo dân, đặc biệt các ban ngành, trùm trưởng các xứ, họ thuộc huyện Khoái Châu.

Người mặc áo trắng này là linh mục Phạm Văn Tuyên

Cuộc “hội nghị” này do chủ trương của Mặt trận Tổ quốc huyện Khoái Châu thúc đẩy, tài trợ tiền bạc. Linh mục Vincent Phạm văn Tuyên được sự hỗ trợ của linh mục lân cận là linh mục Giuse Nguyễn Văn Hải quản xứ An Vĩ – Linh mục Hải là linh mục thuộc Dòng Thừa sai Đức Tin (GP Phú Cường).

Tham gia cuộc hội nghị này có Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện, đài truyền hình, các phóng viên báo chí cũng như một số giáo dân, ban trùm của các giáo xứ tham dự.

  Xem chi tiết…

Tôn trọng sự thật và phẩm giá con người


LTCG (30.04.2011) – Trong tháng 5 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mòi gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho các phương tiện truyền thông xã hội biết tôn trọng sự thật và phẩm giá của từng người.

Từ vài tháng qua, thế giới chứng kiến cuộc cách mạng dân chủ tại các quốc gia Bắc Phi và vùng Trung Đông. Hàng triệu người dân đã hưởng ứng lời mời gọi xuống đường biểu tình đòi dân chủ chỉ qua các phương tiện truyền thông hiện đại là các địa chỉ liên mạng, Youtube, Twitter và điện thoại di động, làm bùng lên mgọn lửa dân chủ hiện vẫn đang lan tràn trong hàng chục quốc gia A rập. Các kỹ thuật truyền thông tân tiến có khả năng rất lớn giúp con người thuộc mọi đại lục, mầu da, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo tiếp xúc với nhau và thu hẹp thế giới thành một ngôi làng đại đồng. Chỉ trong tích tắc hệ thống liên mạng có thể nối liền con người sống tại bất cứ đâu trên trái đất này với nhau và cung cấp cho họ đầy đủ các hình ảnh và tin tức chính xác. Xem chi tiết…

Ngày thứ 2 trong tam nhật mừng kính Chân Phước Gioan Phaolô II tại Đền ĐMHCG Sài Gòn: Người khiếm thị công bố Lời Chúa, người phá thai làm chứng được Chúa cứu


LTCG (30.04.2011)

Bấm vào đây để nghe các bài giảng: http://abbalaycha.wordpress.com/2011/04/30/nghe-gi%E1%BA%A3ng-ba-ngay-tam-nh%E1%BA%ADt-m%E1%BB%ABng-kinh-tan-chan-ph%C6%B0%E1%BB%9Bc-d%E1%BB%A9c-c%E1%BB%91-giao-hoang-gioan-phaolo-ii-28293004-2011-t%E1%BA%A1i-d%E1%BB%81n-dmhcg-dcct-sai/

Sài Gòn – Chiều ngày 29/04/2011, nhà thờ Kỳ Đồng phải sắp xếp lại một phần ghế của hai dãy chính để nhường chổ cho các xe lăn, ghế riêng cho người khuyết tật ngồi.

Theo Ban tổ chức, cuộc họp mặt với chủ đề Gioan Phaolô II: Giới trẻ trong tim mục tử có rất nhiều nhóm giới trẻ như Fiat, Ve chai, Điểm Tim,… và các mái ấm khuyết tật do cac sơ Phanxicô, Phaolô đặc trách. Đạc biệt có cả cha phó ở tận Cần Thơ cũng đã đưa giới trẻ vượt hơn 200 km đến dự.

Ở phần mở đầu, cha Giuse Lê Quang Uy cho trình chiếu hai video clip: Một về cuộc đời Đức Gioan Phaolô II, và một về những hình ảnh chính của 12 kỳ Đại hội giới trẻ thế giới mà Đức Gioan Phaolô II chủ sự. Điều thú vị mà ai cũng thấy đó là một cụ già lại có khả năng quy tụ giới trẻ đến với mình và với nhau cách lạ lùng như vậy. Năm 1995, tại Manila, 5.000.000 người trẻ đã vây quanh Đức Gioan Phaolô II, năm 1998, 1.200.000 bạn trẻ đến với Đức Gioan Phaolô II.

Vào phần thánh lễ, một thiếu nữ mù đã lên đọc Lời Chúa trích sách ngôn sứ Isaia. Thiếu nữ này không nhìn chữ bằng mắt như mọi người, mà dùng các đầu ngón tay. Như thế mới thấy, khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa ban cho con người rất nhiều khả năng, chỉ có mình là không chịu kiên nhẫn khám phá, mà đã nhanh càm ràm kêu ca khi cuộc đời gặp những điều không như ý. Một chi tiết được thay đổi so với thông báo của Ban tổ chức là thay vì cha Uy giảng lễ thì cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, phụ trách hoạt động bảo vệ sự sống, đã chia sẻ Lời Chúa. Trong phần chia sẻ, cha Phước đã mời một gia đình trẻ tiến lên làm chứng cho việc cầu nguyện với Đức Gioan Phaolô đã được mẹ tròn con vuông. Cha Phước cũng kể một chứng từ khác, đó là một người đã cố ý đi phá thai bằng phương pháp bỏ thuộc vào tử cung. Nhưng nhờ lời cầu nguyện của những người thân yêu của thiếu nữ này lên Đức Gioan Phaolô II, mà kết quả việc phá thai không thể thực hiện được, mặc dù thuộc đã vào rồi. Kết quả tiếp tục mẹ tròn con vuông. Mọi người xác nhận đó là ơn do Đức Gioan Phaolô II chuyển cầu. Xem chi tiết…

ĐTC Gioan Phaolô II đã nói gì với HĐGMVN?


LTCG (30.04.2011) –   Roma, Italia – Để tưởng nhớ giáp một năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ra đi, về với Chúa, và để mừng ngày Đức Thánh Cha được phong Chân Phước, 01.05.2011.

Trong bài  “ĐỨC THÁNH CHA BÊNH VỰC CHA LÝ VÀ ĐỀ CẬP ĐẾN CHÍNH QUYỀN CSVN ” vừa qua, chúng tôi đã có dịp đề cập đến những luận điệu tuyên truyền “ rỉ tai ” cho rằng ĐÁP TỪ CỦA DTC CHO HDGMVN chỉ là một lá thư chung chung về Tự Do Tôn Giáo TDTG)  và vô thưởng vô phạt ,vì ĐTC không “ đá động ” gì đến Chính Quyền CSVN.

Luận điệu  không có lý chứng  trên của những ai không có thiện cảm, im thinh thít trước các nổ lực tranh đấu cho TDTGcủa dân tộc Việt Nam và cố tình bênh vực CSVN cho bằng được, mặc cho ĐTC trả lời từng điểm một cho THỈNH NGUYỆN THƯ  CỦA 158 LM và 24.601 Giáo Dân đồng ký.

Chúng tôi đã có dịp đối chiếu các câu trả lời của ĐTC và các lời kêu cứu đến Ngài của THỈNH NGUYỆN THƯ để chứng minh rằng ĐTC biết rõ tình trạng bách hại tôn giáo ở Việt Nam , cũng như  đã cho thấy việc ĐTC “ đá thẳng ”, vạch mặt chỉ trán  ai là thủ phạm bị Ngài quy trách cho việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.

1 – Hảy dũng cảm, nhận lãnh những thách đố:

Với những dòng viết dưới đây, chúng tôi không có ý trở lại vấn đề ĐTC  đáp từ  “chung chung ” hay trả lời từng điểm một đối với những gì mà chúng ta báo cho Ngài biết, cũng như  Ngài “ không đá động ” hay đã “ đá thẳng ”  Chính Quyền CSVN, mà là nhìn ĐÁP TỪ ĐTC CHO HDGMVN dưới  một cái nhìn khác.

Sau những lời chào hỏi đầu tiên chưa đến bốn hàng chữ, ĐTC đã gửi đến các Giám Mục Việt Nam  lời cầu chúc chân tình làm tinh thần  nền tảng cho những gì sẽ được Ngài đề cập đến trong cả bức thư ĐÁP TỪ:

Tôi xin chúc Quý Vị trong những giây phút hội ngộ nầy, sẽ cho Qúy Vị được tiếp tục trong dũng cảm sứ mạng tình yêu và phục vụ Chúa Giêsu Cứu Thế” ( Đoạn 1).

Và sau đây là lời cầu chúc và nhắn nhủ  các Ki tô hữu VN:

Khi quý vị trở về đất nước cao qúy của qúy vị, xin qúy vị hãy nói với các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thầy giảng, giáo dân  và đặc biệt là giới trẻ, rằng ĐTC cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ hãy nhận lãnh những thách đố mà Phúc Âm đem  lại, bằng cách noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đường Đức Tin. Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước ” ( Đọan 1). Xem chi tiết…

Tình Bạn Giữa Karol Wojtyla Và Joseph Ratzinger Được Phát Sinh Như Thế Nào?


LTCG (30.04.2011) – (Rôma, 28-4-2011, Zenit.org) – Tình bạn giữa Karol Wojtyla và Joseph Ratzinger được phát sinh như thế nào? Đức Bênêđictô XVI đã nói về điều này nhân ngày kỷ niệm Đức Gioan Phaolô II được chọn làm Giáo hoàng, 16-10, và nhân “Ngày Gioan Phaolô II” được cử hành vào ngày này hằng năm tại Ba Lan.

Đức Bênêđictô XVI đã trả lời những câu hỏi của Andrzej Majewski, người phụ trách chương trình Công giáo của Đài Truyền hình Ba Lan.

 Sau đây là những đoạn chính trong cuộc nói chuyện đặc biệt này:

A. Majewski: Kính thưa ĐTC, tình bạn giữa ngài với Đức Karol Wojtyla được phát sinh như thế nào, và ĐTC biết ĐHY Karol Wojtyla khi nào?

Đức Bênêđictô XVI: Cá nhân tôi được biết ngài 2 lần, trước và trong cuộc họp bầu Giáo hoàng vào năm 1978. Dĩ nhiên ban đầu tôi đã nghe nói về ĐHY Wojtyla, nhất là trong bối cảnh trao đổi thư từ giữa các Giám mục Ba Lan và Đức, vào năm 1965. Các Giám mục Đức đã kể cho tôi nghe về công lao và sự đóng góp lớn lao của Đức TGM Giáo phận Cracovie, và ngài thật sự là linh hồn của cuộc trao đổi thư từ thật sự mang tính lịch sử này. Tôi cũng được nghe nói đến, qua những người bạn tại đại học, về triết lý của ngài cũng như về tầm vóc của một nhà tư tưởng nơi ngài. Như tôi đã nói, tôi gặp gỡ ngài trong cuộc họp bầu Giáo hoàng vào năm 1978. Ngay từ lúc mới gặp, tôi đã cảm thấy một mối thân tình thật lớn lao, và nhờ ơn Chúa, dù tôi không có tài cán gì, tôi đã nhận được ngay từ đầu ân huệ được làm bạn với người. Tôi biết ơn ngài về sự tin tưởng mà ngài đã dành cho tôi, mặc dù tôi không xứng đáng. Nhất là khi thấy ngài cầu nguyện, tôi đã thấy – không phải chỉ hiểu mà đã thấy – đây là một con người của Thiên Chúa. Đó là ấn tượng đầu tiên: một con người sống với Thiên Chúa, và thậm chí là sống trong Thiên Chúa. Sau đó, sự thân tình không chút thành kiến của ngài đối với tôi đã làm tôi xúc động. Qua những lần gặp gỡ trước cuộc họp bầu Giáo hoàng của các Hồng y, ngài đã nhiều lần lên tiếng, và qua đó, tôi có dịp đánh giá cao tầm vóc của một nhà tư tưởng. Tình bạn đã được phát sinh như thế đó, thật hết sức đơn giản, một tình bạn xuất phát thật sự từ tâm hồn, đúng vào lúc sau khi ngài được chọn làm Giáo hoàng, ngài đã nhiều lần gọi tôi đến Rôma để nói chuyện, và cuối cùng, ngài đã bổ nhiệm tôi làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Đức Gioan Phaolô 2: Giáo Hoàng Của Kỷ Lục Và Kỷ Lục Của Giáo Hoàng


LTCG (30.04.2011)

Những ngày gần đây, giới truyền thông báo chí đăng tải nhiều về Đức Gioan Phaolô 2. Ngài là vị Giáo Hoàng của thế kỷ 20; và là vị Giáo Hoàng của sách kỷ lục Guiness. Các kỷ lục của Đức Gioan Phaolô 2 rải đều suốt hành trình 26 năm, hành trình của lòng tin tưởng và sự thương xót.

Dưới đây là một số niên biểu quan trọng trong triều đại của vị Giáo Hoàng đầy kỷ lục này. Mỗi niên biểu cho thấy những sự kiện tương tự ít diễn ra với phần đông các Giáo Hoàng trước đó. Tài liệu do AFP sưu khảo và đăng tải trên điện báo MSN hôm 3.4.2005. Bản chuyển ngữ của MaiTá.

1978

16 tháng 10: Hồng Y Karol Wojtyla của Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng thứ 263 đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Rô-ma. Vị tân Giáo Hoàng tự đặt tên cho mình là Gioan Phaolô 2, tiếp tục ngôi vị của người tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô 1 chỉ tại vị có 33 ngày.

1979

25 tháng Giêng: Đức Gioan Phaolô 2 thực hiện chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài (trong tổng số 104 lần) với cương vị Giáo Hoàng. Trong chuyến đi này, ngài ghé Cộng Hòa Dominique và Mexico.

14 tháng 3: Tông Hiến đầu tay mang đề tựa Redemptor hominis bàn về nhân phẩm con người.

2-6: Lần đầu về thăm quê hương Ba Lan sau ngày nhậm chức Giáo Hoàng. Trong chuyến viếng thăm quê nhà lần này, ngài khuyên đồng bào: “Đừng sợ !”

7 tháng sáu: Về thăm quê hương lần đầu, ngài cũng ghé trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Trại này nằm sát quê làng Krakow, nơi ngài sinh trưởng.

2 tháng 10: Đức Gioan Phaolô 2 lần đầu tiên phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Xem chi tiết…

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ


LTCG (30.04.2011)

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ Thời gian trước những ngày vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ 20.-21., Gioan Phaolo đệ nhị được phong nâng lên hàng Chân Phước, ngày 01.05.2011, trong Giáo Hội Công Giáo, khắp nơi bừng lên không khí rộn ràng mừng vui.

Có nhiều bài viết ôn nhớ về đời sống việc làm của ngài, cùng nhiều kỷ niệm dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Nhưng khía cạnh thánh đức trong đời sống của ngài vẫn luôn là điểm nổi bật cùng sâu sắc nhất. Và chính vì thế mà ngài được Giáo Hội tôn phong lên hàng Á Thánh.

Ngày 16.10.2005 đức Giáo hoàng đương kim Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Balan đã kể thuật lại những kỷ niệm về tình bạn bạn hữu giữa ngài với Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị từ năm 1978 đến 2005.

Và còn hơn thế nữa, đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn đã có suy tư, đúng hơn nhận xét về triều đại Giáo Hoàng của đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị, mà ngài là cộng tác viên bên cạnh, trong cương vị là Bộ Trưởng Thánh bộ Tín lý đức tin, từ 1982 đến 2005. Xem chi tiết…

Triển lãm về Đức Gioan Phaolô II khai mạc ở Quảng trường Thánh Phêrô

LTCG (30.04.2011) – Vatican City (CNA/EWTN News) .- Một cuộc triển lãm ghi lại cuộc đời của Đức Gioan Phaolô II sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô nhằm vinh danh Đức Cố Giáo Hoàng sắp được tuyên chân phước.

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông cáo rằng cuộc triển lãm mang tên “Đức Gioan Phaolô II: Lòng tôn kính của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đối với việc tuyên chân phước” sẽ khai mạc vào ngày 29 tháng Tư ở Charlemagne Wing nơi những hàng cột Bernini quanh Quảng trường Thánh Phêrô.

Triển lãm, sẽ mở cửa đến 24 tháng Bảy, được chia thành 15 phần minh họa cuộc đời và Giáo Hoàng Karol Wojtyla. Cảnh tượng và chi tiết từ cuộc đời ngài sẽ được trình bày từ thời thơ ấu ở Wadowice cho đến tang lễ của ngài ở Rôma vào ngày 08 tháng Tư năm 2005.

Sáng kiến này được tổ chức bởi Phủ Cai Quản Tòa Thánh Vatican, Đại sứ quán Ba Lan cạnh Tòa Thánh và Bộ Văn hóa và Di sản Ba Lan.

Trong buổi lễ khai mạc triển lãm – với sự tham dự của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone – con tem chính thức do Toà Thánh Vatican và Bưu Điện Ba Lan liên kết phát hành cũng sẽ được trình bày.

Để tỏ lòng tôn kính Đức Cố Giáo Hoàng, dự trù có khoảng 2 triệu người sẽ tràn ngập đường phố Rôma trong ngày tuyên phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô vào 1 tháng Năm tới.

Lã Thụ Nhân

Vietcatholic News

(Video) Tin Công Giáo quốc tế 29-04-2011

(Video) Đài Á Châu Tự Do: Thế giới trong tuần 27-04-2011

LTCG (29.04.2011)

Những sự kiện đáng chú ý trên thế giới. http://www.rfa.org/vietnamese/

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

(Video) Đài Á Châu Tự Do: Nông dân biểu tình ở Hà Nội

LTCG (29.04.2011)

Hàng trăm người dân Hưng Yên biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội. http://www.rfa.org/vietnamese

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video