Lưu trữ

Archive for 25.08.2011

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 25.08.2011 – Tân Đại sứ Mỹ chào Việt Nam

LTCG (25.08.2011)

* Tân đại sứ Hoa Kỳ David Shear chào Việt Nam.

==============================

* Bản tin video sáng ngày 25.08.2011

Hạn chế buôn bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam có thể được dỡ bỏ.

==============================

* Bản tin video tối ngày 25.08.2011

Động đất 5,1 độ richter ngoài khơi Phú Yên.
(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

[Video] Bình luận: Việt Nam đi về đâu?

LTCG (25.08.2011) 

Bình luận gia  Đại Duơng & Vạn Lý

* Phần 1:  Tác động của nền kinh tế ngầm lên xã hội Việt Nam

========================================

* Phần 2: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Hồ Chí Minh Khóc Với Môn Thi Sử hiện nay

 

LTCG (25.08.2011)

(VNC) Ông Hồ chí Minh phải khóc với bài thi lịch sử trong kỳ thi vào đại học năm nay. Hàng ngàn thí sinh “ăn hột vịt lộn”, tức bị điểm không. Hơn 90% học sinh điểm sử dưới trung bình. Câu hỏi chánh và nhân vật chánh của bài thi lịch sử là nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn làm nổi bật “sự nghiệp” Ông Hồ chí Minh, nhưng bị đa số thí sinh trả lời trớt quớt nói theo dân Miền Nam
hay “bôi bác” nói theo dân Miền Bắc. Ô. Hồ chí Minh đi theo Mác Lê bên kia thế giới đại đồng CS biết được sẽ khóc ròng, quở mắng những cán bộ đảng viên tuyên huấn trong ngành giáo dục là thứ ăn hại, đái nát, ăn cơm của tao mà hại tui, đã “tạo điều kiện” cho đám nhứt quỉ, nhì ma, thứ ba học trò bôi tro trét trấu vào mặt ông.

Thực vậy, qua một số bài thi Ô Hồ chí Minh bị biến thành một thanh niên trái ngược tuyên truyền thần thánh hoá của Đảng Nhà Nước CS Hà nội như sau. Tin Đài Á châu Tự do, “Thạc sĩ Đinh Kim Phúc hiện công tác trường Đại học mở TPHCM và cũng là chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho biết kinh nghiệm của ông khi đích thân chấm thi môn lịch sử. “Tôi tham gia chấm thi kỳ tuyển sinh vừa qua về môn sử. Tôi không biết ông Bộ trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận sẽ nghĩ như thế nào khi nghe một số bài luận văn như sau:

Với câu một, nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nứơc của ông Nguyễn Tất Thành thì một em viết: “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chứ có phải đi ngao du đâu?”

Một em khác viết “Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước vì người đã vứt bỏ tình yêu thương với một thiếu nữ cùng quê!”

Rồi một em khác nữa viết, “Người không muốn đi theo vết xe đổ của đại thi hào Nguyễn Du!…”

Nhưng có lẽ cái bài làm sau đây tôi thấy nó phản ảnh nhất vấn đề dạy và học lịch sử khi một thí sinh viết như thế này: “Nguyễn Tất Thành (tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung) thuở nhỏ tính tình rất ngổ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu tình, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi tìm đường cứu nước’.” Xem chi tiết…

Blogger Người Buôn Gió: Ngày tàn của Bạo Chúa

LTCG (25.08.2011)

Bạo Chúa bắc Phi, đại tá Ga đa Phi đã chấm dứt  42 năm cầm quyền một cách thảm hại trong sự nuối tiếc của các chế độ độc tài khác.

Trong những vớt vát cuối cùng để gỡ gạc thể diện, một số ít các nước độc tài vẫn ngoan cố đưa những tin nhằm cho dân chúng nước mình thấy việc ra đi của một thể chế độc tài ( gọi cách khác là ổn định chính trị ) sẽ là bạo loạn, chết chóc, tan hoang. Khai thác triệt để những chi tiết này để dọa dẫm dân chúng nước mình. Đồng thời ngầm lên án sự can thiệp của Phương Tây là có ý đồ thực dân, bá quyền.

Lúc mà quân ” nổi dậy” Ly Bi tiến vào thành trì của bè lũ độc tài Ga Đa Phi,ban ngày của Phi Châu cũng là lúc mặt trời không sáng trên đất Đông Nam Á. Hà Nội thân yêu, thủ đô của đất nước Việt Nam CNXH giàu đẹp, văn minh, tự do, dân chủ. Nơi mà cả thế giới ngưỡng mộ về đời sống, quyền con người được đảm bảo hơn bất cứ đâu trên trái đất, bỗng xảy ra một cơn mưa kèm gió lốc dữ dội trong đêm tối. Mặc dù hồi đầu tuần dự báo thời tiết cho biết tuần này Hà Nội sẽ nắng ráo kéo dài, không mưa, những đám mây mang mưa đã dạt sang đất Lào, thế nhưng trùng vào lúc chế độ Ga Đa Phi sụp đổ , mưa và gió lớn bất chợt đã xảy ra khiến những nhà dự báo thời tiết phải bất ngờ. Xem chi tiết…

Bài học Gaddafi: Không thể dùng tiền mua nhân phẩm và quyền sống của đồng loại

LTCG (25.08.2011)


image1/9/1969 Trung úy Gaddafi thực hiện cuộc đảo chính chế độ quân chủ Vua Idris và xây dựng nước Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi nhân dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại, gọi tắt là Libi.

Từ một nước nghèo đói, Libi đã trở thành một quốc gia giàu có. Dân số 6.173.579 người (2008). Thu nhập bình quân đầu người 13.100 USD/năm (2007). Tuổi thọ trung bình với nam 71 tuổi, nữ 76 tuổi (theo khảo sát của Liên Hiệp Quốc).

Đó là một quốc gia có mức sống mà nhiều nước trên thế giới thèm khát. Sự giàu có từ nguồn tài nguyên dầu lửa của Li bi đã làm chàng trai Gaddafi ngộ nhận về vị trí của cá nhân trong cộng đồng loài người. Dù rằng những năm Gaddafi nắm quyền hành, thế giới vẫn còn chia hai cực Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, nhưng nền văn minh của loài người vẫn theo quy luật ngày càng tiến bộ. Xem chi tiết…

Quá thời hạn giam giữ, CA vẫn không thả người yêu nước – Hãy thả ngay những người yêu nước

LTCG (25.08.2011)

Quá thời hạn giam giữ, CA vẫn không thả người yêu nước

Vào lúc 8h tối hôm qua, 24/08/2011, một số anh chị em tại Hà Nội đã hẹn nhau đến khu vực trại giam Hỏa Lò để đón những người biểu tình yêu nước bị CA bắt giam trái pháp luật. Trước đó, theo thông báo miệng của Cơ quan CA, ba người yêu nước là chị Bùi Thị Minh Hằng, Đặng Bích Phượng (Phương Bích) và anh Lê Văn Dũng (Dũng Aduka) bị tạm giam trong thời hạn ba ngày tại Hỏa Lò. Như vậy, tính đến tối ngày 24/08 là đã quá thời hạn tạm giữ 3 ngày. Tuy nhiên, sau khi chờ đợi đến tận hơn 12 giờ đêm, mọi người đành phải ra về khi cơ quan CA vẫn không chịu thả người.
Các thông tin về tình hình sức khỏe, cũng như việc thăm hỏi, gửi đồ tiếp tế đang dần rơi vào tình trạng bế tắc. Theo suy đoán của nhiều người, nếu quá 12 giờ đêm mà CA không thả người thì có thể đã có thêm một lệnh tạm giữ trong ba ngày tiếp theo.
Thông tin gần đây nhất được ghi nhận lại là trường hợp anh Lê Văn Dũng (Phú Thọ) bị CA kéo đến đọc lệnh khám xét và lục soát nhà. Bên cạnh đó, một bạn đọc Danlambao đã cung cấp thêm thông tin về anh Dũng Aduka :
Tôi đã đi biểu tình cùng Dũng nhiều lần, Dũng ít lời, từ tốn nhưng đanh thép vô cùng. Tôi cũng bị bắt cùng Dũng vào CA quận HK, sáng 22/8 khi Dũng từ buồng tạm giam về lại dãy phòng lấy cung mà mấy anh em chúng tôi bị giữ ở đó, tôi có hỏi thăm Dũng rằng “em bị giam với những người như thế nào, em có bị những người tù thường phạm gây khó dễ gì không?”. Dũng trả lời là bị giam cùng với mấy người buôn lậu ma túy và Dũng nói chuyện với họ rất nhiều, họ không hề đe dọa hay gây khó gì cả. Tôi tạm thời thấy an tâm vì tin rằng em biết cách vượt qua những thử thách khốc liệt, những trò đê tiện và man rợ của lũ “còn đảng còn mình”. Xem chi tiết…

[Video] Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 23&24.08.2011

LTCG (25.08.2011) 

* Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 23.08.2011

 Chiều Thứ Ba, 23 tháng 8, quân nổi dậy Libya đã chiếm được bản doanh của lãnh tụ Gadhafi ở thủ đô Tripoli.
Doanh trại của Gadhafi có tên là Bab al-Aziziya rộng 4 dặm vuông bao gồm bộ chỉ huy, trại lính, dinh thự của Gadhafi và gia đình, cư xá cho những nhân vật quân sự và dân sự đầu não,.
Đây là biểu tượng của chế độ và trên thực tế là trung tâm chỉ huy cuối cùng điều khiển cuộc kháng cự cho những phần tử trung thành với Gadhafi. 
Quân nổi dậy tin rằng tại đây có cả một hệ thống đường hầm bí mật liên lạc và dẫn tới nhiều nơi khác trong thành phố.

=============================================

* Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 24.08.2011

Thượng nghị sĩ Jim Webb trong một cuộc họp báo ở Hà Nội hôm Thứ Tư 24 tháng 8 cho hay, Hoa Kỳ đang cân nhắc việc có nên bãi bỏ lệnh cấm bán kỹ thuật quân sự cho Việt Nam hay không.
Ông nói thêm rằng, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc Phòng Việt Nam đang có những cuộc thảo luận “cẩn thận nhưng tích cực” về vấn đề nói trên.
Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn còn giữ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam, có từ năm 1984 và như thế Việt Nam sẽ không mua được máy bay chiến đấu, tàu chiến, xe tăng, và các loại súng đạn do Hoa Kỳ sản xuất thường được coi là tối tân nhất thế giới.
Trong một lần đến thăm Mỹ trước đây, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng yêu cầu Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

TBT Việt Tân: Những người bị bắt không liên quan gì đến Việt Tân

LTCG (25.08.2011) – Sài Gòn – Theo BBCvietnamese, ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư đảng Việt Tân nói với BBC những thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt trong hơn 20 ngày qua ở Nghệ An, Hà Nội và Sài Gòn không liên quan gì đến đảng Việt Tân của ông.

Trong khi đó, Công an Việt Nam đã cáo buộc năm người trong số 12 người Công giáo và Tin lành bị bắt trong đọt này đã tham gia đảng Việt Tân. Cũng theo Công an Việt Nam, họ sẽ bị ghép vào tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Những người đó là các anh: Nguyễn Xuân Anh (29 tuổi), Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Duyệt (cả hai đều 31 tuổi), Hồ Đức Hòa (37 tuổi) và Đặng Xuân Diệu (32 tuổi).

Nhiều độc giả đã gởi email hỏi chúng tôi thực hư về chuyện nay, nên phóng viên VRNs đã đặt vấn đề với cha Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR, thường trực Truyền thông Chúa Cứu Thế và được ngài cho biết như sau: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Thông tin về các thanh niên Công giáo bị bắt cóc

LTCG (25.08.2011)  – Vinh – Bản tin từ thành phố Vinh sau đây khẳng định việc bắt cóc các thanh niên Công giáo của bộ công an từ ngày 30/7/2011 đến nay là xác thực. Trước khi chờ xem kết quả điều tra của cái xã hội đầy dẫy bất công này, cần phải lên tiếng phản đối kiểu bắt người trái pháp luật của bộ công an.

——————–

Theo thông báo gửi về cho các gia đình thì 5 Anh sau đây đang bị tạm giam tại trại Tạm Giam B14 – Bộ Công An thuộc phường Thịnh Liệt – Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội:

  1. Doanh nhân Hồ Đức Hòa – Quỳnh Vinh – Quỳnh Lưu – Nghệ An
  2. Doanh nhân Đặng Xuân Diệu – Nghi Đồng -Nghi Lộc – Nghệ An
  3. Võ sư Nguyễn Xuân Anh – Thành Phố Vinh – Nghệ An
  4. Kỹ sư Nguyễn Văn Duyệt – Quỳnh Vinh – Quỳnh Lưu – Nghệ An
  5. Kỹ sư Nguyễn Văn Oai – Quỳnh Vinh – Quỳnh Lưu – Nghệ An

Hôm qua ngày 23/8/2011 các gia đình các anh có tên trên đã đến trại tạm giam để làm sổ thăm nuôi và gửi quà vào cho các nạn nhân. Kinh thánh là điều quan trọng nhất đối với người Kitô Hữu đã bị Công an trả lại mà không cho nhận nhưng các gia đình cũng đã gửi được quần áo, đồ ăn khô, và 1 bộ cờ tướng vào cho các Anh. Xem chi tiết…

NHÂN QUYỀN

LTCG (25.08.2011)  

Đây là bài trình bày của Cha Ernesto Nguyễn Văn Hưởng, khóa tìm hiểu cơ bản giáo huấn xã hội Công Giáo, được tổ chức tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn.

1. Giáo hội đánh giá cao bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Phong trào tiến tới chỗ xác định và công bố các quyền của con người là một trong những cố gắng quan trọng nhất nhằm đáp ứng cách hữu hiệu những đòi hỏi tất yếu của phẩm giá con người. …

Huấn Quyền Giáo Hội không ngừng ghi nhận giá trị tích cực của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10-12-1948, và được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi như “một cột mốc thực sự trên con đường tiến bộ đạo đức của nhân loại” (152).

2. Vài nhận xét về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

 
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền

Vài điểm nền tảng trong Tuyên ngôn:

  • Công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ lànền tảng của tự do, công lý và hòa bìnhtrên thế giới
  • Xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ
  • Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp
  • Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tácvới Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
  • Dùng sự truyền đạt và giáo dục để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

3. Học Thuyết Xã Hội nói về quyền con người

3.1 Nguồn gốc quyền con người

Thật ra, nguồn gốc các quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của mỗi một con người.…

Những quyền này mang những đặc tính “phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng308Phổ quát, vì chúng hiện diện nơi hết mọi người, bất kể thời gian, địa điểm hay chủ thể. Bất khả xâm phạm, bao lâu “chúng tồn tại trong con người và trong phẩm giá con người” và vì “thật vô ích khi công bố các quyền mà đồng thời không làm gì để bảo đảm cho chúng được tôn trọng bởi mọi người, mọi nơi và vì mọi người”. Bất khả nhượng, bao lâu “không ai có thể tước đoạt những quyền ấy khỏi người khác một cách chính đáng, bất kể người đó là ai, vì làm như thế là xâm phạm tới bản tính của chính họ”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Sức mạnh của Giáo Hội

LTCG (25.08.2011)  

Để trả lời cho câu hỏi: “đâu là sức mạnh của một quốc gia?” chắc chắn người ta sẽ nói, sức mạnh của một đất nước hệ tại ở việc trang bị hệ thống quốc phòng với những vũ khí giết người tối tân hiện đại, hoặc một nền kinh tế vững mạnh, hay một đường lối chính trị mưu lược tài ba.

Giáo Hội là một tổ chức do chính Chúa Giê-su thiết lập. Sức mạnh của Giáo Hội không đến từ những khái niệm nêu trên. Sức mạnh của Giáo Hội đến từ đức tin. Cuộc hội ngộ hùng hậu của đông đảo các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới là một trong những chứng lý về điều đó. Madrid đón tiếp hàng triệu bạn trẻ, đủ mọi sắc tộc, mọi ngôn ngữ và nền văn hóa. Vào buổi chiều ngày thứ năm, 18-8-2011, Đức Thánh Cha đã đến gặp gỡ các bạn trẻ. Trên đường đi từ tòa Sứ Thần đến quảng trường Cibeles, hai bên đường, các bạn trẻ chào đón vị Cha Chung với nhiệt huyết tuổi trẻ. Có những giọt nước mắt của niềm vui, có những cái vẫy tay của lòng thân thiện, có những tiếng hô “Viva Papa” vang dội không ngớt. Có nhiều người đứng từ rất xa nơi xe của Đức Thánh Cha đi qua, họ chỉ nhìn thấy qua màn hình, vậy mà họ vẫn cảm như được chạm tới, được gặp gỡ, được ngỏ lời với ngài. Dù chắc chắn lời hô của họ chẳng đến được tai Đức Thánh Cha, họ vẫn hô vang một cách nhiệt tình. Nơi đây, sức mạnh của Giáo Hội được thể hiện.

 
 

Xem chi tiết…

10 CÁCH THỨC CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ TÌNH THƯƠNG

 

LTCG (25.08.2011) 

Tiến sĩ Stephen Post, giáo sư môn Đạo Đức Sinh Học ở Mỹ, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tình Yêu Vô Hạn, tác giả cuốn sách nổi tiếng: “Unlimited Love: Altruism, Compassion, and Service”.

Chúa Giêsu biểu lộ tình thương lớn lao của Người cho con người bằng 10 cách thức khác nhau. Các Tin Mừng cho chúng ta thấy lòng thương cảm sâu xa của Người đối với đau khổ, việc Người hiện diện và lắng nghe chăm chú người khác, và việc Người giúp đỡ cho mọi người chung quanh. Chúng ta hãy khám phá các cách thức Chúa Giêsu biểu lộ Agape – từ ngữ Hy Lạp có nghĩa là tình yêu vô điều kiện, tình yêu tự hiến – và chúng ta có thể học hỏi gì nơi Người.

1. Lòng thương cảm

Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu được mô tả như một người chữa lành, đáp ứng mọi nhu cầu của con người trong đau khổ, cả trong ngày Sabbath, và chính vì điều này mà người bị chính quyền thời đó chỉ trích kịch liệt. Người đáp trả cho người khác, mà nếu không có sự can thiệp của Người, họ đã bị ném đá đến chết. Lòng thương cảm được diễn tả trọn vẹn trong dụ ngôn người Samarit nhân hậu, vì người này giúp đỡ trực tiếp và nhanh chóng cho người bị thương bên vệ đường. Không gì có thể làm Người hành động trái với lòng thương cảm cả – dù là đang bận rộn hết sức hoặc vì sự ô nhục xã hội, như trong trường hợp người phụ nữ Samari mà đa số người khác không muốn tiếp chuyện. Chúa Giêsu làm theo lòng thương cảm đòi hỏi, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.

Lời nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thật sự thương cảm những người đau khổ.

2. Chăm chú lắng nghe

Khi tiếp xúc với người khác, Chúa Giêsu chăm chú lắng nghe, chứng tỏ sự ước muốn đáp trả trong thâm sâu những gì người kia nói với Người. Trong nhiều cuộc chữa lành, người ta thường kêu to xin Người cứu giúp. Chỉ bằng sự lắng nghe và sờ chạm nhẹ, Người trao cho họ niềm hy vọng và tin yêu trọn vẹn. Người cẩn thận lắng nghe kẻ thù nói và trả lời họ sau khi suy nghĩ kỹ. Người rất nhẫn nại với các môn đệ của mình, cả khi Người có lý do chính đáng để mất kiên nhẫn.

Lời nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con khiêm nhượng để biết chăm chú lắng nghe người khác, vì họ rất đáng trân trọng.

3. Biết cách đối đầu

Chúa Giêsu là bậc thầy về xử lý đối đầu. Người thực thi sự chống đối bất bạo động với sự dữ, và chính lời dạy và gương sáng của Người đã gây cảm hứng cho lãnh tụ Gandhi và nhiều nhà lãnh đạo các phong trào dân quyền. Chúa Giêsu yêu cầu Phêrô bỏ gươm xuống; Người nói ai dùng gươm sẽ chết vì gươm. Nhưng Người cũng đối đầu với các thầy tư tế giả hình và các người đổi tiền trong Đền thờ. Người liên tục thách thức người khác hãy suy nghĩ và hành động trong yêu thương, và điều này làm cho Người phải thường xuyên đối đầu khi Người nhìn thấy các thái độ và ứng xử hủy diệt chung quanh Người.

Lời nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con nhiều can đảm để đối đầu với sự dữ bằng yêu thương chứ không bằng ác tâm.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Tìm hiểu

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 24-08-2011