Lưu trữ

Archive for 25.04.2012

Cớ sao chĩa súng vào đồng bào mình?

LTCG (25.04.2012)

 Khoảng tháng 10/1989 báo Lao Động (Trud) – xuất bản ở Bulgaria đăng bài viết nhan đề “Người ta tặng nhau hàng “Rổ” huân chương”, bài báo cho biết: “…Xã hội ngày càng lộn xộn, đời sống ngày càng đi xuống, bức xúc ngày càng dâng cao, nhân dân ngày càng bất mãn… để củng cố & giữ chế độ ở Liên xô, người ta phải trông cậy vào hai lực lượng chính đó là Quân đội & công an, không như ở các nước dân chủ lực lượng vũ trang nói chung không thuộc về bất cứ Đảng phái nào, họ chỉ thuộc về một nơi duy nhất: Đó là Tổ Quốc! Còn ở các nước XHCN chúng ta thì ngược lại, Quân đội và Công an là của đảng… vì thế hàng loạt ưu đãi kèm theo huân, huy chương được tung ra ban phát cho nhau & chủ yếu là cho các sỹ quan chỉ huy các cấp, các đợt “phong tướng” diễn ra vô tội vạ vì thế số lượng tướng lĩnh nhiều đến nỗi đếm không xuể & đương nhiên kèm theo là vô số bổng lộc…”

Đọc lại những dòng viết trên, ta thấy nước Việt mình bây giờ cũng chẳng khác gì. Đảng thì chỉ là của một thiểu số hơn 3 triệu đảng viên trên dân số gần 90 triệu người. Vậy thì dựa vào đâu mà đảng lại có thể khẳng định rằng: đảng là của toàn dân là Tổ Quốc của người VN ta được khi chẳng có người Dân nào bỏ phiếu xác nhận về điều đó (thông qua trưng cầu Dân ý)? Cho nên nói cho đúng thì đảng chỉ là của một thiểu số đảng viên (tức là thiểu số trong thiểu số) có chức, có quyền mới có điều kiện để vơ vét, bòn rút tài sản của Quốc Gia thông qua tiền đóng thuế của Nhân Dân mà chia chác, ban phát cho nhau, cho bè lũ tôi tớ & con cháu, còn các đảng viên thường thì thân phận cũng chỉ như những công chức làng nhàng làm công ăn lương mà thôi. Xem chi tiết…

[Video] Bằng chứng về sự đàn áp dã man trong cuộc cưỡng chế Văn Giang 24/4/2012

LTCG (25.04.2012)

Một hình ảnh bằng vạn lời nói… còn đây là cả bằng chứng sống động về sự dã man của công quyền trong việc đàn áp dân lành trong cuộc cưỡng chế 24/4/2012 tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên…

Huyện Văn Giang đàn áp dân và bắt đi 19 nông dân, ngày 24.04.2012

LTCG (25.04.2012) – Sài Gòn – Ngày đàn áp hôm qua, 24.04.2012 tại huyện Văn Giang có đến 19 nông dân tại 3 xã Phụng Công, Xuân Quan và Phụ Cao bị đánh đập và bắt đi trong buổi sáng ,  trong vụ cưỡng chế nốt 72 hecta trong số hơn 500 hecta đất của nông dân tại Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong số 4 người tại Xuân Quang bị đánh đập và bắt đi có đến 3 phụ nữ. Một nông dân tại Xuân Quan cho biết mức giá đền bù chỉ từ 19 ngàn đến 54 ngàn một mết vuông, tuy nhiên chủ đầu tư dự án bán lại với giá trung bình là 6 triệu một mét vuông.

Người dân gọi việc cưỡng chế sáng này và trước kia là ăn cướp vì theo họ, chính quyền các cấp không làm theo luật pháp và không coi ai ra gì. Chính chủ đầu tư dự án ECOPARK với hơn 500 hecta từ ruộng của nông dân cũng từng phát biểu “chả cần coi ai ra gì”.

Mời quý vị lắng nghe cuộc phỏng vấn vào cuối ngày 24.04 giữa Thomas Việt với hai nông dân trong cuộc, một tại Phụng Công và người còn lại từ Xuân Quan.

Nguồn: VRNs

HRW: Úc cần thúc đẩy cải thiện nhân quyền ở Việt Nam

LTCG (25.04.2012) – New York, USA – Nhân dịp Đối thoại song phương về nhân quyền được dự kiến vào ngày 26-27 tháng Tư tại Hà Nội, giữa Úc và VN, Human Rights Watch (HRW) đã đưa ra đề nghị: Úc cần thúc đẩy cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Thông cáo báo chí của HRW đưa ra tại New York, sáng sớm 25.04.2012. 

(New York, ngày 25 tháng Tư, 2012) – Úc cần vận động Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị và chấm dứt cản trở tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa cũng như tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong cuộc đối thoại song phương thường niên về nhân quyền tại Hà Nội vào ngày 26 và 27 tháng Tư năm 2012. Đó là thông điệp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong bản khuyến nghị dài 18 trang được chuyển cho phía Úc.

Chỉ tính riêng trong quý đầu của năm 2012, Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 12 người chỉ vì họ thực thi các quyền nói trên một cách ôn hòa. Trước đó, ít nhất 33 nhà vận động nhân quyền và viết blog trên mạng internet đã bị kết án tù trong năm 2011 chỉ vì họ đã bày tỏ các niềm tin tôn giáo và chính trị.

“Việt Nam đã lão luyện trong ngón nghề sách nhiễu, bắt bớ và truy tố những nhà vận động có đủ can đảm nói lên suy nghĩ của mình, với các tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia được gắn với các mức án phạt nặng nề,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Úc cần chất vấn chính quyền Việt Nam về những tuyên bố nực cười của họ rằng Việt Nam không có tù nhân chính trị, bởi chính những điều luật được dùng để kết án họ đã lạm dụng nhân quyền.” Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Đức đệ ngũ Tăng thống: Thông điệp Phật đản PL.2556

LTCG (25.04.2012)– Sài Gòn – Từ Thanh Minh Thiền Viện, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, Đức đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ đã gởi Thông điệp Phật đản PL.2556 đến với các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại VN cũng như hải ngoại.

VRNs xin kính mừng Đại lễ Phật đản bạch Chư Tôn đức Giáo phẩm, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, và toàn thể quý liệt vị Cư sĩ thiện tri thức, Nam Nữ Phật tử. VRNs xin phổ biến Thông điệp này đến quý độc giả.

—————–

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN P.L. 2556

của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn đức Giáo phẩm, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,

Thưa toàn thể quý liệt vị Cư sĩ thiện tri thức, Nam Nữ Phật tử trong và ngoài nước,

Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi hoan hỉ gửi lời chúc mừng đến toàn thể chư tôn đức và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước nhân ngày Khánh đản của Đức Điều Ngự Như Lai.

Diễm phúc lớn của nhân sinh là được chào đón Ngày Phật Đản, vì kể từ ngày ấy, nhân loại biết được phương pháp diệt trừ vô minh, nguyên nhân của mọi khổ đau, để bước lên đường giác ngộ, giải thoát. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT GIẢNG TĨNH TÂM CHO CỘNG ĐOÀN DCCT HÀ NỘI.

LTCG (25.04.2012)

Theo chương trình tĩnh tâm tháng của Cộng đoàn DCCT Hà Nội, trong tháng 04 này, Cộng đoàn DCCT Hà Nội về Đan viện Xitô- Châu Sơn để tĩnh tâm. Chương trình tĩnh tâm kéo dài từ sáng đến chiều ngày 24/04/2012.

5giờ30 sáng thứ ba ngày 24/04/2012, quý cha quý thầy trong Cộng đoàn đã lên xe khởi hành. Xe đưa quý cha quý thầy đến Đan viện Xitô- Châu Sơn vào lúc 8giờ 15.

Khai mạc ngày tĩnh tâm là giờ Kinh sáng vào lúc 8giờ 30 tại hội trường Đan viện Xitô. Tiếp theo, quý cha quý thầy lắng nghe Đức Tổng Giuse chia sẻ Lời Chúa. Trong bài chia sẻ, dựa vào sách Cv 15,36-40, Đức Tổng Giuse đã nêu ra những khó khăn của sứ mạng tông đồ. Đức Tổng nhấn mạnh, sứ vụ tông đồ của chúng ta bị suy thoái, nếu chúng ta không gắn bó mật thiết với Chúa Kitô. Xem chi tiết…

ĐHY Thang Hán: Trung Quốc muốn gia tăng kiểm soát Giáo Hội chắc chắn sẽ không làm được!

LTCG (25.04.2012)

Hôm Chúa Nhật ngày 22 Tháng Tư 2012, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon 湯漢) của Hồng Kông đã nhận nhà thờ hiệu tòa của mình tại Rôma. Khi tiếp xúc với báo giới, ngài nói rằng ngài hy vọng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc (sắp được bầu vào cuối năm nay tại Bắc Kinh) sẽ tham gia vào một cuộc đối thoại chân thành với Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh.

Vị giám mục của Hồng Kông nói: “Tôi hy vọng sẽ có được cuộc đối thoại. Không vấn đề nào được giải quyết nếu không thông qua đối thoại chân thành, nơi đó mới có thể đạt được một giải pháp làm hài lòng đôi bên. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để cải thiện việc đối thoại với ban lãnh đạo mới”.

Khi được đề cập đến việc có một vị giám mục đã bị vạ tuyệt thông nhưng vẫn tham gia vào lễ tấn phong giám mục mới của Nam Sung (tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc) vào ngày 19 Tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y Thang Háng nói rằng việc này là “rất đáng tiếc”.

“Chúng tôi phải luôn bảo vệ nguyên tắc của chúng tôi” – ngài giải thích: “Có hai yêu cầu quan trọng đối với việc tấn phong một giám mục Công giáo: thứ nhất, ứng viên chức giám mục phải có được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha để bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội; và thứ hai, tất cả các giám mục liên quan tới việc tấn phong cho một giám mục mới, họ không những đã chịu chức thành sự mà còn phải có tư cách hợp thức. Nói cách khác, họ phải vẫn còn trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng”.

“Sự nhập nhằng giữa những người bất hợp thức và hợp thức là sai trái, không thể chấp nhận được”. Ngài nói: “Tôi hy vọng trong tương lai điều này sẽ không xảy ra nữa, và bất cứ ai đã phạm sai lầm trong dịp này thì hãy nên ăn năn và trình một lời thỉnh cầu, xin Đức Thánh Cha tha thứ”. Xem chi tiết…

Mục tử đích thực

LTCG (25.04.2012) – Sài Gòn – Chúa Nhật IV Phục Sinh, năm B

Có lẽ chúng ta quá quen với câu: “Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì” [Tv 22 (23):1]. Câu này diễn tả sự an tâm thanh thản, thế nhưng chúng ta có thực sự thấy an tâm?

Dù chúng ta chỉ là những con chiên lạc, chiên ghẻ, chiên quậy phá, chiên bướng bỉnh,… (x. Lc 15:4-7), nhưng Thiên Chúa quá đỗi yêu thương chúng ta và muốn chúng ta đồng hưởng vĩnh phúc với Ngài: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Ngài sai Con Một đến thế gian không để luận phạt mà để giải thoát chúng ta: “Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ (Ga 3:17). Ngài “không lên án” cũng đủ hạnh phúc đối với chúng ta rồi, thế mà Ngài còn muốn chúng ta “được cứu độ”. Hạnh phúc của chúng ta được nhân đôi. Đó là điều tích cực nơi Thiên Chúa.

Sách Công vụ Tông đồ kể: Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ: “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng: nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị” (Cv 4:8-10). Các tông đồ đã nhân danh Đức Kitô chữa lành bệnh tật cho người khác, điển hình là một người tàn tật được chữa lành và đang đứng trước mặt mọi người Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

TIÊU CHUẨN KIỂU GÌ ĐÂY ?

LTCG (25.04.2012)

“Hiện đại = hại điện”, tiếng Việt mình kể ra cũng ngộ nghĩnh, tài chơi chữ, nói lái của các cụ Nguyễn Khuyến, Trạng Quỳnh ngày xưa khiến cho chúng ta ngày nay còn phải bái phục… Càng sau này, tiếng Việt càng trở nên “tai quái” nhưng không phải là theo cái phong thái tinh nghịch trong sáng như các cụ ngày xưa mà thật sự là… tai quái !

Xin trưng dẫn: Nhà bảo sanh được định danh là… xưởng đẻ ! Bằng lái xe được gọi là… giấy phép lái xe, có lẽ cơ chế xin-cho làm phát sinh ra từ này chăng ? Lại nhiều lúc nhức cả đầu vì những kiểu chức danh kỳ cục, nửa nạc nửa mỡ: Phó trưởng phòng, phó hiệu trưởng, có cả phó tiến sĩ, phó giáo sư… loạn cả lên ! Gần đây lại có cả chuyện nguyên một căn nhà hai tấm của người ta hẳn hoi được định nghĩa thành ra một cái… chòi canh cá ! Rồi “ngài” Đinh bộ trưởng ( lưu ý: đừng nhầm là Đinh Bộ Lĩnh ) dấy lên một thứ loạn về phí: phí chống ùn tắc, rồi phí hạn chế giao thông, không chừng sẽ có ngày ra đời thứ… phí của giời !

Cái lối suy diễn ngược đời và náo loạn ấy đã là nguồn gốc của bao nhiêu phiền toái và tệ nạn. Cũng có lẽ vì thế mà người ta lập luận rằng các thai nhi có khả năng dị tật, có nguy cơ chậm phát triển, thậm chí cả các thai nhi ngoài ý muốn cũng chẳng phải là các thai nhi không thể thành… người, nên thích giết lúc nào là giết !

Độc đáo không kém, trên diễn đàn của Vnexpress.net gần đây, một đề tài được tranh luận hết sức sôi nổi, ấy là: “Một Thanh niên hiện đại luôn có bao cao su trong ví”.

Trước khi bàn vào vấn đề nóng bỏng này trên quan điểm Bảo Vệ Sự Sống, xin dài dòng văn tự một tí về cách sử dụng từ ngữ ở đây. Trước kia, chúng ta thường nghe nói: Anh ta là một thanh niên lịch lãm… Anh này có văn hóa, có đạo đức… Thế nhưng chưa bao giờ lại nghe bảo: anh này hiện đại, còn anh kia thì… chưa hiện đại. Chúng ta có thể nghe nói: dàn máy này hiện đại, chiếc xe kia hiện đại. Bây giờ tự dưng lại có kiểu nói: “Một thanh niên hiện đại…” Chả hiểu ra làm sao nữa ! Thôi cứ chấp nhận cái khái niệm “thanh niên hiện đại” này đi, rồi chúng ta sẽ dần dần đi vào nội dung chính của vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây. Xem chi tiết…

VIẾT CHO EM: 44. Còn gì đâu nữa

LTCG (25.04.2012)

Em.

Em đến khóc trong văn phòng của tôi. Hỏi tại sao, Em không trả lời. Tôi rút lui để Em khóc một mình. Tôi biết Em đang trải qua một cơn khủng hoảng ghê gớm. Chờ cho Em thôi khóc, tôi mới trở lại để lắng nghe. Nước mắt của Em đã cạn, nhưng nỗi đau của Em vẫn còn. Em nói chuyện với tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào.

1.

Em đứng thơ thẩn bên quốc lộ, đón xe đi Sài Gòn. Chờ mãi chẳng thấy bóng dáng chiếc xe Hino đâu. Bỗng chiếc xe con ghé sát bên lề đường.

– Thủy em đi đâu vậy?

– Em đi Sài Gòn.

– Cho em quá giang nè.

Huy, phó Giám đốc nhà máy xi măng, bạn thân của cha xứ láng giềng. Chúa nhật nào cũng đi lễ. Chúa nhật nào cũng được thưởng thức giọng solo ngọt ngào của Em rót xuống từ vòm nhà thờ cao vút. Huy và Em quen thân nhau, quý mến nhau. Huy là người tài đức, năng nổ, hoạt bát. Em là con chiên ngoan hiền của giáo xứ, không đẹp lắm, nhưng rất dễ thương. Huy là một người chồng mẫu mực, không quan thói trăng hoa. Em là cô gái đoan trang, con của ông chủ tịch Hội đồng giáo xứ có uy tín.

Hai người ngồi ở băng sau. Dù tin tưởng nhau, nhưng vẫn có một khoảng cách vật lý đáng kể giữa hai người. Một khoảng cách cố tình có đắn đo, có tính toán không thể tồn tại trên một cuộc hành trình dài gần tám tiếng đồng hồ. Cứ mỗi lần xe dằn xe lắc, thì khoảng cách lại rút ngắn lại. Và khi màn đên buông xuống, thì khoảng cách ấy không còn nữa…

2.

Lần đầu tiên trong đời, Em ngồi kề sát ngưòi đàn ông, trong bóng đêm chập chờn, trên một chặng đường dài thăm thẳm. Em sợ. Em lo. Nhưng Em tò mò. Khứu giác tò mò. Xúc giác tò mò. Hôm ấy lại là ngày mà quy luật thiên nhiên chi Em nhiều rạo rực nhất, khiến Em kém tự chủ nhất. Chính khứu giác của Huy và sự từng trải của người đàn ông đã giúp Huy phát giác được điều đó. Cả hai lương tâm đều muốn tạo lại khoảng cách vật lý. Nhưng khoảng cách ấy lại chế diễu sự kính trọng lẫn nhau. Lòng kính trọng nhau đã dựng lên bức tường xóa mờ tiếng nói của lương tâm. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư