Lưu trữ

Archive for 27.07.2011

RFA: Tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí

LTCG (27.07.2011)

Trong tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông thì một tấm bản đồ càng có niên đại cũ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
hannom.orgẢnh 3

Giáo sư Ngô Đức Thọ là người phát hiện ra tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí được in ra vào thế kỷ 16 với nhiều bằng chứng mạnh mẽ có thể chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Thọ để tìm hiểu thên về vấn đề này.

Nguồn gốc

Mặc Lâm : Thưa, xin Giáo Sư vui lòng cho biết ông đã phát hiện An Nam Đồ Chí trong trường họp nào?
GS Ngô Đức Thọ : Dứt khoát không phải là tôi đi nghiên cứu để tìm một cái bản đồ về Hoàng Sa – Trường Sa, mà nói đúng hơn là tôi chú ý đến các bản đồ của Việt Nam nói chung. Đây là tôi nói những bản đồ cổ Hán Nôm, chứ còn bản đồ của Tây thì tôi biết là có cụ Nguyễn Đình Đầu, rồi bên Tổng hợp coi như có Nguyễn Quang Ngọc, nhưng tôi thì tương đối nắm được nguồn tư liệu bản đồ cổ, nhất là bản đồ cổ của Việt Nam.  Xem chi tiết…

Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

LTCG (27.07.2011)

Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấytài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển NamTrung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủquyền của Trung Quốc.

Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sửđã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn “Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ”do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Mintrong bài “Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tạiđại dương như sau: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộcTrung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống “thảng hoặctriều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ IIIvà thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy môcủa Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từthế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoànthám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc giaduyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyếnhải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khaiphá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban)thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phánnhững cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinhtế quốc gia.

Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiệnlịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt “HánVũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận ChâuNhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏiđảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn LýTrường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí làcó thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc,nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đờinhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

 

 Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) củaThích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời KhangHy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong,thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa của Đại Việt.

Xem chi tiết…

[Video] VOA: Tin Thế Giới 25&26.07.2011

LTCG (27.07.2011)

* Tin Thế Giới 25.07.2011

Dân chúng Na Uy dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát.
Tân Đại sứ Mỹ tại Afghanistan nhậm chức ở Kabul.
Úc và Malaysia đạt thỏa thuận cho phép 4.000 người Malaysia tị nạn ở Úc.
Phụ nữ đầu tiên tranh cử vào chức vụ tổng thống Ai Cập.
Venezuela: Tổng thống Chavez tuyên bố sẽ tái tranh cử vào năm 2012.
“Tây balô” du lịch tìm được chỗ ở giá rẻ trong các khu vườn riêng của Anh.

===================

* Tin Thế Giới 26.07.2011

Philippines: cơn bão dữ dội tràn qua các đảo khiến nhiều người mất tích và e đã thiệt mạng.
Somalia: Chương trình Lương thực Thế giới bắt đầu không vận lương thực cứu đói.
Tổng thống Karzai nói Afghanistan, chứ không phải Mỹ, sẽ xác định vai trò lâu dài của Mỹ ở nước này.
Đoàn xe Nam Triều Tiên chở lương thực cứu trợ cho miền bắc lần đầu tiên kể từ vụ miền Bắc tấn công 1 tàu của miền nam hồi năm ngoái.
Hơn 150.000 người Na Uy tập trung tại Oslo để tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát.
Cộng hòa Séc: Ban nhạc tạm đóng đô ở sở thú Prague để quyên tiền giúp bảo vệ các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

Trước Hào Khí Thăng Long: Cảm nghĩ về vận nước

LTCG (27.07.2011)

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, ngày 24/7/2011

Hình: ASSOCIATED PRESS
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, ngày 24/7/2011

Truyền thống yêu nước – giành lại nền độc lập khi bị mất, giữ vững nền độc lập khi đã dành được – là vốn tinh thần quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Nhờ truyền thống yêu nước vô cùng sâu đậm, dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển không ngừng.

Ông cha ta đã làm được như vậy.

Tám chủ nhật qua, hào khí Thăng Long sống lại trong lòng thủ đô Hà Nội trong những cuộc xuống đường đều đặn, ngày càng sôi nổi.

Đây là những cuộc đấu tranh gay gắt giữa chính nghĩa ôn hòa của nhân dân, của dân tộc với bạo lực mù quáng thân nước ngoài bành trướng..

Bản chất phi nhân, phi dân tộc biểu hiện rõ trong những bức ảnh và những đoạn phim tên Đại úy công an Minh đi giày 4 lần đạp vào mặt chiến sỹ yêu nước – cựu chiến binh Nguyễn Chí Đức – cạnh đó là viên Trung tá công an Canh, phó chỉ huy đồn công an quận Hoàn Kiếm, đôn đốc 4 tên «công an – ác ôn» khác ra tay kéo chân và tay của anh Đức. Lập tức các chiến sỹ yêu nước sáng tác bài thơ chỉ ra rằng đó là những cú đạp vào mặt tổ quốc đau thương, đạp vào lòng yêu nước truyền thống của dân tộc. Nhà giáo dục Phạm Toàn cũng lên tiếng xin đừng ai đưa bức ảnh ấy cho các thầy cô giáo của tên «đại úy – mất dạy» cũng như cho cha mẹ anh ta thấy, tránh cho những người ấy nỗi đau lòng vì đã có đứa học trò và đứa con vô đạo đến thế.
Xem chi tiết…

Quốc hội Việt Nam: hãy thôi đừng diễn kịch nữa!

LTCG (27.07.2011)

Phiên họp đầu tiên của quốc hội khóa 13 này mới vừa xong chuyện “bầu cử rất dân chủ” những chức vụ cao cấp: Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao. Kết quả thì y như truyền thông độc lập trong và ngòai nước công bố trước đây… nữa tháng. Quốc hội chưa họp, hội nghị TW đảng đã cơ cấu rồi, nên bây giờ đưa ra Quốc Hội “bầu cử công khai dân chủ» là chuyện BỊP gần 500 ĐB và nhân dân cả nước. Cái hình ảnh “công khai dân chủ” trong Quốc Hội do đảng cọng sản lập ra nó có màu sắc là như vậy.

Theo kiểu công bố đáp án của MC Long Vũ trong chương trình “chiếc nón kỳ diệu” thì nói như thế này: “Bất ngờ không có bất ngờ nào”. Ông Nguyễn Sinh Hùng lên làm chủ tịch quốc hội thay thế cho ông “đồng thuận” Nguyễn Phú Trọng. Như vậy thì nhân dân cả nước từ nay sẽ thuộc lòng một cụm từ mới nhưng không mới: “triệt để”. Nghĩa là chắc chắn dự án Đường sắt cao tốc sẽ do ông “Triệt để” ép các đại biểu sẽ nhấn nút YES. Ông “Triệt để” Nguyễn Sinh Hùng mà muốn mượn tay quốc hội bù nhìn làm chuyện gì thì khó mà có đại biểu nào dám “em chả” được đâu nhé. Xem chi tiết…

Blogger Tạ Phong Tần: VÌ BÀO CHỮA VÔ TỘI CHO THÂN CHỦ, LUẬT SƯ HUỲNH VĂN ĐÔNG BỊ ĐỀ NGHỊ TƯỚC QUYỀN HÀNH NGHỀ

LTCG (27.07.2011)

Bài đã đăng báo Người Việt

LS Huỳnh Văn Ðông (giữa) ôm bó hoa do giáo dân tặng sau khi ông bào chữa cho 8 giáo dân trong phiên tòa phúc thẩm ngày 27 tháng 3, 2009.

Thì ra luật không quy định nhưng nhờ Tòa Bến Tre phô ra nên bữa nay mới biết “Tòa ta” còn kiêm thêm “nhiệm vụ” lên mạng vào các diễn đàn soi mói xem ai nói cái gì (?!)rồi ghi lại để xưng xưng buộc tội bằng… công văn (không cần qua điều tra, xét xử, bản án). Tệ hơn nữa, trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không hề có cụm từ “phản động” và không hề có tội “phản động,” nhưng một cơ quan Tư pháp là Tòa án có nhiệm vụ áp dụng pháp luật để xét xử lại ngang nhiên dùng “luật rừng” (không có trong luật pháp) để buộc tội người khác là “phản động.” Nếu như “nhà nước ta” cứ cho thân nhân bị cáo, người dân vào phiên tòa tự do thoải mái thì đứa quái nào nó “xuyên tạc bóp méo sự thật về phiên tòa” cho được, các nhân chứng sống này họ “vả mồm” đứa nói láo cho mà xem. Còn thực tế từ vụ Ðiếu Cày, vụ Thái Hà, vụ Phạm Bá Hải, vụ Lê Công Ðịnh cho đến vụ này, phiên tòa nào quyết định xét xử thì ghi “công khai” nhưng khi xử thì chỉ có “phe ta” trong đó, “phe ta” làm gì “méo” hay “tròn” ai mà biết được.

Ngày 19 tháng 7, 2011, Ðoàn Luật Sư tỉnh Ðắc Lắc vừa làm việc với Luật Sư Huỳnh Văn Ðông về việc Tòa án tỉnh Bến Tre “kiến nghị xử lý Luật Sư Huỳnh Văn Ðông.”

Luật Sư Huỳnh Văn Ðông hiện là trưởng văn phòng luật sư Thiên Tuế (117 Trần Hưng Ðạo, thị trấn Phước An, huyện Krông Păk, tỉnh Ðắc Lắc), là người bào chữa cho bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông bị cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ngày 30 tháng 5, 2011 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre.

Công văn số 284/CV của Tòa án tỉnh Bến Tre do bà Chánh Án Trịnh Thị Thanh Bình ký ngày 30 tháng 6, 2011 đồng gởi Bộ Tư Pháp, Liên Ðoàn Luật Sư Việt Nam, Sở Tư Pháp tỉnh Ðắc Lắc, Ðoàn Luật Sư tỉnh Ðắc Lắc có những nội dung đọc lên rất khôi hài như sau: Xem chi tiết…

Những tâm tư của Ts Cù Huy Hà Vũ tại trại giam Hà Nội

 

LTCG (27.07.2011)

Từ trại giam Hà Nội, Ts luật Cù Huy Hà Vũ đã gặp vợ mình và có những điều trăn trở thao thức với những vấn đề ông quan tâm.

Nữ Vương Công Lý xin chuyển đến quý vị độc gỉa những lời tâm sự của ông qua bài viết của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà – vợ của Ts luật Cù Huy Hà Vũ, để hiểu được những tâm tư của ông.

Nghe RFA phỏng vấn Ts. Cù Huy Hà Vũ về: Kiến nghị xây đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa-Trường Sa

LTCG (27.07.2011)

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa gửi một kiến nghị lên các cấp cao nhất của chính phủ VN, yêu cầu xây dựng đài tưởng niệm 58 binh sĩ quân lực VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa vào năm 1974.
RFA Photo

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston-Texas vào chiều 17 tháng 1 năm 2010

Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông để biết thêm chi tiết về câu chuyện này.

Bày tỏ lòng biết ơn

Mặc Lâm: Thưa tiến sĩ, chúng tôi được biết ông vừa đưa ra môt kiến nghị rất đặc biệt yêu cầu nhà nước cho xây dựng một đài tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến với Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Xin ông cho biết động lực nào đã thúc đẩy ông làm việc này, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ: Tổ Quốc Việt Nam là tổ quốc chung của mọi người Việt Nam bất kể quan điểm chính trị, bất kể trong triều đại phong kiến hay trong thời đại cộng hòa, bất kể trong giai đoạn hiện tại hay quá khứ. Tổ Quốc Việt Nam chỉ có một, cho nên việc bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam mà cha ông ta đã làm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam.

Tôi kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước Việt Nam xây dựng cái tượng đài gọi là “tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa” với cái ý ban đầu là hãy tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ.

TS Cù Huy Hà Vũ

Xem chi tiết…

RFA: Sài Gòn tổ chức tưởng niệm anh hùng tử sĩ cả hai bên

LTCG (27.07.2011)

Lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và Hoàng Sa-Trường Sa được dự kiến tổ chức vào sáng nay 27/7 tại 43 Nguyễn Thông quận 3 TP.HCM

 

Photo vietlist.com.us

Hộ tống hạm VNCH HQ-10 dự trận Hoàng Sa 1974- Photo vietlist.com.us

Vinh danh anh hùng tử sĩ

Đây là lần đầu tiên một lễ tưởng niệm được lên kế hoạch tổ chức mà chủ thể là tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Việt Nam, trong đó có những liệt sĩ Hải quân quân đội nhân dân trong trận Gạc Ma 1988 và cả những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Hoàng Sa Ngày 18/1/1974.

4 chiến hạm VNCH chiến đấu tại Hoàng Sa 1974- Photo Vietlist.com.us
4 chiến hạm VNCH chiến đấu tại Hoàng Sa 1974- Photo Vietlist.com.us

Xem chi tiết…

Thắp ba nén hương nhân ngày 27-07

LTCG (27.07.2011) 

“…Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra

Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy

Trừ những thằng bán nước – đi đêm…”

Lê Phú Khải

clip_image002

Tôi là một người con của dòng máu Việt Nam. Tôi có cha hy sinh trong cuộc chiến trên dải đất này. Hơn bốn nươi năm rồi, không biết cha tôi khi thác xuống xương cốt có còn ở nơi đâu?

Người ta nói người dương thì không biết nhưng người âm thì biết cả trần gian và âm phủ.

Than ôi dã tràng xe cát Biển Đông!

Có phải số phận đắng cay hay địa mạch Đất nước là vậy?

Biết bao nhiêu lớp người đã ngã xuống trên mảnh đất Việt Nam. Lịch sử nào đã biến Việt Nam thành nghĩa trang quốc tế. Xem chi tiết…

RFA: Gia đình lo ngại cho sức khỏe Cha Lý – Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do ngay cho Cha Lý

LTCG (27.07.2011)

Gia đình lo ngại cho sức khỏe Cha Lý

Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại nhà tù hôm thứ 2 vừa qua trong khi sức khỏe của ông rất mong manh, vì mang nhiều chứng bệnh nan y, ngặt nghèo.
RFA photoNhà Chung, thuộc Tòa Giám Mục Huế, nơi Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị chính quyền đến bắt đưa vào tù trở lại hôm 25/7/2011

Người thân của linh mục Lý hết sức lo ngại cho ông và mong ước công luận can thiệp cho ông trong hoàn cảnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mời quý nghe cuộc trao đổi giữa Đỗ Hiếu, phóng viên RFA với bà Nguyễn Thị Hiếu, chị ruột Cha Lý và ông Nguyễn Công Hòang, cháu gọi linh mục bằng chú.

Bắt đột xuất

Đỗ Hiếu: Thưa bà, từ khi linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt đưa trở lại nhà tù, gia đình có liên lạc được với Cha Lý không?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: “Chưa có liên lạc chi hết, hôm qua gia đình cũng không có ở đó, chỉ một mình Cha thôi. Có hai bà công an vô gõ cửa, tưởng là khách, Cha mở cửa, họ sẵn sàng bên ngoài rồi, có xe cứu thương, họ gặp Cha Quản lý, đòi niêm phong phòng đó, Cha không chịu, nhưng đồ đạc, họ không lấy gì cả. Cha Lý bình tĩnh, lấy đồ đạc, rồi lên xe lúc đó là hai giờ mười lăm hay hai giờ rưỡi. Tôi có gọi điện thoại cho ông Nam ở Hà Nội, nhưng không ai bắt máy, không tin tức gì, chỉ biết là đưa ra ngoài trại thôi.”

Đỗ Hiếu: Thưa bà, lần cuối gặp linh mục Lý là lúc nào và Cha có nhắn nhủ điều gì không?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: “Ra hỏi thăm sức khỏe thì cũng đưa thuốc ra, hơn một năm rồi Cha uống thuốc Nam, thuốc viên, uống cả nạm, cả bộ. Nhờ uống thuốc đó mà, coi như cái chân hay sưng lên, sưng xuống, phải có mình bóp hay đánh dầu thì đỡ. Gọi điện thoại thì Cha nói đè vô là nó đau. Đem vô tù lại thì khó mà giảm được, thiếu thốn mọi bề, sao bằng ngoài được, ở ngoài thoải mái và đầy đủ hơn, ở trong tù sợ cơn bệnh tái lại thì nguy hiểm lắm.”  Xem chi tiết…

Tài liệu cho thấy ĐTC Piô XII đã cứu hơn 11.000 người Do thái ở Roma

 

LTCG (27.07.2011)

Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way) công bố các phát hiện

ROME – Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.000 người Do Thái tại Roma trong chiến tranh thế giới thứ hai, theo tài liệu mới được các nhà sử học phát hiện.

Đại diện nước Đức của Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way), sử gia và nhà nghiên cứu điều tra Michael Hesemann, đã phát hiện một số tài liệu gốc rất quan trọng trong khi ông nghiên cứu văn khố mở của Nhà thờ Santa Maria dell’Anima, nay là Nhà thờ nhà nước Đức ở Rome.

Quĩ “Hãy dọn đường” có trụ sở tại Mỹ, do công dân Do thái Gary Krupp thành lập, đã công bố các phát hiện này trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Zenit.

Ông Krupp nói: “Nhiều người đã chỉ trích ĐTC Piô XII giữ im lặng trong quá trình bắt giữ người Do thái, và khi đoàn xe lửa rời Roma chở 1.007 người Do Thái hướng về trại tập trung Auschwitz. Các nhà chỉ trích cũng không biết sự can thiệp trực tiếp của ĐTC Piô XII nhằm chấm dứt việc bắt giữ người Do thái ngày 16-10-1943”. Xem chi tiết…

Đức Mẹ Maria trong các hệ phái Tin Lành và Hồi Giáo

 

LTCG (27.07.2011)

ÐỨC MARIA TRONG CÁC HỆ PHÁI TIN LÀNH VÀ HỒI GIÁO (2)

Trong những chuyến đưa các phái đoàn du lịch và hành hương qua Medjugorje, thuộc nước cựu Nam Tư (Yugoslavia), vào khoảng giữa thập niên 80s, người viết bài này đã có dịp chứng kiến rất nhiều anh chị em Kitô hữu ngoài Công Giáo, nhưng rất sốt sắng và nhiệt thành trong việc tôn sùng Ðức Mẹ. Nhiều người trong họ còn tập xử dụng tràng chuỗi mân côi để cầu nguyện và tham dự các thánh lễ không khác gì giáo dân Công Giáo thuần thành.

Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp cá nhân không làm sự khác biệt về thần học, trong việc sùng kính Ðức Mẹ, giữa Công Giáo và các hệ phái Tin Lành hay Thệ Phản (Protestants) có thể biến đi trong một sớm một chiều. Chúng ta sẽ tìm hiểu từ những hệ phái có nền thần học gần gũi với Công Giáo nhất đến những giáo phái mà vai trò của Ðức Mẹ trong công trình cứu chuộc của Chúa Kitô chỉ được nhắc qua trong giáo thuyết của họ một cách hết sức nhạt mờ.

Trong khi đó, Hồi Giáo (Islam), một tôn giáo hết sức khác biệt với Thiên Chúa Giáo, lại có những điểm tương đồng thích thú. Một trong những điểm tương đồng đó là sự tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria trong tôn giáo và văn hóa của họ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Bắc Kinh phản ứng lại vạ tuyệt thông: Ban Tôn giáo nhà nước gọi đe dọa của Tòa Thánh là ‘vô lý và khiếm nhã’

 

LTCG (27.07.2011)

Chiều 25-7, chính quyền Bắc Kinh đưa ra phản ứng chính thức đầu tiên về việc Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông đối với hai giám mục Trung Quốc được tấn phong không có sự ủy quyền của Đức Thánh cha trong những tháng gần đây.

Tân Hoa Xã phát hành thông cáo của Ban Tôn giáo nhà nước (SARA) nói Tòa Thánh đe dọa hai tân giám mục bằng “cái gọi là vạ tuyệt thông” là điều “cực kỳ phi lý và khiếm nhã”.

“Nếu Vatican thật sự muốn cải thiện quan hệ, thì nên hủy bỏ các án phạt vạ tuyệt thông và trở lại đúng con đường đối thoại mang tính thực tế” – người phát ngôn cho SARA nói.

Hành động của Vatican làm tổn thương nghiêm trọng Giáo hội tại Trung Quốc và gây đau buồn cho giới giáo sĩ và giáo dân, và chính phủ Trung Quốc rất chú ý đến điều này, thông cáo nói thêm. Xem chi tiết…