Lưu trữ

Archive for the ‘Gương chứng nhân’ Category

Chứng nhân của sự thật

LTCG (16.04.2012)

“Chỉ có “Sự thật sẽ giải phóng” con người, mới đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Con người vốn có tinh thần hiền lành, dễ gặp nhau, dễ tha thứ, nhưng một khi biết mình bị lừa, bị gạt, bị dồn ép… thì họ có thể chấp nhận cả cái chết, nhất là “cái chết vì đạo”. Lịch sử cho thấy “quan nhất thời, dân vạn đại”, nhưng có được bao nhiêu vị hữu trách ý thức và nhạy bén trước những ý kiến, những khát vọng chính đáng của người dân. Trong bối cảnh cụ thể như thế, lòng yêu nước thôi thúc chúng tôi gửi lên Quý Ngài những đóng góp sau đây…”

Đó là những lời tâm huyết đầy khẳng khái của Đức cha Oanh, Giám mục giáo phận Kontum, trong văn bản gửi đến những vị lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước, nhân việc ngài bị cản trở thi hành công việc mục vụ trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua. Không một chút giận hờn cay đắng, không dùng đến “cái dũng” của kẻ tiểu nhân để mạt sát, miệt thị, thách thức, nhưng bằng thái độ hiền hòa mà cương quyết, khí khái không nhu nhược, ngay thẳng và không chút tà tâm, ngài nói lên tiếng nói hào hùng của lương tâm để “làm chứng cho sự thật” và mong “sự thật sẽ giải phóng”. Thật cảm động và sảng khoái khi nghe được tiếng nói tỏ rõ quan điểm cách chân thành và trung thực của vị Mục tử chân chính như lòng… dân Chúa mong muốn! Đó là tiếng nói ngôn sứ, tiếng nói của người được chọn làm “lính canh hừng đông”, là tiếng nói dầy dũng khí của người có nhân, có nghĩa, như lời Nguyễn Trường Tộ: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Xem chi tiết…

TẢN MẠN VỀ LINH ĐẠO CỦA ĐHY PHANXICÔ-XAVIE NGUYỄN VĂN THUẬN (VỚI LTS ROMA, NGÀY 4.03.2012)

LTCG (17.03.2012)

Nói về Đức cố HY Phanxicô-Xavie Nguyễn Văn Thuận là một niềm vui nhưng cũng là một thách đố. Với một thời gian ngắn dành cho chúng ta sáng nay, không dễ gì nói cho đúng và cho cùng về đời sống một người vừa lỗi lạc vừa thánh thiện. Tư tưởng của ĐHY rất đơn sơ, ai đọc cũng hiểu được[1], nhưng cũng rất cô đọng, sâu sắc, diễn tả một cách ngắn gọn như những câu châm ngôn, vững chắc về thần học và phong phú như con người và sự nghiệp của Ngài. Trong bầu khí tĩnh tâm hôm nay tôi chỉ gợi lên một vài nét mà tôi cho là quan trọng trong linh đạo của ĐHY. Phần thiếu sót trong sự trình bày của tôi sẽ được ACE bù đắp bằng kinh nghiệm và hiểu biết có được về ĐHY. Cái quan trọng không phải là nói về ĐHY ma sống như Ngài đã sống.

1.    Phải nên thánh

 Đó là mục tiêu đời sống của mọi kitô hữu, là xác tín sâu đậm của Người tôi tớ Thiên Chúa. “Thành tựu đẹp nhất của một đời người là sự thánh thiện… Không có cái gì trên đời này có thể so sánh được với cái đẹp của sự thánh thiện”.[2]  Và trong một lần cầu nguyện, Ngài đã thốt lên “Ai tả cho hết được cái đẹp của một linh hồn có Thiên Chúa.”!  Mẹ Maria đẹp đẽ như mặt trăng, trong sáng như mặt trời, vì Người là thánh, vì người có một tâm hồn đầy ân sủng, đầy Thiên Chúa.

Sự thánh thiện là tựu điểm của ân sủng và sự trả lời tự do của con người. TC kêu gọi, thánh hóa và cho chúng ta khả năng gặp được Ngài. Phía con người, ý thức tội lỗi và ân sủng là bước đầu của con đường nên thánh: “Con chỉ có một cách nên thánh: Ơn Chúa và ý chí con (x. 1 Cor 15, 10). Chúa không bao giờ thiếu ơn; con có đủ ý chí không?”.[3]  ĐHY cũng thú nhận: “Nhiều lần tôi không dám nghĩ đến sự thánh thiện: tôi muốn trung thành với Giáo hội, tôi muốn không từ chối gì cho sự lựa chọn của mình, nhưng tôi không dám nghĩ đến việc mình phải nên thánh, trong khi đó Chúa dạy rằng: “Các con phải nên toàn hảo như Cha các con ở trên trời” (Mt 5,14).  Tôi sợ nên thánh “ (Ho paura di essere santo).”. Tháng 2 năm 2002, vài tháng trước khi Ngài qua đời, ĐHY chia sẻ kinh nghiệm với một nhóm Linh mục: “Năm ngoái người ta mổ bướu cho tôi, mổ một phần thôi. Các bác sĩ đã lấy ra được 2 kí rưỡi bướu, còn lại trong bụng tôi 4 ki rưỡi nữa, mà họ không cắt đi được. Lúc đó tôi lo sợ nghĩ đến sự phải nên thánh: và đây chính là điều làm tôi đau khổ. Nhưng sự đau khổ đó cũng qua đi khi tôi nhận thức được thánh ý Chúa và tôi chấp nhận mang cục bướu đó cho đến chết và đồng thời chấp nhận hậu quả là chỉ ngủ được một đêm một tiếng rưỡi thôi. Bây giờ tôi cảm thấy bình an;  trong thánh ý Chúa tôi tìm được an bình”. Và Ngài lặp lại lời huấn dụ của ĐGH Gioan Phaolo với các người trẻ: “Đừng sợ nên thánh”![4]

Ý thức về tội lỗi và ân sủng cũng chưa đủ. Cần phải sống trong bầu khí của ân sủng, nuôi dưỡng ân sủng bằng cách bắt chước Chúa Giêsu trong giây phút hiện tại, bất kỳ ở đâu hay làm việc gì. Không có con đường nào khác để nên thánh hơn là bắt chước Chúa Giêsu. Người môn đệ quyết tâm bước theo Chúa Giêsu để giống Chúa Giêsu, thì mới trở nên “toàn hảo như Cha trên trời”.  Không ai vào thiên đàng mà không giống Chúa Giêsu. (nghe Bài giảng tĩnh tâm). Xem chi tiết…

Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo tin Mừng hôm nay

LTCG (13.03.2012)

CHA PHANXICÔ XAVIÊ TRƯƠNG BỬU DIỆP
VÀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM HÔM NAY

(Nhân ngày giỗ 12 tháng 3 năm 2012)

1. Cha Trương Bửu Diệp là một nhân vật công giáo Việt Nam rất được mộ mến.

Ngài sinh ngày 01 tháng 01 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước thuộc giáo phận Long Xuyên. Ngài chết ngày 12 tháng 3 năm 1946 tại Tắc Sậy, trong thời kỳ lộn xộn căng thẳng giữa các lực lượng chính trị tôn giáo tại địa phương. Hiện nay Ngài an nghỉ tại nhà thờ Tắc Sậy thuộc giáo phận Cần Thơ.

Từ nhiều năm nay, số người hành hương đến Cha Diệp là vô số kể. Họ thuộc đủ mọi thành phần xã hội, với đủ mọi màu sắc tâm linh, đến từ đủ mọi miền đất nước. Đây là những cuộc hành hương tự phát tự nguyện. Họ có chung một cái nhìn: Cha Diệp là người từ tâm, chuyên cứu nhân độ thế.

Riêng tôi, tôi nhìn Cha Diệp như một nhà truyền giáo của thời tân Phúc Âm hoá. Truyền giáo nơi Ngài là làm chứng bằng chính con người của mình.

2. Cha Trương Bửu Diệp làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa là Cha thương xót mọi người.

Vẻ đẹp nhất nơi Cha Diệp là tình yêu thương đối với đoàn chiên nói riêng và đồng bào xung quanh nói chung.

Tình yêu này được diễn tả bằng hai mặt: Phục vụ và hy sinh. Phục vụ là đáp ứng nhu cầu của dân, cách riêng là thương cảm, chia sẻ những nỗi khổ của dân, và chỉ vạch cho họ con đường dẫn tới hạnh phúc thực. Hy sinh là chịu gian khổ cùng với dân, chịu đau khổ thay cho dân, gắn bó với dân, hy sinh mạng sống mình để cứu dân. Ngài phục vụ một cách từ tốn. Ngài hy sinh một cách khiêm nhường.

Với hai nét phục vụ và hy sinh, Cha Diệp gợi nhớ lại hình ảnh Người đầy tớ Đức Giavê được Isaia nói tiên tri trong Cựu Ước (x. Is 53). Tiên tri gọi người đầy tớ này là người đầy tớ khổ đau. Đầy tớ ở đây là phục vụ. Khổ đau ở đây là hy sinh thay cho người khác.

Với hai nét phục vụ và hy sinh, Cha Diệp vẽ lại hình ảnh chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Ngôi Hai xuống thế, để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Làm chứng bằng khiêm tốn phục vụ, đem lại cho nhân loại sự sống thực, và làm chứng bằng khiêm tốn hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại. Xem chi tiết…

[Video] Câu Chuyện Truyền Thông: PAULUS LÊ SƠN

LÒNG THƯƠNG MẾN CÁC BỆNH NHÂN CỦA CHÂN PHƯỚC GIOAN-PHAOLÔ II

LTCG (18.02.2012)

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô đã luôn rất thao thức và quan tâm đến thân phận các bệnh nhân và người đau khổ. Cuốn sách The Private Prayers of Pope John Paul II, The Loving Heart, Atria Books, New York, 2005 đã tổng hợp những tâm tình và lời cầu nguyện của ngài dành cho họ.

http://www.amazon.com/Loving-Heart-Private-Prayers-Pope/dp/0743444418

Nơi những người đang chịu đau khổ luôn ẩn chứa một trái tim thương yêu. Bản thân cha cũng đang bị đau đớn dằn vặt và cảm nhận về tật nguyền và bệnh hoạn nơi một thân xác yếu đuối. Chính là vì cha cũng đang chịu đau đớn nên cha có thể lập lại lời Thánh Phaolô với một thâm tín sâu xa hơn: Dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Gương chứng nhân

Đầu năm phỏng vấn linh mục Chân Tín về Giáo hội và Đất nước

LTCG (15.02.2012)

Nhân dịp năm mới, Nữ Vương Công Lý có dịp phỏng vấn linh mục Chân Tín, C.Ss.R về hiện tình Đất nước, Giáo hội và những dư luận xung quanh cuộc đời đấu tranh cho công lý, cho nhân quyền mà ngài đã dành cả cuộc đời dấn thân. Chúng tôi trân trọng gửi tới quý độc giả nội dung cuộc trả lời phỏng vấn này.

 

1. Thưa cha, lời đầu tiên, NVCL xin kính chúc cha mạnh khỏe, bình an trong Thánh linh Chúa để có nhiều đóng góp cho Giáo hội và đất nước.

Linh mục Chân Tín: Xin chân thành cám ơn NVCL, nhân những ngày đầu năm Nhâm Thìn chúc tôi mạnh khỏe, bình an trong Chúa Thánh Linh để có nhiều đóng góp cho Giáo hội và đất nước. Với ơn Chúa, tôi ráng đóng góp ít nhiều cho Giáo hội và đất nước. Với tuổi 93, tôi là một trong những người chứng của lịch sử hiện đại của Giáo hội và đất nước, nên tôi thấy có trách nhiệm và cố gắng góp phần vào việc xây dựng đất nước và Giáo hội.

2. Trước hiện tình đất nước đang chịu họa độc tài cộng sản, Giáo hội Việt nam còn đó những vấn đề cần nói đến. Theo cha, điều gì cần thiết nhất đối với Giáo hội Việt Nam hiện nay?

Linh mục Chân Tín: Chúa Giêsu khi lập Giáo hội đã ban cho các vị lãnh đạo Giáo hội ba chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế.

Để đảm bảo chức năng tư tế, Giáo hội cần phải có một kế hoạch đào tạo linh mục độc lập với thế quyền, không thể để chính quyền, nhất là chính quyền cộng sản với chủ trương phá đạo, xía vào việc giáo dục đào tạo các linh mục, xen vào việc bổ nhiệm thuyên chuyển các giám mục, linh mục.

Để thực thi chức năng Vương quyền, Giáo hội Việt Nam phải có tự do phục vụ con người mà Thánh kinh gọi là chức năng Vương đế, chứ không phải quyền sống xa hoa vương đế. Phải để cho Giáo hội phục vụ người nghèo, những người đau khổ, người bị bóc lột, người bị áp bức. Thế nhưng, với chế độ cộng sản Việt nam, Giáo hội không được mở trường để giáo dục, không được mở bệnh viện để giúp bệnh nhân, không được tự do làm việc xã hội để giúp đỡ người cô thân, cô thế; không được làm ngành thông tin để nói lên sự thật…

Chức năng thứ ba là chức năng Ngôn sứ, chức năng rao giảng Tin mừng của Chúa cho mọi người, tức là quyền nói thẳng nói thật với chính quyền cộng sản về sự vi phạm tự do tôn giáo, quyền bênh vực nhân quyền, dân quyền. Hiến chế về Giáo hội trong thế giới ngày nay cả Công đồng Vaticano II đã nói: “Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và nỗi lo âu của con người hôm nay, cách riêng của những người nghèo và của tất cả những ai đang đau khổ, đó cũng là vui mừng và hy vọng, đau buồn và lo âu của môn đệ Chúa Kito. Không có gì liên quan đến nhân loại mà không có tiếng van trong cõi lòng tín hữu Chúa Kito”. Xem chi tiết…

TGM Nguyễn Văn Thuận, nguyên nhân 13 năm lưu đầy khổ nhục (II)

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Nguồn ảnh: USCCB Publishing

LTCG (09.02.2012)

Đi tìm lại nguyên nhân, cội nguồn 13 năm lưu đầy khổ nhục và can trường của một Tổng giám mục 

Nói chung, những người ủng hộ việc trục xuất Khâm sứ và TGM Thuận ra khỏi Sài gòn đã phổ biến hai tài liệu sau đây. Hai tài liệu này đều do Nguyễn Ngọc Lan và nhóm Trương Bá Cần chủ trương:

Tài liệu 1: Trong Tin Mừng hôm nay ngay từ các số 30 và 31 ngày( 1-4-1975) họ đã viết bài với nhan đề: Khâm sứ Tòa Thánh, Ngài là ai? Đại diện cho ai?

Tài liệu 2: Cũng trong Tin Mừng hôm nay, số đặc biệt ngày 15-8-1975, họ đã công khai đề cập đến vụ Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, tài liệu quay ronéo, dài 60 trang.

Tài liệu 3: Tâm thư gửi anh chị em công giáo miền Nam do các nhóm: Phong trào thanh niên công giáo đại học, Phong trào công giáo xây dựng hòa bình, Phong trào thanh Lao Công, Đoàn sinh viên dự tập DCCT, Liên Đoàn sinh viên CGTH, CG và DT, Tổng đoàn Thanh niên công giáo, Nhóm Liên tu sĩ trẻ.

Tài liệu 4: Thử ghi lại một biến cố, dài 39 trang của Thanh Lãng như đã nói ở trên trong đó ông ghi lại diễn biến toàn bộ vấn đề từ âm mưu đòi thay thế Khâm sứ từ tháng 3/75 đến nội dung buổi họp ở Uỷ ban Quân quản (UBQQ).

Vài kẻ khuấy động vốn là thiểu số đó đạt được mục đích của họ: họ đã trục xuất được khâm sứ Henri Lemaitre về nước và trục xuất được Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài Gòn và tiếp theo đó là kiếp sống lưu đầy trong tù ngục cộng sản 13 năm của ông.

Sau này phần lớn số người trong các nhóm kể trên đều rã đám chỉ sau vài tháng sau 1975. Họ chỉ là những con cờ chính trị cho đám đàn anh mà tiêu biểu là Trương Bá Cần giật dây.

Và như thường lệ như thói quen viết châm biếm, mỉa mai, dùng kinh thánh để chế nhạo, Nguyễn Ngọc Lan trong Thư ngỏ của Tạp chí Đứng Dậy, số 72, trang 70, ông viết như sau:

“Vì Giám mục Nguyễn Văn Thuận rời Sài Gòn đi Nha Trang chỉ là chuyện của Xê Da trả lại cho Xê Da. Thật là chính đáng công bình. Đức Cha Bình có thể nghĩ đến vị phụ tá của mình mỗi buổi sáng khi đọc lời cảm tạ Chúa như thế trong kinh Tiền tụng lễ hằng ngày”.
Quan điểm của chính quyền cộng sản về việc bắt giam tù TGM Phó Nguyễn Văn Thuận Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi “tìm thù” và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.

Từ những quan điểm định sẵn của thứ quyền lực nằm trong tay kẻ chiến thắng, người viết xin được trích đăng lại ba quan điểm của giới chức chính quyền cộng sản giải thích lý do tại sao họ đã trục xuất TGM. Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Tổng giáo phận Sài Gòn và sau đó bắt giam tù 13 năm. Đó là những lý do không cần lý do. Lý của kẻ mạnh. Lý của kẻ chiến thắng.  Xem chi tiết…

TGM Nguyễn Văn Thuận, nguyên nhân 13 năm lưu đầy khổ nhục (I)

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Nguồn ảnh: USCCB Publishing

LTCG (08.02.2012)

Đi tìm lại nguyên nhân, cội nguồn 13 năm lưu đầy khổ nhục và can trường của một Tổng giám mục 

Lời nói đầu – Sau 30/04/1975, cái cảm nghiệm day dứt nhất đến với tôi là: Thôi, thế là hết. Hết tất cả. Về mặt tôn giáo, tôi có cảm giác là: Chúa đã khước từ! Cơ hội của Chúa không còn nữa!

Nhưng phải đến 21 năm sau, linh mục Chân Tín – người có tên trong danh sách những linh mục đòi thay thế Khâm Sứ Henri Lemaitre và “truất phế” TGM Nguyễn Văn Thuận mới kịp hối hận gián tiếp về những việc đã làm:

Ngày 28/01/1996, Chân Tín viết lại một cách chua cay: “Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và một cái sa lầy của một chế độ đang trên đà tan rã.” Và một Nguyễn Văn Trung cay đắng cũng không kém: “Tham gia Cách Mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này.”

Người ta đã nhìn thấy khuôn mặt chế độ ngay từ đầu trong việc bắt những thành phần “phản động” và chính sách bách hại tôn giáo xảy ra ngay những ngày đầu “Giải phóng”.

Thật vậy, từ đầu tháng 5/1975 đã nổ ra vụ trục xuất Khâm sứ, trục xuất TGM Phó Nguyễn Văn Thuận.
Nhưng trớ trêu là chính nhờ những cuộc bách hại như thế mà miền Nam mới có những anh hùng và những thánh nhân!

Anh hùng như các sĩ quan quân đội VNCH đã tuẫn tiết, đã nhiều năm tù cải tạo. Anh hùng như các vị hiện nay đang tranh đấu cho nhân quyền và đang ngồi tù trong các trại giam.

Về mặt tôn giáo thì người ta gọi những con người tù đó là những bậc thánh nhân như trường hợp Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Hồng y Trịnh Như Khuê, thầy Marcel Văn, Lm Nguyễn Văn Vinh, Giám mục Phao lô Lê Đắc Trọng và biết bao nhiêu người có thể chết rũ tù mà không được biết đến.

Trong hơn 10 cuốn sách của TGM Nguyễn Văn Thuận thì tất đều được viết ra sau 13 năm tù. Không có 13 năm tù ấy – mà ông “mất hết, cô đơn,” “tim con tan nát vì phải xa cách giáo dân của con” đau khổ và tủi nhục, vì “họ đã liệt con vào những người gian ác.” (trích Phúc âm Luca, 22,37) đã làm nên cái cao cả của một Nguyễn Văn Thuận. Ông viết, “In the obscurity of faith, in service and in humiliation, the light of hope that changed my vision.”(1)

Xin đọc tiếp đoạn đường thương khó của người tù Nguyễn Văn Thuận:

“Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua 3 lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời. Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man. Có lúc người ta để đèn sáng như ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối. Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi. Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở. Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài. Dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra. Sau này hai linh mục bị giam cách tôi 2 lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết: “Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng, đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Đức Cha nằm dưới đất và bảo: cho hai anh nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!” Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi! Tôi phải chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa: Chính Chúa muốn cho tôi ở đây, chứ không phải nơi khác”(2).
Bài viết này sẽ khơi lại đầy đủ những nguyên nhân và hậu quả 13 năm tù của Hồng y Nguyễn Văn Thuận.Bài viết được căn cứ vào những tài liệu thuộc loại đầu nguồn và khả tín do giáo sư Nguyễn Văn Trung còn giữ lại. Những tài liệu hiếm có này do linh mục Thanh Lãng trao cho Nguyễn Văn Trung trước khi linh mục Thanh Lãng qua đời.

Thanh Lãng là một nhân chứng quan trọng hàng đầu trong việc trục xuất Hồng y Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài Gòn và đưa đến hệ lụy 13 năm tù lưu đầy.

Bài viết cũng còn dựa trên chứng từ của chính quyền cộng sản như quan điểm của ông Nguyễn Hộ, Uỷ ban Quân quản thời bấy giờ cũng như quan điểm của ông Nguyễn Văn Hanh, Mặt trận tổ quốc và chủ tịch Trương Tấn Sang, chủ tịch UBNDTPHCM.

Và cuối cùng là tài liệu sách của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã viết và được in dịch ra nhiều thứ tiếng. Đồng thời tài liệu đủ loại của người Thiên Chúa giáo phần lớn ở hải ngoại.

Chúng tôi từ đó đi lại những bước đường dẫn đưa đến 13 năm lưu đầy của người con cao quý nhất của giáo hội công giáo VN.

Bài viết sau đây sẽ chỉ tập trung vào diễn biến, những nguyên nhân dẫn đưa đến 13 năm lưu đầy của Hồng y Nguyễn Văn Thuận và những hệ quả của 13 năm tù đầy.

13 năm ấy đứng về mặt con người và trần thế thì đúng là một bi kich, một bất hạnh. Nhưng đứng về mặt tinh thần và giá trị siêu nhiên, TGM Nguyễn Văn Thuận đã biến những đau khổ ấy thành một “của lễ dâng hiến”, đưa con người ông vượt thắng được chính mình, biến những đau khổ thành sức mạnh về niềm tin và hy vọng. Và từ đó, trong bóng tối của lao tù, nơi tưởng rằng chỉ có tuyệt vọng với tiếng khóc than và lời nguyền rủa oán hận, lóe lên sự tha thứ và tình yêu tha nhân, đồng loại.

Chúng tôi xin tự giới hạn và tập trung vào 4 cuốn chính đã được dịch sang tiếng Anh và những bản tiếng Việt. Đó là: Five loaves and two fish. Prayers of hope. Testimony of hope và Road of Hope.(3)

Những ai muốn tra cứu đầy đủ về những sách của TGM. Nguyễn Văn Thuận, xin vào trong Web Dunglac.com Xem chi tiết…

THUỶ TỰ HẠ

LTCG (03.02.2012)

Ngày 3 tháng 11 năm 2011, một phái đoàn đại diện cho ba quốc gia đến thăm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý tại trại giam Nam Hà. Ông Claire A. Pierangelo, phó đại sứ Hoa Kỳ tại VN; ông Michael Orona, viên chức chính trị Hoa Kỳ; ông Phillip Stonehouse, phó đại sứ Úc Châu tại VN; bà Joya Donnelly, phó đại sứ Canada tại VN; và một thông dịch viên cho phái đoàn.

Các viên chức cao cấp của ba chính phủ kết hợp cùng nhau vào thăm một tù nhân lương tâm đều có chung một mục đích là muốn đưa linh mục Nguyễn Văn Lý ra nước ngoài trị bệnh tai biến mạch máu não. Di chứng của năm lần tai biến xuất huyết là một khối u trong não, bị liệt nửa thân, tay chân phía phải không cử động được bình thường, đi đứng, sinh hoạt, ăn uống còn gặp nhiều hạn chế. Khác những lần đề nghị trước (ở tù năm 1983-1992, 2001-2005, tạm trả trả tự do ngày 15/3/2010 – 24/7/2011), các chính phủ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Canada, đã muốn đưa linh mục Lý đi ra nước ngoài định cư theo dạng tị nạn hoặc chữa bệnh, nhưng họ không đưa ra một cam kết nào là linh mục Lý có thể trở về lại VN. Nhưng trong lần thăm gặp lần này, đại diện chính thức của ba nước đề nghị với Lm Lý có thể chọn một trong ba nước trên để đi trị bệnh mà không phải lo bất cứ một khoản phí tổn nào. Quan trọng hơn, họ đều cam kết với linh mục Lý là linh mục Lý có thể trở về VN bất cứ lúc nào sau khi căn bệnh được chữa lành.

Đáp lại thiện chí và lòng nhiệt tình quí báu của đại diện cho các quốc gia trên, linh mục Lý cho biết, “Tôi cám ơn thiện chí nhân đạo của quý vị có trách nhiệm tại quý quốc, về  vấn đề đi ra nước ngoài tôi đã trả lời cho quý vị thời gian trước kia cũng như khi tôi được đưa về Nhà Chung của TGP Huế chữa bệnh thời gian qua. Tôi muốn chữa bệnh tại VN, còn hôm nay xin quý vị cho tôi suy nghĩ và hỏi ý kiến của Giáo Hội và gia tộc. Tôi sẽ có câu trả lời với quý vị sớm nhất có thể.” Ít ngày sau, cán bộ trại giam Nam Hà gọi điện thoại cho gia đình linh mục Lý và yêu cầu gia đình ra thăm linh mục Lý gấp. Không hiểu thực hư thế nào, thân nhân đã thu xếp ra thăm linh mục Lý. Trong cuộc gặp mặt với gia đình ngày 18/11/2011, linh mục Lý thông báo cho gia đình biết việc các viên chức toà Đại Sứ đến thăm linh mục Lý và cho biết lý do của việc viếng thăm của họ. Linh mục Lý cũng nhờ gia đình viết thư cám ơn và trả lời cho các toà Đại sứ trên theo ý như sau: “Tôi chỉ muốn được ở Việt Nam với tình trạng tự do hoặc tiếp tục ở tù cho hết án, chứ không đi ra nước ngoài chữa bệnh.” Xem chi tiết…

Tô cháo Giám mục

LTCG (31.12.2011) – Pleiku – Khoảng 16 giờ ngày 24 tháng 12 năm 2011, nhóm PV chúng tôi có dịp đồng hành với Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trong ngày lễ Giáng Sinh 2011. Bỏ lại phía sau tất cả gia đình, người thân, bạn bè, giáo xứ, chốn phồn hoa nhộn nhịp và có phần ồn ào của Thành phố Sài Gòn, chúng tôi lên vùng Tây Nguyên để cùng Đức Cha Micae đi vào các buôn làng của đồng bào sắc tộc dâng lễ Vọng Giáng sinh.

Khi chúng tôi đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên, không khí nhộn nhịp, ồn ào của ngày lễ Giáng sinh không giống như ở Sài Gòn, mà chỉ cảm nhận được cái giá lạnh của vùng Tây Nguyên. So với Sài Gòn, nhiệt độ chênh lệch khá lớn, chỉ vào khoảng 12- 14 độ C. Chúng tôi được một số anh chị em vùng Pleiku tiếp đón rất chu đáo và đưa chúng tôi tháp tùng cùng Đức Cha Micae đi vào các buôn làng. Điểm đến đầu tiên trong đêm 24 là buôn Yok khá xa, khoảng hơn 120km từ Pleiku cộng với đường khá xấu và đèo dốc rất quanh co, hai bên toàn là rừng núi, có đoạn đường đất đỏ nên bụi mù mịt, nhìn không thấy gì. Đến nơi, Đức Cha dâng lễ ở ngoài trời vì trong nhà không có chỗ. Bà con đồng bào dự lễ rất sốt sắng mặt dù chúng tôi thấy họ cứ run cầm cập và cứ hít hà liên tục. Người mặt áo ấm thì không sao, còn người không có thì trùm mền đi dự lễ nhưng chẳng thấm vào đâu so với cái lạnh bên ngoài. Thế mà trông họ vẫn vui vẻ vì có thánh lễ trong đêm Giáng sinh do chính Đức Cha Micae chủ tế. Trong khi tham dự thánh lễ, chúng tôi cảm nhận được sự khó khăn cơ cực mà Thánh Giuse cùng Đức Mẹ khi xưa và càng thấm thía hơn khi so sánh hang Bethléem khi xưa chắc cũng khó khăn tương tự như ở vùng Tây Nguyên này, trong khung cảnh tối tăm giữa trời đông lạnh lẽo, nghèo hèn, đơn sơ.

Sau thánh lễ, mọi người cùng chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với những cái bánh, cây kẹo, và Đức Cha thì được ban mục vụ mời ăn cháo gà. Đức Cha cầm tô cháo gà vội vàng ăn vài muỗng cháo lỏng bỏng chẳng thịt thà gì là bao, chẳng rau hay chanh ớt gì cả. Dù mang tiếng là cháo gà nhưng chẳng thấy gà đâu, chúng tôi thấy Đức Cha Micae ăn rất ngon lành và vui vẻ mà còn khen nữa. Cháo gà là món ăn quá bình dân trong ngày Đại lễ như lễ Giáng sinh. Nhưng khi thấy Đức Cha cầm ăn và kêu gọi mọi người cùng vào ăn cho nhanh để còn kịp lên đường về dâng lễ chỗ khác nữa, thì tất cả đều vào và ngồi bệt xuống đất cùng ăn, ăn một cách vội vàng để còn kịp lên đường đến nỗi không kịp uống nước. Cũng có vài người không ăn. Mọi người, nhất là các bạn trẻ lần đầu lên vùng đất này và đồng hành với Đức Cha Micae đều rất ngạc nhiên khi nhìn Đức Cha cầm tô cháo và ngồi ăn rất ngon lành. Các bạn trẻ ấy và ngay chính bản thân chúng tôi không nghĩ rằng một Giám mục mà lại bình dân, đơn sơ và giản dị như thế. Một Giám mục như thế đó, Giám mục của người nghèo, Giám mục của đồng bào sắc tộc, Giám mục bụi đời… trong đêm Giáng Sinh lại lang thang đây đó các buôn làng xa xôi để dâng lễ, mà ăn uống thì rất sơ sài. Xem chi tiết…

Kontum: Đêm Giáng Sinh của một Giám mục miền núi

LTCG (26.12.2011) – Gia Lai – Vừa đến nhà thờ Châu Khê vào chiều ngày 24/12/2011, khoảng 17 giờ 10 phút, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum vội đến thăm các em thiếu nhi trong Khu Nội Trú Đức Mẹ Vô Nhiễm giáo xứ Châu Khê, là khu nhà nghèo nàn phía sau nhà thờ Châu Khê đã nhiều lần bị chính quyền địa phương yêu cầu dẹp bỏ dù nơi đây là mái ấm cho các em cơ nhỡ, thiếu ánh sáng văn hóa và có nhu cầu tôn giáo.

Gió trời càng lúc càng mạnh hơn với cái khí hậu rét ẩm đầy sương, những cơn gió mạnh cứ thổi hù hù trên triền dốc, Đức Cha vẫn đi băng băng lên dốc cao để đến khu nội trú nam cùng với Cha Giuse Đinh Văn Cao. Đây là ngôi nhà xây dựng dở dang, trống trước hụt sau, vách sau có thể thấy ánh nắng chiếu vào từng mảng lớn. Đức Cha ân cần thăm hỏi và động viên các em thiếu nhi, chúc các em luôn biết “yêu mến và sống theo tinh thần Chúa Giêsu Kitô là mến Chúa yêu người trong tình anh em liên đới vì tất cả chúng ta đều là con cái Chúa, đều từ một Cha sinh ra”.

 

Rời nhà thờ Châu Khê, đoàn tháp tùng Đức Cha trên đường đến thăm giáo điểm nghèo Yot cách trung tâm Pleiku trên 110km, Đức Cha đã ghé thăm một gia đình Công giáo là đại diện cho 40 gia đình có đạo nơi đây nhưng chưa được phép làm nhà nguyện, thờ Chúa tại ngôi gia này nhưng vẫn bị nhà chức trách địa phương nhiều lần đến hỏi thăm “sức khỏe”.

Con đường từ quốc lộ 19 rẽ vào Buôn Yot càng trở nên hẹp và khó đi, gồ ghề với nhiều dợn sóng đất đỏ, lúc trồi lên lúc sụp xuống, bụi tung mù trời, khốn cho ai là người đi phía sau xe. Đến nơi, việc đầu tiên là Đức Cha nghiêm trang cúi chào Chúa Hài Đồng trong hang đá nhỏ trước cửa nhà. Ngài thăm hỏi gia chủ về việc đất đai, nhà cửa, nơi thờ phượng, cầu nguyện của giáo dân nơi này và Đức Cha vui vẻ chia sẻ với chủ nhà. Con đường đến đây đã khó mà lòng người càng khó hơn. Người ta không muốn chúng ta theo đạo thờ phượng Đức Chúa Trời thì chúng ta càng phải biết khao khát Chúa hơn. Nơi nào càng bó buộc thì ân sủng Thiên Chúa càng triển nở và trở nên dồi dào nơi đó.

Trời càng lúc càng tối, con đường vào Buôn Yot càng khó đi hơn, xe phải chạy thật chậm để có đủ ánh sáng cho các xe trong đoàn ở phía sau. Đón Đức Cha có khoảng trăm em thiếu nhi thánh thể và hơn 600 giáo dân trong vùng đa phần đều trong đồng phục thổ cẩm của người dân tộc. Giáo dân xếp hàng dọc hai bên đường lối dẫn vào nhà nguyện cùng đội cồng chiêng cất tiếng hát vang để mừng Đức Cha đến thăm giáo điểm nghèo và đang gặp khó khăn về tôn giáo này.

Thời tiết càng khắc nghiệt hơn khi nhiệt độ xuống dưới 14o C, cái lạnh như con dao cắt vào thịt, lạnh từ xương lạnh ra làm cho cộng đoàn dân Chúa, đặc biệt là các em thiếu nhi môi tím tái nhưng vẫn cao giọng hát, tiếng vỗ tay đồng nhịp theo lời ca làm ấm lòng cả người mang lời Chúa và chiên Chúa chốn nghèo hèn. Xem chi tiết…

Nhớ về một con người

LTCG (23.11.2011) – Sài Gòn – Trước đây, thỉnh thoảng tôi có xem chương trình “ngày ấy bây giờ” trên ti vi, nhắc lại những mốc sự kiện. Từ đó tôi bắt đầu có thói quen để ý đến những mốc thời gian trong quá khứ để nhớ về một sự kiện có ý nghĩa hay nhớ về một ai đó.

Đang ưu tư với những bận tâm về các vấn đề xảy ra trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, tôi chợt nhớ đến một khuôn mặt: Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Ngài nhận mũ Hồng Y ngày 26.11.1994. Ngày 22.02.2012 sắp tới là đúng 3 năm kỷ niệm ngày ngài về với Chúa.

Nhìn lại tiểu sử cuộc đời ngài, nhất là trong giai đoạn vô cùng khó khăn của Giáo hội tại miền Bắc Việt Nam dưới sự cai trị khắc nghiệt của nhà cầm quyền, không ai không cúi đầu ngưỡng mộ một gương mẫu kiên cường và khéo léo.

Sau cuộc di cư năm 1954, con số các linh mục phục vụ tại các giáo phận Miền Bắc giảm sút trầm trọng. Linh mục chính xứ Hàm Long – Phaolô Phạm Đình Tụng – được Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê tín nhiệm đặt làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội mới được khai sinh. Đây là Tiểu Chủng viện liên giáo phận đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ gần 200 chủng sinh của 7 giáo phận Miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hoá). Sau hai năm hoạt động, 9 chủng sinh lớp lớn được tách ra để thành lập Đại Chủng viện Thánh Giuse. LM Phaolô Phạm Đình Tụng kiêm nhiệm luôn chức Giám đốc Đại Chủng viện. Năm 1960, cả hai nơi này đều bị đóng cửa vì không chấp nhận việc nhà nước điều động giáo viên vào dạy môn chính trị. Ngài đã can đảm bảo toàn tính độc lập của Giáo hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ. Các chủng sinh như đàn chim non phải rời xa me, bươn chải giữa bao sóng gió cuộc đời. Tuy nhiên, chính Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội đã cung cấp cho Giáo Hội Miền Bắc hơn 50 linh mục nhiệt tình và trung tín.

Năm 1963 linh mục Phaolô Phạm Đình Tụng được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chính Toà coi sóc giáo phận Bắc Ninh. Đức tân Giám mục đã “chú ý đến việc đào tạo các linh mục không chỉ giỏi nghiệp vụ mà quan trọng hơn, gần gũi với giáo dân, đồng thời chú ý đến hàng ngũ giáo dân được đào tạo để dấn thân trong trần thế. Nên nhớ đây là những trục tư tưởng chính trong công đồng Vatican II (1963-1965, đặc biệt qua sắc lệnh “Chức vụ và đời sống linh mục”, hai Hiến chế về Giáo Hội và Giáo Hội trong thế giới ngày nay). Tuy không tham dự Công đồng – thậm chí có thể không nắm bắt tình hình thời sự của Công đồng tại Vatican trong những năm Việt Nam đóng cửa – nhưng dường như ngài đã có những trực giác ấy của Công đồng. Người ta có thể giải thích đó là do hoàn cảnh thực tế của các giáo phận bắt buộc ngài suy nghĩ thế, nhưng tại sao chúng ta không được phép nghĩ đó là kết quả thu lượm được từ những suy nghĩ và cầu nguyện sâu xa của ngài về Ðức Giêsu mục tử, hay từ tấm lòng nhân ái và bao dung của một người cha và một người thầy? Xem chi tiết…

Đức cha Nguyễn Văn Long: Thái Hà bị tấn công liên tục chỉ vì họ không khuất phục trước bạo quyền

LTCG (20.11.2011) – Melbourne, Uc – Vào lúc 19:00 PM, ngày 19.11.2011, dưới mưa, khoảng 500 Việt kiều tại Úc đã quy tụ trước Toà nhà quốc hội bang Victoria để thắp nến cầu nguyện cho quê hương và giáo xứ Thái Hà.

Tối qua, ngay sau khi buổi cầu nguyện, VRNs đã phổ biến cuộc trò chuyện với Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne. Nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu chính thức của Đức cha Vinh Sơn trước một Đức giám mục phụ tá người Úc khác, cùng trước 4 vị dân biểu tiểu bang Victoria và Liên bang Úc, cùng toàn thể cộng đoàn tham dự buổi cầu nguyện.

VRNs xin chân thành cám ơn Tuệ Minh đã chuyển văn bản bài phát biểu đến với chúng tôi.

————

Kính thưa toàn thể quý vị,

          Hôm nay, chúng ta, những người quan tâm đến tình hình đất nước và đặc biệt là tại Giáo Xứ Thái Hà, đến đây để bày tỏ sự liên đới của chúng ta với đồng bào quốc nội và nhất là những người đang tranh đấu cho tự do, công lý và những giá trị nhân bản đang bị một chính phủ độc tài đảng trị  chà đạp coi thường. Nhân danh ban tổ chức, tôi xin chào đón và cảm ơn quý vị, Công Giáo cũng như không Công Giáo, các đoàn thể tổ chức, cũng như mọi người đến đây không những vì một Thái Hà hay một tôn giáo mà vì tương lai cho cả một dân tộc và vì tiền đồ cho cả một Tổ Quốc.

          Thái Hà là một biểu tượng của chí khí anh dũng của dân tộc ta, quyết không khuất phục trước bạo quyền. Chính vì thế, một chính phủ độc tài đảng trị thì không thể dung thứ Thái Hà. Đơn giản có thế. Bất chấp mọi nguy hiểm qua các phương tiện truyền thông “lề phải” của chính quyền, Thái Hà bị tấn công liên tục chỉ vì họ không khuất phục trước bạo quyền. Xem chi tiết…

Nhà nghiên cứu Do Thái tin rằng ĐGH Piô XII đã cải trang để cứu người Do Thái

LTCG (07.11.2011) (Rôma, 5-11-2011, CNA/EWTN, Bài của David Kerr) – Một cư dân New York  gốc Do Thái – người đã làm việc cả đời để minh oan cho Đức Giáo hoàng Pius XII về việc chống người Do Thái – tin rằng vị Giáo hoàng thời chiến này thực sự đã cải trang để cứu sống người Do Thái ở Rôma.

Gary Krupp tìm được chứng cứ trong một lá thư của một người phụ nữ Do Thái mà gia đình cô được cứu sống nhờ sự can thiệp trực tiếp của Vatican. “Đây là một lá thư đặc biệt, được viết bởi một người phụ nữ hiện vẫn còn sống ở miền bắc Italy, cho biết cô cùng mẹ cô, chú, bác và một vài người thân khác ở trong cuộc tiếp kiến Đức Giáo hoàng Piô XII hồi năm 1947”. Đứng bên Đức Giáo hoàng Piô XII trong cuộc gặp gỡ đó là Đức ông Giovanni Montini, Phụ tá Phủ Quốc vụ khanh lúc đó và sau này là Đức Giáo hoàng Phaolô VI. “Người bác của cô nhìn Đức Giáo Hoàng và nói: “Ngài mặc trông giống như một tu sĩ dòng Phanxicô” – và ông nhìn sang Đức ông Montini, người đứng bên cạnh Đức Giáo Hoàng, và nói – “và ngài trông như một linh mục bình thường; ngài đã cứu tôi ra khỏi khu ổ chuột đề đưa vào thành Vatican”. Đức ông Montini lập tức nói: “Khẽ thôi, đừng bao giờ nhắc lại câu chuyện đó”.

Krupp tin lời tuyên bố đó là sự thật bởi vì tính cách của vị Giáo hoàng thời chiến này là “cần chứng kiến mọi thứ tận mắt”. “Ngài thường lái xe vào các khu vực bị đánh bom ở Rôma và chắc chắn là ngài không sợ điều đó. Tôi có thể hình dung ngài đi sâu vào các khu ổ chuột để chứng kiến những gì đã xảy ra”, ông Krupp nói.

Krupp và vợ của ông là Meredith thành lập Quỹ Dọn Đường (Pave the Way Foundation) vào năm 2002 để “xác định và loại bỏ các trở ngại về các lĩnh vực không thuộc thần học giữa các tôn giáo”. Năm 2006, ông đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của cả Do Thái giáo và Công giáo điều tra “khối chướng ngại” của Đức Giáo hoàng Piô XII thời chiến nổi tiếng này. Krupp, một người đàn ông 64 tuổi, rất lạc quan, cư ngụ tại Long Island, New York, tin rằng cuối cùng ông đã đánh trúng mục tiêu. Xem chi tiết…

[Video] Phóng sự: Thánh Giêrađô Ơn Gọi Người Trẻ Hôm Nay Phần II

[Video] Thánh Giêrađô, Ơn Gọi Người Trẻ Hôm Nay (Phần I)

Nhớ cha Fausto: Sự ác không thể chiến thắng

LTCG (25.10.2011) – Mindanao, Philippines – Cha Fausto Tentorio 59 tuổi, đã dành hơn nửa đời mình – 33 năm – ở Mindanao, Philippines, sống và tranh đấu cho người nghèo, nhất là dân bản địa Lumads. Ngài bị bắn chết vào sáng thứ hai 17/10 ngay bên ngoài nhà xứ, 6 ngày trước Chúa nhật Truyền Giáo, trong tháng đặc biệt cầu nguyện cho người dân tộc thiểu số.

Cha Tentorio là thành viên của Viện Thừa sai Hải ngoại Giáo hoàng. Ngày gia nhập, ngài viết: “Tạ ơn Thiên Chúa vì ơn gọi truyền giáo tuyệt vời, tôi ý thức rằng ơn gọi này có thể mang đến cho chính mình dịch bệnh, bắt cóc, tấn công, chiến tranh hoặc ngay cả cái chết tàn bạo. Với lòng tin, tôi đón nhận mọi sự từ tay Thiên Chúa. Tôi hiến mình cho Đức Kitô và cho sự lan rộng của Nước Thiên Chúa.” Trên đây là trích dẫn của Cha Bề trên Tổng Quyền Battista Zanchi trong thông báo từ Rôma, một ngày sau khi Cha Tentorio bị giết.

Cha Zanchi viết : “Đó là những gì Cha Tentorio đã nói và đã sống. Hiến tế của ngài cử hành chỉ vài ngày trước Chúa nhật Truyền giáo, trùng hợp với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha : Một sức mạnh mới cho công cuộc Phúc âm hóa mới và cho sứ mạng đến với muôn dân.” Xem chi tiết…

Lòng yêu Nước và sự quyết tâm bảo vệ Giáo hội của Linh mục Nguyễn Văn Khải CSsR

LTCG (17.10.2011) 


Lòng yêu Nước và sự quyết tâm bảo vệ Giáo hội của Linh mục Nguyễn Văn Khải được biểu hiện rõ ràng qua buổi nói chuyện tại 
Seattle.

(http://www.youtube.com/user/SimonsNguyen )

SEATTLE. Chúa Nhật ngày 25 tháng 9 năm 2011, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải phát ngôn viên Giáo xứ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội đã có buổi nói chuyện với Đồng Hương Seattle lúc 2 giờ chiều tại nhà hàng Jumbo. Buổi nói chuyện được khai mạc với phần nghi thức chào cờ và phút mặc niệm được cử hành một cách trang trọng. Chương trình buổi nói chuyện của linh mục Nguyễn Văn Khải được chia làm 2 phần chính : phần đầu linh mục Nguyễn Văn Khải trình bày 2 điểm chính yếu rất thời sự, đó là mối hiểm hoạ mất nước và hiện tình Giáo Hội Công Giáo cũng như các Tôn giáo tại Việt Nam không được nhà nước cộng sản tôn trọng. Phần thứ hai của chương trình là phần đồng hương tham dự đặt các câu hỏi liên quan đến 2 đề tài trên. Trong phần trả lời các câu hỏi, linh mục Nguyễn Văn Khải đã trả lời từng điểm một một cách rất cụ thể, khá đầy đủ và rõ ràng khiến mọi người đều hoan hỉ kể cả người nghe lẫn người đặt câu hỏi.

Nói về mối hiểm hoạ mất nước, linh mục Khải đã trình bày rất chi tiết qua những sự kiện hết sức đau buồn mà ngài đã từng chứng kiến. Đúng như lời anh MC đã giới thiệu linh mục Nguyễn Văn Khải hiện diện với toàn thể cử toạ hôm nay là một nhân chứng đã sống dưới thời cộng sản. Quả thật ngài đã chứng kiến quá nhiều chuyện đau lòng do đảng csVN gây ra cho đất nước qua kế hoạch mà họ đã bán dần đất nước cho Trung Cộng. Mở đầu câu chuyện ngài đã xác định ngay với lời lẻ đầy cảm động : “Có người nói, Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị Trung cộng xâm lược, bị Trung cộng thôn tính, cháu bảo là nguy cơ quái gì nữa, nó đang xâm lược rồi.( tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường kéo dài khá lâu), ngài nói tiếp với nét mặt lộ vẻ đau buồn: “Thật thế, từ 10 năm trước, cháu lên cửa khẩu hữu nghị quan, chỗ gọi Ải nam Quan đấy, thì không thấy đâu  nữa, cháu hỏi mấy anh bộ đội biên phòng canh gác ở đó thì họ nói, nó lùi về Trung Quốc 1 cây số rồi, cháu hỏi nó lùi từ lúc nào, họ nói, từ năm 1991, như thế cách đây 20 năm rồi. Đấy cộng sản đã bán nước cho Trung Cộng rồi. Đau lắm các cô bác ơi.”

Đó là lời tâm huyết của vị mục tử đã từng sống trong lòng chế độ cộng sản và đã mục kích được những đau thương của dân tộc trước âm mưu bán nước cầu vinh của đảng cộng sản Việt Nam cho Tàu cộng.

Xin mời quý vị vào link dưới đây để biết bọn cộng sản bán nước cho Tàu Cộng như thế nào:

http://www.youtube.com/user/SimonsNguyen#p/u/8/shLeNLIrnPU

Linh Mục Khải nói tiếp: “Có nhiều người bảo nên đoàn kết với đảng cộng sản Việt Nam để chống lại Trung Cộng. xin thưa :Đảng cộng sản có chống Trung Cộng đâu mà mình đoàn kết với họ để chống Tàu cộng. Có người bảo chế độ cộng sản bây giờ thay đổi rồi…thưa cả nhà. Nếu ma quỷ mà biết sám hối thì đã trở thành thánh nhân rồi, cũng vậy nếu cộng sản mà thay đổi thì đất nước đã có dân chủ rồi, chứ không còn độc tài toàn trị nữa đâu. Hòa hợp với cộng sản thì hoá ra mình lại đi hợp tác với đảng cướp à...”

Mời quý vị bấm vào link dưới để nghe phần chứng minh cụ thể:

http://www.youtube.com/user/SimonsNguyen#p/u/7/eZMh5XFCJEQ

ĐHY Nguyễn Văn Thuận – Vị mục tử yêu Việt Nam và thương đồng bào

LTCG (17.09.2011)

Ngày 16.09.2011 là thời gian Lễ Giỗ lần thứ 9 để tưởng nhớ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN. Năm nay, dịp kỷ niệm này trùng hợp với giai đoạn ‘Tổ Quốc Đang Lâm Nguy’. Tại vùng biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Quê Hương, các ngư dân người Việt bị cướp tàu, bị bắt giữ và bị bắn giết, tiếp đến, ngày 26.05.2011, tàu khảo sát địa chất Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung quốc cắt đứt dây cáp thăm dò và, ngày 09.06.2011, tàu thăm dò Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê bị một tàu cá Trung quốc gây rối, tất cả các tàu hộ tống trong hai vụ này đều chỉ biết nhìn và không dám can thiệp. Trái lại, tại các thành phố, những người yêu nước đã và đang bị đàn áp, đánh đập dã man và tù với những tội vô lý như ‘tay không tấc sắt, đòi lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa’.

Những ngày qua, từ hôm 30.07.2011, nhiều sinh viên và cựu sinh viên công giáo Giáo phận Vinh cùng anh Paulus Lê Sơn, giáo dân Giáo phận Thanh hóa, bị công an bắt giữ trái phép và không có lý do. « Cả 9 thanh niên Công giáo này đều là những người con hiếu thảo trong gia đình, hăng say trong các hoạt động của Giáo hội tại các Giáo xứ nơi cư trú hay nơi tạm trú để đi học và đi làm. Họ dấn thân trong các phong trào bảo vệ sự sống thuộc Tổng Giáo phận Hà nội và Giáo phận Vinh… » (trích Thông cáo Báo chí số 3/2011 của Truyền thông Chúa Cứu Thế ngày 11.08.2011 : Công an phải thả ngay những thanh niên Công giáo đã bị bắt cóc). Nhiều người trong họ bị vu cáo là thành viên đảng Việt Tân, nhưng tổ chức này đã lên tiếng phủ nhận điều đó. Xem chi tiết…

Nhân 9 năm Đấng đáng kính P.X. Nguyễn Văn Thuận vượt qua thế gian

LTCG (16.09.2011) 

 Ba ngày cuối đời của Đức Cố Hồng Y trùng vào Ba ngày Lễ có ý nghĩa trong lịch Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo:

– Lễ Suy Tôn Thánh Giá: ngày 14 tháng 9

– Lễ Đức Mẹ Sầu Bi:  ngày 15 tháng 9

– Lễ Thánh Cornêliô, Giáo Hoàng và Thánh Cyprianô, Giám Mục, Tử Đạo: ngày 16 tháng 9

Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành Tam Nhật Thánh -Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh- để tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua và Phục Sinh của Đức Kitô. Đức Cố Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận cũng đã vượt qua Ba ngày cuối đời: 14, 15 và 16/09/2002, chắc hẵn lần cuối cùng này Ngài đã suy niệm và sống những sự mầu nhiệm Thập giá của Đức Kitô và Mẹ Maria Sầu Bi một cách triệt để hơn bao giờ hết, không phải trên toà giảng, trên Bàn Thờ cử hành Hy Tễ của Đức Kitô, mà trên chính giường bệnh của Ngài. Đồng thời, trong tư cách là Giám Mục, Ngài cũng sống lý tưởng Hoà Giải và Hoà Bình của Hai Thánh Tử đạo Cornêliô và Cyprianô. Trên giường bệnh, Ngài đã dâng trọn cuộc đời hy hiến như một hy tế cuối cùng của đời mình cho Thiên Chúa.

Xem chi tiết…