Lưu trữ

Archive for 02.11.2011

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Những con số trong tuần – Tọa thiền trước Đại sứ quán TQ

LTCG (02.11.2011)

* Những con số trong tuần

Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam

=============================

* Tọa thiền trước Đại sứ quán TQ

Các thành viên Pháp Luân Công tọa thiền trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 01.11.2011

LTCG (02.11.2011)

* Bản tin video sáng ngày 01.11.2011

==========================

* Bản tin video tối ngày 01.11.2011

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Tâm sự cùng vong hồn Gaddafi

Sở dĩ tôi viết bài này vì ngài Gaddafi sinh năm Nhâm ngọ 1942 cùng tuổi với tôi. Tâm lý người đời ở cái tuổi thất tuần, không thể không để ít thời gian suy nghĩ về cái chết của một con người cùng sinh một năm với mình, cùng song hành với mình trên cõi đời này cho đến tuổi gần đất xa trời! Hơn nữa, cái chết của ông được thời đại thông tin toàn cầu thông báo đến mọi quốc gia, nếu không muốn nói là đến mọi thành viên của nhân loại!

Kể cũng lạ, cái tuổi Nhâm ngọ(1942) sản sinh ra những con người cực kỳ nổi tiếng hiểu theo nhiều góc độ, nhiều góc nhìn trái ngược nhau. Vì họ có những số phận cực kỳ trái ngược. Này nhé, trừ người viết bài này là kẻ vô danh tiểu tốt, ông (Gaddafi) nghĩ mà xem, ông Hồ Cẩm Đào ở Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Triết và bác sỹ Nguyễn Đan Quế ở Việt Nam cũng sinh năm Nhâm ngọ 1942. Nhà thơ quen biết Hoàng Hưng, Hữu Thỉnh cũng sinh năm Ngọ 1942…. Còn biết bao những con người Nhâm Ngọ mà tôi tra cứu được đều có những số phận cực kỳ trái ngược. Trong cuộc đời thực, họ đều như nước với lửa, nóng với lạnh, âm với dương…

Nhưng mà thôi, đó là cái ngẫu nhiên ở đời. Tôi muốn bàn đến cái tất nhiên Gaddafi mà nhiều người còn đang tranh cãi. Vì thế cần bàn cho thấu tình đạt lý để mà can đảm nhìn đến tương lai…

Cái chết của ông Gaddafi thật thê thảm, ônh tìm một cái cống ngay trên quê hương của mình để chui xuống chạy trốn. Người ta đã tóm được ông, rồi bắn chết ông, kéo lê, rồi phanh trần ông để trong một lò mổ ướp lạnh thịt gia súc, cho mọi người đến xem, chụp hình. Không ai lau những vết máu trên thi thể cho ông. Nhiều người đã không đồng tình với cách hành xử như vậy với một người đã chết. Người Việt nam ta có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”. Tôi là một người Việt, nên tôi đồng cảm với suy nghĩ trên. Hơn nữa, theo thiển ý của tôi thì, đem một sự dã man thay thế cho một sự dã man thì có gì là văn minh?! Nhưng tôi cũng không thể trách những người có chồng con, cha mẹ đi biểu tình ôn hòa bị ông Gaddafi bắn giết bằng hỏa lực cả ngàn người vào ngày 25/02 tại Tripoli. Không thể trách hàng vạn những gia đình có người bị ông Gaddafi bức hại, thủ tiêu chỉ vì bất đồng chính kiến trong suốt 42 năm ông cầm quyền. Họ không căm thù mới là lạ! Quốc ca của nước Việt chúng ta từng có lời “thề phanh thây uống máu quân thù”! Không căm thù bọn thực dân Pháp đã xâu tay các chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa rồi phơi nắng cho đến chết, đã quẳng em bé Việt nam vào lửa trong những trận càn… thì làm sao có thể lao lên lấy đầu bịt lỗ châu mai, lấy thân làm giá súng được. Làm sao có Điện Biên Phủ được! Cách mạng bao giờ cũng là khúc quanh của lịch sử. Ở khúc quanh ấy, cái gì cũng có thể xẩy ra. Nhưng khi lịch sử đã đi đúng hướng rồi thì con người sẽ hồi tâm. Chúng ta sau này chẳng đã sửa lời trong Quốc ca là gì. Cách mạng Pháp 1789 cũng vậy. Ngày 14.7.1789, khi nhân dân Paris phá ngục Bastille, quần chúng đã chặt đầu những tên lính và sĩ quan đã bắn vào nhân dân, sóc đầu chúng lên ngọn giáo và đi diễu hành múa hát trên đường phố. Có sử gia Pháp đã viết rằng: Đó là người ta muốn xóa đi trong một ngày, sự căm phẫn đã chứa chất hàng thế kỷ! Nhưng rồi nhân dân Pháp đã lấy đá ngục Bastille để xây cầu Concorde qua sông Seine, Concorde tiếng Pháp có nghĩa là hòa giải, hòa hợp… Xem chi tiết…

Những nghịch lý… bình thường!

 LTCG (02.11.2011)

 Cứ theo lẽ tự nhiên, trong cuộc sống xã hội, những gì là nghịch lý thường không có khả năng tồn tại. (1) Hoặc nó sẽ phải bị đào thải bởi sự tiến triển của những điều hữu lý, (2) hoặc nó phải tự “chỉnh sửa” để trở thành hợp lý, hay ít là có thể chấp nhận được bởi sự đánh giá của số đông, (3) hoặc nó có thể “tồn tại” trong một khoảng thời gian bởi những người chủ trương điều “nghịch lý” đang cho nó là bình thường hay cố tình cho nó là bình thường. Xã hội Việt Nam hình như đang ở trong trường hợp thứ 3.
1/ Một vài điều nghịch lý … bình thường. 
Không khó để đưa ra những điều nghịch lý đang vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay. Bài viết này chỉ nhằm đề cập những nghịch lý liên quan đến các viên chức chính quyền.
Theo hệ số lương của Việt Nam, tính cả phần phụ cấp, thì cỡ lương bộ trưởng chưa tới 10 triệu/tháng. Con số này dĩ nhiên giảm dần theo cấp đô thị. Tuy nhiên, một điều hết sức rõ ràng là cán bộ công chức, sau một thời gian ngắn tại vị, thì tài sản đã tăng cấp rất nhiều. Tỉ lệ nghịch giữa mức lương và tài sản kếch xù là một nghịch lý, một nghịch lý … hiển hiện tồn tại cách « bình thường ».  Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận

Nhìn 3 ngành: Giác dục, Y tế, Công an để đánh giá đạo đức xã hội

  LTCG (02.11.2011) – Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tấn công bác sĩ, công an. Rồi những vụ bê bối, nhơ nhuốc trong ngành giáo dục Việt Nam làm không ít người tự hỏi: Vì đâu đạo đức xã hội ngày cành xuống cấp ?

Xã hội tốt phải xây dựng trên nền tảng nền giáo dục tốt. Khi cướp chính quyền từ tay nhà Nguyễn, Đảng Cộng Sản đã xóa bỏ tôn ti đạo đức cũ là: Quân – Sư – Phụ.
Việc xóa bỏ hình ảnh nhà Vua (quân) trong xã hội quân chủ để thay đổi chế độ Cộng hòa thì có thể chấp nhận được, nhưng việc xóa bỏ vai trò Sư (Thầy giáo) và Phụ (Cha) là không thể chấp nhận được. Đó là hành động vô luân. Việc Đảng CS đưa khẩu hiệu ngày mới cướp chính quyền: “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ” đã thể hiện sự coi thường tri thức khi Trí thức (Trí) là đối tượng đầu tiên để họ tiêu diệt. Cùng với việc tiêu diệt Trí thức, Đảng CS đã thay đổi hoàn toàn đường lối giáo dục khi bộ máy tuyên truyền của họ chỉ dùng để ca ngợi lãnh tụ CS Hồ Chí Minh.
Vậy là nền tảng đạo đức của Dân tộc mấy ngàn năm bị thay thế bằng sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Vậy là người Dân Việt Nam không cần biết tới Tổ tiên, ông bà, thầy giáo mà chỉ biết có HCM. Mặt khác, thay vì giáo dục con người lương thiện, vị tha, CS lại giáo dục Nhân dân sự thù hằn, nghi kỵ, chia rẽ.
Từ tiểu học các thiếu nhi đã được dạy căm thù, giết người, nghi ngờ nhau. Cái lợi trước mắt của việc giáo dục vô luân này giúp CS chia rẽ Nhân dân để trị, trong xã hội CS con người tự biến mình thành mật thám, nhòm ngó nhà hàng xóm có khách không? Ăn gì?…

Cái hại lâu dài là người Dân dần mất lòng tin với nhau, mất sự tương trợ, bảo vệ nhau, biến người xung quanh thành kẻ thù, xã hội của những con người vô cảm. Sự tôn trọng nhau biến mất trở thành “dân chủ quá trớn”, thầy chẳng còn là thầy, trò chẳng còn là trò. Đó là chưa kể tới những người thầy nói ngọng, kiến thức nông cạn (10+1, 10+2) viết không đúng một chữ chính tả, hỏi làm sao bắt học trò phải kính trọng. Xem chi tiết…

“Minh triết Hồ Chí Minh?”

 LTCG (02.11.2011)

“Tài năng – do Thượng Đế ban phát, hãy luôn khiêm tốn. 

Danh tiếng thường do người đời ban tặng, hãy biết ơn. 
Tự phụ do bản thân tự phong, hãy cẩn thận.” 
(John Wooden) 
Mọi chuyện trên đời, việc gì thái quá đều không tốt, ngay như thuốc bổ mà lạm dụng quá nhiều thì nó cũng làm cho ta phải… “bổ sấp, bổ ngữa”. Cũng giống như vậy, người ta hình như lạm dụng hình tượng “Hồ Chí Minh” hơi bị nhiều, mà nếu ông ấy còn sống có khi nếu không bổ sấp thì chắc cũng bổ ngữa, bởi quá bất ngờ với những tầm cao trí tuệ “ảo” mà người ta “bơm” lên cho ông trong khi cái chỉ số “IQ thật” của ông thì có hạn, không có cách nào lớn theo cho đồng bộ…
Cứ như là chiến dịch, đầy đủ các công cụ tuyên truyền ban ngành hỗ trợ, hao tài tốn của kéo dài lê thê trên cả nước, khởi đi từ ba bốn năm trước: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mới đây ông Trương Tấn Sang lên truyền hình tổng kết báo cáo kết quả với toàn dân: “Thành công mỹ mãn,tấm gương đạo đức HCM đã lan tỏa đi sâu vào lòng người, quần chúng, tạo nhiều chuyển biến tốt đối với xã hội…” Nhưng không biết có phải vì cái hình ảnh “quan lớn” Nguyễn Trường Tô, Chủ Tịch UBND Tỉnh Hà Giang nằm “truổng cời” cùng hai nữ sinh vị thành niên trong khách sạn và Việt Nam vẫn 2.7 trên thang điểm 10, xếp thứ 116/178, những quốc gia tham nhũng nặng trên thế giới hay không, mà ban bí thư TW đảng quyết định kéo dài, triển khai tiếp “chiến dịch học tập đạo đức” này thêm ba năm nữa cho thiên hạ thấm nhuần… đến… 2015?
Chưa kịp thuộc hết bài “đạo đức HCM” thì học sinh,sinh viên lại vào chiến dịch thi đua học tập món mới “Tư tưởng Hồ Chí Minh Tầm nhìn xuyên thế kỷ”. Mấy em sinh viên cứ ngẩn ngơ hỏi nhau, không biết cái tư tưởng của “Bác” gắn tên lữa hành trình bao giờ và loại nào mà khỏe thế? xuyên cả thời gian để đi vào thế kỷ? mà thế kỷ nào cơ chứ? nếu không “stop” đúng lúc có khi nó lại lao vào thế kỷ vô tận mất thôi??.
Rồi mới đây tới phiên giới trí thức trong nước giật mình, như muốn bổ sấp, bổ ngữa, khi hay tin, minh danh hội Liên Hiệp Khoa Học và Kỹ Thuật VN người ta mở rộng một cuộc hội thảo có cái chủ đề vang rền như sấm dậy trời nam giữa thủ đô HàNội, không thua gì “tầm nhìn xuyên thế kỷ”, đó là cuộc Hội Thảo về: “Giá trị Minh Triết Hồ Chí Minh, Một định hướng phát triển Việt Nam.”
 
ảnh thư mời từ: Hà sĩ Phu

Những người đã vượt giới tuyến (viếng mộ tưởng nhớ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, và ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu)

LTCG (02.11.2011) – Bình Dương – Đường từ Sài Gòn về Lái Thiêu giữa trưa cuối thu của Miền Nam thì cũng không khác gì mùa hè. Nắng và nóng.

Từ sớm, những người chuyên sống nhờ người chết đã đến nhổ cỏ, quét dọn quanh các ngôi mộ, mà theo kinh nghiệm của họ, ngày hôm nay, 1 tháng 11, thế nào cũng có người đến viếng mộ.

Nghĩa trang Lái Thiêu và nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi đối diện nhau. Thật ra gọi tên là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi là gọi theo cách của những người đến viếng mộ, vì hầu hết các ngôi mộ ở đây đã được cải táng và di dời từ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, là tiền thân của công viên Lê Văn Tám hiện nay, trước kia ra để cải tạo môi trường.

Chúng tôi đến viếng mộ cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn được cải táng từ nghĩa trang chùa Phổ Quang ra. Và điểm dừng chính là mộ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, và mộ ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, giữa là phần mộ của thân mẫu hai ông, cụ cố Luxia.

Cha Giuse Thoại niệm hương trước mộ cụ GB. Ngô Đình Cẩn

Nhìn tấm bia không hình, không ghi rõ tên, mà chỉ ghi Huynh và Đệ, để ai biết chuyện có thể đoán ai là ngài tổng thống, đâu là ông cố vấn. Cả hai mộ ghi ngày 2 tháng 11 năm 1963. Cả hai người đã bị sát hại vào đúng lễ các linh hồn cách nay đúng 48 năm.

Bà Thịnh đã có 20 năm sống bằng nghề nhổ cỏ nghĩa trang ở đây kể: “Cách đây vài năm có mấy người đến viêng mộ cụ Huynh, cụ Đệ. Những người này đưa tiền cho chồng tôi bảo làm bia mới, ghi rõ ‘Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu’, chồng tôi không dám, nên bảo chỉ có thể ghi tên và họ thôi. Những người khách đồng ý, chồng tôi đã làm và gắn lên. Thời gian sau, chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !”

Người chết vẫn bị khinh miệt !

Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để rồi hành xử không hơn gì loài vật. Xem chi tiết…

Dòng Chúa Cứu Thế nhắc lại yêu cầu trả Tu viện DCCT Thủ Đức

Tượng Đức Mẹ bồng Chúa Cứu Thế nằm bên phải ngay khi vào cổng chính

LTCG (02.11.2011) – Ngày 01/11/2011, linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng DCCT Việt Nam đã ký Đơn kiến nghị UBND TP.HCM:

1. Đình chỉ ngay các công trình lớn nhỏ đang xây dựng trái pháp luật trong khuôn viên Tu viện DCCT Thủ Đức (hiện đang sử dụng làm bệnh viện Đa khoa Thủ Đức).

2. Thu hồi và giao lại phần đất thuộc Tu viện DCCT Thủ Đức hiện đang bị bỏ hoang, hoặc sử dụng sai mục đích cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, là chủ sở hữu hợp pháp, để sử dụng vào mục đích sinh hoạt tôn giáo và lợi ích cộng đồng. Đây chẳng những là nhu cầu chính đáng của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam mà còn thể hiện việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức tôn giáo.

Được biết Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã nhiều lần gửi đơn đến các cấp chính quyền đề nghị trả lại cơ sở Tu viện DCCT Thủ Đức bị chiếm dụng làm bệnh viện đa khoa Thủ Đức để nhà Dòng sử dụng đúng mục đích, là nơi thờ tự, đào tạo giáo sĩ được Nhà nước bảo hộ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan chức năng đều im lặng cho đến tận bây giờ.

Hiện nay còn nhiều tượng thánh như tượng Chúa Cứu Thế, Đức Maria, thánh Phaolô, trong khuôn viên Tu viện DCCT Thủ Đức bị bỏ hoang, không ai chăm sóc. Chỉ có một số bệnh nhân thỉnh thoảng lui tới cắm hoa cho Đức Mẹ.

Tu viện DCCT Thủ Đức hiện tọa lạc tại số 64 Lê Văn Chí, Khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.

VRNs đăng toàn văn Đơn kiến nghị này:

Ngày 01 tháng 11 năm 2011

 

ĐƠN KIẾN NGHỊ

V/v: Đề nghị đình chỉ các công trình xây dựng và yêu cầu giao lại phần nhà-đất thuộc sở hữu của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam toạ lạc tại Khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức

Kính gửi:       UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HCM

TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM

38 Kỳ Đồng, Quận 3, TP.HCM

Do Linh mục Phạm Trung Thành – Giám tỉnh – làm đại diện

(Có uỷ quyền cho Linh mục Đinh Hữu Thoại – Chánh Văn phòng)

Trình bày rằng:

1)      Nguyên nhà đất tại Khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức thuộc quyền sở hữu của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, trước năm 1978 là Trường đào tạo tu sĩ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, còn gọi là Nhà Thủ Đức.

2)      Năm 1978, nhà cầm quyền thời bấy giờ đã đưa lực lượng Công an đến cưỡng chế, trục xuất các Linh mục và tu sĩ đang sinh sống, học tập tại Nhà Thủ Đức. Toàn bộ tài sản của Nhà Thủ Đức được giao cho Sở Quản lý nhà đất và Sở Nông nghiệp quản lý mà không có bất cứ một Quyết định hoặc văn bản nào đúng pháp luật về việc tịch thu cơ sở Nhà Thủ Đức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

          Việc làm này, vào thời điểm bấy giờ là không phù hợp các quy định pháp luật. Cụ thể, nhà đất Thủ Đức không nằm trong diện bị cải tạo, tịch thu theo Chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam ban hành kèm theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ. Theo đó, khoản 2, mục III quy định: Nhà nước tịch thu toàn bộ nhà đất của các Đoàn, Hội các tổ chức không được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động. Ở đây, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, chủ sở hữu Nhà Thủ Đức, là tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp, được nhà nước thừa nhận. Xem chi tiết…

Tuyên truyền, truyền thông và sự thật (3)

LTCG (02.11.2011) – Cần Thơ – Một xã hội tuyên truyền vừa không thể biết sử dụng truyền thông vừa đương nhiên có xu hướng chống lại sự thật.

Tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng chính thức tại Việt Nam như Tivi, Radio, báo, tạp chí, sách, phim ảnh và cả văn nghệ nữa đều là cơ quan hay phương tiện tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuyên truyền theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức bản thảo, được Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn phát hành năm 2006, trang 1258 viết: “Tuyên truyền: Giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, làm theo:tuyên truyền đường lối chính sách, tuyên truyền xuyên tạc“, và tuyên truyền viên là người thực hiện công tác tuyên truyền.

Với định nghĩa này, mục tiêu của tuyên truyền là làm cho người ta đón nhận, tin, ủng hộ và thực hiện theo một chính sách nào đó. Điều này giả thiết chính sách luôn luôn đúng, và cũng giả thiết người làm chính sách không có nhu cầu lắng nghe ý kiếh phản hồi, đồng thời những người làm chính sách cùng với những người làm tuyên truyền và các cơ quan hay phương tiện tuyên truyền xem người đọc, người nghe và người xem là những người có cái đầu như thùng thiết để đổ vào mà thôi, chứ không có não để suy nghĩ hay phản biện gì.

Thủ đoạn tuyên truyền này của Đảng cộng sản Việt Nam đã tỏ ra sử dụng rất thành công trong thời chiến, và cũng gặt hái được một số kết quả tương đối trong thời bình, khi chưa có mạng lưới thông tin toàn cầu. Nhưng từ khi Internet phát triển và trở nên phổ biến thì thủ đoạn tuyên truyền lúc thắng lúc thua, càng ngày phần thua càng rõ.

Điều đáng nhớ nhất là những con người tham gia bộ máy tuyên truyền đều không phải chịu trách nhiệm về những gì mình ép người khác phải nghe, phải tin, kể cả khi nó sai hoàn toàn. Vì sao? Bởi vì chính họ cũng không hề được phản biện, ngay khi họ thấy rõ những điều họ buộc phải tuyên truyền sai lầm hoàn toàn, giả dối mọi nẻo, nhưng vẫn không được cải chính, không thể không nói, nếu còn muốn “đong gạo” từ túi tiền thuế của dân do Đảng phân phát.

Chuyện cũ chuyện mới

Cha giám tỉnh DCCT VN thăm Đức tổng Kiệt tại Đan viện Châu Sơn

Xem chi tiết…

Sự xuyên tạc nhàm chán đầy thâm hiểm

LTCG (02.11.2011)

Một cách làm xưa cũ và nhàm chán của chính quyền CSVN từ khi thành lập đến nay đó là xuyên tạc thực tế một cách méo mó, khiên cưỡng. Bất chấp sự thuyết phục có tình, có lý là quan trọng nhất trong việc tuyền truyền, chính quyền CSVN luôn tìm cho mình sự dối trá, xuyên tạc đặt lên hàng đầu trong mọi vụ việc.

Bất cứ người dân Việt Nam nào đều biết CSVN thường xuyên dối trá.

Thế nhưng có một số bộ phận nhỏ, đa phần bao gồm những phần tử có hưởng lợi ích từ chính quyền cộng sản VN ban phát cho đã bị mù lương tâm và mù quáng tin vào những điều bịa đặt mà các cơ quan tuyên truyền của CSVN phát ra . Nhìn đúng thì không hẳn tất cả số này đều mù quáng hết nhưng một số kẻ cơ hội, trục lợi  đã cố tình nhắm mắt bịt tai tuyên truyền rằng cộng sản VN nói đúng.

Điển hình như trong vụ giáo dân Thái Hà đòi Tu viện Dòng Chúa Cứu thế bị chiếm đoạt nhằm âm mưu đưa bệnh tật, tệ nạn vào cộng đồng công giáo.

  Xem chi tiết…

Chuyện Thái Hà đòi tu viện (2)

LTCG (02.11.2011) – Cần Thơ – Chủ sở hữu tu viện bị đấu tố, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Bệnh viện Đống Đa là tu viện bị chiếm dụng trái pháp luật.

Trong bài đầu tiên Bệnh viện Đống Đa không bảo đảm an toàn môi trường, vì sao? (1), chúng tôi đã nêu ra hai câu hỏi chính dựa trên những thông tin đã đọc được từ báo Hà Nội Mới (HNM), ngày 27.10.2011. Ở câu hỏi đầu, chúng tôi đã cho rằng chính quyền Hà Nội chưa hề đầu tư xây dựng bệnh viện Đống Đa, mà chỉ lấn chiếm tu viện DCCT Thái Hà, và biến cơ sở tu hành này thành bệnh viện , nên cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được đòi hỏi an toàn về vệ sinh y tế cho một bệnh viện. Tình trạng này không chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, mà đã diễn ra trong một thời gian rất dài là 40 năm. Đến nay tình trạng ô nhiễm đã đến mức nguy hiểm cho cộng đồng dân cư, nên việc làm một trạm xử lý nước thải y tế chỉ là giải pháp tình thế không thể chấp nhận được. Mà giải pháp toàn diện ở thời điểm này là phải đưa bệnh viện Đống Đa ra khỏi khu dân cư của bốn phường Quang Trung, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt và Nam Đồng thuộc quận Đống Đa. Việc lên tiếng yêu cầu nhà nước phải di dời bệnh viện đi nơi khác là trách nhiệm của các vị đại biểu dân cử từ tổ trưởng dân phố đến hội đồng nhân dân các cấp phường, quận liên quan.

Hôm nay, chúng tôi tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chính thứ hai đã nêu ra: Tại sao lại có chuyện trái khuáy là các linh mục Thái Hà ngăn cản dự án trạm xử lý nước thải?

  Xem chi tiết…

[Video] Phóng sự: Thánh Giêrađô Ơn Gọi Người Trẻ Hôm Nay Phần II

Giáo huấn Công giáo về Luyện hình

 LTCG (02.11.2011)– Catholic News – Lễ Các Thánh là dịp chúng ta mừng Giáo hội Khải hoàn, là ngày gợi nhớ Giáo hội Đau khổ, nhưng cũng là ngày gợi lên nhiều câu hỏi ở cả những người Công giáo lẫn không Công giáo. Vậy Giáo hội nói gì về Luyện hình?

Dưới đây là những điều trong giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Hãy đọc cẩn thận. Các đoạn văn dưới đây xua tan nhiều cách hiểu sai của Tin Lành và Chính thống giáo về Luyện hình:

Số 1030 – Những người đã chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thanh luyện hoàn toàn, chắc chắn được hưởng ơn cứu độ đời đời; nhưng sau khi chết họ chịu thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết để hưởng niềm vui Nước Trời.

Số 1031 – Giáo hội gọi sự thanh luyện đối với những người được chọn là Luyện hình hoặc Luyện ngục, hoàn toàn khác với sự trừng phạt đối với những người bị nguyền rủa. Giáo hội đã công thức hóa tín điều về Luyện hình, nhất là tại Công đồng Florence và Trentô. Truyền thống Giáo hội, có tham khảo văn bản Kinh thánh, nói về ngọn lửa thanh tẩy:

Đối với lỗi lầm nhỏ, chúng ta phải tin rằng, trước giờ phán xét sau cùng, có ngọn lửa thanh luyện. Đấng là Chân lý nói rằng những ai thốt ra lời nguyền rủa Thánh Thần sẽ không được tha đời này và đời sau. Từ câu này, chúng ta hiểu rằng các lỗi phạm nào đó có thể được tha ở đời này, nhưng các lỗi phạm khác được tha ở đời sau (Thánh Grêgôriô Cả, Đối thoại 4, 39; PL 77, 396; x. Mt 12, 31.). Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

NIỆM KHÚC NGHĨA TRANG

 

 LTCG (02.11.2011)

Mỗi lần viếng nghĩa trang, là một dịp nhắc nhớ cho mỗi chúng ta niệm khúc quý giá về tình người, về chữ hiếu, về cuộc sống đời này, về một niềm hy vọng vào đời sau.

Về tình người

Nơi nghĩa trang, bao người đã sống, nay đang nằm im lìm trong lòng đất. Họ đã trở về tro bụi. Trong số đó, có thể có những người đã sống một cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp trước mặt Chúa và mọi người. Nhưng là con người, phàm ai không tội lỗi, không thiếu sót.

Đứng trước hàng dãy phần mộ của những người đã ra đi, chúng ta khiêm tốn nhận ra mọi người cùng là thân phận người mỏng giòn yếu đuối với nhau, gợi lên trong lòng chúng ta sự đồng cảm và thương xót: đồng cảm thân phận yếu hèn, thương xót những con người đã ra đi khi còn vương mắc bao tội tình, lầm lỗi. Tội với Thiên Chúa, lầm lỗi với con người.

Và, nơi nghĩa trang này còn gợi lên trong chúng ta lòng thương xót cả những con người đã ra đi do tội của người khác: tội của cha mẹ giết con mình, tội của những người quyến rũ người khác vào con đường trác táng, nghiện ngập, tội của người trả thù đâm chém nhau, tội của những người ghen tương không có lòng tha thứ, tội của những người dùng quyền lực áp bức bất công, tội của người thanh trừng nhau tranh quyền đoạt lợi, tội của những con người dửng dưng vô cảm mặc ai chết đói chết khát, bệnh hoạn chết dần chết mòn… Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

NHÌN NHỮNG NẤM MỒ

 

 LTCG (02.11.2011)

NHÌN NHỮNG NẤM MỒ

Nơi những nấm mồ, ta biết đây là người thân: tiên tổ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè, người thân, xóm làng.

Nơi những nấm mồ, gợi lại cho ta biết bao tình thương, hy sinh và tha thứ của họ.

Nơi những nấm mồ, biết bao tình cảm trìu mến, gắn bó thân thương, biết bao kỷ niệm đẹp cùng với những ấn tượng khó quên.

Nơi những nấm mồ, ta cũng không quên được những đau thương, hiểu lầm, cay đắng đã gây phiền lòng nhau.

Nơi những nấm mồ, ta cũng cảm thấy tiếc nuối, vì nếu còn sống thì tôi sẽ phục vụ nhiều hơn, báo hiếu nhiều hơn, thương yêu và bao dung nhiều hơn.

Nơi những nấm mồ, ta cùng nhau cúi đầu để tạ lỗi trước mặt Chúa, xin lỗi người đã khuất vì đã bỏ mất nhiều cơ hội có thể gần nhau, hiểu nhau, nâng đỡ nhau…

Nhìn những nấm mồ, ta nhớ lời thánh kinh: “Có thời sinh ra, có thời chết đi” (Gv 3,2). Mỗi loài thụ đạo đều có thời hạn của nó. Tất cả từ Thiên Chúa mà ra, thì đến kỳ hạn phải trở về trình diện trước mặt Ngài. Con người cũng không được miễn trừ.

Nhìn những nấm mồ, ta thực sự nhận ra thân phận mỏng manh và ngắn hạn của mình. Con Rùa còn sống lâu hơn, tới vài trăm năm. Còn con người thánh kinh nói, thọ lắm cũng chỉ tám mươi. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư