Lưu trữ

Archive for 30.08.2011

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 29&30.08.2011

LTCG (30.08.2011) 

 * Bản tin video ngày 29.08.2011

=====================================

* Bản tin video sáng ngày 30.08.2011

Cơ quan FAO cảnh báo cúm gia cầm lan rộng

=====================================

* Bản tin video tối ngày 30.08.2011

Hai nhà dân chủ được đặc xá đã ra khỏi tù.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CHỐNG LẠI TOÀN DÂN CÁCH NÀY HAY CÁCH KHÁC ĐỀU SỤP ĐỔ

LTCG (30.08.2011)

Cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa tự phát của dân chúng Tunisa, từ ngày 04/01/2011, chống lại chế độ độc tài gia đình trị của tổng thống Ben Ali, cầm quyền liên tục 23 năm, với năm cuộc bầu cử ‘ảo thuật’, mà cuộc bầu cử cuối cùng chỉ nhận được có 90% phiếu bầu. Đó là số phiếu ít nhất trong 5 cuộc bầu cử. Nhưng ngày 14/01/2011, trước sức mạnh toàn dân và sức ép của quốc tế, tổng thống Ben Ali đã phải bỏ nước ra đi. Đây là một cuộc thay đổi tương đối nhẹ nhàng nhất ở vùng Bắc Phi và Trung Đông, để được mệnh danh là ‘cuộc cách mạng hoa lài’. Ngày 25/01/2011, dân chúng Aicấp xuống đường đòi tự do dân chủ nhân phẩm cho toàn dân, chống chế độ độc tài tham nhũng tàn bạo của tổng thống Hosni Mubarak, chuyên dùng ‘cảnh sát trị’ theo luật khẩn cấp kéo dài 30 năm. Sau 18 ngày đấu tranh quyết liệt có đến 850 người dân bị thiệt mạng, rồi với sự can thiệp của Mỹ, hôm 11/02/2011, tổng thống Mubarak đành phải trao quyền cho quân đội Aicập để thành lập chính phủ chuyển tiếp. Cuối cùng Mubbarak với tâm thân tàn tạ, đã phải ra trước tòa án Aicập để nghe phán xử về tội trạng giết hại dân của mình.

Ngày 23/08/2011, phe nổi dậy Libya đã chiếm được khu dinh thự kiên cố của nhà độc tài ngoan cố dị hợm Muammar Gadhafi, ở trung tâm thủ đô Tripoli, sau một ngày giao tranh ác liệt. Nhưng ông Gaddafi và gia đình đã biến dạng, không biết trốn ở đâu. Tuy nhiên, nơi biểu tượng cho quyền lực độc tôn trong 42 năm của Gadhafi, nay không còn nằm trong tay ông ta nữa. Chế độ độc tài lập dị tàn bạo hại dân đã sụp đổ hoàn toàn tại Libya. Thế là trên sáu tháng, kể từ khi Gadhafi, dùng máy bay và lính đánh thuê, tàn sát người dân xuống đường biểu tình ôn hòa đòi Gadhafi phải từ bỏ quyền hành, khiến đến 233 người bị chết, đã dẫn tới việc dân quân đứng lên chiếm các thành phố ở khắp nước, tạo ra cuộc chiến tranh giữa toàn dân Libya, được Liên Minh Âu Châu và Hoakỳ tiếp tay, theo quyết nghị 1973 của Hội Đồng Bảo An LHQ, ngày 17/08/2011, cho phép sử dụng vũ lực quân sự, tấn công quân đội của gia đình Gadhafi và bọn lính đánh thuê. Xem chi tiết…

CHỈ DẤU ĐẦU TIÊN

LTCG (30.08.2011)

Nhà Bác học Lê Qúy Đôn vào thời đại của mình đã nhận xét, đưa ra năm chỉ dấu báo hiệu sự suy vi của một Triều đại:

1-Trẻ không kính già.

2-Trò không trọng thầy.

3-Binh kiêu tướng thoái.

4-Tham nhũng tràn lan.

5-Sỹ phu ngoảnh mặt.

Theo tôi, ngoài năm chỉ dấu mà Bác học Lê Qúy Đôn đưa ra, vẫn còn thiếu một chỉ dấu quan trọng nữa, góp phần làm lụn bại một Triều đại.

Từ thưở mông muội cho đến thời Trung cổ, Cận đại, việc sử dụng bạo lực để cưỡng chiếm quyền tự do của con người để hình thành một cộng đồng, một tổ chức nhà nước, là phổ biến. Thậm chí cho đến thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này, việc xử dụng bạo lực để duy trì chế độ vẫn tồn tại ở những quốc gia dưới sự kiểm soát của độc tài toàn trị cộng sản.

Những người tiếm đoạt được quyền Tự do của cộng đồng đã lập nên những Luật lệ, những quy tắc ứng xử, những quan niệm đạo đức, để duy trì trật tự, sự ổn định của cộng đồng theo hướng có lợi cho sự cai trị của tầng lớp thống trị. Xem chi tiết…

KHI CẢ NƯỚC TRỞ THÀNH “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”

LTCG (30.08.2011)

Chưa bao giờ người ta nhận thấy đảng CSVN “hoảng hốt” như bây giờ; nhất là sau khi 11 cuộc biểu tình biểu lộ lòng yêu nước, phản đối việc bọn bá quyền Trung Cộng (TC) chèn ép Việt Nam xảy ra tại Hà Nội và Sàigòn.

Chuyện có vẻ “khác thường” khi báo TC đăng bài ông giáo sư Hán văn Nguyễn Thế Sự tố cáo các cuộc biểu tình là “do đảng phản động Việt Tân (VT) ở bên Pháp xúi dục”.

Kế, trong một cuộc họp báo, bà phát ngôn nhân Nguyễn Phương Nga nêu đích danh “đảng phản động VT xúi dục các cuộc biểu tình yêu nước”. 

Chuyện có vẻ khôi hài là sau đó, một ông nhà báo được biết là đã từng là Tổng biên tập của báo Người Lao Động là ông Tống Văn Công bèn mượn “hồn ma Bác Hồ”, dùng giọng điệu của “bố con chó xồm” mà “lên lớp” bà phát ngôn nhân Nguyễn Phương Nga và đoán già, đoán non về đảng VT như sau:

“Suốt hai tháng qua, đi đầu các cuộc biểu tình đều là các đảng viên CS, trí thức nhân sĩ đáng kính, nào thấy bóng tên phản động VT nào? Đảng VT luôn tìm cách khoa trương thanh thế, nhưng chúng chẳng tìm đâu ra cơ hội. Chỉ thấy bà Phương Nga nhà ta yếu bóng vía đã vô tình đề cao bọn chúng: “Đảng VT lợi dụng tình hình căng thẳng để kích động nhân dân VN có những hành vi chống Nhà Nước…” Nói như vậy là quá coi thường nhân dân đã được trui rèn trong cuộc đấu tranh lâu dài giải phóng đất nước. Bài học đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở là phải tin dân, hỏi dân, học dân, sao bà Nga và các vị không nhớ? Nhân đây tôi cũng muốn kể lại ý kiến của số khá đông người nhận định về đảng VT. Cứ nhìn cách của họ hành xử có thể cảm nhận, hình như đây là 1 tổ chức của Bắc Kinh lập ra nhằm:

1/Chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà Nước VN

2/Nhằm tạo điều kiện để các tổ chức quốc tế có lý do lên án VN bắt bớ người bất đồng chính kiến, xâm phạm nhân quyền. Bởi vì chưa thấy một Đảng chính trị nào mà số đảng viên bị bắt, bị đem là vậy hy sinh cho danh tiếng của Đảng nhiều như VT. Ông Phạm Minh Hoàng bị bắt, đang cố chối mình không phải VT, vợ của ông trả lời báo chí cũng cả quyết như thế. Nhưng người đại diện VT nhanh chóng tuyên bố đòi Nhà Nước phải trả tự do ngay cho đảng viên VT là ông Phạm Minh Hoàng…” (Trích “Kẻ thù – Tống Văn Công). Xem chi tiết…

Ông Nguyễn Chí Vịnh thông báo với Trung Quốc: Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam

LTCG (30.08.2011)  

Vậy là chủ trương kiêm quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người là của Bộ Quốc Phòng? Ông Nguyễn Chí Vịnh có thể chứng minh được rằng việc “tụ tập đông người” tương đương với sử dụng vũ lực và vi phạm luật pháp quốc tế không?

 


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước. Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực: “Hòa bình hai bên đều có lợi, đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói. 

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc; xử lý trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Xem chi tiết…

[Video] VOA: Tin Thế Giới 29.08.2011 – Việt Nam đặc xá hơn 10.000 tù nhân trong dịp lễ Quốc khánh

LTCG (30.08.2011)  

* Tin Thế Giới 29.08.2011

Libya: Cuộc săn lùng Moammar Gadhafi đang tập trung tại Sirte, quê nhà của ông.
Bão Irene quét qua miền đông Hoa Kỳ, để lại núi rác phía sau.
Bão Nanmadol đập mạnh vào Đài Loan và đang hướng về Trung Quốc.
Iraq: Bom tự sát giết chết 28 người tại một đền Hồi giáo ở Baghdad.
Bọn cướp ở Nam Sudan giết chết hàng trăm gia súc và đốt phá nhiều nhà cửa.
Argentina: Tranh giải vô địch nhảy Tango tại Buenos Aires.

====================================

* Việt Nam đặc xá hơn 10.000 tù nhân trong dịp lễ Quốc khánh

Việt Nam đặc xá hơn 10.000 tù nhân trong dịp lễ Quốc khánh. Tổ chức Thiên Chúa giáo Quốc tế yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về một tù nhân lương tâm bị biệt giam. Chính quyền Hà Nội đối thoại với người biểu tình chống Trung Quốc

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

RFA: Điều 4 Hiến pháp – những bất cập

LTCG (30.08.2011)  

Điều 4 Hiến pháp vẫn được nói đến rất nhiều, điển hình là các buổi tọa đàm về “Chỉnh đốn để tồn tại và phát triển” trước đại hội 9 năm 2001. Lần này điều 4 Hiến pháp lại một lần nữa được quốc hội khoá 13 mang ra “mổ xẻ”.

AFP photoBích chương bầu quốc hội khóa 13, tháng 5-2011

Noi theo các nước Cộng Sản

Dịp thảo luận nhân đại hội 9 năm 2001, một số nhà lý luận đã nhận định rằng “điều 4 Hiến pháp đã đặt Đảng vào vị thế siêu quyền lực”. Nay điều 4 lại được đem ra trước diễn đàn Quốc hội trong dịp quốc hội bàn việc tu chính hiến pháp 1992.

Có thể nói điều khoản này của Hiến pháp là một trong những đề tài gây nhiều tranh cãi nhất, đặc biệt khi áp dụng vào những vấn đề trọng đại của quốc gia. Trong đó, điều luật xác định sự cầm quyền của Đảng Cộng sản cùng với ảnh hưởng của điều 4 trong đời sống dân chủ của người dân thường được nói đến nhiều nhất.

Khi chúng ta làm Hiến pháp 1980 cũng tham khảo qui định của Liên Xô và vận dụng vào hiến pháp của mình”.

nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn đình Lộc

Việt Nam không phải là nước đầu tiên hay duy nhất nói đến Đảng trong Hiến pháp. Mặc dù ngôn ngữ khác nhau nhưng hiến pháp các nước Liên Xô cũ, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba cũng có những điều khoản nhằm khẳng định sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thực chất điều 4 Hiến pháp 1980 được xây dựng dựa trên sự tham khảo điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Việc này đã được khẳng định trong lời phát biểu của người từng tham gia xây dựng hiến pháp năm 1980 và 1992, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc. Trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ vào tháng 10 năm 2007, ông Lộc nói:

“Điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Xô đã nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Khi chúng ta làm Hiến pháp 1980 cũng tham khảo qui định của Liên Xô và vận dụng vào hiến pháp của mình”.

Điều 4 Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992 xây dựng trên cơ sở điều 4 Hiến pháp 1980, chỉ bỏ đi từ “duy nhất” sau khi chủ nghĩa cộng sản Đông Âu sụp đổ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

RFA: Nhiều ĐBQH “nói dai, nói dài, nói dại”

LTCG (30.08.2011)  

Qua kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa 13, phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói là có nhiều nội dung trùng lặp, chưa phản ánh đúng thực tế và còn có những phát biểu được cho là “nói dai, nói dài, nói dại”.
 

AFP photo

Chuẩn bị treo biểu ngữ tuyên truyền, vận động cho kỳ Bầu cử ĐBQH khóa 13 diễn ra tại Hà Nội ngày 22/5/2011. Ảnh chụp ngày 17/5/2011.

Thiếu tính chuyên nghiệp

Phiên họp thứ nhất của ủy ban thường vụ quốc hội khóa 13 diễn ra hôm thứ hai, 22 tháng 8 vừa qua tại Hà Nội để thảo luận về chủ trương xây dựng việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp này.

Phiên thảo luận được trực tiếp truyền hình và báo chí tường thuật với đầy đủ chi tiết cùng hình ảnh.

Dịp này, bà  Nguyễn Thị Doan, phó Chủ tịch nước tuyên bố rằng, trong  buổi thảo luận mới đây về tình hình kinh tế, xã hội, nhiều đại biểu viết sẵn bài thuyết trình của mình, nên có nhiều nội dung trùng lặp, chưa đi vào trọng điểm, không phù hợp với thực tế. Theo bà Doan thì nếu cứ để tình trạng đó kéo dài mãi thì sẽ mất thời gian một cách vô ích và khiến các cử tri “đánh giá thấp” trình độ đại biểu quốc hội là những người được dân tin cậy, bầu chọn.

Một thí dụ được bà Doan nhắc tới là có đại biểu quốc hội khi nhận định về tình trạng lạm phát tại Việt Nam lại mang chuyện so sánh giá rau muống ở nước ngoài với giá tại Việt Nam. Xem chi tiết…

Yêu nước của người dân Việt Nam nhìn ra thế giới

LTCG (30.08.2011) – Sài Gòn – Sau hàng loạt chế độ độc tài tại các quốc gia vùng Bắc Phi và Trung Đông bị sụp đổ, Lybia cũng không tránh khỏi làn sóng phẫn nộ của người dân sau 42 năm bị nhà độc tài Gaddafi cai trị.

Kinh nghiệm của Lybia tuy không hoàn toàn áp dụng được với Việt Nam nhưng trước sau gì, giới lãnh đạo cũng sẽ ý thức rằng lòng dân lúc nào cũng là yếu tố hàng đầu quyết định cho sự nắm quyền của họ.

Sáu tháng sau khi cuộc nội chiến xảy ra giờ đây chế độ độc tài toàn trị Gaddafi tưởng chừng như không bao giờ lung lay nay đã phải cam tâm nhìn nhận rằng sức mạnh và sự đàn áp của cả hệ thống quân sự lẫn an ninh cuối cùng đã phải chịu nhường bước cho người dân, những con người vài tháng trước đây chưa bao giờ biết tới khẩu súng nay đã thành thạo như những người lính chuyên nghiệp trung thành với chế độ Gaddfi.

Khi Quảng trường Xanh nổi tiếng của Tripoli vào tay quân nhân dân cũng chính là lúc kẻ độc tài phải lánh mặt và đẩy đàn em ra phía trước. Người ta không biết những kẻ trung thành với Gaddafi sẽ còn trung thành bao lâu nữa nhưng chắc chắc một điều là người dân Lybia nay đã khác với 6 tháng về trứơc, không những chấp nhận đấu tranh trực diện với những kẻ theo gót độc tài mà họ còn sẵn sàng đổ máu cho đến khi nào giành được chiến thắng. Xem chi tiết…

Lm. Lê Quang Uy CSsR: Lên tiếng trước điều xấu và hành động vì điều tốt

LTCG (30.08.2011)  – Sài Gòn –  Bài giảng Thánh Lễ hiệp thông cầu nguyện, DCCT, Chúa Nhật 28.8.2011 của cha Giuse Lê Quang Uy, CSsR.

Kính thưa quý cha và anh chị em cộng đoàn Xa Quê,

Trước Đức Gioan Phaolô 2, có một vị Giáo Hoàng chỉ ở ngôi có ba mươi mấy ngày rồi mất, đó là Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 1. Người ta chú ý nhiều đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mà quên mất ngài. Nhưng mà thật lạ, ngài được Thiên Chúa chọn, có một chỗ đứng, một vai trò rất đặc biệt như thể để chuẩn bị cho triều đại của Đức Gioan Phaolô 2, ít ra ngài đã để lại một tên gọi là Gioan Phaolô I để rồi đấng kế vị sau đó đã chọn là Gioan Phaolô 2.

Vâng, Đức Gioan Phaolô 1, ngài có máu hài hước rất là dễ thương, ngài hay kể chuyện đùa, chuyện vui, và ngài để lại rất nhiều những lá thư. Ngài viết thư, gửi đến những con người này người kia, những người đã qua đời lâu rồi, những vị danh nhân nổi tiếng, và đặc biệt nhất là những lá thư ngài viết gửi Chúa Giêsu.

Chúng tôi chỉ còn nhớ đại ý một trong những lá thứ mà Đức Gioan Phaolô 1 đã viết gửi cho Chúa Giêsu. Đại khái là ngài đã viết như thế này:

“Trời ơi, Chúa ơi ! Tại sao Chúa lại kêu gọi người ta những chuyện khó quá ? Tại sao Chúa lại kêu gọi người ta phải từ bỏ chính mình ? Tại sao Chúa lại mời gọi người ta vác thập giá mình mà đi theo Chúa ? Chúa có biết là những chuyện đó chỉ có Chúa mới làm được thôi hay không ? Giá như mà Chúa đến trong thế gian này, Chúa hứa cho người ta chức tước, địa vị, danh vọng… Chúa cho người ta tiền bạc, cho người ta huân chương, Chúa cho người ta gạo, Chúa cho người ta mọi thứ người ta đang cần… Chúa bảo là hãy đi theo Ta, Ta làm vua, Ta dẫn quân đi đánh đâu chiếm đó, các ngươi tha hồ cướp bóc, chia nhau chiến lợi phẩm… Xem chi tiết…

GP Vinh: Giáo xứ Vạn Lộc thổi bùng ngọn lửa Công Lý&Sự Thật – CĐ Vinh tại Hà Nội: Cộng đoàn Thánh Giuse thợ cầu nguyện cho nạn nhân bị bắt giữ

LTCG (30.08.2011)  

GP Vinh: Giáo xứ Vạn Lộc thổi bùng ngọn lửa Sự thật – Công Lý cầu nguyện cho các nạn nhân bị nhà nước bắt cóc, khủng bố

Ngọn lửa Công Lý – Sự Thật đã lan tỏa khắp nơi trong Địa phận Vinh, giờ đây ngọn lửa đó đã tới Giáo xứ Vạn Lộc – Địa phận Vinh. Giáo xứ Vạn Lộc cũng là quê hương của hai nạn nhân trong chiến dịch bắt cóc người trái pháp luật của Bộ Công An, mục tiêu của chiến dịch bắt người hàng loạt của Bộ Công An đều nhắm tới những thanh niên Công giáo tại Địa phận Vinh – Thanh Hóa và những cộng tác viên của Viện Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế.

Lúc 19h30, Đêm 28/08/2011 dưới sự  chủ trì của Linh Mục Phêrô Lê Nam Cao, toàn thể giáo dân ở đây đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện, để cầu cho những người con quê hương đang phải chịu áp bức, bất công sớm được tự do. Để cầu nguyện cho hai người con ưu tú của Xứ Vạn là Anh Phêrô Trần Hữu Đức và Anh Antôn Đậu Văn Dương, hai anh là niềm tự hào của Giáo xứ vì những công việc mà các anh đã đóng góp cho Giáo xứ. Và cầu nguyện cho 11 nạn nhân bị bắt trong chiến dịch đàn áp giáo dân lương thiên của Giáo phận Vinh – Thanh Hóa của Bộ Công An.

Họ không hiểu tại sao những người Sinh viên – thanh niên Công giáo đạo đức lại bị  Bộ Công An bắt giữ trái pháp luật? Vì sao những thanh niên Công giáo đạo đức lại bị bắt? Và tại sao họ luôn luôn chèn ép và đối xử bất công với người Công giáo? Dường như một chút hi vọng còn sót lại của họ về Nhà Cầm Quyền đã tan biến, khi người thân của họ bị bắt cóc!.

Tham dự giờ Chầu Thánh Thể linh thiêng còn có sự tham gia của thân nhân những người bị bắt, các thành viên của Trung tâm Bảo Vệ Sự Sống, các nữ tu dòng Bác Ái, các thầy trường Đại Chủng Viện Vinh – Thanh, bạn bè của các nạn nhân cũng đã quy tụ về đây để cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực – bạo quyền.

Tham dự buổi thắp nến cầu nguyện còn có một vài Công an huyện, đến để theo dõi buổi thắp nến cầu nguyện, tuy nhiên, bà con giáo dân cũng muốn có thêm nhiều công an, cán bộ đến để hiểu thêm về những trò bỉ ổi, khủng bố và bất chấp lương tri, pháp luật khi một nhà cầm quyền đã ngang nhiên tiến hành những hành vi khủng bố, bắt cóc các nạn nhân như thời gian qua.

Sau giờ chầu Thánh Thể, hàng ngàn ngọn nến đã được thắp lên, thể hiện cho tình liên đới và tinh thần yêu mến Công Lý – Sự Thật của giáo dân nơi đây. Họ luôn tin tưởng vào sự trong sáng của hai người con Xứ Vạn cũng như những Thanh niên Công giáo bị bắt trong thời gian qua. Họ cũng cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam thoát được sự kìm cặp, cầu cho những người đang bị tù tội vì đã làm chứng cho Công Lý – Sự Thật.

  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khác

Vụ 14 thanh niên Công giáo bị bắt: Bắt cóc ép cho ra “lời khai” để khởi tố giam?

LTCG (30.08.2011)  – Sài Gòn – Bắt cóc ép cho ra “lời khai” để khởi tố giam?

Trong chiến dịch bắt cóc người hàng loạt ở giáo phận Vinh của nhà cầm quyền Việt Nam, sau 22 ngày bị “bắt cóc” đem đi mất tích, thân nhân những người bị bắt chạy long tóc gáy khắp nơi từ xã lên huyện lên tỉnh rồi đến Bộ Công an nhưng cơ quan nào cũng chối bỏ trách nhiệm và “Bộ chỉ về địa phương, địa phương chỉ lên Bộ”. Đến vài ngày sau Bộ Công an (An ninh điều tra) mới “lòi mặt” ra bằng thông báo cho gia đình các anh Nguyễn Xuân Anh (29 tuổi), Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Duyệt (cả hai đều 31 tuổi), Hồ Đức Hòa (37 tuổi) và Đặng Xuân Diệu (32 tuổi) biết là thân nhân của họ bị bắt vì tham gia vào đảng Việt Tân, vi phạm Điều 79 BLHS. Tình trạng những người bị công an bắt cùng thời điểm trên là Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương, Paul Nguyễn Minh Nhật, Đặng Xuân Tương, Chu Mạnh Sơn, Thái Văn Dung, Nông Hùng Anh, Hồ Văn Oanh thì “biệt vô âm tính”.

Anh Paulus Lê Văn Sơn sau khi bị đám đông công an bắt cóc và niêm phong tài sản (bằng miệng, trái pháp luật) tại nơi anh Sơn thuê trọ, thông báo gửi cho gia đình anh dù có ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận nhưng vẫn cứ “nằm ì” ở Công an xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đến 26 ngày sau, khi người nhà đi tìm thì Phó Công an xã mới chịu chìa ra.

Tôi lấy làm ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến “Thông báo về việc tạm giam bị can” số 153/ANĐT ngày 11/8/2011 của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (ANĐT) gửi cho thân nhân anh Paulus Lê Văn Sơn ghi: “Tham gia tổ chức phản động Việt Nam canh tân cách mạng đảng” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự nước CHXH Việt Nam” (nguyên văn). Xem chi tiết…

Tin về vụ việc tại giáo xứ Bắc Kạn, Gp. Bắc Ninh – Gx. Bắc Kạn: thêm một giáo dân bị khởi tố bị can

LTCG (30.08.2011)

Tin về vụ việc tại giáo xứ Bắc Kạn, Gp. Bắc Ninh

Như chúng tôi đã đưa tin về sự việc tại giáo xứ Bắc Kạn – Gp. Bắc Ninh: ngày 31/7/2011 bà con giáo dân giáo xứ Bắc Kạn đang mở rộng cầu thang lên nhà thờ để giáo dân lên xuống nhà thờ dự lễ được dễ dàng, nhất là những người già cả, chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác về Trời. Trong lúc bà con đang làm việc thì bà Nguyễn Thị Huệ và con gái bà là Đoàn Thị Mỹ Trà, có nhà đang lấn chiếm đất nhà thờ, đã cầm xà beng, gạch đá tấn công bà con giáo dân. Giáo dân đã gọi điện cho công an Thị xã Bắc Kạn (có bằng chứng từ công ty viễn thông cung cấp) nhưng công an không xuống ngay hiện trường. Hai mẹ con bà Huệ càng lúc càng hung dữ tấn công vào những người giáo dân bằng gạch đá và xà beng, buộc lòng giáo dân phải khống chế bà Huệ bằng cách trói bà vào gốc cây trong sân nhà thờ chờ chính quyền đến giao nộp.

Nhưng tiếc thay, vài hôm sau, vào lúc 11g30 ngày 2/8/2011 công an Thị xã Bắc Kạn đã thình lình ập vào nhà một giáo dân là ông Nguyễn Thế Ngọc bắt ông một cách vội vàng, đưa ra cửa sau và đi đường khác tránh cho bà con giáo dân nhìn thấy. Công an đã giam giữ ông Ngọc một tuần tại trại giam Suối Viền, cạo trọc đầu ông rồi thả ông ra vào tối ngày 8/8/2011, sau khi cha xứ Nguyễn Văn Quân và nhiều giáo dân đến trại giam yêu cầu thả ông Ngọc vô điều kiện.

Mấy hôm nay, công an Thị xã Bắc Kạn lại gửi giấy triệu tập một giáo dân khác là anh Vũ Văn Sức tất cả 3 lần để tiếp tục điều tra. Công an đã giở trò hù dọa và dụ dỗ anh Sức để anh nhận tội trói bà Huệ. Họ nói rằng “anh phải nghĩ đến vợ con đi chứ”, rằng “tội bắt người trái pháp luật của anh đi tù ít nhất là 2 năm”, rằng người này người kia đã khai hết rồi…

Để xảy ra sự việc ngày 31/7/2011 phần lỗi trước hết là chính quyền Thị xã Bắc Kạn đã có dấu hiệu thỏa hiệp với gia đình bà Huệ (giáo dân có bằng chứng) nên kéo dài không giải quyết triệt để những khiếu nại của giáo xứ về sự lấn chiếm đất nhà thờ của gia đình bà Huệ.

Trong khi đó, ngày 22/8/2011 cha xứ Bắc Kạn và đại diện Hội đồng mục vụ Giáo xứ Bắc Kạn đã gửi đến UBND Thị xã Bắc Kạn Đơn trình bày để có ý kiến trả lời văn bản số 490/UBND-VP đề ngày 15/8/2011 của UBND thị xã Bắc Kạn. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 29-08-2011

Quyết định lịch sử: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trả tài sản tịch thu cho các nhóm tôn giáo thiểu số

 

 Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan

LTCG (30.08.2011)

Istanbul – Trong một thay đổi bất ngờ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã quyết định trả lại hàng ngàn tài sản, vốn đã bị chính phủ tịch thu sau năm 1936, cho các tôn giáo ngoài Hồi giáo.

Đây là ngạc nhiên thứ hai của ông Erdogan dành cho việc xây dựng nền Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, sau cuộc truất chức gần đây đối với các người đứng đầu quân đội, và việc trở về chính sách ưu tiên cho chính trị hơn là cho quân sự.

Ngày 27-8, sự công bố dự luật về trả lại tài sản đã diễn ra, chỉ vài giờ trước bữa ăn Iftar truyền thống [bữa ăn tối kỷ niệm việc kết thúc tháng chay Ramadan], do vị đại diện của các tôn giáo ngoài đạo Hồi, Lakis Vingas, khoản đãi, mà Thủ tướng Erdogan là khách mời danh dự.

Việc công bố dự luật là một “sự thay đổi màn kịch rất ngạc nhiên”: chính phủ sẽ trả lại tất cả tài sản cho các cơ sở tôn giáo, mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều lần khác nhau đã tịch thu trong quá khứ, sau cuộc điều tra dân số năm 1936. Các tôn giáo ngoài Hồi giáo có nghĩa là các tôn giáo đã được công nhận bởi các hiệp ước quốc tế khác nhau, mà Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết sau năm 1923. Xem chi tiết…