Lưu trữ

Archive for 11.04.2012

Động đất 8,6 độ richter ngoài khơi Inđônêsia, ảnh hưởng đến các cao óc tại Sài Gòn

Nhân viên các cao óc tràn xuống đường, tránh động đất – Ảnh LTT.VRNs

LTCG (11.04.2012) – Sài Gòn – Lúc 15:50 pm, ngày 11.04.2012, những người trên tầng 22 của một cao óc tại trung tâm quận 1, Sài Gòn, hoảng sợ, vì toà nhà bị rung chuyển. Đến 17:45 pm lại có trận rung lần thứ hai. Mổi đợt tuy chỉ vài phút, nhưng làm nhiều người chóng mặt, buồn nôn…, rồi hoảng hốt tháo chạy. Thang máy kẹt, xô đẩy nhau chạy luôn cầu thang bộ. Đây là thông tin do anh Tùng Lê cung cấp cho chúng tôi. Một nguồn tin khác, chị Quyên An, làm việc cũng ở trung tâm quận 1 cho biết bên văn phòng của chỉ cũng có hiện tượng rung chuyển, đủ làm cho nhiều người lo lắng, nhưng chưa đến mức bỏ chạy.

Phóng viên VRNs có mặt tại nơi khi xảy ra ảnh hưởng động đất nhận thấy các nhân viên Việt Nam lo sợ chạy ra khỏi các tòa nhà, nhưng người Nhật đã rất bình tỉnh và đã quyết định không ra khỏi tòa nhà khi sự rung chuyển được cho là khong đáng lo ngại, có lẽ đối với người Việt có thể do tình trạng này ít xãy ra nên khi gặp phải thì đã bàng hoàng và mất bình tỉnh.

Theo một cư dân tại nam California, nơi thường xuyên động đất, thì nên biết cách tránh động đất. Vị Việt kiều này nói: “Tốt hơn hết là tìm chỗ an toàn, tránh gần những tường nhà hay những cửa kiếng. Cali hay động đất nên khi xảy ra thì phải tìm chỗ trú ngay và cần có sẵn:  đèn pin, thức ăn khô, nước uống, 1 bộ đồ, tấm khăn đắp cho ấm lỡ phải di tản,. Lánh nạn sau khi động đất  cũng giống như chạy loạn thời chiến tranh vậy, lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn những món cần thiết tối thiểu”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

[Video]VOA Thế Giới 10.04.2012 – Bản Tin Người Việt TV Ngày 10.04.12

LTCG (11.04.2012)

* VOA Thế Giới 10.04.2012

Syria: Các nhà hoạt động nói binh sĩ chính phủ tấn công hai thị trấn trong khi phía chính phủ nói họ đã bắt đầu rút khỏi một số thành phố theo kế hoạch của Liên Hiệp Quốc.
Afghanistan: Bom giết chết ít nhất 9 người trong tỉnh Herat gần biên giới với Iran.
Pháp: Tổng thống Nicolas Sarkozy và đối thủ Francois Hollande của đảng Xã hội đi vận động lần đầu tiên kể từ khi chiến dịch tranh cử bắt đầu.
Hy Lạp: Bất chấp lời kêu gọi của chính phủ không nên gây rối ngành du lịch, công nhân các bến phà đình công 48 tiếng, làm nhiều du khách bị kẹt.
Ấn Độ: Nhân viên kiểm lâm cứu thoát hai con beo con trong một ruộng mía ở bang Gujarat.
Bắc Cực: 49 tay đua tham gia giải marathon dài 42 km, dưới thời tiết trừ 26 độ C.

==============================

* Bản Tin Người Việt TV Ngày 10.04.12

Các thuỷ thủ Việt Nam và Philippines sẽ có một số trận đấu giao hữu bóng đá và bóng chuyền trên quần đảo Trường Sa trong thời gian tới đây. Việc này nhằm thiết lập mối giao hảo giữa quân đội hai quốc gia trên quần đảo vốn đang có tranh chấp giữa sáu quốc gia trong khu vực Biển Đông.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 09&10.04.2012

LTCG (11.04.2012)

* Bản tin video ngày 09.04.2012

=============================

* Bản tin video sáng ngày 10.04.2012

Thủ tướng Việt Nam sẽ họp với lãnh đạo EU trong hội nghị thượng đỉnh ASEM

=============================

* Bản tin video tối ngày 10.04.2012

Hàng trăm nông dân biểu tình khiếu kiện đất đai ở Hà Nội

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

“CÁC MÁC” và CÁC “BÁC”

LTCG (11.04.2012)

Dạo này, bỗng dưng thấy nhiều bác về hưu tìm đọc về ông Các Mác, dĩ nhiên không phải là sách nguyên bản, cũng không phải sách chính thống trong luồng, mà sách nói về Mác của các học giả phương Tây, mới xuất bản trong thời gian gần đây. Tôi trân trọng và có nhiều cảm xúc về sinh hoạt này.

Cả đời các bác dành cho chiến đấu, băng rừng, lội suối, sống trong bưng biền, cả các bác sống và hoạt động ở nội thành, len lỏi giữa cái sống, cái chết trong đường tơ kẻ tóc, thời giờ đâu mà đọc, mà nghiên cứu! Vả lại, việc chiến đấu chống xâm lược là cần kíp, cầm súng cái đã. Sách vở ích gì cho buổi ấy! Các bác khi ra đi đã từng nói thế và nghe thế, khi tiếng súng cách mạng đầu tiên đã nổ. Chuyện học hành, vào thời chống Mỹ, các bác đã ưu ái dành cho con, cho em gởi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cả ở các nước anh em Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc… dạy dỗ, lo gì! Nguyện vọng học hành các bác đặt hy vọng vào thế hệ sau, để mai này phát triển đất nước. Nhiệm vụ các bác là giành Độc lập. Biết bao cảm động: “Nghe em vào đại học / Nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên / Hôm nay nhận được thư em / Nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng / Anh ngồi đây thấy trời hửng nắng / Trên Hồ Gươm và trên mái đầu em (Giang Nam – Nghe em vào đại học). Tâm tình các bác là thế, niềm tin yêu là thế, có gì cao đẹp hơn được? Xem chi tiết…

Cồn Dầu, mùa thương khó kéo dài – Kỳ I

LTCG (11.04.2012)

Người dân cứ kêu, cứ kiện, đã có công an và nhà tù, súng đạn. Những người dám cất tiếng nói, có đánh chết cũng chỉ biết ngậm ngùi chứ dám kêu ai. Trời thì xa, quan nha thì gần, mà quan nha thì được cầm trong tay súng đạn và quyết định tính mạng, tài sản của người dân bằng những tờ giấy có đóng hình quốc huy đỏ choét.

Sau hơn một năm kể từ lần cuối đến thăm và gặp bà con giáo dân Cồn Dầu, những thông tin về mảnh đất Cồn Dầu từ xa lạ đến thân quen đối với chúng tôi ngày càng nhức nhối. Mảnh đất đó rất xa lạ với chúng tôi, ở đó chúng tôi không có người thân, chẳng có họ hàng, không có bất cứ một quyền lợi nào của mình ở đó. Thế nhưng, chỉ đơn giản là mảnh đất đó có những giáo dân, đồng đạo của chúng tôi cũng như những công dân Việt Nam khác đang đau đớn trước nguy cơ bị đàn áp bạo tàn và Cồn Dầu có nguy cơ xóa sổ khỏi mặt đất này bởi một dự án của một vài cá nhân lắm tiền. Những ai đã một lần đi qua Cồn Dầu, chứng kiến thảm cảnh giáo dân và những người dân xung quanh đã chịu, thì chắc chắn sẽ khó có thể yên tâm xếp nó vào một góc ý thức mà không trăn trở. Từ đó, Cồn Dầu trở thành một địa danh luôn nhắc nhở chúng tôi nhớ đến họ. Tiếng kêu vô vọng của những người dân Cồn Dầu và lân cận đã cất lên, khi mạnh, khi yếu nhưng chưa thấm vào đâu những đớn đau, khốn khổ mà người dân Cồn Dầu đã phải chịu.

Anh Toma Nguyễn Thành Năm, người đã bị đánh đến chết tại Cồn Dầu ngày 3/7/2010

Đà Nẵng và những đổi thay

Chúng tôi trở lại Đà Nẵng lần này trên một chuyến xe đò chạy xuyên đêm từ Hà Nội, chiếc xe gồng mình chở chúng tôi đến Đà Nẵng khi đã khá trưa sau vài bận vỡ lốp. Tìm chỗ ăn và nghỉ ngơi sau một quãng đường xa, nhìn Thành phố Đà Nẵng có nhiều thay đổi so với những lần trước chúng tôi vào. Các tuyến phố giờ có thêm những tấm bảng cấm đánh giày, bán sách báo dạo, bán hàng rong… Những tấm biển nhắc chúng tôi rằng, những nơi này, những kẻ bần cùng đừng bén mảng đến mà kiếm ăn.

Đi quanh Thành phố Đà Nẵng một vòng, nhiều cơ ngơi mới được xây dựng, những chỗ ăn chơi, cưới hỏi và những kẻ lắm tiền mặc sức thỏa chí khoe khoang của cải bằng những công trình nhà cửa mới xây. Con đường Hoàng Sa nằm trải dài dưới nắng, vắng lặng và uể oải với vài người đang tắm nắng bên bãi biển. Những công trình khác vẫn đang xây, đa số là chốn ăn chơi, nhà hàng, nhà nghỉ sang trọng mà chắc chắn nhữ người nghèo chỉ đứng xa mà nhìn cũng đã thấy ngột. Xem chi tiết…

Cuộc đối thoại giữa Đức giám mục Kontum và Chính quyền xã Đăk Hring

LTCG (11.04.2012) – Kontum – Việc chính quyền xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà lấy lý do đang có dịch, và đang diễn tập quân sự ngay vào ngày Lễ Phục Sinh, để ngăn không cho Đức giám mục giáo phận Kontum đến thăm và làm mục vụ cho dân đã gây ra phản cảm mạnh trong xã hội. Điều này đi ngược lại với những quả quyết của Bộ ngoại giao VN với các chất vấn quốc tế về tự do tôn giáo tại VN.

Hôm nay, VRNs xin gởi đến quý vị đoạn ghi âm đối thoại giữa Đức giám mục Kontum và nhà cầm quyền xã Đăk Hring, và cả biên bản được xã này lập trước đó với cha Calistô Bá Năng Lý, dựa theo chính sách tôn giáo của Quốc hội và Chính phủ VN để từ chối việc cử hành lễ Phục Sinh của Đức giám mục. Xem chi tiết…

[Video] Phóng sự truyền hình: “Tự do Tôn Giáo Việt Nam”

Vết xích chiến xa trên đất Kontum ….

LTCG (11.04.2012) – OVV – … MÙA HÈ ÐỎ LỬA 1972

Mưa giăng phủ trên nền trời Kontum, hạt mưa nhẹ như sương mù, những hạt mưa chỉ mang lại ướt át, lầy lội, những hạt mưa không gây chết chóc ai. Nhưng giữa những cơn mưa vô tình đó là một vùng Komtum khói lửa. Ðịch pháo như mưa, pháo theo mưa liên tục trút xuống thành phố và các vị trí của quân ta mà Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn là mục tiêu mưa pháo của địch. Trong những cơn mưa pháo đó, mỗi khi đạn đạo của pháo thu ngắn lại do tầm điều chỉnh của Bắc quân, là vị trí của Chi Ðoàn bị ăn đạn. Lý do là vị trí phòng thủ của thiết giáp chỉ cách Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn chưa tới 500 mét. Gia đình kỵ binh các cấp đều ăn ngủ bên cạnh chiến xa, tất cả trong tình trạng sẳn sàng tác chiến, nhận lệnh, chỉ cần khoảng 2 phút là tất cả xích sắt chiến xa chuyển động. Cùng lúc, khả năng tác chiến của Chi Ðoàn được phục hồi sau khi được trực thăng tiếp tế cơ phận và sửa chữa các chiến xa bị hư. Chi Ðoàn có được 10 chiếc M41 trong tay sẳn sàng tham chiến.

Giữa tháng 5/1972, SÐ23BB và các đơn vị thống thuộc đã bẽ gẵy ít nhất là 2 cuộc tấn công của Bắc quân, song áp lực địch vẫn còn đè nặng trên thị trấn Cao Nguyên này. Quốc lộ 14 lại bị chốt cứng tại đèo Chu Pao. Phương tiện tiếp tế duy nhứt cho mặt trận Kontum là thả dù, mà địa điểm thả là bãi thả dù nằm phía Nam khu nghĩa địa. Nếu dù tiếp tế rơi bên này bờ suối thì lọt vào tay bạn, nếu gió đưa dù qua bên kia bờ suối thì địch có dịp ăn gạo xấy, thịt hộp của phe ta! Cả tháng trời chỉ có gạo xấy và thịt hộp, không có một miếng rau hay lương thực tươi, mà nếu từ trời bỗng rơi xuống mấy miếng thịt heo tươi anh em cũng chưa chắc dám ăn. Cái cảnh heo ăn thịt người làm anh em lợm giọng. Trước mắt chúng tôi, có mấy lần chứng kiến bầy heo đói sút chuồng chạy rong dọc đường Nguyễn Huệ, Phương Nghĩa phía Nam phi trường Kontum. Ðàn heo giành nhau gậm xé một cái chân người, kéo lê trên vệ đường với chiếc giép râu còn dính chặc ở bàn chân, y như trong một phim ma kinh dị… Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Trung Quốc: Lễ Phục Sinh lặng lẽ, công an gây áp lực cộng đoàn hầm trú

LTCG (11.04.2012)

Trung Quốc: Lễ Phục Sinh lặng lẽ, công an gây áp lực cộng đoàn hầm trú

Bắc Kinh (AsiaNews) – Năm nay, Lễ Phục Sinh được cộng đoàn hầm trú ở Trung Quốc cử hành “rất kín đáo”. Thực tế là nhiều vị lãnh đạo cộng đoàn, các giám mục và linh mục, bị công an triệu tập để “trò chuyện” và thậm chí đã phải chịu đựng những tuần lễ tuyên truyền về chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền. Một số nhà quan sát Giáo Hội đã thấy rõ một chiến dịch đang được tiến hành nhằm “chuyển biến” Giáo Hội hầm trú và hấp thụ họ vào Giáo Hội chính thức.

Một linh mục hầm trú cho hãng thông tấn AsiaNews hay: “Năm nay, chúng tôi sẽ cử hành Lễ Phục Sinh trong lặng lẽ và thận trọng, không có bất kỳ nghi thức long trọng nào. Vào những năm khác, chúng tôi đã phải tìm địa điểm đủ lớn để có thể cùng nhau cử hành. Năm nay, chúng tôi sẽ cử hành Lễ Phục Sinh trong các nhóm nhỏ. Giống như mọi năm, cũng sẽ có rửa tội cho người lớn và trẻ em. Trong giáo xứ của tôi có 10 người. Năm nay ít hơn bình thường vì chúng tôi muốn nâng cao mức đào tạo, và thực hiện theo các quy tắc của Giáo Hội, dạy giáo lý ít nhất là một năm”. Xem chi tiết…

Trên đài truyền hình quốc gia, Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội

LTCG (11.04.2012)

(The Wall Street Journal) Trong một diễn biến bất ngờ và gây sửng sốt cho dân chúng tại Venezuela, đặc biệt là các Giám Mục nước này, đài truyền hình quốc gia Venezuela, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Venezuela, đã cho phát hình thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh mùng 5 tháng Tư vừa qua tại một nhà thờ tại Barinas.

Hugo Chavéz đang mếu máo hôm 5/4/2012

Vấn đề cho phát hình một thánh lễ đã là một chuyện lạ vì như Đức Tổng Giám Mục Roberto Luckert Leon của tổng giáo phận Coro đã nhiều lần tố cáo đài truyền hình quốc gia Venezuela được dành riêng để đánh bóng tên tuổi Hugo Chavéz, tô hồng cho đường lối cộng sản, và mắng nhiếc các Giám Mục Công Giáo nước này.

Chuyện lạ hơn nữa là Hugo Chavéz đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và khóc ngay trước mặt các linh mục đồng tế trong thánh lễ và anh chị em giáo dân. Tờ The Wall Street Journal tường thuật rằng, đứng trên bục giảng quay mặt xuống anh chị em giáo dân, Hugo Chavéz vừa khóc, vừa nói như sau:

“Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]”.

“Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài… đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu… xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong… đừng bắt con đi bây giờ.” Xem chi tiết…

Ý NGHĨA CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIESU

 LTCG (11.04.2012)

Không kể người ngoại, ngay cả tín hữu chúng ta từ trước đến giờ vẫn đinh ninh Danh Thánh Giesu Kito là một. Thế nhưng trên phương diện thần học thì không phải như vậy. Giesu chỉ là một tên riêng như bao tên khác chẳng hạn Giacobe, Simon, Anna, Gioan v.v…Còn Kito là tước hiệu ám chỉ cho Đấng được xức dầu, Messia, Con Thiên Chúa v.v.. Việc tuyên xưng Danh Thánh Chúa Giesu là một với Kito như thế tưởng như bình thường nhưng thực ra đây là điều Đức Kito đòi buộc chúng ta cần phải làm chứng “ các ngươi là chứng nhân về mọi việc đó” ( Lc 21, 48 ).

Mọi việc cần làm chứng đó là nhìn nhận Chúa Giesu đích thực là Con Thiên Chúa và là Cứu Chúa của mình. Việc làm chứng ấy đã được các tông đồ tiên khởi hăng say thực hiện đầy lòng can đảm “ Vậy các tông đồ ra khỏi Công Hội đều lấy làm vui mừng vì mình được kể là xứng đáng chịu nhục vì Danh Giesu. Mỗi ngày tại đền thờ hoặc ở nhà họ không ngớt giảng dạy Giesu là Đấng Kito” ( Cv 5, 42 ).

Tại sao việc làm chứng cho Chúa Giesu lại đòi hỏi phải hy sinh dù cho cả đến tính mạng mình như thế ? Lý do là bởi thế gian không bao giờ chấp nhận điều ấy “ Vì chưng người Do Thái đòi hỏi dấu lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi rao giảng Chúa Kito chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do Thái, điên rồ với người ngoại giáo” ( 1Cr 22, 23 ).

Trong ý nghĩa xác thực của việc truyền giáo, bao giờ cũng phải gắn liền với việc làm chứng, còn như không phải như thế thì truyền giáo đồng nghĩa với việc tuyên truyền mà tuyên truyền thì với tôn giáo nó chẳng nghĩa lý gì cả. Mặc dù vậy để cho việc truyền giáo có thể đến được với muôn dân thiên hạ thì không thể không tiếp xúc với mọi tôn giáo, mọi nền văn hóa triết học khác. Trong việc tiếp xúc ấy thì triết học Hy Lạp không những là một đối tượng quan trọng bậc nhất mà nó còn mang tính quyết định cho cả tương lai vận mạng của Giáo Hội cho đến tận bây giờ. Sự quyết định ấy đến rất sớm , khởi đầu bằng việc dung hòa giữa đức tin và lý trí của một triết gia Do Thái tên là Philon le Juif ( phỏng năm 20 TCN ) Nguyên do đưa đến có sự dung hòa là bởi Philon muốn cho người Hy Lạp có thể chấp nhận được Đấng Thiên Chúa Thần Linh Tạo Hóa của Do Thái giáo. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

VIẾT CHO EM: 30. Cười hề hề

LTCG (11.04.2012)

EM!

Em mời tôi đến ăn tân gia. Mới ngoài đôi mươi, Em đã xây được một ngôi nhà lầu khang trang. Phòng ngủ có gắn máy điều hoà không khí…Là khách quý, tôi được ngồi chung bàn với cha Em. Em không có giờ để nói chuyện với tôi, vì bạn của em đông quá, và cũng trẻ quá, không phù hợp với người lớn tuổi. Cám ơn Em, vì bị Em bỏ rơi, mà tôi được tâm sự nhiều với cha Em. Vì bị Em bỏ quên, mà tôi lại nhớ ra nhiều chuyện.

1.

Cha Em không giàu, nhưng đủ ăn, đủ xài; và cho Em ra thành phố để học. Sau 30-4, Em nghỉ học. Tuổi dậy thì, chẳng biết làm gì, cứ lêu bêu, rồi đi làm lơ xe. Không ngờ, nghề làm lơ lại đưa Em vào đời. Em lười học, nhưng có trí thông minh, nắm bắt chuyện đời rất nhanh nhạy. Con đường Cà Mau- Cần Thơ-Châu Đốc có bao nhiêu tay buôn lậu, buôn thứ gì, trót lọt như thế nào đều không qua mắt Em được. Em thử giúp họ, họ thành công. Em thử nhận hàng, giấu hàng và giao hàng một ít chuyến để rút kinh nghiệm. Em thử vờn Thuế Vụ vài lần xem sao. Em vờn cả Công An để xem Công An cao tay cỡ nào…

Sau ba năm làm lơ, đùa đùa giỡn giỡn, cười nói vô duyên, chọc gái khắp thiên hạ, ruột để ngoài da, Em đã trở thành một người từng trải, lõi đời mà không ai ngờ. Em bỏ nghề làm lơ, chính thức bước vào nghề buôn chuyến. Nam Vang, Cà Mau, Sài Gòn là cái kiềng ba chân vững chắc của Em. Em làm giàu mau hơn ăn cướp. Công An, Thuế Vụ đều chào thua Em. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư