Lưu trữ

Archive for 07.04.2012

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Từ Miến Điện đến Việt Nam (phần 3) – Khối 8406 sau 6 năm thành lập

LTCG (07.04.2012)

* Từ Miến Điện đến Việt Nam (phần 3)

Hội thảo về những thay đổi tại Miến Điện và ảnh hưởng đối với Việt Nam.

=============================

* Khối 8406 sau 6 năm thành lập

(click vào đây để xem tiếp)  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 06.04.2012

LTCG (07.04.2012)

* Bản tin video sáng ngày 06.04.2012

TQ kêu gọi đối thoại trực tiếp với các nước Đông Nam Á về vấn đề biển Đông, còn những tổ chức khu vực như ASEAN nên đứng ngoài.

===========================================

* Bản tin video tối ngày 06.04.2012
Nhân sĩ trí thức Hà Nội đề nghị đối thoại với Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị.
(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…
Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Nhận định về một số tình hình hiện nay

LTCG (07.04.2012)– Sài Gòn – Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam vừa nhận được một văn bản được cho là của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình. Chúng tôi đã đến trang nhà của Ủy ban này tại http://conglyvahoabinh.org/, nhưng không thấy có bài nào trùng với văn bản chúng tôi đang có. Đọc kỹ bản văn, chúng tôi nhận thấy, ít nhất đây là những thao thức của một kitô hữu yêu nước, rất đáng được trân trọng.

Rất tiết là VRNs không biết chính xác tác giả, nhưng xét về giá trị nội dung, chúng tôi cho rằng rất nên phổ biến cho độc giả gần xa tham khảo, nên chúng tôi mạn phép tác giả công bố tài liệu này.

——————

Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế bị phá sản đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo và giàu có hơn. Nhưng tình hình gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng bởi vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và con người toàn diện. Chính vì vậy, chưa có tính bền vững và nhân bản.

Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa năm 2010 mời gọi tất cả các thành viên của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam cố gắng nhận diện và phân định “hiện trạng xã hội Việt Nam dưới ánh sáng đức tin”. Chính trong viễn tượng đó, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam muốn bày tỏ một vài thao thức, suy nghĩ và nhận định về tình hình Đất nước, vừa với tư cách công dân, vừa với tư cách Kitô hữu. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Người Công Giáo Kon Tum cầu nguyện ở nhà tư vì chính quyền tịch thu nhà thờ của họ

(Hình minh họa)

LTCG (07.04.2012)

Người Công Giáo Kon Tum cầu nguyện ở nhà tư vì chính quyền tịch thu nhà thờ của họ 

Kon Tum (AsiaNews) – Đối với người Công Giáo trong một giáo xứ tọa lạc ở Tây Nguyên Việt Nam, món quà quý giá nhất dịp Lễ Phục Sinh là sẽ được cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ của họ. Điều này đã bị từ chối suốt 30 năm qua sau khi chính quyền địa phương tịch thu nơi thờ phượng của họ và không bao giờ trả lại. Bất chấp sự sách nhiễu, các Kitô hữu địa phương đã tiếp tục lớn mạnh trong đức tin của mình, dấn thân vào các công tác mục vụ và xã hội, thực hiện các hoạt động truyền giáo mang lại thành quả là hàng ngàn người trở lại đạo và được rửa tội. Chúa Nhật tới, một nhóm các tân tòng khác cũng sẽ được như thế.

Một thành viên của Giáo xứ Hiếu Đạo cho Hãng tin AsiaNews hay: “Tôi hy vọng rằng trong mùa Phục Sinh này, chính quyền địa phương sẽ trả lại nhà thờ của chúng tôi. Chúng tôi cần nhà thờ để dâng Thánh Lễ và cầu nguyện”. Giáo xứ này thuộc Giáo phận Kon Tum (tỉnh Gia Lai và Kon Tum), Tây Nguyên Việt Nam.

Đức Giám Mục sở tại, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, lưu ý yêu cầu của ngài bằng cách thúc giục giáo dân ở Kon Tum “tin tưởng vào Thiên Chúa, bất chấp sự mất mát nhà thờ”. Thực vậy, “Chúng tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ trả lại bàn thờ cho chúng tôi”. Xem chi tiết…

[Video] Phóng sự đặc biệt: Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican và Jerusalem

LTCG (07.04.2012)

Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican

Lúc 9h30 sáng thứ Năm 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.

Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích.

Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đặc biệt đề cập đến đức vâng lời. Ngài mạnh mẽ chỉ trích một nhóm các linh mục người Áo, đã thách thức Giáo Hội và kêu gọi bất tuân phục.

Đức Thánh Cha nói:

“Gần đây, một nhóm các linh mục đến từ một nước châu Âu đã đưa ra một lời kêu gọi bất tuân phục, và đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể của các hình thức bất tuân này.”

Tháng Sáu năm 2011, một nhóm linh mục tại Áo (Austria) do linh mục Helmut Schüller sinh năm 1952, người đã từng là chủ tịch Caritas Austrian và từng là linh mục tổng đại diện tổng giáo phận Vienna đã đưa ra một tài liệu gọi là Aufruf zum Ungehorsam (Lời kêu gọi bất tuân phục Huấn Quyền Hội Thánh) với 7 điểm sau: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khác

Tìm hiểu qua hình ảnh: Ngôi Mộ Chúa Giêsu

LTCG (07.04.2012)

Ngôi Mộ Chúa Giêsu

Trong phúc âm Thánh Luca, việc chôn cất Chúa Giêsu chỉ ghi vắn tắc: Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (Lc 23, 53).

Tại khu vực ngôi mộ này người ta có thể nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy Sepulchre) hay tiếng kêu gọi cầu kinh xuất phát từ các ngôi tháp của đền thờ Hồi Giáo kế bên.

Mặt tiền Nhà thờ Thánh Mộ

Cổng vào nhà thờ do hai dòng tộc người đạo Hồi chịu trách nhiệm từ năm 1192 – mỗi ngày 2 lần, gia đình Joudeh đem chìa khóa đến cổng và gia đình Nusseibeh có trách nhiệm mở và đóng cửa. Nhìn kỷ sẽ thấy phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khác

Ý Nghĩa Của Sự Phục Sinh Trong Tân Ước: Cội Nguồn Do Thái Giáo

LTCG (07.04.2012)

Ý Nghĩa Của Sự Phục Sinh Trong Tân Ước: Cội Nguồn Do Thái Giáo

William L. Burton, OFM
The Bible Today,
Vol. 49, số 45, September/October 2011, tr. 285-290

Để hiểu Tân Ước nói gì về sự phục sinh, chúng ta cần phải am tường bối cảnh tôn giáo của các bản văn Tân Ước cũng như bối cảnh của những người đọc các bản văn này. Chúng ta phải xét đến ngữ cảnh của người viết lẫn độc giả, nghĩa là thế giới ý nghĩa của người Do Thái.

SỰ PHỤC SINH TRONG TƯ TƯỞNG DO THÁI 

Quan niệm tôn giáo về sự phục sinh của người chết hầu như không được người Do Thái cổ xưa biết đến. Mãi cho đến thế kỷ thứ I và II trước Công nguyên cũng không. Chính xác đây chỉ là hình thức muộn thời của niềm tin Do Thái giáo, được Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài chia sẻ. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy nhắc đến sự phục sinh trong sách Maccabê 1 và 2, sách Daniel. Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng trong Do Thái giáo thời ấy, niềm tin vào sự phục sinh của người chết không được mọi người Do Thái đồng tình. Những người Samaritanô rõ ràng không tin điều ấy, người Sađucêô cũng không. Bởi thế cho nên không mấy ngạc nhiên khi người Sađucêô không tin vào các thực tại thiêng liêng nói chung như linh hồn, thần khí, ma quỷ, vv…, không tin vào sự phục sinh. Trong khi vấn đề này đặt ra nhiều điểm quan trọng, cần phải nói rằng người Do Thái Giêsu và các môn đệ người Do Thái của Ngài, gồm cả các tác giả Tân Ước, hầu như tin chắc vào sự phục sinh của người chết. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Cô đơn và nhục nhã

LTCG (07.04.2012)

NỖI CÔ ĐƠN

Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn cùng cực hoặc bị nhục nhã ê chề? Chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần có cảm giác như vậy. Nhưng có lẽ nỗi cô đơn và nhục nhã của chúng ta không là gì so với Chúa Giêsu. Mọi người đều phản đối Ngài, ghét Ngài và đồng thanh: “Đóng đinh nó vào thập giá” (Mt 27:22). Ngài không bằng tên cướp khét tiếng Baraba. Trước mắt mọi người, Chúa Giêsu là kẻ thua cuộc và hoàn toàn chiến bại!

Tại vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu chỉ tâm sự với Phêrô và hai con ông Dêbêđê: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây canh thức với Thầy” (Mt 26:38). Nỗi buồn rầu và lo sợ quá lớn khiến bản tính con người nơi Ngài tưởng chừng không chịu nổi. Và rồi Ngài đã phải thốt lên: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39).

Thật vậy, nỗi cô đơn quá lớn! Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Ngài càng cô đơn hơn, vì ngay cả các môn đệ – những người đã bao năm đồng hành với Ngài, từng khâm phục Ngài, từng từ bỏ tất cả để theo Ngài và cùng chia vui sẻ buồn với Ngài – mà giờ đây cũng chuồn hết, rời bỏ Ngài, chỉ dám đứng xa xa, thậm chí còn chối bỏ Ngài, không dám nhận Ngài là người thân. Và rồi Ngài lại thốt lên trong nỗi cô đơn tột đỉnh: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27:46). Thực sự đó là cảm giác tứ cố vô thân!

Có lẽ không còn nỗi cô đơn nào lớn hơn thế nữa, cảm giác mà mình thấy hầu như những người thân nhất cũng ghét bỏ mình, xa lánh mình. Khi đó, người ta không còn biết nói gì – vì không ai hiểu mình, không có ai để trút bầu tâm sự, mình nói đúng cũng bị cho là sai! Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

Cái ác đang thống trị?

LTCG (07.04.2012) – Sài Gòn – Những thượng tế, kinh sư, biệt phái và dân chúng muốn án tử hình cho Chúa Yêsu, vì họ tin đó là cách bảo vệ tinh tuyền đức tin của đạo Do Thái. Nhưng trong chính đạo Do Thái coi việc giết người là trọng tội (x. Xh 20, 14), chứ không có điều luật nào rõ ràng truyền phải giết người để bảo vệ đức tin. Như vậy cái gì chi phối việc đeo đuổi giết Chúa? Tự thân giết người là một điều ác, không có bất cứ cái gì có thể biện minh hay che đậy được tội ác này.

Nghe mà sợ ! Cái ác lớn đến thế sao? Xưa nay người ta thường bảo thay đổi để tốt hơn, còn bây giờ chúng ta đối diện với sự ngược lại, thay đổi để cái ác được thực hiện.

“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Yêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: ‘Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!’ Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14, 55-59). Họ không tìm được lý do để kết án tử Chúa, vì thật ra đến lúc này, các kỳ mục Do Thái muốn loại Chúa Yêsu như loại trừ một “hậu loạn” cho cả tư lợi và công ích, có vẻ tư lợi hơi bị lớn hơn, theo kiểu Caipha nói: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 49b-50). Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Hội chứng Giuđa và …

LTCG (07.04.2012)– Sài Gòn

 XIN VÂNG (Mt 26:42; Mc 14:36; Lc 22:42)

Lạy Cha là Chúa đất trời

Nếu Con đây cứ phải uống

Không thể tránh khỏi Chén đắng

Thì Con xin vâng Ý Cha!

TRẦM THIÊN THU

***

HỘI CHỨNG GIUĐA

Giuđa bán Chúa một lần

Còn con bán Chúa cả đời mà quên

Lại còn ảo tưởng ngày đêm

Ngỡ mình là một thánh nhân hơn người

Bao nhiêu tội lỗi tày trời

Vậy mà còn dám chê cười Giuđa

Con ăn chia với quỷ ma

Chỉ tìm tư lợi, vô tư bán Thầy!

Thấy dân cầm lá trên tay

Vạn tuế đón Thầy, con ảo tưởng thêm

Ngỡ Thầy được vậy là ngon

Ắt là trò cũng hưởng phần thơm lây

Thế nên con bất cần đời

Tháng ngày con chẳng coi ai ra gì Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

VIẾT CHO EM: 26. Lấy chồng đạo

LTCG (07.04.2012)

EM.

Tôi sửa soạn đi ngủ thì nghe tiếng chuông reo. Chuông reo một cách rụt rè. Tôi mở cửa, thấy người không quen. Em vào đề ngay.

– Con là người ngoại. Con đến nhờ cha giúp một việc.

– Người ngoại hả? Thế thì thích lắm. Mời vô.

Chuyện Em kể dài lê thê.

1.

Em yêu một chàng thanh niên trong họ đạo. Chàng học bên ngành dược. Em bán hàng cho bách hoá tổng hợp. Hai đứa yêu nhau thắm thiết và quyết tâm đi tới hôn nhân. Em không Chúa, cũng không theo Phật. Nhưng bây giờ Em thấy Chúa cũng dễ thương như chàng. Yêu nhau yêu cả đường đi…Em bằng lòng theo đạo. Chàng rất mừng. Cha mẹ chàng rất hài lòng. Tương lai rực sáng.

Bỗng chàng đổi ý.

– Chúng ta không thể tiến tới được.

– Tại sao bỗng dưng anh lại bẻ chỉa?

– Không phải anh bẻ chỉa. Em về hỏi mẹ thì biết.

2.

Mẹ Em là cán bộ bên ngành tuyên huấn, đã từng là Giám đốc một nhà hát lớn ở ngoài Bắc. Mẹ Em nhớ thuộc lòng từng chi tiết trong cuốn phim Ruồi Trâu. Mẹ Em ghét đạo Thiên Chúa, lên án cha cố một cách nghiệt ngã. Gia đình Em chia thành hai phe. Mẹ Em đơn phương độc mã, nhưng là người quyết định chiến trường. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư