Lưu trữ

Archive for Tháng Bảy, 2011

Quyền Lợi Quốc Gia, Công Bằng Quốc Tế

 

LTCG (31.07.2011)

1. Ứng Dụng Quyền Lợi Quốc Gia

Quyền lợi quốc gia đối chiếu với hai thuật ngữ “National Interest” [Anh ngữ] và “Raison d’État” [Pháp ngữ].  Vậy quyền lợi quốc gia gồm những quan tâm và tham vọng, những chủ trương và chỉ đạo về mặt quyền lực quân sự, kinh tế, văn hoá mà một quốc gia đôn đốc thành lợi ích cốt lõi, thành quốc sách hay định hướng căn bản.

Về mặt quốc sự, quyền lợi quốc gia thường có những thuật ngữ bổ túc, liên đới, như quyền tự quyết, quyền bá chủ, an ninh quốc gia, bí mật quốc gia, bí mật quân sự, v.v.

Về mặt quốc gia sinh tồn, quyền lợi quốc gia thường phát xuất từ các nhu cầu phúc lợi, thịnh vượng, phát triển kinh tế, sáng tạo kỹ thuật, lãnh đạo tài chính, hiệp thương, v.v.

Về mặt văn hoá, quyền lợi quốc gia bao gồm những truyền thống tư tưởng, ý thức hệ chỉ đạo; những tập tục, tín ngưỡng làm mạch sống tinh thần của dân tộc hay của nhóm người lãnh đạo quốc gia.

Quyền lợi quốc gia, về mặt quốc tế công pháp, thường bầy tỏ sắc thái chính trị thực tế [real politics], đôn đốc quyền lực trong mọi giao dịch đối ngoại, nhất là khi có đối tác rõ rệt.

Vậy trên thực tế, quyền lợi quốc gia muôn mặt, vô cùng đa dạng.

Xem chi tiết…

Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam đánh bại Trung Quốc

LTCG (31.07.2011)

Việt Nam không đơn độc trong điều kiện cuộc tranh cãi lãnh thổ với Trung Quốc đang trở nên quyết liệt. Trong thời gian sắp đến các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đến biển Nam-Trung Quốc. Đó là nói đến các khu trục hạm URO (phòng thủ tên lửa có điều khiển).Nhưng đó chưa phải là tất cả: vào cuối tháng sáu từ Deli có thông tin rằng Hải quân Ấn Độ dự định đóng quân tại biển Nam-Trung Quốc nghiêm túc và lâu dài.

Phía Ấn Độ dự kiến xác lập sự hiện diện quân sự  thường xuyên của mình tại đó.Theo nguồn tin chính thức của chính phủ Ấn Độ, với việc thực hiện nhiệm vụ này hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò rõ rệt hơn tại khu vực Đông-Nam Á, nơi có các hải lộ chiến lược  đi qua”..Bằng cách đó Ấn Độ như một trong những đối thủ chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực, muốn ngăn cản các kế hoạch của đất nước Thiên tử mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình vươn xa hơn nữa. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

RFI: Người dân Hà Nội tạm ngưng biểu tình phản đối Trung Quốc

LTCG (31.07.2011)

Khu vực sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, sáng 31/01/2011 (ảnh: anhbasam.wordpress.com)

Khu vực sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, sáng 31/01/2011 (ảnh: anhbasam.wordpress.com)

Hôm nay, 31/07/2011, là chủ nhật đầu tiên kể từ tám tuần qua, người dân Hà Nội không xuống đường phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau tám tuần lễ biểu tình liên tiếp, các nhân sĩ trí thức đã từng kêu gọi tham gia biểu tình, nay đề nghị tạm nghỉ chủ nhật này. Bên cạnh đó, trận bão số 3, tức bão Nock-ten, gây mưa lớn tại Hà Nội cũng là một nguyên nhân.

Trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nơi vẫn thường tường thuật trực tiếp các cuộc xuống đường, viết : «Cuộc biểu tình yêu nước và tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc diễn ra sáng chủ nhật 24/7 đã thành công. Để mọi người (trong đó có các lực lượng an ninh) cùng được nghỉ ngơi, thư giãn, chủ nhật tuần này (31/07), các nhân sĩ trí thức không tham gia biểu tình (trừ trường hợp Trung Quốc tiếp tục gây hấn)».

Thông báo còn mời những người dân đã tham gia các cuộc xuống đường trước đây cùng đến gặp gỡ tại một quán cà phê ở Hà Nội.

Cuộc biểu tình vào chủ nhật tuần trước tại Hà Nội đã thu hút ít nhất 300 người tham gia, và diễn ra một cách êm thấm. Trước đó, cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc ngày 17/07 đã bị đàn áp khá thô bạo. Hình ảnh một người biểu tình bị một nhân viên công an mặc thường phục đạp vào mặt trong lúc đang bị bốn công an khiêng lên xe buýt, đã gây phẫn nộ trong cộng đồng. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến số người biểu tình ngày 24/07 đông hơn hẳn, và chính quyền đã có nới tay hơn. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Sử học & học sử

LTCG (31.07.2011)

 

vchai-o-taytang2Sử học cũng cần có một chính sách “cởi trói” như văn học dưới thời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Khởi sự cho chính sách này, trước hết chính phủ cần phải đuổi việc những ông quan vô trách nhiệm, vô cảm như ông Bộ trưởng Giáo dục khi thớ lợ tuyên bố việc hàng nghìn thí sinh bị điểm 0 môn sử là chuyện bình thường- Nhà văn Văn Cầm Hải từ Mỹ gửi cho Trương Duy Nhất bài viết này.

          Nhân đọc bài Điểm Thi Môn Sử Thấp Không Ngờ trên báo Tuổi Trẻ, tôi không bất ngờ về thực trạng có trên 90% bài thi môn sử dưới điểm mức trung bình trong kỳ thi tuyển đại học năm nay. Người ta lý giải rằng, vì môn sử khó học do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian hoặc khi không công bố là môn thi tốt nghiệp thì việc học lẫn dạy bị xem nhẹ. Theo tôi, điều này chỉ đúng một phần.

          Nhớ lại thời kỳ học sinh, dù là người yêu thích các môn học khoa học xã hội, nhưng tôi cũng ngán học môn sử bởi cách thức học và dạy thô cứng. Sử học, như muôn đời qui luật hấp dẫn của nó là luôn chứa đựng sự bí ẩn để nó không ngừng được khám và đồng hành cùng thời đại. Tuy nhiên, môn sử mà tôi học dường như chẳng có gì mới, chẳng có gì gọi khám phá vì tất cả đều có sẵn một công thức: ta thắng địch thua. Trong lớp học không có sự phản biện, nhất loạt đều nói và nghe một chiều nhàm chán. Phản biện ư? Không khéo lại bị quy chụp là phản động hoặc bôi nhọ dân tộc, nghi ngờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Có lần, tôi hỏi một thầy giáo dạy sử, tại sao ta luôn thắng mà cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ phải kéo dài đến mấy mươi năm máu lửa? Sao các lãnh tụ của ta, cũng là người như bao nhiêu lãnh tụ có sai có đúng trên thế giới, nhưng luôn luôn sáng suốt, không bao giờ mắc sai lầm? Không lẽ, lãnh đạo của ta là các bậc thánh? Chúng ta học sử để thấu hiểu những thăng trầm của dân tộc, lĩnh hội những kinh nghiệm bao hàm cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại. Thầy nghiêm giọng bảo tôi đừng lặp lại câu hỏi đó, nếu không cả thầy lẫn trò đều có nguy cơ rời trường ra đường! Học sử, dạy sử mà sợ sự thật lịch sử đến như vậy, thử hỏi làm sao học sinh và giáo viên có được niềm đam mê đích thực với một trong những môn học quan trọng nhất của nhân loại. Xem chi tiết…

Tại sao Công an Việt nam thoái hóa đạo đức như thế?

LTCG (31.07.2011)

Tôi đọc bài của Nguyễn đức Nhanh, tôi thấy có rất nhiều tránh né với sự thật. Sống ở Úc 36 năm, CS Úc cũng có bạo hành với người dân chứ không phải là không có, nhưng những trường hợp này rất đơn lẽ (isolated cases) chứ không phổ quát như CA VN.

Từ chổ này, tôi nghiệm ra lý do có sự tàn nhẫn với người dân VN như thế. Em của tôi (tôi thứ 13 trong gia đình, em tôi thứ 15) là Cảnh sát của tiểu Bang Victoria hơn 20 năm nên tôi biết nhiều về cách “giáo dục” cảnh sát của Úc. Nếu như tôi có trách nhiệm, tôi sẽ đưa hệ thống giáo dục của CS Úc vào Vn để huấn luyện CS VN hậu Cộng sản.

Như chúng ta đã biết 99.99% người Mỹ rất hiền lành, tôn trọng nhân quyền, điều này đúng với tất cả lính Mỹ từng tham chiến tại VN (đó là lý do tại sao dân miền Nam (cho dù có bao nhiêu nhồi sọ của ĐCS vẫn yêu thương người lính Mỹ, mỗi lần vào thăm hữu nghị VN, lính HQ Mỹ đều có những kỹ niệm rất đẹp).

Tuy nhiên, cả nửa triệu người thì có thể có 1 hay vài người tâm thần trong đó, khi có trong tay vũ khí tiêu diệt và bị tâm thần, đó là 2 thành phần của một thảm họa, William Calley là một (tàn sát Mỹ Lai) trường hợp đến với suy nghĩ của tôi. Ngoài trường hợp này ra, hơn nửa triệu lính Mỹ ở VN đều là 99.99% là những người tốt, thật sự rất tốt (nhiều, rất nhiều người miền Nam sẽ đồng ý với tôi điều này).

Công An VN, có lẽ có từ hồi HCM, Việt Minh, quen thói dùng bạo lực để thủ tiêu, đàn áp người dân và dùng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của họ. Đánh đập có vẻ là chuyện nhỏ đối với họ (CS Úc, không bao giờ đụng tay tới người dân (never lay a finger on the people) chứ đừng nói đánh đập). Đôi khi, cảnh sát Úc cũng vi phạm (Police Brutality cases) và tất cả, không trừ một trường hợp nào, đều phải điều tra và nếu vi phạm là phải truy tố, Khi bị kết án thì phải đi tù, nhưng họ được ở tù riêng vì sợ trả thù trong tù. Xem chi tiết…

Tuyên bố của Khối 8406 về hiện tình Đất nước hiện nay.

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

====================

Tuyên bố về hiện tình Đất nước.

  •   Kính gửi:
  1. ‒ Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
  2. ‒ Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tự do.

Ngày 25-06-2011, Thứ trưởng ngoại giao Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Xuân Sơn sang Trung Quốc (TQ) không những để gặp người tương nhiệm là Thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân, mà còn để gặp Đới Bỉnh Quốc, Trưởng ban Đối ngoại đảng Cộng sản TQ, nhân vật có quyền lực cao nhất trong ngành ngoại giao của Bắc Kinh. Tân Hoa Xã sau đó cho biết nội dung “đàm phán song phương” ấy gồm các điểm: a- Đồng thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giữa VN và TQ để giải quyết những tranh chấp trên Biển giữa hai quốc gia, không cho nước ngoài can thiệp; b- Đồng tuyên bố Hoàng Sa-Trường Sa và các vùng biển vây quanh thuộc chủ quyền TQ, như TQ đã luôn khẳng định và Công hàm 1958 của VN từng thừa nhận; c- Đồng hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình phẩm hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước. Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 30.07.2011 – Những sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam trong tuần

LTCG (31.07.2011)

* Bản tin video ngày 30.07.2011

Gia đình những nạn nhân tai nạn tàu cao tốc ở Trung Quốc bày tỏ sự bất bình

=================

* Những sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam trong tuần

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Blogger Người Buôn Gió: Tòa án tối cao

LTCG (31.07.2011)

Tòa án tối cao nằm trên đường Lý Thường Kiệt, cách khách sạn Melia chừng 200 mét về hướng phía Tây. Trước mặt tòa án tối cáo là một khoảng đường rộng tạo nên bởi sự giao nhau của 6 ngả đường. Nằm trên điểm giao cắt của phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bông Thợ Nhuộm, Dã Tượng, Hỏa Lò.

Một điểm đỗ xe buýt gần khách sạn MeLia, đi xuôi theo con đường là đến tòa án tối cao

Tòa án Hà Nội nằm đối diện với Sở Công An thành phố Hà Nội qua con phố Dã Tượng ngắn ngủi, về phong thủy người ta rất kỵ con đường đâm thẳng vào nhà. Có lẽ vì thế các đời giám đốc công an TP Hà Nội đều đến chức đó là chấm dứt quan lộ, thậm chí có vì như Phạm Tâm Long đang thênh thang thì thình lình con trai là đại úy Phạm Xuân Liêm bị bắt tù vì tội buôn lậu, làm đứt đoạn con đường của ông Liêm. Xem chi tiết…

PHÚC THẨM ĐỪNG VÔ PHÚC

 

LTCG (31.07.2011)

Bức thư cảm ơn của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từ trong tù cảm ơn đồng bào của mình trước ngày xử phúc thẩm đã củng cố lòng tin của tất cả những người đã đặt niềm tin vào anh.

Đòn xử tù nặng với TS Hà Vũ là đòn thù của những những “con sâu bự” đầy quyền lực với người đã vạch tội họ trước bàn dân thiên hạ. Nhưng trong những phút nghiêm trọng nặng trĩu oan khiên TS Hà Vũ vẫn không nhìn vụ việc của mình dưới con mắt cá nhân thường tình ấy. Hà Vũ hiểu đây là mâu thuẫn giữa một quyền lực “cố tình cưỡng lại việc thực hiện một Nhà nước Việt Nam pháp quyền”và một bên là“ tất cả những tiếng nói đòi xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền”.

Rất chính xác. Một nét đặc trưng của lý thuyết Mác xít về xã hội là tuy chăm chú vào những khát vọng nhưng nghĩ ra những giải pháp rất cảm tính mà gần như quên đi những quy luật phổ quát, trong đó quy luật lớn nhất là xã hội loài người phải tiến vào quỹ đạo “Dân chủ và pháp trị”, đó là con đường duy nhất có thể đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho Nhân dân.

Còn truyền tụng mãi câu chuyện giữa Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và Thủ tướng Phạm Văn Đồng : luật sư nhắc Thủ tướng về việc xây dựng bộ luật và nền pháp trị, Thủ tướng bảo “luật mà làm gì , để luật nó trói tay mình vào à?” Gốc rễ sâu xa của chủ nghĩa Cộng sản là không thích Luật, không cần Luật.Sau này cần hoà nhập trở về với thế giới thì mới thích nghi thôi. Xem chi tiết…

Thư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ cảm ơn đồng bào trước ngày xử phúc thẩm

LTCG (31.07.2011)

Kính gửi Quý Báo,

Kính mong Quý Báo cho đăng Thư cảm ơn của TS Cù Huy Hà Vũ gửi tới đồng bào trước ngày xét xử phúc thẩm.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo

Cù Thị Xuân Bích

____________________________

THƯ CẢM ƠN ĐỒNG BÀO TRƯỚC NGÀY XỬ PHÚC THẨM

CỦA TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ

Kính thưa đồng bào,

Đây là thư của Cù Huy Hà Vũ, một người con của đồng bào, nhờ vợ là Nguyễn Thị Dương Hà viết lại để gửi tới toàn thể đồng bào trước ngày bị đem xử phúc thẩm.

Kính thưa đồng bào,

Cuộc bắt bớ xấu xa dựa trên cái cớ là hai bao cao su đã qua sử dụng, tiếp đến cái gọi là phiên tòa ngày 4 tháng 4 năm 2011 vội vàng, hấp tấp, đã không dám trưng ra các chứng cứ phạm tội cũng chẳng dám tranh tụng với các luật sư, tiếp đó là vội vã tuyên án … những chi tiết đó, đồng bào đều biết cả.

Vì đồng bào biết rõ bản chất của vụ án Cù Huy Hà Vũ, nên đồng bào đã ký Kiến nghị đòi trả tự do cho Hà Vũ, đứa con của đồng bào. Hà Vũ xin nhờ Dương Hà chuyển thật nhanh tới đồng bào lời cám ơn vô vàn chân thành.

Nhưng thưa đồng bào, lòng biết ơn này của Hà Vũ không chỉ để đền đáp nguyên một việc đồng bào đã tìm cách cứu người con mắc nạn của mình. Lá thư cám ơn này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Đứa con của đồng bào xin được phép nhân dịp gửi lá thư cám ơn này được nói đôi lời phân tích cùng đồng bào về một điều duy nhất cần nhắc đến trong vụ án Cù Huy Hà Vũ. Xem chi tiết…

Tòa án và Viện kiểm sát vẫn chưa cung cấp cho tiến sĩ Vũ bằng chứng kết tội ông

 

LTCG (31.07.2011) – Sài Gòn – Vào lúc 10:33 tối ngày 30.07.2011, Thomas Việt, VRNs, có cuộc phỏng vấn với luật sư Vương Thị Thanh, một trong bốn luật sư tham gia bào chữa cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên phúc thẩm sẽ diễn ra ngày 02.08.2011.

Qua cuộc phỏng vấn này luật sư Vương Thị Thanh cho biết đã yêu cầu nhưng Tòa án và Viện kiệm sát Hà Nội vẫn chưa cung cấp bằng chứng buộc tội tiến sĩ Vũ là 10 đầu tài liệu cho tiến sĩ Vũ.

Mời quý vị cùng lắng nghe cuộc trao đổi này.

Nguồn: VRNs

VRNs phỏng vấn Ls. Dương Hà: Trước phiên tòa, chồng tôi có tinh thần vững vàng

LTCG (31.07.2011) – Sài Gòn – Vào lúc 9:53 tối ngày 30.07.2011, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Bà Dương Hà cho biết bà và 13 thành viên trong gia đình vẫn chưa nhận được giấy mời tham dự phiên tòa phúc thẩm ngày 2.8.2011 tới.

Từ ngày 4.4.2011 đến nay bà chỉ được gặp tiến sĩ có một lần, thật sự bà rất lo lắng về sức khỏe của tiến sĩ Vũ và phiên tòa phúc thẩm tới. Khi được hỏi nếu tiến sĩ Vũ bị y án như trước thì bà cho biết sẽ kháng án lên Giám đốc thẩm.

Ở phiên tòa sắp tới, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ mời năm luật sư bào chữa cho mình, nhưng tòa phúc thẩm chỉ cấp cho 4 người là Ls Triễn, Ls Hải, Ls Thanh và Ls Quốc, riêng Ls Dương Hà vẫn không được cấp giấy chứng nhận bào chữa.

Mời quý vị lắng nghe cuộc phỏng vấn này.

Nguồn: VRNs

[Audio + Video] Thánh Lễ Thắp Nến cầu nguyện tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Giáo xứ Thái Hà

LTCG (31.07.2011)

Thánh Lễ Thắp Nến cầu nguyện tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Giáo xứ Thái Hà

Bài Giảng của Cha Bề Trên Matthêu Vũ Khởi Phụng trong Thánh lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Đất Mẹ, Cho Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và Cho Anh Cù Huy Hà Vũ

Video: Đoàn Rước  từ trong Đền Thánh tiến ra trước Đài Đức Mẹ Nữ Vương Công Lý  Cầu Nguyện

Nguồn: Giáo xứ Thái Hà

======================

Thái Hà thắp nến cầu nguyện

VRNs (31.07.2011) – Như VRNs đã đưa tin, vào lúc 19g00 ngày 30/07/2011 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội đã diễn ra Thánh lễ và nghi thức thắp nến cầu nguyện cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cầu nguyện cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sắp bị xét xử ngày 2/8/2011 tại Hà Nội, cầu nguyện cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý mới bị bắt giam trong lúc đang mang trọng bệnh,…

Có khoảng 10 linh mục DCCT đồng tế thánh lễ này. Chủ tế và giảng là linh mục Bề trên DCCT Hà Nội, Mátthêu Vũ Khởi Phụng. Rất đông anh chị em đến tham dự thánh lễ, đặc biệt có sự hiện diện của luật sư Giuse Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn,…

Trong bài giảng, linh mục Vũ Khởi Phụng dựa trên câu chuyện trong bài Tin Mừng của Thánh lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm A kể lại sự can đảm của Gioan Tẩy giả. Khi nhìn thấy những bất công và bất nhân xung quanh mình, Gioan đã can đảm lên tiếng, và cuối cùng ông bị chém đầu… Xem chi tiết…

CUỘC DI DÂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC VỊ CHA GIÀ (KỲ 3)

 

LTCG (31.07.2011)

III. CÔNG LAO CỦA CÁC VỊ CHA GIÀ

Cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 đã đưa vào Miền Nam gần một triệu đồng bào miền Bắc. Trong số này, có khoảng 200 ngàn quân nhân, công chức và dân các thành thị, đã cung cấp nhiều người có tài năng, học thức, đóng góp xuất sắc trên các lãnh vực: chính trị, hành chánh, an ninh, quân sự, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật, v. v.. Nhưng thành phần ưu tú này không phải là đối tượng của bài này. Ở đây chúng tôi chỉ nói tới khối đa số đồng bào di cư thuộc thành phần thợ thuyền và nông dân Công giáo. Họ là những người bình dân, là nông dân chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng, nay vì nạn Cộng Sản mà phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy vào Miền Nam xa xôi, tương lai không biết sẽ ra sao. Họ mới là thành phần cần có người lãnh đạo, hướng dẫn trong cuộc sống mới. Người hướng dẫn, lãnh đạo họ chính là các vị linh mục được sai tới.

Trong tình hình rối loan lúc đó, mỗi người, mỗi gia đình trốn thoát Cộng Sản một cách khác nhau. Chỉ có rất ít trường hợp vị linh mục ra đi cùng giáo dân, đa số là những cuộc vượt thoát cá nhân, không có tổ chức. Gia đình chúng tôi trốn khỏi làng bằng 3 đợt khác nhau. Cuối cùng chúng tôi được gặp lại nhau tại trường trung học Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn Hà Nội, trước khi được tổ chức đi máy bay Dakota vào Sài Gòn. Không biết vị linh mục chính xứ của chúng tôi ra đi cách nào, chỉ biết chắc là ông đã phải bí mật vượt thoát, bởi khi Cộng Sản về làng, chúng tôi còn thấy ông mặc bộ quần áo màu nâu, hằng ngày cuốc đất ngoài vườn, mặt lúc nào cũng đăm chiêu lo lắng. Cảnh ông linh mục cuốc đất chúng tôi chưa từng thấy xẩy ra trước đó.

Lúc ban đầu, hàng trăm linh mục di cư thuộc 10 giáo phận miền Bắc và Bắc Trung phần sống tập trung với nhau tại những địa điểm riêng của từng giáo phận di cư. Đến khi các trại đinh cư được thành lập, các linh mục lần lượt được giáo quyền gửi đi theo với giáo dân. Đồng bào Công giáo chiếm tới 80% tổng số dân di cư và đa số họ là những nông dân, một số ít là ngư phủ, cho nên hầu hết các trại định cư cũng trờ thành các xứ đạo, họ có khuynh hướng chọn làm nghề cũ và ở rất nhiều nơi, những người đồng hương lại tìm về với nhau. Do đó mà có các địa danh như Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Tân Hà, Bắc Hà, Lạng Sơn, Bùi Chu, Tân Bùi, Bùi Môn, Phát Diệm, Tân Phát, Bùi Phát, Thanh Hóa, Tân Thanh, Tân Sa Châu, Kẻ Sặt, Xã Đoài, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, Bạch Lâm, Ngọc Đồng, v.v. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam: Sự thay đổi thái độ của người Việt Nam (nhất là giới trí thức) đối với các chiến sĩ VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974

LTCG (30.07.2011)

Ký giả Phạm Trần

* Phần 1:

=====================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Người Việt Online TV: Tang lễ cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ tổ chức tại Malaysia – VOA: Tin Thế Giới 29.07.2011

LTCG (30.07.2011)

* Người Việt Online TV: Tang lễ cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ tổ chức tại Malaysia

Đám tang cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, hôm Thứ Sáu với sự hiện diện của khoảng 50 người thân trong gia đình và bạn hữu của ông, bay từ Mỹ và Việt Nam sang tham dự. 
Tang lễ kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ, với đầy đủ nghi thức tôn giáo. Quan tài của ông Kỳ được người nhà phủ cờ VNCH, Malaysia và Hoa Kỳ.
Sau đó, thi hài của ông được hỏa táng. 
Hãng thông tấn AP trích lời cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái của ông Kỳ, cho biết tro cốt của ông sẽ được đưa về Mỹ ngày Thứ Hai để bà con thân thuộc và bạn hữu đến viếng.

=========================

* VOA: Tin Thế Giới 29.07.2011

Người Ai Cập đổ dồn về quảng trường Tahrir để đòi cải cách mạnh dạn hơn.
Người Somalia tiếp tục chạy sang Kenya để tránh nạn hạn hán.
3 người chết, 30 người bị thương sau khi cảnh sát Argentina xô xát với người đi chiếm đất.
Tang lễ đầu tiên cho nạn nhân vụ thảm sát Na Uy.
Lực lượng gìn giữ hòa bình tiến vào Abyei, vùng đất có tranh chấp giữa Nam Bắc Sudan.
200 con két tịch thu từ bọn đánh bắt lậu đã được thả trở lại nơi hoang dã.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

CHÍNH QUYỀN TỈNH LÂM ĐỒNG BÊ VẠN LÝ TRƯỚNG THÀNH VÀ QUÂN TẦN THỦY HOÀNG VỀ ĐÀ LẠT ĐỂ CHƠI ?

CÓ AI XUÔI VẠN LÝ… 

Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành 
Bất đáo trường thành phi hảo hán…

Giữa Việt Nam bỗng mọc lên vạn lý trường thành
Những chú lính Tần đứng trông coi đất đai tiên tổ
Áo giáp, giáo cung, mũ mão
Mắt trừng như thể nuốt ngưu.

Có ai xuôi vạn lý trường thành
Bóng dáng xâm lăng soi bóng nước hồ Than Thở
Hoa mimosa dưới nắng trời vẫn nở
Du khách tươi cười làm hảo hán giữa cao nguyên. 

Vạn lý trường thành 
Vạn lý trường thành
Việt Nam bây giờ cũng có
Đà Lạt mờ sương ẩn hiện
Những cung đường uốn lượn
đâm vào lòng đất mẹ
móng vuốt kẻ thù hiểm thâm.

Có ai xuôi vạn lý
Ngước nhìn mây trời nước Việt bao la…
Lao xao dân Nam mặc áo hoàn châu
hý hửng chờ đến lượt trèo lên đỉnh vạn lý trường thành
mọc trên mình tổ quốc
không cần đến Bắc Kinh vẫn làm hảo hán
hít thở không khí vua Tần giữa đất tổ quê cha. 

Vạn lý trường thành 
Vạn lý trường thành
Cửa ải xa cửa ải xa…
Ai dựng nên ai khắc tạc?
Ngăn đôi mắt nhìn sâu vào lòng tổ quốc
Nối liền “núi sông” với kẻ bạo quyền. 

Vạn lý trường thành
Vạn lý trường thành
khu vui chơi vùng sơn cước
mỗi ngày một chút
quen dần …
Có ai xuôi vạn lý?

30.7.2011
Lê Thị Thanh Tâm.

=========================================

ĐÀ LẠT: XÂY “VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH” TRONG KHU DU LỊCH?

 Tác giả: Trần Trung Sơn
Liệu có phải đây là “hội chứng” do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta “a dua” một cách mù quáng không… Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng “nhiễm bệnh” như thế? 
“Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt”?
Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm “điểm nhấn”(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa. Xem chi tiết…

Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà ký kiến nghị Tòa án Tối cao cho tới dự phiên tòa phúc thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

 

LTCG (30.07.2011)

Một bản kiến nghị Tòa án Nhân dân Tối cao cho phép nhân dân được tham dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ vừa được công bố trên mạng, đề ngày 25/7/2011.

Bên cạnh chữ ký của một số vị trí thức tên tuổi như Nhà giáo Phạm Toàn, Gs. Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Võ Thị Hảo, Trần Nhương, Đạo diễn Trần Văn Thủy … còn có chữ ký của linh mục Vũ Khởi Phụng – bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Phượng – chính xứ Thái Hà.

Nội dung Kiến nghị nêu rõ: “Chúng tôi không phải là những người tham gia phiên tòa, mà chỉ là những người tham dự phiên tòa nên không cần giấy triệu tập hay giấy mời của Tòa án. Chúng tôi chỉ mong muốn thực hiện quyền tham dự phiên tòa của công dân để giám sát hoạt động xét xử và thông qua đây cũng để được giáo dục thêm về pháp luật”; và đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao: “không sử dụng lực lượng chức năng quá quy định, nhằm dùng lực lượng này vây bọc nhiều lớp xung quanh Tòa án, cản trở quyền tham dự của nhân dân, thậm chí bắt bớ nhân dân đến tham dự trái pháp luật. Đó là những hành vi đối phó vi Hiến, vi phạm nguyên tắc công khai xét xử của Tòa án, ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan pháp luật Việt Nam trước nhân dân Việt Nam và công luận quốc tế, trái với luật pháp dân chủ của nước ta.”

Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 29.07.2011

LTCG (30.07.2011)

* Bản tin video sáng ngày 29.07.2011

===================

* Bản tin video tối ngày 29.07.2011

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Xét xử công khai vụ án Cù Huy Hà Vũ là khẳng định tính chính danh của Nhà nước

 

LTCG (30.07.2011)

Phiên tòa hình sự phúc thẩm vụ án “Cù Huy Hà Vũ tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” do Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử được thông báo ngày xét xử là 2/8/2011 tại Hà Nội.

Ở một đất nước mà Đảng là người độc quyền lãnh đạo Nhà nước như Việt Nam thì “vụ án Cù Huy Hà Vũ” không thể nói rằng đây không phải là ý chí chỉ đạo của Đảng và cũng không thể nói rằng Đảng không chịu trách nhiệm về kết quả của vụ án này.

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng” và tất nhiên suy ra Nhà nước cũng như vậy tức: “Một Nhà nước mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Nhà nước hỏng”.

Tất cả các chứng cứ của “vụ án Cù Huy Hà Vũ” là mười (10) bài viết, trả lời phỏng vấn trong đó có tám (08) bài đã được phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức nên có thể khẳng định 08 bài viết, trả lời phỏng vấn này nội dung không có gì gọi là bí mật quốc gia hoặc nếu có thì cũng không còn gì là bí mật nữa mà phải giữ. Trong tám (08) thì có một (01) bài là của tác giả Nguyễn Thanh Ty, không liên quan đến trách nhiệm của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Nếu có chăng là còn hai (02) bài viết là bài “Dự án đường sắt cao tốc là một dự án tham nhũng” và bài “Bàn về Đảng cầm quyền”. Đây là hai (02) bài viết do tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ làm ra còn lưu trong máy tính ở nhà riêng nhưng chưa phổ biến, lưu hành và nó chỉ được phổ biến bởi chính các cơ quan tiến hành tố tụng sau khi khởi tố vụ án. Như vậy, mười bài (10) viết, trả lời phỏng vấn đó Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội sử dụng làm chứng cứ trong vụ án đã không còn gì là bí mật đối với người biết đọc hoặc biết nghe. Nếu vụ án không được xét xử công khai vẫn cần phải giữ bí mật thì chính là giữ bí mật về hành vi xét xử trái pháp luật của cơ quan xét xử và những người lãnh đạo chịu trách nhiệm về vụ án với nhân dân mà thôi. Xem chi tiết…