Lưu trữ

Archive for Tháng Một, 2012

[Video]VOA Thế Giới 30.01.2012 – Bản Tin Người Việt TV Ngày 30.01.2012

LTCG (31.01.2012)

* VOA Thế Giới 30.01.2012

Syria: Binh sỹ chính phủ chiếm khu ngoại ô ở phía đông thủ đô Damascus.
Iraq: Một cảnh sát viên bị hạ sát trong lúc lục soát một căn nhà tại thị cảng Basra nơi 1 quân nổi dậy có liên hệ với al-Qaida của Iraq đang ẩn trốn.
Indonesia: Bão lốc dữ dội tàn phá các đảo Java, Bali và Nusa Tenggara, làm ít nhất 16 người thiệt mạng và tàn phá hơn 23.000 căn nhà. 
Bỉ: Đình công toàn quốc chống những biện pháp khắc khổ khiến hầu hết mọi nơi trên đất nước Bỉ bị tê liệt. 
Ấn Độ: các giới chức hàng đầu đến bày tỏ lòng tôn kính ông Mahatma Gandhi, lãnh tụ phong trào đòi độc lập của Ấn, vào ngày giỗ lần thứ 64.

================================================

* Bản Tin Người Việt TV Ngày 30.01.2012

Hàng trăm người, trong đó có nhiều văn nghệ sĩ, đã đến tham dự buổi lễ tưởng niệm nhạc sĩ Nhật Ngân tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, ở thành phố Westminster, miền Nam California vào chiều Chủ Nhật, 29 tháng 1 vừa qua.

Buổi lễ tưởng niệm do nhạc sĩ Trúc Hồ, nhà văn Huy Phương, Gia Ðình Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hoa, Hội Ái Hữu Phan Chu Trinh Ðà Nẵng và Hội Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa đứng ra tổ chức. Phần văn nghệ do ban nhạc The Star Band phụ trách.

Tại lễ tưởng niệm, mọi người có dịp nhắc lại sự nghiệp và những đóng góp của nhạc sĩ Nhật Ngân cho nền âm nhạc Việt Nam. Hầu hết các ca khúc nổi tiếng của ông cũng được nhiều ca sĩ và bằng hữu hát lại.

Trước đó, vào sáng 28 tháng 1 nhằm ngày Mùng Sáu Tết Nhâm Thìn, hàng trăm người cũng đã đến nhà quàn Peek Family thành phố Westminster cùng gia đình và thân hữu cử hành tang lễ tiễn đưa linh cữu cố nhạc sĩ Nhật Ngân đến nơi an nghỉ cuối cùng. 

Nhạc sĩ Nhật Ngân, tên thật là Trần Nhật Ngân, qua đời lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy, 21 Tháng Giêng, hưởng thọ 70 tuổi.

Ông là tác giả nhiều nhạc phẩm nổi tiếng trước và sau năm 1975 như ‘Tôi đưa em sang sông’, ‘Xuân Này Con Không Về’, ‘Một Mai Giã Từ Vũ Khí’, ‘Yêu Một Mình’, ‘Mùa Xuân Của Mẹ” “Xuân Này Con Về Mẹ Ở Ðâu’, ‘Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh’….

Nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác hơn 200 ca khúc, gồm nhiều thể loại, từ nhạc tình cảm, thiếu nhi, lính và quê hương. Ông cũng phổ thơ và đặt lời Việt cho nhiều bản nhạc ngoại quốc.

Ngoài sáng tác, ông cũng là giám khảo nhiều cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do các Trung tâm ca nhạc và cơ quan truyền thông vùng Little Saigon tổ chức.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Tin rất nóng: Tiên Lãng đã phát nổ một quả bom sự thật

LTCG (31.01.2012)

Tin rất nóng: Tiên Lãng đã phát nổ một quả bom sự thật

Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá,  cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; sau nhiều ngày chỉ nghe tiếng nói phản đối một phía từ báo chí, các quan chức, nhân sĩ trí thức, dư luận, các cơ quan nhà nước Trung ương về những sai phạm của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất; sau nhiều ngày cảm tưởng như hệ thống cơ quan ban ngành ở Tiên Lãng một lòng một dạ, cố sống cố chết bảo vệ sai trái của lãnh đạo huyện…Hôm nay, chúng tôi có trong tay văn bản báo cáo chính thức của Hội nuôi trồng thủy hải sản huyện Tiên Lãng ( một đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo của huyện Tiên Lãng) đã phát một văn bản báo cáo, vạch trần toàn bộ sự thật về những sai trái, thậm chí phạm pháp của lãnh đạo của mình, nó có sức mạnh như một quả bom tấn, nó là tiếng nói của một tổ chức có tư cách pháp nhân, đóng dấu đỏ…Những sự thật trong văn bản sẽ làm ngả ngửa giới chức lãnh đạo Tiên Lãng vì nó phanh phui những bí mật động trời…Văn bản ngay lập tức trong chiều nay đã được gửi cho rất nhiều các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ…

Người trong cuộc đã lên tiếng vì sự thật.

Một thông tin rất nóng và cần thiết vào lúc này. Một tài liệu quan trọng cho các đoàn kiểm tra Trung ương. Văn bản như một quả bom sự thật của chính người trong cuộc đã châm ngòi.

Chúng tôi có niềm vui được công bố lần đầu văn bản này

Tặng những cựu chiến binh của Cu Vinh và các bác bài hát VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH,nghe bài này trong lúc đọc mới sướng

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Luật Pháp bảo vệ ai? dân hay chính quyền

LTCG (31.01.2012)

Vụ cưỡng chế đất của các chủ đầm ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý tại Cống Rộc, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng tiếp tục là đề tài nóng của nhiều báo chí trong nước, cũng như của các trang blog

 

RFA screen capture

Sự kiện Tiên Lãng “Giọt nước tràn ly” trên Vietnamnet


Trường hợp của hai gia đình vừa nêu cũng tương tự như nhiều người khác tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Những người có cùng cảnh bị cưỡng chế bất công phải khiếu kiện lâu nay chia xẻ đồng cảm với gia đình họ Đoàn trong phần trình bày sau, do Gia Minh thực hiện.

Con giun xéo lắm phải oằn

Tình trạng khiếu kiện về cưỡng chế đất đai trái pháp luật đã kéo dài lâu nay tại Việt Nam. Các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn có người đến kêu oan vì bị cơ quan chức năng địa phương lấy đất, tài sản của họ một cách phi pháp. Có những lúc số người khiếu kiện tập trung lại lên đến cả mấy trăm người như hồi tháng 7 năm 2007 tại văn phòng II của quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh.

Việc khiếu kiện đông người buộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định 136 cấm khiếu kiện tập thể và điều này bị tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ kiện cho là trái với hiến pháp Việt Nam. Thế rồi vấn đề khiếu kiện đông người cũng được quốc hội khóa 12 đưa ra nghị trường bàn bạc. Nhiều đại biểu cho rằng không thể bỏ qua tình trạng đó. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có gì chuyển biến và hầu hết những vụ khiếu kiện về đất đai của

Anh Đoàn Văn Vươn và anh Đoàn Văn Quý. RFA file/Source phapluat.vn
Anh Đoàn Văn Vươn và anh Đoàn Văn Quý. RFA file/Source phapluat.vn

người dân vẫn không được giải quyết thỏa đáng.

Các cụ ta nói rồi ‘con giun xéo lắm phải oằn’, và nước khi ắp lên rồi không chữa được nữa phải vỡ bờ. Con người ta cũng thế, khi đến bước đường cùng phải chống lại. Đằng nào cùng chết, mà phải chết vinh quang. Dân tộc Việt Nam không bao giờ để chết nhục nhã được.

Vụ gia đình họ Đoàn sử dụng súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế hồi ngày 5 tháng 1 vừa qua được xem như là một phản ứng ‘tức nước, vỡ bờ’ đối với việc cơ quan các cấp tùy tiện thu hồi đất đai, tài sản của người dân không theo đúng qui định của pháp luật. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Blogger quan ngại về tự do báo chí tại Việt Nam

LTCG (31.01.2012)

Việt Nam nằm trong 10 nước có chỉ số tự do báo chí thấp nhất trên thế giới theo báo cáo năm nay của tổ chức Phóng viên không Biên giới RSF.

 

RFA

Báo online

Điều này gây ra quan ngại gì cho giới blogger cũng như những người ủng hộ tự do thông tin tại Việt Nam? Quỳnh Chi tường trình trong phần sau.

Tuần trước, tổ chức Phóng viên không Biên giới RSF cho ra bản báo cáo hàng năm về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2012. Trong số 179 nước được khảo sát, Việt Nam đứng gần cuối bảng với vị trí thứ 172. Điều này phần nào phản ánh những hạn chế trong tự do thông tin tại Việt Nam.

Thất vọng

Anh Trương Quốc Huy, một người đấu tranh cho dân chủ và quan tâm đến tự do thông tin cho biết sự mất tự do trong báo chí thể hiện trước tiên trong luồng báo chính thống:

“Những bài báo nói lên những vấn đề tiêu cực tại Việt Nam như bài báo nói về Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Trong một loạt bài báo Tuổi Trẻ cũng nhắc đến cuộc chiến tại Hoàng Sa của quân lực VNCH. Và loạt bài đó chỉ đăng được ba kỳ và dừng lại.

Hay báo Sài Gòn Tiếp thị có đăng bài về những người yêu nước mặt áo No-U để phản đối Trung Quốc. Sau đó thì những nhân vật đăng bài này đã bị kỷ luật. Hay những bài báo nói về sự tham nhũng của cảnh sát giao thông… Tôi nghĩ là khi RSF xếp hạng như vậy là họ đã có đầy đủ bằng chứng”.

hoangkhuong-vov-vn-250.jpg
Nguyên phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ(người cầm túi quần áo) bị bắt về cơ quan điều tra vào trưa 2-1-2012 vì bài việt về công an tham nhũng. Photo Pham Dung NLĐ.

Đồng quan điểm với anh Trương Quốc Huy, sinh viên Từ Anh Tú cho biết kết quả xếp hạng của RSF là một sự thất vọng lớn cho tự do báo chí ở Việt Nam và theo anh, báo chí Việt Nam luôn bị “định hướng”.

  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Hịch Tiến Sĩ

 

LTCG (31.01.2012)

Hịch Tiến Sỹ

Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…

Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.

Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

Thật là so với:

Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?

Thế mà, nay các ngươi:

Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Thư giãn

Tưởng niệm 5.000 nạn nhân bị thảm sát tại Huế năm 1968

LTCG (31.01.2012) – Paris, Pháp – Tập thể người Việt, nạn nhân công sản sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm 5.000 nạn nhân bị cộng sản thảm sát năm 1968 – Mậu Thân, tại trung tâm thủ đô Paris, Pháp quốc.

Lễ tưởng niệm được tổ chức từ 15.30 giờ đến 18.30 giờ, ngày Chủ  Nhật 05.02.2012
trước Nhà Thờ Đức Bà – Notre Dame De Paris (Métro Cité hoặc Maubert Mutualité, Bus 47).

Theo Ban tổ chức cho biết, trong chương trình có chiếu phim tài liệu, thắp nến và cầu nguyện và những tiết mục khác.

PV.VRNs

Nguồn: VRNs
Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Công lý và hoà bình trong thế giới sự ác

LTCG (31.01.2012)– Đồng nai – Nhờ cầu nguyện, mà giáo sư Phạm Minh Hoàng vượt qua được những ngày tháng cơ cực trong trại giam. Đây là tâm tình của ông trước cộng đoàn đã cầu nguyện cho ông nhiều tháng trước đó, vào mỗi Chúa nhật cuối tháng, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.

Trong những ngày đầu năm, mỗi người đã đến và dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết cho một năm bình an, được sống trong tự do, trong yêu thương và trong hạnh phúc là những nhu cầu chính đáng của mỗi con người. Trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình hôm nay, mọi người đã quy tụ trong nhà thờ Kỳ Đồng để một lần nữa thân thương thưa với Chúa về khát vọng tự do, công lý, sự thật và hạnh phúc của mỗi người đang hiện diện nơi đây.

Ngày 29.01.2012, vào lúc 20giờ đã diễn ra lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình như thường lệ tại DCCT vào Chúa nhật cuối tháng. Thánh lễ đầu năm Nhâm Thìn tối nay, do Cha Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành chủ tế và giảng thuyết, và quý cha Stêphanô Chân Tín, Giuse Đinh Hữu Thoại, Giuse Trần Ngọc Thao, Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Gioan Baotixita Nhụ và Giuse Lê Quang Uy cùng đồng tế. Có một điều đặc biệt trong thánh lễ hôm nay là có sự hiện diện của gia đình giáo sư Phạm Minh Hoàng, người vừa mới được thả tù vào cận tết và được cầu nguyện nhiều lần trong các thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tại DCCT Sài Gòn.

Hôm nay, số lượng người tham dự Thánh Lễ vắng hơn so với mọi tháng bởi vì các anh chị em xa quê ăn tết chưa trở lại Sài Gòn. Xem chi tiết…

HÃY SỐNG NHƯ MỘT BÔNG HOA

HÃY SỐNG NHƯ MỘT BÔNG HOA! 
Mọi sự khởi đầu khi hạt giống được gieo trên đất. Dù muốn dù không, bạn cũng có mặt trên đời. Rồi như hạt giống ngày càng lún sâu, bám chặt đất như nền tảng, hấp thụ tinh hoa; con người cũng cắm sâu trong cội nguồn, trong một không gian và thời gian nhất định, tiếp thu văn hoá và truyền thống, lớn lên với tất cả những gì thân quen bao bọc, đất không là đất lạ, đời cũng không xa lạ với người.

Trong lòng đất hạt giống âm thầm mọc, từ tối tăm vươn ra ánh sáng, đẩy bao chướng ngại, bao gò bó chật hẹp để góp mặt với đời. Nó ngỡ ngàng khám phá ra thế giới chung quanh và bầu trời rộng lớn, thấy rõ tầm vóc bé nhỏ, yếu đuối và giới hạn của mình, nhưng vẫn tin tưởng vì có niềm hy vọng và sức sống bên trong, luôn luôn thôi thúc mình triển nở, cho tới ngày thành đạt khai hoa.

Cây trước lúc đơm hoa, còn chịu bao cắt tỉa đớn đau để nên hoàn thiện, nhận lãnh sự bổ sung của bao phân tro, nước tưới để vươn cao và đứng thẳng trong đời. Con người cũng vậy: nhờ giáo dục của gia đình, học đường và xã hội, cùng nỗ lực bản thân, bạn đã loại bỏ bao nết xấu, cắt tỉa bao cá tính gây phiền toái, chặt đi bao vướng bận thừa thãi, bao lo toan vụn vặt để sống thành toàn. Bạn cần cả những câu khen ngợi lẫn những lời phê bình chỉ trích đúng đắn để lớn lên, bạn cần gió lay để biết mình đang đứng vững và cố cắm sâu hơn trong đất sống, bạn cần ngày nắng để sống cứng cát và cũng cần đêm về để nghỉ ngơi lại sức. Bạn cần gia đình, bạn bè bên cạnh để nương tựa trong mưa gió cuộc đời. Vào một buổi sáng đẹp trời nào đó, bạn đã là một bông hoa. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

GÂY TRANH CÃI VỀ “TRÍ THỨC”: ÂM MƯU CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM?

 LTCG (30.01.2012)

Cứ mỗi lần có những sự việc làm sôi động dư luận trong nước như vụ xử kiện Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là người ta lại thấy ông Giáo sư Ngô Bảo Châu, giải thưởng Toán học Fields năm 2010 lên tiếng. Và sau đó, trên báo chí và các trang mạng Xuất hiện không biết bao nhiêu là góp ý, khiến ông Ngô Bảo Châu này phải đóng trang mạng Thích Toán Học gì đó của ông ta.

Nay, trong khi cả nước và cả hải ngoại xôn xao về chuyện ông “nông dân kỹ sư” Đoàn Văn Vươn vì bị bọn cướp ngày ở huyện Tiên Lãng ép vào đường cùng trong việc cưỡng chế đã nả sung vào chế độ, thì người ta lại thấy một tờ báo ở trong nước phỏng vấn Ngô Bảo Châu. Và những câu trả lời của ông này lại gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi. Ông nào, bà nào cũng muốn nhảy vào góp ý để được… nổi tiếng?!

Theo ý kiến của chúng tôi, thì ông giáo sư Ngô Bảo Châu này đã biết trước những phản ứng khi ông ta tuyên bố những điều dễ gây tranh cãi và ông ta sẽ khó trả lời.

Cũng như vào năm ngoái, sau khi dư luận ồn ào về chuyện tuyên bố của NgôBảo Châu thì người ta thấy xuất hiện bài phỏng vấn các ong trí thức Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Huệ Chi cũng đã đề cập đến vai trò trí thức.

Và gần đây, khi trả lời đài BBC, giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng đã than phiền nha 2cầm quyền CSVN “coi trí thức VN còn thua con bò”.

*

Như đã biết, sau cuộc biểu tình ngày 17-7 năm 2011, phóng viên Mặc Lâm có phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, blogger Gốc Sậy và giáo sư Nguyễn Huệ Chi như sau:

“- Mặc Lâm: Chúng tôi xin được hỏi chuyện giáo sư Nguyễn Huệ Chi (NHC) vốn rất nổi tiếng với trang blog bauxite VN và bây giờ ông cũng là người tham gia thường xuyên  vào các cuộc biểu tình vừa qua. Điều chúng tôi nhận thấy rất rõ là khuôn mặt trí thức tham gia biểu tình còn quá ít so với truyền thống sĩ phu Bắc Hà vốn nổi tiếng gan góc và sôi nổi cùng vận nước. Họ cũng là niềm tự hào của cả nước vì truyền thống chống xâm lăng luôn xuất phát từ đây, tức là thủ đô Hà Nội.

Với câu hỏi tại sao cho tới bây giờ ngoài những khuôn mặt rất quen thuộc thường xuất hiện vừa qua, người ta không thấy có ai khác trong giới trí thức tham gia biểu tình? Có điều gì lớn hơn sự sợ hãi khiến cho giới tinh hoa của dân tộc chưa bước hẳn xuống đường phố nhiều hơn, để cất cao tiếng thét hòa với dòng người biểu tình đòi hỏi công bằng cho Tổ Quốc?

-Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: Tôi chưa nghĩ đến việc này bởi vì những người trí thức nào mà nhận thấy việc đi biểu tình là cấp bách đối với bản thân mình thì họ tham gia, bởi vì trí thức thì cũng không nhiều mà trí thức có tâm huyết với đất nước thì cũng có thể nhìn mặt nhau mà thấy, cho nên ai thấy vấn đề này bức thiết đối với mình thì tham gia. Xem chi tiết…

[Video] Hội luận ĐẠI HOẠ MẤT NƯỚC

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Ngày đầu Xuân cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình

Các thanh niên Công giáo và Tin lành, các biểu tình viên, các tù nhân lương tâm, các bloggers đang bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam một cách bất công

LTCG (30.01.2012)– Sài Gòn – Trong không khí đầu năm chúng ta lại tu họp nhau đây trong thánh lễ thắp nến cầu nguyện để tạ ơn, nguyện cầu cho sự bình an trong năm mới và khấn thưa với Thiên Chúa về những khát vọng của chúng ta: khát vọng tự do, khát vọng cuộc sống, khát vọng bình an, khát vọng công lý, khát vọng hòa bình và khát vọng hạnh phúc của chúng ta.

Hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong đất nước Việt Nam chúng ta trong suốt một năm qua ắt hẳn mỗi người chúng ta khó mà chấp nhận và chắc chắn không thể cam phận để rồi nhắm mắt cho qua và để mặc cho dòng đời đưa đẩy. Vì ở ngay chính trên mảnh đất cong cong hình chữ S này các sự kiện bất công đang xảy ra quá nhiều:

– Tham quan đua nhau vơ vét, tham nhũng, biển thủ và thậm chí quan anh quan em hùa nhau tìm cách chiếm đoạt tài sản của nhân dân.

– Dân lành bị oan ức, đàn áp, đánh đập và thậm chí bị giết chết bởi những người được coi là đầy tớ, công bộc của nhân dân.

– Những người yêu chuộng và đấu tranh cho tự do, công lý vẫn bị bắt bớ bỏ tù và hãm hại.

– Người yêu nước đứng lên biểu tình phản đối sự xâm lăng của quân xâm lược thì lại bị chính nhà cầm quyền đàn áp, bắt bỏ tù và thậm chí còn bị lực lượng an ninh đã không ngần ngại đạp thẳng vào mặt mà không hề mảy may ân hận khi thẳng chân đạp vào lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.

– Ngư dân thì bị bắt bớ đánh đập, bị tịch thu tàu và ngư cụ và bắt phải nộp tiền chuộc, tàu thăm dò khai thác dầu khí của công ty Petro Việt Nam bị cắt cáp bởi Trung Quốc ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà những người tự xưng là lãnh đạo bảo vệ quốc gia kia không hể lên tiếng hay có động thái gì về việc bảo vệ chủ quyền, thậm chí còn cho rằng những con tàu tấn công của Trung Quốc kia là “tàu lạ”. Xem chi tiết…

Giáo sư Hoàng và những người khác nghĩ gì về lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình đầu năm Nhâm Thìn?

LTCG (30.01.2012)

Sài Gòn – Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình đầu năm Nhâm Thìn. Ngay sau thánh lễ, Thomas Việt, VRNs đã hỏi chuyện giáo sư Phạm Minh Hoàng, người đã đến tham dự thánh lễ này, để hiệp thông cầu nguyện và cám ơn cộng đoàn đã cầu nguyện cho ông.

Giáo sư Hoàng: “Tôi đến dòng Chúa Cứu Thế để cảm tạ các cha và cộng đoàn đã cầu nguyện và giúp đỡ gia đình tôi. Đặc biệt là cho tôi có may mắn được tự do sau 17 tháng tù giam.”

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Xót sa cho một nạn nhân vừa bị đánh chết vì đất đai”

Anh Trực: “Tôi rất cảm kích khi được cha giám tỉnh dẫn giải về việc tẩy rửa ô uế ra chính bản thân mỗi người và toàn xã hội”

Những người bị bắt giam một cách oan sai

Giáo sư Hoàng: “Tôi rất kinh ngạc về việc 17 thanh niên Công Giáo và Tin Lành đã bị bắt một cách trái luật, kể cả trường hợp bị giam tù không lý do như blogger Điếu Cày… Mong chờ công lý sớm được thực hiện và những người đang bị bắt giam oan sai sớm về đoàn tụ với gia đình.” Xem chi tiết…

Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý-Hòa bình đầu năm Nhâm Thìn

LTCG (30.01.2012) – Sài Gòn – “Nhận diện ra quyền lực sự dữ ngày hôm nay, quyết định dứt khoát quay trở lại với Chúa, đó là lời mời gọi mỗi người chúng ta khi tham dự phụng vụ Chúa nhật này.” Đó là lời mời gọi của Cha Giám tỉnh DCCT VN Vinh Sơn Phạm Trung Thành, vị chủ tế và giảng thuyết trong thánh lễ lúc 20g00 Chúa Nhật 29/01/2012 (mùng 7 Tết Nhâm Thìn) dành riêng để cầu nguyện cho công lý và hòa bình.

Quý cha đồng tế: Giuse Trần Ngọc Thao, Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Têphanô Chân Tín, Giuse Lê Quang Uy, Giuse Đinh Hữu Thoại và đặc biệt có sự tham dự của cha Chính xứ Công Lý, hạt Tân Định.

Giáo sư Phêrô Phạm Minh Hoàng sau khi được trả tự do nay lần đầu tiên đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho công lý-hòa bình. Giáo sư được mời lên trước mặt cộng đoàn để nói lời cám ơn cộng đoàn đã nhiều lần cầu nguyện cho giáo sư và nâng đỡ gia đình ông trong lúc ông bị tù một cách bất công.

Mời quý độc giả nghe âm thanh bài giảng của Cha Giám tỉnh.

Giáo sư Phêrô Phạm Minh Hoàng chia sẻ với cộng đoàn trước thánh lễ

Xem chi tiết…

Cha giám tỉnh DCCT VN: Không sợ đối mặt sự dữ

LTCG (30.01.2012) – Sài Gòn – Đừng sợ thần ô uế lay mạnh (dằn vật) đời mình (Mc 1, 21 – 28)

Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ: Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.

Bản dịch của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn: Thần ô uế dằn vật người ấy.

Kính thưa anh chị em,

Bài Tin Mừng hôm nay có ba chi tiết chúng ta cần phân tích một chút:

–         thứ nhất: đâu là hậu quả của người bị thần ô uế nhập,

–         thứ hai: thần ô uế là ai,

–         và thứ ba: thế giới mà Chúa Giêsu đi vào, nơi đó thần ô uế đang tung hoành quyền lực

Biểu hiện lâm sàng của người bị thần ô uế nhập

–         Anh ta đã có một cuộc sống mất tính người, anh ta kéo lê một đời khổ ải, anh đã không thể làm điều anh muốn nhưng anh phải làm nhiều điều anh không muốn. Anh muốn sống tốt lành nhưng không thể, anh không thể ăn nói tốt lành, anh sợ mọi người, cái gì cũng có thể làm cho anh sợ, mọi người sợ anh: Anh không có tự do.

–         Anh không thể tự mình làm lụng nhưng anh sống nhờ vào người khác, anh bám, anh dựa và anh không thể tự đứng vững mình anh. Anh phải làm theo chỉ thị, hướng dẫn của quyền lực sự dữ, anh không làm sao thoát ra được:Anh bị gông cùm.

–         Anh làm mọi người sợ vì anh có khả năng gây đau khổ cho người khác, anh mang trong người quyền lực mà mọi người đều khiếp sợ, anh sẵn sàng hành hạ người khác kể cả uy hiếp mạng sống của họ. Anh trở nên hung hãn độc ác: Anh bị tha hóa.

–         Anh có một cuộc sống trong một cõi rất riêng, cõi ấy tập trung những băng đảng của thần ô uế, có luật lệ riêng của nó, có cách hành xử riêng của nó, có luật pháp riêng của nó, bất chấp luật pháp xã hội, bất chấp lương tâm, bất chấp nhân đạo, sẵn sàng bênh đỡ nhau để tồn tại, cộng tác với nhau để hoành hành, bao che nhau để phát triển:Anh thuộc về thế giới của sự dữ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

HÀNG GIÁO PHẨM LÀ AI VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ TRONG GIÁO HỘI?

LTCG (30.01.2012)

Hỏi: xin cha giải thích: 

I- Trách nhiệm và quyền hạn của Đức Thánh Cha, Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục chính tòa, Giám mục Phó và Giám mục phụ tá. 

II- Thế nào là những cuộc thăm viếng mục vu của các Giám mục?

 =======================================================

Trả lời:

I- Hàng Giáo Phẩm:

Nói đến Hàng Giáo Phẩm (Hierachy) trong Giáo Hội Công Giáo là nói đến vai trò và trách nhiệm của Đức Thánh Cha, các Hồng Y , các Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục và Phó tế trong Giáo Hội.

Có hai tiêu chuẩn để nhận rõ vai trò và trách nhiệm của Hàng Giáo Phẩm như sau:

1- Trước hết là  tiêu chuẩn chức thánh (Holy Orders) -Với tiêu chuẩn này,  Hàng Giáo Phẩm gồm có các Giám Mục, Linh mục và Phó Tế. Trong trật tự này, thì chức Giám Mục là chức thánh cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Ỏrthodox Churches) chức Phó Tế là chức thấp nhất. Các Hồng Y và chính Đức Thánh Cha cũng chỉ có chức Giám Mục mà thôi nhưng với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn mọi Giám mục khác. Giám mục, linh mục và Phó tế thuộc hàng giáo sĩ (clergy) nhưng chỉ có Giám mục và Linh mục thuộc hàng Tư Tế (sacerdos) để dâng Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharist) mà thôi (x.Lumen Gentium số 28). Đây là hàng Giáo Phẩm xét theo cấp độ chức thánh được lãnh nhận hợp pháp và thành sự ( validly and licitly ) trong Giáo Hội. Thành sự và hợp pháp có nghĩa là chỉ có Giám mục đã được chịu chức hợp pháp và thành sự mới có thể truyền chức hợp pháp và thành sự cho các phó tế, linh mục thuộc quyền mình và truyền chức Giám mục, linh mục hay phó cho người khác khi được yêu cầu. Nhưng muốn truyền chức Giám mục hợp pháp (licitly) cho ai thì phải có phép của Đức Thánh Cha chọn linh mục nào đó lên hàng Giám mục. Nếu không có phép hay ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng thì việc truyền chức là bất hợp pháp ( illicitly) mặc dù vẫn thành sự (validly). Trong trường hợp này, thì người truyền chức và người chịu chức đều tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết. (x. Giáo luật số1382) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Lá thư bạn đọc: Tâm thư mời đọc kinh Mân Côi

LTCG (30.01.2012)

Kính gởi Ban Biên Tập,

Đầu năm, cháu xin kính chúc toàn thể ban biên tập một năm mới bình an trong Thiên Chuá.  Và nhân dịp này, cháu cũng xin cảm ơn BBT đã đưa tin tức nhanh lẹ, nhờ vậy mà đọc giả khắp nơi biết được tình hình xảy ra trên quê hương Việt Nam.

Tết đến, lòng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm ngày Tết nơi quê nhà làm cháu không khỏi chạnh lòng nghĩ tới gia đình chú Đoàn văn Vươn, cũng như gia đình nhạc sĩ Việt Khang.  Băn khoăn tự hỏi: gia đình họ bây giờ ra sao?  Nhưng chắc rằng Tết con Rồng năm nay không phải là một cái Tết vui cho gia đình họ; và còn biết bao nhiêu gia đình khác đang lâm vào cảnh mất nhà mất đât, hoặc có người thân trong vòng lao lý chỉ vì tội “Yêu Nước”?

Là một đứa con lưu vong, cháu đau lòng lắm với những gì đang xảy ra trên quê Mẹ.  Mỗi người đáp lời sông núi tùy theo khả năng và điều kiện cho phép.  Có những nhà văn, nhạc sĩ dùng ngòi bút như là vũ khí.  Cháu chỉ là một tín hữu Công giáo nhỏ bé và tầm thường, thì xin nhận tràng hạt Mân Côi làm vũ khí.  Lịch sử Giáo Hội cũng đã nhiều lần chứng minh sức mạnh của việc lần hạt chung.

Cháu tin rằng đã có nhiều nhà thờ và các hội đoàn tổ chức lần hạt hàng ngày hay hàng tuần để cầu nguyện cho Việt Nam.  Nhưng rất tiếc là cháu không có ở gần những nơi đó để tham gia.  Trong khả năng hạn hẹp của mình, cháu cũng xin dâng kính Mẹ một chuổi Mân Côi vào mỗi ngày Thứ Bảy để cầu nguyện đặc biệt cho quê hương Việt Nam, và những người đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật.  Cháu ao ước có thể rủ được nhiều người cùng cầu nguyện chung.  Nếu việc này cũng phù hợp với ban biên tập, kính xin ban biên tập giúp phổ biến trên quí báo, để nếu ai muốn, cũng có thể dành 15 phút trong ngày thứ bảy, để lần hạt chung cầu nguyện cho nước Việt Nam.  Xem chi tiết…

TÊN LỪA ĐẢO

LTCG (30.01.2012)

Trong cuộc hành trình dương thế của chúng ta, có một kẻ ẩn mặt nguy hiểm mà ta cần để ý đến. Tên hắn là Satan (Lc 10:18). Satan có nghĩa là Tên Cám Dỗ. Một trong những thủ đoạn của hắn là lừa đảo. Vì thế, xin được gọi Satan là “Tên Lừa Đảo” để phân tích một số chiêu thức thâm độc của hắn.

Bạn thân mến, khi ý nghĩ viết xuống những “phát hiện” của mình đối với Satan, có một cảm giác giống như là mình đang tự đi vào một cuộc đối đầu với một thế lực hung dữ. Thế lực đó nằm ẩn khuất đâu đó trong bóng tối còn mình thì ở ngoài ánh sáng. Nó đang giận sôi lên giống như sư tử điên cuồng muốn cắn xé (thư 1 Phê-rô 5:8). Bạn có thể hỏi mình “Sợ không?” và mình trả lời ngay: “Sợ!” Nếu bạn hỏi tiếp “Sợ thì tại Sao vẫn viết?”, mình sẽ trả lời “Người chiến thắng luôn là Chúa, nên chọn Chúa là chọn phần thắng dù có thể sẽ phải Lao đao.” (Ga 16:33; Kh 12:7-10, 17:13-14)

Tên là “Lừa Đảo” thì việc hắn làm cũng là lừa đảo. Trước khi bàn về một số “chiêu thức” của Satan, mình xin được nói ngay rằng nếu bạn càng gần Chúa thì trong mắt Satan bạn càng nguy hiểm cho kế hoạch của hắn; và vì thế, hắn sẽ ‘đầu tư’ sức tấn công vào bạn nhiều hơn (Kh 12:17). Điều này dễ hiểu vì ánh sáng luôn là đe dọa đối với bóng tối. Ngoài Ra, những chiêu thức này được triển khai trước hết nơi cá nhân rồi từ đó LAN rộng Ra trên bình diện tập thể (gia đình, nhóm, giáo xứ, quốc gia,…) Bây giờ, mời bạn cùng vạch mặt Tên Lừa Đảo.

 

Chiêu thứ nhất: “ném đá giấu tay”. Đây là chiêu áp dụng thường xuyên của Satan. Điều hắn sợ ở đây là bị ta “phát hiện” Ra sự có mặt của hắn vì một khi bị phát hiện thì những kế hoạch công kích không phát huy được nhiều tác dụng nữa. Thỉnh thoảng vẫn có người đùa rằng “quỷ rất đẹp”. Kể Ra thì cũng có lý. Mình muốn thêm một câu đùa nữa là “quỷ rất khéo”. Điều tạo nên cái “khéo”ấy chính là chọn tấn công không lộ diện trực tiếp. Thông thường hắn luôn thích là “kẻ thứ ba” đứng đàng sau một hoàn cảnh. Để tạo nên một mâu thuẫn tinh vi, hắn khôn khéo chọn chiêu “núp bóng” sau lưng ta hay tha nhân để gây nhiễu khiến hai bên thấy“ngứa mắt” lẫn nhau mà quên đi Kẻ Xúi Dại (Satan) đứng đàng sau ‘thọc gậy bánh xe’. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

CUỘC TRÒ CHUYỆN ĐẦU NĂM VỚI CHÚA

LTCG (30.01.2012)

Một đêm, gần về sáng, tôi nằm mơ và thấy mình được gặp Thiên Chúa.

Chúa ân cần hỏi tôi: “Con có điều gì muốn hỏi Ta chăng ?”

Tôi đáp: “Con rất muốn được hỏi chuyện Ngài,

nhưng con không biết Ngài có thời gian không ạ ?”

Chúa mỉm cười: “Thời gian của Ta là vĩnh hằng, con muốn hỏi điều gì thì cứ hỏi đi !”

Tôi hỏi: “Ngài thấy điều kì quặc nhất của loài người là gì ạ ?”

Thiên Chúa trả lời:

 

“Ôi, con người các con ngược đời lắm,

thấy chán ngán với cuộc sống của một đứa con nít,

chỉ muốn nhanh chóng được làm người lớn,

nhưng đến khi già rồi lại hy vọng được trở lại tuổi thơ ấu.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

Sau Trận Đống Đa – Những Lỡ Làng Của Dân Tộc….

LTCG (29.01.2012)

Vì Sao Không Có Đống Đa?

Sau Trận Đống Đa – Những Lỡ Làng Của Dân Tộc….

* Quang Trung – qua nét vẽ của Vi Vi *  
Từ mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1789, cứ đến mùng năm Tết chúng ta đều nhớ đến chiến công Đống Đa của Quang Trung Hoàng đế vào mùa Xuân đó. Bài này không ra ngoại lệ. Nhưng nhìn từ một giác độ khác – về đến ngày nay.
Sau Đống Đa 1789 đúng 160 năm, một biến cố đã ảnh hưởng đến Việt Nam mà khá nhiều người Việt mình khi đó lại không biết: Cộng sản Trung Hoa chiến thắng và Mao Trạch Đông thành lập “Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc” vào tháng 10 năm 1949. Nhờ đó, Cộng sản Việt Nam mới có Điện Biên Phủ 1954, rồi hai thập niên chiến tranh “giải phóng” kết thúc năm 1975.

Từ đó, đất nước thống nhất dưới chế độ Cộng sản.

Một biến cố khác cũng có ảnh hưởng tương tự mà nhiều người Việt không để ý.
Đúng 200 năm sau trận Đống Đa, Liên bang Xô viết bắt đầu tan rã cùng sự sụp đổ của bức tường ô nhục tại Bá Linh năm 1989. Và Trung Quốc bị khủng hoảng nên mới có vụ thảm sát Thiên an môn năm đó. Những biến cố ấy trong thế giới Cộng sản dẫn đến hai hậu quả tại Việt Nam.
Vì ỷ thế Liên Xô sau “Đại thắng mùa Xuân 1975”, lãnh đạo Hà Nội đòi chơi cha chơi trèo, nên bị Bắc Kinh cho một bài học nảy lửa vào năm 1979. Năm đó là lần đầu tiên từ Đống Đa 1789 mà chiến tranh Hoa-Việt lại bùng nổ, và thực tế kéo dài đến 1988.
Mà khác với Đống Đa và mọi cuộc chiến Hoa-Việt khác trong lịch sử, không viên tướng nào của Trung Quốc phơi thây ngoài chiến địa, hoặc phải treo cổ tự ải! Nơi đây xin mở một ngoặc đơn… nhục nhã.
Từ thời Lê Hoàn – Lê Đại Hành Hoàng đế sau này – với chiến công bêu đầu Hầu Nhân Bảo của nhà Tống năm 981, ngần ấy lần Trung Quốc tấn công Việt Nam đều “dát vàng” sự nghiệp xâm lăng của họ với các chiến tướng “hy sinh vì tổ quốc”. Nôm na là chết giữa trận tiền, hoặc bị trấn nước, trôi sông, hay tự ải. Những Mộc Thạnh, Liễu Thăng thời Lê Lợi, đến Hứa Thế Hanh hay Ô Mã Nhi và Sầm Nghi Đống thời Quang Trung đều có trong chiến sử Việt Nam. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận

Jean-Francois Sabouret: ”Cộng sản Việt Nam buộc phải tự thay đổi nếu muốn tránh các cuộc đấu tranh của quần chúng”

LTCG (29.01.2012)

‘Trí thức chỉ có con đường dấn thân’ 

Một học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á cho BBC hay đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tự thay đổi nếu muốn tránh các cuộc đấu tranh của quần chúng.

Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 24/01/2012, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret cho rằng Đảng Cộng sản cần có một lộ trình rõ ràng, hàng năm, để chủ động chuyển đổi theo hướng trả lại quyền lực cho nhân dân.

Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á, Institut des Mondes Asiatiques tại Paris cũng cho rằng đảng đang đứng trước sự lựa chọn nghiêm trọng hoặc là tiếp tục đóng cửa, không lắng nghe trí thức và các tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hoặc cải cách toàn bộ để tránh sự đổ vỡ phức tạp, khó tránh khỏi.

Học giả người Pháp cũng lưu ý tới việc không riêng gì đảng cộng sản, mà theo quy luật chung, bất cứ ai “nắm quyền lực” quá lâu sẽ không tự giác “tự động” trao trả quyền lực cho nhân dân, điều được cho là một ngưỡng thách thức quan trọng đối với các lãnh đạo đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Bình luận về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội này, ông Sabouret cho rằng người trí thức “không có sự lựa chọn nào khác” ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.

Nói về tương lai của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, ông Sabouret đánh giá:

“Một cách chính thức mà nói, đảng không thể nắm quyền mãi mãi được. Có nghĩa là những người nắm quyền trên cả nước từ năm 1975, ngày nay là con cháu của họ, bạn bè và đồng minh của họ đang muốn tiếp tục quyền lực lãnh đạo trong một số thời gian nữa.

“Nhưng chúng ta biết rằng những người nắm chính quyền ở Liên Xô năm 1917 chỉ có thể giữ được quyền lực trong vòng 70 năm. Còn những người nắm quyền lực ở Việt Nam từ năm 1975 tới nay, có thể còn độ 20-30 năm năm nữa, tùy vào những diễn biến cụ thể. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận