Lưu trữ

Archive for 14.03.2012

[Video]VOA Thế Giới 13.03.2012 – Bản Tin Người Việt TV Ngày 13.03.2012

LTCG (14.03.2012)

* VOA Thế Giới 13.03.2012

Afghanistan: Sinh viên tại Jalalabad biểu tình chống sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Afghanistan sau vụ binh sỹ Mỹ giết 16 thường dân.
Trung Quốc: 15 người thiệt mạng sau khi một xe buýt rơi xuống một khe núi sâu trong tỉnh Tứ Xuyên.
Israel: Đạn súng cối từ dải Gaza rót sang thành phố Ashdod ở miền nam, gây thương tích nhẹ cho cư dân. 
Hy Lạp: Phản đối cắt giảm ngân sách, công chức chiếm các văn phòng chính phủ trong lúc những người khác diễn hài kịch và chơi nhạc trước công chúng. 
Thụy Sỹ: Các nhà làm luật Nam Triều Tiên xô xát với nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên bên ngoài 1 cuộc họp của Liên Hiệp Quốc sau khi Bắc Triều Tiên bác bỏ bản phúc trình của LHQ về những vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên. 
Úc: Một máy bay trực thăng thu được hình của một đàn cá mập đang tới tấp rỉa mồi chỉ cách bờ biển có mấy trăm mét.

==================================

* Bản Tin Người Việt TV Ngày 13.03.2012

Các giới chức quân sự của Israel sẽ giúp quân đội Việt Nam cải tiến và tân trang loại xe tăng T-54 và T-55 của khoảng 10 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 31 chiếc.
Báo Đất Việt hôm 13 Tháng Ba, trích thuật nguồn tin từ các trang báo quân sự của Nga, cho biết ‘nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54 và T-55 của Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần.’
Tin cho hay, loại xe tăng cải tiến ‘được lắp súng máy NSV 12.7 ly, súng cối 60 ly, một số trang bị khí tượng và động cơ 1,000 mã lực của Đức.’ 
‘Ngoài ra, loại xe tăng cải tiến còn được trang bị đại bác 105 ly và súng máy đồng trục 7.62 ly, cũng như giáp treo phản ứng nổ Blazer của Israel, hệ thống điều khiển hỏa lực của Nga, hộp số và hệ thống truyền động của Ukraine.’
Theo báo Đất Việt, ‘tính đến thời điểm năm 2010, lực lượng Lục quân của quân đội Việt Nam có 850 xe tăng T-54 và T-55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc, biến thể hiện đại hóa từ xe tăng T-54.’
T-54 và T-55 là loại chiến xa do Liên Xô (cũ) viện trợ và được quân đội Việt Nam sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975, hai loại xe tăng này được sử dụng trong cuộc chiến biên giới Tây Nam với Cambodia.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 13.03.2012

LTCG (14.03.2012)

* Bản tin video sáng ngày 13.03.2012

Trên 3.000 doanh nghiệp ở TP.HCM xin giải thể

================================

* Bản tin video tối ngày 13.03.2012

Việt Nam sẽ gửi 6 vị tu sĩ phật giáo đến quần đảo Trường Sa.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Cảnh sát / công an! Nhìn người mà nghĩ đến ta

LTCG (14.03.2012) – Úc Đại Lợi – Sáng ngày Thứ Sáu 02.03 năm 2012, lực lượng cảnh sát Úc mất đi một người con yêu: Sĩ quan David Rixon, 40 tuổi. Sự việc xẩy ra lúc 8g sáng, ông làm nhiệm vụ tuần tra giao thông trên đường Loraine Street, vùng West Tamworth, một vùng quê thuộc tiểu bang NSW, Úc Châu. Ông đã chặn một chiếc xe hơi. Hai người trên xe chính là hai tên buôn bán ma túy mà ông đã nhẵn mặt. Cùng với các đồng nghiệp, ông đã còng tay hai gã, nhưng họ rút súng bắn ông. Mặc dù bị trúng đạn, ông đã không bỏ cuộc và luôn la hét các cư dân: “Hãy tránh xa!” và cố bắn lại hung thủ khiến một tên bị thương và tên khác toan lái xe bỏ chạy nhưng bị các đồng nghiệp của ông chặn bắt ngay. Ông được đưa vào bệnh viện gần đó nhưng đã trút hơi thở cuối cùng trước sự chứng kiến đau đớn của vợ, bà Fiona, và 6 đứa con.

Một ngày trước đó, Thứ Năm 01.03, tại trung tâm thành phố Sydney, đã diễn ra một cuộc diễn hành quy mô với 800 cảnh sát viên để ghi dấu 150 năm thành lập lực lượng cảnh sát và để tưởng niệm 250 cảnh sát viên đã hy sinh trong lúc thi hành công vụ.

Đâu ai ngờ, chỉ một ngày sau, lực lượng này lại nhận được thành viên hy sinh thứ 251 nơi ông David Rixon.

Lập tức, các đài truyền thanh Úc mở cuộc lạc quyên và chỉ trong 3 ngày, dân chúng tiểu bang NSW đã ủng hộ cho gia đình Rixon 200 ngàn Úc kim, trong số đó, 10 ngàn là của chính phủ tiểu bang NSW tặng qua quyết định của Thủ Hiến O’Farrell. Chính phủ NSW còn tặng ông Rixon ba huân chương khuất mặt và ghi danh ông vào danh sánh những anh hùng cảnh sát: Người dân NSW, mà Sydney là thủ phủ, muốn ghi nhận công lao của cá nhân ông và của lực lượng cảnh sát nói chung. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Nhóm Thanh Niên Yêu Nước thắp nến, thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hi sinh ở Trường Sa 14-3-1988

LTCG (14.03.2012)

Những ngày tháng 2 và tháng 3 là những ngày đau buồn của dân tộc Việt Nam. Cách đây 33 năm (17/02/1979) Trung Quốc đã xâm lược biên giới phía Bắc của Việt Nam. Và cách đây 24 năm (14/03/1988), TQ lại tiếp tục xâm chiếm các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

00h15 ngày 14 – 3 – 2012, tại khu du lịch bãi tắm Hoàng Gia thuộc thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, nhóm Thanh Niên Yêu Nước đã tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ngày 14 -3-1988 khi đang bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

00h15 ngày 14 – 3 – 2012, tại khu du lịch bãi tắm Hoàng Gia thuộc thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, nhóm Thanh Niên Yêu Nước đã tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ngày 14 -3-1988 khi đang bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bọn Trung Quốc xâm lược đã nổ súng vào họ và giết hại. Sau 24 năm kể từ ngày các liệt sĩ hy sinh tính mạng để bảo vệ vùng biển tiền tiêu của Tổ Quốc này thì cho đến nay, máu và tính mạng của người dân Việt Nam vẫn còn phải đổ ra mỗi ngày trước sự bành trướng của xâm lược của người bạn “4 tốt, 16 chữ vàng” này.

Điều đáng đau đớn hơn, 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc này còn tiếp tục chết thêm một lần nữa trước sự im lặng và bưng bít thông tin của nhà cầm quyền chỉ vì không muốn mất lòng của những kẻ xâm lược. Thái độ “đồng lõa với giặc tàn ác với dân” này thể hiện rõ nhất, hùng hồn nhất khi CSVN ra lệnh đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những người xuống đường biểu tình chống sự bành trướng của Bắc Kinh. Đây quả là một vết đen trong lịch sử dân tộc việt Nam. Lịch sử của Đất Nước và Dân Tộc chưa bao giờ có những vết nhơ như vậy đối với những kẻ cầm quyền, mặc dù đã có trong lịch sử những tên bán nước như Trần Íc Tắc, Lê Chiêu Thống, song chưa bao giờ có những cuộc đàn áp người yêu nước. Lịch sử dân tộc này sẽ mãi ghi lại những tội ác của nhà cầm quyền CSVN trước những hành động hèn hạ này. Xem chi tiết…

[Video] Tưởng nhớ 64 anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì chủ quyền hải đảo Trường Sa của Tổ Quốc 14.03.1988

Chuyên mục:Video

Chỉnh đốn Đảng từ góc độ tự do tôn giáo

LTCG (14.03.2012)

Trong Đại Hội Đảng khóa XI vừa qua, Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng kêu gọi chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 4.

 

AFP photo

Người dân theo đạo Phật lễ Chùa Ông- Bình Dương vào ngày rằm tháng giêng năm 2012

Tổng Bí Thư chỉ đạo cũng như nhấn mạnh mỗi đảng viên cần phải cấp bách làm gì để Đảng lấy lại niềm tin của nhân dân trong việc lãnh đạo đất nước. Nhìn từ góc độ quản lý tôn giáo, Đảng cần phải chỉnh đốn trong lãnh vực này hay không, và chính sách tự do tôn giáo của Đảng và nhà nước áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như thế nào?

Trong Đại Hội Đảng khóa XI diễn ra cuối tháng hai, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo toàn bộ cán bộ, đảng viên phải thực hiện Nghị quyết Trung Ương 4 vì theo như phát biểu của Tổng Bí Thư Đảng là do “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”.

Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nhân dân tin tưởng thì mỗi đảng viên từ Trung Ương đến cơ sở phải tự phê bình và phê bình, phát huy ưu điểm, có kế hoạch cũng như biện pháp sửa chữa những khuyết điểm. Nhưng đối với người dân việc chỉnh đốn Đảng không phải là sự sửa sai của mỗi đảng viên mà điều cốt lõi Đảng cần làm là phải thay đổi cơ chế quản lý, đường lối chính sách lãnh đạo đất nước của Đảng hiện nay.

Không thể đối thoại

Trong khuôn khổ bài viết này, Hòa Ái trình bày về chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam đối với Giáo Hội Công Giáo có thật sự được thi hành đúng như tiêu chí mà Đảng và nhà nước đặt ra hay không. Trả lời câu hỏi của đài RFA rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có thực hành đúng theo chính sách tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của nhà nước đề ra, Linh Mục Nguyễn Ngọc Nam Phong trả lời: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khác

Vai trò tôn giáo trong Giải Pháp Việt Nam

LTCG (14.03.2012)

Tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam phát xuất từ chính sách“phân biệt đối xử” do đảng và chế độ CSVN gây ra, cộng với hậu quả từ những mâu thuẫn ý thức hệ còn sót lại sau chiến tranh, và bởi tình trạng độc tài, tham ô, bất công, lạm dụng quyền lực xảy ra trong xã hội. Từ hoàn cảnh đó, bên cạnh một giải pháp chính trị thích hợp cho Việt Nam, Tôn Giáo đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoà giải các mâu thuẫn của dân tộc.

Với bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, ảnh hưởng của các đoàn thể tôn giáo ôn hoà rất cần thiết để dung hoà các xung đột tồn đọng trong lòng các giới tín đồ, kể cả thành phần tín đồ hiện là đảng viên, nhân viên của đảng và chế độ đương quyền. Khi vai trò của các tôn giáo có nền móng sâu xa trong văn hoá và xã hội được phục hưng, ảnh hưởng tinh thần này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi thể chế chính trị. Tôn giáo có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được tối đa tình trạng trả thù, báo oán – một vấn đề hiện vẫn gây tâm lý bất an ở những người đang phục vụ cho chế độ. Với căn bản triết lý mang tính từ bi, bác ái được thấm nhuần trong lòng mọi giới tín đồ, vai trò tôn giáo sẽ có thể tạo ra được tâm lý hài hoà, bao dung cần thiết để làm căn bản cho tiến trình hoá giải các mâu thuẫn chính trị đang có. Mặt khác, tôn giáo cũng có thể đóng vai trò trung gian để giải toả được các trở ngại tâm lý trong tiến trình xây dựng các giải pháp chính trị cho Việt Nam. Vai trò này rất quan trọng trong những bước đối thoại ban đầu: khi nhà cầm quyền muốn giữ thể hiện của phía đương quyền, và các đoàn thể đối lập cũng phải có những dè dặt chính trị cần thiết khi đàm phán, thương thảo. Xem chi tiết…

Đức cha Châu Ngọc Tri đang ở đâu?

 LTCG (14.03.2012)

Sau phiên xử sơ thẩm tại TAND quận Cẩm Lệ rồi phiên xử phúc thẩm ở TAND Thành phố Đà Nẵng đối với 6 giáo dân Cồn Dầu về cái “tội” gọi là “Chống lại chủ trương triển khai dự án đô thị sinh thái Hòa Xuân gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương” thì tin tức về Cồn Dầu không còn sôi động như trước nữa. Và vừa rồi, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, một người hoạt động cho nhân quyền, có đề cập qua về Cồn Dầu trong dịp ông nói chuyện về Thỉnh Nguyện Thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ trên Đài SBTN. Theo Tiến sĩ Thắng thì hiện nước Mỹ có luật bảo vệ tài sản cho công dân của họ ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Ông cũng nói nhiều người Mỹ gốc Việt đã đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ tài sản của họ ở Cồn Dầu.

Nghe vậy tôi cũng mừng cho giáo dân Cồn Dầu vì nghĩ rằng chuyện di dời có lẽ tạm yên. Nay được tin “nhà cầm quyền Đà Nẵng tiếp tục khủng bố khốc liệt giáo xứ, giáo dân Cồn Dầu” tôi có hơi bất ngờ nhưng rồi cũng hiểu ngay rằng sở dĩ nhà cầm quyền Đà Nẵng không chịu từ bỏ ý đồ cướp đất của giáo dân Cồn Dầu vì có sự đồng lõa và tích cực tiếp tay của giáo quyền tại đây.

 Theo tin trên NVCL “Cách đây mt thi gian, Đc GM Giuse Châu Ngc Tri đã vCn Du và thông báo y quyn cho linh mc Nguyn Tn Lc gii quyết vn đđt đai ca Giáo x. S y quyn này ca ĐGM Giuse Châu Ngc Tri nhm dn sc ép lên linh mc đ chính quyn ép ông phi chp nhn ký giy cho nhà cm quyn cưp Thánh Giá và khu Nghĩa trang ca Giáo x Cn Du. Trong Thánh l Chúa nht mi đây, ngày 11/3/2012, linh mc Nguyn Tn Lc đã thông báo rng có th ngài s ký  bàn giao Thánh Giá và di di hàng rào nghĩa trang ca Giáo x và yêu cu giáo dân di chuyn m m ti nghĩa trang”.

Đọc những hàng chữ trên tôi bỗng nhớ đến lời của Đức GM Châu ngọc Tri trong lá thư Mục tử gửi “Cộng Đồng Dân Chúa Giáo phận, cách riêng cùng Anh Chị Em Giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu” sau “Lễ nghi an táng vốn rất thiêng liêng đối với người Việt Nam, thế mà quan tài của một bà cụ 93 tuổi trở thành đối tượng tranh chấp, xâu xé, hành hung, bt b….”  Trong thư đó  ngài viết “Người mục tử có lúc đi trước, có khi đi sau, thậm chí có những hoàn cảnh phải đi giữa đàn chiên, tùy sự an nguy của đàn chiên đến từ đâu”.  Xem chi tiết…

Paulus Minh Nhật bị chuyển ra Hà Nội

LTCG (14.03.2012) – Theo định kỳ, ngày 9/3/2012 vừa qua anh Trần Khắc Hiển, anh trai của Paulus Trần Minh Nhật đến trại giam Bộ công an ở 237 Nguyễn Văn Cừ, Sài Gòn gửi đồ dùng và tiền cho em trai mình thì được công an viên trại giam thông báo… bằng miệng rằng Paulus Minh Nhật đã bị chuyển ra trại giam B14 tại Hà Nội.

Sau đó, ngày 12/3 anh Phaolô Trần Khắc Đạt, người thường xuyên thăm nuôi và gửi đồ cho Paulus Minh Nhật đã gọi điện thoại cho công an viên tên Trình để hỏi rõ việc này và viên công an này cũng xác nhận họ đã chuyển em Nhật ra Hà Nội gần một tháng nay! Anh Đạt thắc mắc tại sao đến lúc này gia đình anh vẫn chưa nhận được thông báo về việc này bằng văn bản? Viên công an tên Trình trả lời không biết. Xem chi tiết…

LUÂN LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC

LTCG (14.03.2012)

 Cuộc khủng hoảng hiện nay tại các nước Âu Mỹ có thể nói là đã lên tới đỉnh điểm với việc người ta hô hào nhau rời bỏ giáo hội “ những vụ việc lạm dụng tình dục của các linh mục tại Đức , Ý và Ái Nhĩ Lan vừa được phơi bày ra ánh sáng đã làm nổi dậy một làn sóng giận dữ và khinh bỉ của quần chúng . Tôi đã nhận được những Email từ nhiều người trong khắp Âu châu , đặt câu hỏi , làm thế nào họ có thể ở lại trong một giáo hội như thế được nữa ? Không chỉ thế tôi còn nhận được một đơn hướng dẫn phải điền như thế nào để rời bỏ giáo hội . Sao phải ở lại ? ( Lm Timothy Radcliffe OP – Vietcatholic News 14, April 2010 )

Với câu hỏi “ Sao phải ở lại” của vị linh mục tác giả bài báo khiến chúng ta nhớ lại Lời Đức Kitô hỏi các Tông đồ “ Còn các ngươi cũng muốn bỏ đi ư ? Simon Phêrô đáp Thưa Thầy bỏ Thầy chúng tôi biết theo ai. Thầy có sự sống đời đời. Ga 6, 67 – 68. Câu trả lời của Phêrô nói lên sự xác tín vào Đức Kitô = duy chỉ  Ngài mới có thể đem lại sự sống đời đời . Sự xác tín ấy cũng là của các tông đồ, của Hội Thánh tức toàn thể tín hữu “ Chúng tôi tin thật trong lòng và tuyên xưng ra ngoài miệng rằng chỉ có một HT La Mã Công Giáo tông truyền . Ngoài HT ấy chúng tôi tin rằng không ai được cứu rỗi” ( Lời tuyên xưng đức tin của những người  lạc giáo Vaudois trỏ lại ) Tin nơi Đức Kitô tức là tin vào con đường cứu khổ cứu nạn của Ngài . Đức tin ấy phải chân thật, có nghĩa vừa ở trong lòng, vừa thể hiện ra bên ngoài bằng hành động. Tin và thể hiện đức tin, đó chính là đạo đức Kitô giáo. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

[Video] 40 bài tĩnh tâm Mùa Chay (Bài 22)

LTCG (14.03.2012)

“Ta sẽ chữa lành sự bất tín của chúng; Ta sẽ tự ý yêu thương chúng” (Holsea 14:4)

Holsea thường được nhắc đến như tiên tri về tình yêu chí thánh, người đã nói về Thiên Chúa như Ðấng sẵn sàng chịu đau khổ để đưa dân yêu dấu của Ngài về với Ngài. Cả cuộc đời Holsea lẫn sứ điệp của ông là một ví dụ về một trong những đau khổ lớn lao: bị từ chối. Biết rằng Gomer, vợ ông, đã bất trung với mình, Holsea đã không chọn con đường ly dị nhưng tìm kiếm bà, tha thứ cho bà. Theo thời gian, ông đưa được bà về với đường ngay nẻo chánh.

Kinh nghiệm của Holsea cho ông một ý thức mãnh liệt về đường lối Chúa đối với dân Ngài, Israel. Ông biết Thiên Chúa coi dân Israel như “hiền thê” của Ngài và Ngài muốn họ yêu Ngài với cùng một tình cảm thân mật như hiền thê với phu quân. Holsea cũng biết Thiên Chúa cũng buồn phiền thế nào khi dân Ngài ngoảnh mặt đi với Ngài. Nhưng Thiên Chúa không trả thù. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Video

[Video] CHƯƠNG TRÌNH LOAN TRUYỀN LỜI CHÚA QUA ÂM NHẠC

LTCG (14.03.2012)

Rước Chúa:
=========================
Giờ Con Chúa Tử Nạn:
=========================
  (click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…
Chuyên mục:Âm nhạc, Video

VIẾT CHO EM: 2. MỐI TÌNH ĐẦU

LTCG (14.03.2012)

 EM. 

Em thầm yêu Thắng. Thắng thầm yêu Em. Chúa nhật nào hai đứa cũng rủ nhau đi lễ ở nhà thờ Đức Bà. Hỏi tại sao, thì bảo là đi nghe cha Khảm giảng lễ. Lễ xong hai đứa cùng nhau đi ăn phở vỉa hè. Phở vỉa hè vừa rẻ vừa ngon. Đi lễ thì quỳ bên nhau. Ăn phở thì ngồi nhìn nhau. Tình yêu trong trắng như thiên thần. Tình yêu thắm thiết như ruột thịt. Cứ đều đặn như thế qua suốt hai mùa Giáng Sinh.

Em không ngỏ ý. Thắng không ngỏ lời. Tình lặng lẽ trôi. Thế rồi bỗng Hoàng nhảy dù xuống, đứng giữa hai người. Hoàng chánh thức xin cưới Em. Hoàng hơn Thắng về mọi phương diện: cao lớn, lực lưỡng, hoạt bát, học giỏi, con nhà giàu, lại được cả gia đình Em làm hậu thuẫn. Cha mẹ đốc vô, anh chị vun vào. Bạn bè của Em đứng hết về phía Hoàng. Thắng lủi thủi tránh mặt, chờ thái độ của Em.

Em yêu Thắng, còn Hoàng thì Em chỉ mới thích thôi. Lấy Thắng mà bỏ Hoàng thì thấy tiêng tiếc. Lấy Hoàng mà bỏ Thắng thì thấy thương thương. Em hỏi tôi: “Lấy Thắng? Lấy Hoàng? Hay là ở giá?” Câu hỏi của Em khó quá, nên câu trả lời của tôi đành treo lơ lững trên mây.

Em hãy tạm gác câu chuyện của Em sang một bên, để nghe tôi kể chuyện thiên hạ. Nghe chuyện người ta, để gẫm ra chuyện mình.

Có một bà mệnh phụ rất xinh đẹp và rất quý phái, rất dịu dàng và rất duyên dáng. Chồng của bà là một quan chức lớn. Tính ông rất điềm đạm và độ lượng. Cấp trên không dám ăn hiếp, cấp dưới không dám qua mặt. Tài đức song toàn. Một mẫu đàn ông lý tưởng. Con gái thì xinh như mẹ. Con trai thì hào hiệp như cha. Hạnh phúc chan hoà. Ai nhìn cũng ham. Ai thấy cũng thèm.

Hôm ấy bà mệnh phụ rủ người bạn tâm phúc từ tuổi thơ ấu đi viếng Đức Mẹ Bãi Dâu.

Chỉ hai đứa mình thôi, Em có một chuyện tâm tình muốn nói với chị.

– Bộ ông xã của chị lại sinh tật rồi hả?

– Không phải. Ra ngoài VŨng Tàu Em sẽ nói cho chị nghe.

Hai chị Em ngồi lần hột dưới chân đài Đức Mẹ. Hết chuỗi năm mươi, bốn ánh mắt nhìn về phía chân trời xa xăm. Im lặng…Im lặng đến chịu không nổi. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư