Lưu trữ

Archive for Tháng Mười, 2011

VOA: Hành trình 1 người tỵ nạn Việt Nam, từ 1 thuyền nhân thành Phó Toàn quyền Nam Úc

LTCG (31.10.2011) 

Tờ The Advertiser tường trình rằng nghị viện tiểu bang Nam Úc hôm 17 tháng 10 đã thảo luận việc đề cử ông Lê văn Hiếu thay thế cho Toàn quyền Kevin Scarce, khi nhiệm kỳ của ông Scarce kết thúc vào năm 2012.

Đây là một chức vụ phần lớn có tính cách nghi thức, nhưng có lẽ nhiều người chưa quên rằng dựa trên Hiến Pháp Australia, Toàn quyền liên bang có quyền cách chức Thủ tướng, điều đã xảy ra chỉ một lần duy nhất hồi năm 1975, khi Tổng Toàn quyền John Kerr bãi nhiệm Thủ tướng Gough Whitlam, trong một vụ gây tranh cãi vô cùng sôi nổi trên chính trường nước Úc.

Toàn quyền tại mỗi tiểu bang cũng có các quyền và trách nhiệm tương tự như Tổng toàn quyền, tuy ở cấp tiểu bang. Mặc dù tờ The Advertiser nêu rõ rằng một số giới chức cao cấp khuyến cáo rằng tin này chưa thể xác nhận, vì ngoài ông Hiếu Lê, tên tuổi của một số nhân vật khác cũng đang được đề cập đến, nhưng ông Hiếu được coi là có nhiều triển vọng, nhờ chức vụ Phó Toàn quyền ông đang nắm giữ, và những thành tích rất đáng kể của ông từ khi vợ chồng ông và nhóm người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất liền ở cảng Darwin, cách đây 35 năm về trước. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Tiếu lâm không dành cho Đảng viên ĐCS

LTCG (31.10.2011) 

Một học sinh từ trường về nhà hỏi bố:

– Bố à, cô giáo trong trường bữa nay nói cho tụi con nghe, Quốc hội, Chính phủ và Đảng là thế nào, nhưng mà con vẫn mù tịt, không hiểu gì hết. Bố giải thích giúp con được không?

day-con

Sau một lúc suy nghĩ để làm sao cắt nghĩa cho con dễ hiểu, người bố nói:

– Tốt nhất là thế này nghe con, bố lấy 3 thứ đó trong ví dụ về gia đình mình. Con có thể hiểu, Quốc hội trong gia đình là bố, bởi vì bố đưa ra tất cả các mệnh lệnh về công việc – tức là quyền lập pháp. Mẹ con là người thực hiện – sự thực hiện đó gọi là quyền hành pháp, là chính phủ… Xem chi tiết…

Chuyên mục:Thư giãn

[Video] Bình luận: Việt Nam đi về đâu?

LTCG (31.10.2011)

Bình luận gia  Đại Duơng & Vạn Lý

* Phần 1:

==============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Bài dẫn ý cầu nguyện trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình tại DCCT Sài Gòn ngày 30.10.2011

LTCG (31.10.2011)– Sài Gòn – Trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tối hôm qua tại Nhà thờ Kỳ Đồng, linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại đã dành phần thời gian trước thánh lễ để dẫn ý cầu nguyện. VRNs xin đăng toàn văn bài dẫn ý này:

1. Cầu nguyện cho các nạn nhân bão lụt tại Việt Nam và Thailand:

Thời gian vừa qua đồng bằng sông Mekong của Việt Nam đang trải qua trận lũ lụt nặng nề nhất trong lịch sử kể từ năm 2000. Theo thông tin từ báo chí, ở Miền Tây có ít nhất 15 người tử vong do chết đuối, có 1 trường hợp bị rắn cắn chết. Mưa to, gió lớn gây lũ lụt và lở đất, khiến ít nhất 31 cư dân miền Trung thiệt mạng nhiều người mất tích. Tại các tỉnh miền Nam, nước lũ tàn phá hàng ngàn ngôi nhà, nhấn chìm hàng chục ngàn hecta lúa, và gây tắc nghẽn lưu thông. Tỉnh An Giang được biết là chịu thiệt hại nặng nề nhất. các trường học ở tỉnh Đồng Tháp hầu như đóng cửa trong thời gian này vì nước lớn. Gần 20.000 cư dân các tỉnh duyên hải Việt Nam di tản tìm nơi tránh bão.

Chúng ta cũng cầu nguyện cho người dân Thailand bị lũ lụt thời gian qua. LM Vĩnh Sang, DCCT viết trên báo điện tử Ephata một bài về lũ lụt, tôi rất đồng cảm với bài viết này: … nhìn Thái Lan chạy lũ thấy xót xa lòng mình, thương người ta một, thương mình mười. Người ta lũ nặng nề nhưng mọi người hợp tác chung sức chiến đấu, còn mình thì cứ mỗi mùa lũ về, y như rằng là cơ hội béo bở cho các quan tham, nhỏ tham nhỏ, lớn tham lớn. Thái người ta ra ngay những biện pháp tình thế và dài lâu, còn Việt mình thì bịt trên bịt dưới, bịt đến đâu vỡ đến đó, chẳng công trình chống lũ nào tồn tại được trước cơn lũ. Cũng cơ cực nhưng gương mặt người Thái rạng rỡ vì có niềm tin, còn dân Việt mình thì đau khổ vì màn đêm bủa vây tứ phía, cứ nhìn các tấm ảnh của các phóng viên trên các kênh thông tin thì thấy ngay điều ấy. Thái người ta cả nước vào cuộc, Việt mình dân lo lũ, quan lo nhậu. Cách đây một tháng tôi đọc được một bài báo ảnh, chụp hình quan chức của một huyện miền núi cao nguyên Bắc trung phần đi xuống cơ sở giúp chống lũ, chống đâu chưa thấy, địa phương phải mời các quan anh ra nhà hàng thịt rừng nhậu phủ phê, khi phát hiện ra có ống kính chụp hình bèn bảo nhau giải tán ! Xem chi tiết…

Tu viện DCCT Hà Nội: phỏng vấn giáo dân Thái Hà

LTCG (31.10.2011) – Hà Nội – Kể từ ngày 27/10/2011 báo Hà Nội Mới (HNM) và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội (ĐPTTHHN) bắt đầu chiến dịch truyền thông tấn công Giáo xứ Thái Hà. HNM đã chạy 5 bài nào là qui chụp Giáo xứ Thái Hà vi phạm pháp luật trong việc lắp đặt bảng đèn điện tử, nội dung bảng điện tử vi phạm pháp luật; nào là việc xây dựng trạm xử lý nước thải là rất cấp thiết, không thể chậm trễ!!!; nào là qui chụp linh mục Nguyễn Văn Phượng vi phạm pháp luật; nào là Giáo xứ Thái Hà đi ngược lại lợi ích nhân dân, thách thức pháp luật. Những bài báo này còn đăng tải một số ý kiến phiến diện và gian dối về những điều liên quan đến Giáo xứ Thái Hà.

ĐPTTHHN đã phát sóng nội dung vu khống và xúc phạm uy tín Nhà thờ Thái Hà. Đây là một hành vi vi phạm Luật Báo Chí. Xem chi tiết…

Thái Hà, nhà cầm quyền không thể chối cãi hoặc che đậy được chính sách kỳ thị, tiêu diệt tôn giáo

LTCG (31.10.2011)

Hầu hết những cư dận sống ở vùng Thái Hà ấp đều biết được lịch sử của khu đất này của Dòng Chúa Cứu thế – Giáo xứ Thái Hà đã bị nhà cầm quyền Hà Nội chiếm đoạt và bày ra ở đây những âm mưu hiểm độc có hệ thống nhằm tiêu diệt tôn giáo. Khu đất ban đầu với 61.455 m2 đã được “pháp luật bảo hộ” cho đến khi chỉ còn 2.700 m2 và nay còn âm mưu chiếm cướp nốt khu Tu viện, Hồ Ba Giang…

Không chỉ người công giáo mà cả những người dân ở đây cũng hiểu điều đó khá cặn kẽ lịch sử khu đất này. Chính vì vậy, những âm mưu, những hành động của nhà cầm quyền Hà Nội càng được bày ra, càng thi thố thì càng làm lộ rõ bộ mặt nham nhở không thể chối cãi của họ ở đây.

Nữ Vương Công Lý đưa lên đây Lời chứng của Linh mục Vũ Ngọc Bích, người đã có thâm niên sống và quản lý tại Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội từ năm 1936 đến khi qua đời tại đây. Trước khi nhắm mắt lìa đời, ngài để lại lời nhắn với tất cả giáo dân, tu sĩ, linh mục ở đây rằng: Tôi, linh mục Vũ Ngọc Bích chưa hề hiến, tặng hoặc bán cho ai bất cứ một mét vuông đất nào của Dòng Chúa Cứu thế – Nhà thờ Thái Hà. Xem chi tiết…

RFA: Tổ chức Phóng viên Không biên giới cảnh giác du khách khi tới VN

LTCG (31.10.2011)

Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF, trụ sở tại Paris, Pháp vừa phát động trên toàn cầu một chiến dịch vận động quy mô để cảnh giác du khách quốc tế, khi họ quyết định chọn điểm đến là Việt Nam, Thái Lan và Mê Hi Cô, vì ba quốc gia này, không có tự do ngôn luận, vẫn kiểm soát gắt gao báo đài và bỏ tù những người cầm bút.
 

RFA photo

Một du khách nước ngoài chụp hình bên Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội hôm 9 tháng 10 năm 2011.

Để tìm hiểu thêm về lời kêu gọi của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, phóng viên Đỗ Hiếu của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện ông Benjamin Ismail, giám đốc đặc trách khu vực Á Châu – Thái Bình Dương của RSF.

Không có tự do ngôn luận

Đỗ Hiếu: Thưa ông với khẩu hiệu là “không chấp nhận kiểm duyệt báo chí” và “hãy tìm hiểu kỹ về đất nước mà quý vị dự tính đến nghỉ mát”, xin ông nói rõ hơn về chiến dịch vận động lần đầu tiên được RSF chủ trương và kể tên 3 nước, lâu nay thu hút đông đảo du khách quốc tế, nhờ khí hậu ấm áp và có nắng gần như quanh năm?

huynh-nguyen-dao-200.jpg
Bất đồng chính kiến ​​Huỳnh Nguyên Đạo được đưa ra khỏi Tòa án nhân dân TPHCM hôm 10/5/2007, và bị kết án 3 năm tù. AFP photo.

Benjamin Ismail: Mục tiêu của RSF chúng tôi là cung cấp một số thông tin cho các du khách toàn cầu dự định đến thăm ba quốc gia đó, giúp cho họ hiểu về thực trạng đang diễn ra ở những nơi ấy như việc giới hạn tự do ngôn luận, kiểm duyệt báo đài, đàn áp những tiếng nói dân chủ, đối lập.

  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Thử nhìn lại non một thế kỷ nguyện vọng “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh”

Thử nhìn lại non một thế kỷ nguyện vọng “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh”

của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh

 LTCG (31.10.2011) 

Ngày mai 24/3 là ngày giỗ cụ Phan Chu Trinh; đây là lần giỗ thứ 85, tức đã gần một thế kỷ. Khi còn sống nhà chí sĩ danh giá họ Phan vẫn luôn tâm niệm một điều quan trọng để cứu nước và phát triển đất nước: “Khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh”. Bởi nước ta trước đây 85 năm còn dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Theo ông, nguyên do sự mất nước ngay từ đầu là do dân trí ta kém, đất nước lạc hậu, do vậy không đủ thực chất để ngăn được làn sóng xâm lăng của thực dân, và cuối cùng bị Pháp đô hộ. Bởi vậy theo Phan Chu Trinh, yêu cầu đầu tiên là phải khai dân trí, nhân dân mới đủ nhận thức và sức mạnh ý thức và tinh thần để đứng lên giành lại độc lập. Người Pháp lúc ấy là một đất nước hùng mạnh về lực lượng quân sự, có một nền tri thức và khoa học cao hơn nước ta rất nhiều, lấy sức mạnh thô sơ của dáo mác, để đứng ra chọi lại với súng sắt tàu đồng, một điều có mặt bất khả thi, do vậy Phan Chu Trinh chủ trương trước hết phải có phong trào duy tân và khai mở dân trí.

Đây là một quan niệm rất thực tế và đúng đắn, bởi vì lúc ấy toàn thể dân tộc đang ở dưới ách thống trị của thực dân. Chúng có vũ khí, lực lượng quân sự áp đảo, trong khi nhân dân ta chỉ tay không. Không thể cứ mù quáng dùng trứng chọi đá, luôn luôn chỉ là điều bất lợi và khó đạt kết quả, đó là quan điểm hoàn toàn cụ thể, khách quan, hợp lý, chính xác của Phạn Chu Trinh. Ông chủ trương phong trào cắt tóc ngắn, canh tân các hủ tục lạc hậu, nâng cao sự hiểu biết của người dân lên mọi mặt, kể cả kết hợp với phong trào Đông du để cho người đi du học, đồng thời cổ vũ mọi mục đích học tập, giáo dục, làm sao cho mọi sự hiểu biết của nhân dân tăng lên, kể cả việc ông đi diễn thuyết để cổ vũ, động viên, đó là ý nghĩa khai dân trí mà Phan Chu Trinh chủ trương thực hành mạnh mẽ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Wikileaks: Một lễ Phật Ðản, hai hình ảnh trái ngược

 LTCG (31.10.2011) 

Ngày 27 tháng 5, 2008, Ðại Sứ Michalak gởi một công điện mô tả hình ảnh trái ngược của hai giáo hội Phật Giáo trong dịp lễ mừng Phật Ðản, với những thông tin thu thập được qua tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cùng với sự phối hợp cùng tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn.

Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước (GHNN) tổ chức lễ Phật Ðản tưng bừng theo kiểu cách miền Nam trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHTN) chỉ lặng lẽ kỷ niệm bằng nghi thức tôn giáo riêng trong các chùa.

Hà Nội chính thức tổ chức mùng Phật Ðản theo ngày kỷ niệm của Liên Hiệp Quốc, 14 đến 17 tháng 5; còn ở Sài Gòn lễ Phật Ðản được tổ chức đúng ngày 19 tháng 5 trùng với sinh nhật của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Hàng ngàn Phật tử từ 21 quận và huyện ngoại thành về dự buổi lễ vào sáng sớm cùng với các sư tăng và lãnh đạo chính quyền địa phương tại sân vận động quân đội gần phi trường Tân Sơn Nhứt. Quan khách tham dự còn có phái bộ ngoại giao và sư tăng từ nhiều nước Phật Giáo như Ấn Ðộ, Thái Lan, Cambodia, Nhật Bản nhưng tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn là ngoại giao đoàn Tây phương duy nhất hiện diện.

Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa xã hội được liên kết vào ngày lễ tôn giáo. Diễn từ của các giới chức lãnh đạo thành phố đề cập đến ngày lễ Phật Ðản đồng thời là ngày sinh của Hồ Chí Minh, trong khi Quốc kỳ, Phật kỳ, biểu ngữ đón mừng hai ngày lễ xen lẫn nhau ở Sài Gòn cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý & Hoà bình tháng 10.2011

[audio http://www.chuacuuthe.com/images/111031-VRNs-CLHB.mp3]

LTCG (31.1 0.2011) – Sài Gòn – Chọn lựa sai lầm dẫn đất nước đến bất công và kềm hãm phát triển là nhận định của cha Stêphanô Chân Tín nhấn mạnh trong suốt bài giảng hơn 20 phút của thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tháng 10.2011.

Mở đầu thánh lễ, trước cử toạ bên trong nhà thờ chật cứng và đông người phải ngồi bên ngoài, cha Giuse Đinh Hữu Thoại hướng dẫn ý cầu nguyện đặc biệt cho thánh lễ nhấn mạnh đến các điểm chính: 1/ Bão và lũ lụt ở Việt Nam và Thái Lan, xin cầu nguyện cho nạn nhân thiên tai; 2/ Đất nước còn quá nhiều tù nhân lương tâm, xin cầu nguyện cho họ. Buổi cầu nguyện hôm nay có cả gia đình của một số tù nhân: chị Tân, vợ anh Hải Điếu Cày, chị Liên, vợ anh Hải Ba Sài Gòn, chị Oanh, vợ giáo sư Hoàng, và nhiều người khác; 3/ Cầu nguyện cho các thai phụ đang bị các bác sĩ cố tình chẩn đoán sai, gây hoang mang về bệnh tật của thai nhi, dẫn đến xúi giục họ phá thai; 4/ Cầu nguyện cho DCCT Hà Nội, giáo xứ Thái Hà, đang bị nhà nước quấy nhiễu và ức hiếp bằng công quyền; 5/ Cầu nguyện cho tình trạng vô cảm của con người, xin Chúa giải thoát.

Cha Stephan Chân Tín, năm nay đã 92 tuổi

Trong phần giảng thuyết, cha Chân Tín nhấn mạnh sai lầm đầu tiên là đã áp đặt tư tưởng vô thần trên đất nước VN, dẫn đến cả đất nước đi sai đường lối của Chúa, đường lối nhân nghĩa. Sau đó, tuần tự, cha giảng đã liệt kê ra tiếp năm sai lầm nữa. Mỗi sai lầm, cha già 92 tuổi nêu rõ bằng chứng với những trích dẫn đã được công bố công khai.

Sau đó là phần tuyên xưng đức tin và cầu nguyện do cha Uy và cha Thanh hướng dẫn.

Phần kết lễ, cha chủ tế Giuse Nguyễn Thể Hiện nhấn mạnh về việc chọn lựa đúng duy nhất phải là chọn lựa ý định cứu độ thế gian này của Thiên Chúa, ngoài ra – bất cứ thể chế chính trị nào – mọi chọn lựa đều giới hạn và sẽ bị chết.

Kính mời anh chị em nghe một phần bài hướng dẫn của cha Thoại, toàn bài thuyết giảng của cha Chân Tín, phần tuyên xưng đức tin cùng những phút cầu nguyện của cha Uy và cha Thanh hướng dẫn và những lời kết lễ của cha Hiện. Xem chi tiết…

[Video] Biến cố Assisi

LTCG (31.10.2011) 

Thứ Tư 26 tháng 10

Hôm thứ Tư 26 tháng 10, trong buổi triều yết chung, thay cho bài huấn đức thường lệ, Đức Thánh Cha đã cử hành một nghi thức Phụng Vụ để chuẩn bị cho ngày cầu nguyện đại kết cho hòa bình thế giới. Nói với các tín hữu hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi hân hoan chào mừng các tín hữu nói tiếng Anh và các khách hành hương khác. Tôi xin anh chị em đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện cho chuyến đi Assisi ngày mai để cử hành ngày Suy Tư, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới với đại diện các tôn giáo.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hy vọng của ngài là cuộc gặp gỡ tại Assisi sẽ đem lại tình hiệp nhất trong một thế giới tan nát vì chia rẽ và hận thù.

“Chúng ta hãy cầu nguyện để cuộc gặp gỡ ngày mai tại Assisi khích lệ đối thoại giữa các tín hữu các tôn giáo. Xin cho cuộc gặp gỡ này chiếu soi tâm trí nhân loại, để dẫn đưa từ cay đắng đến tha thứ, từ chia rẽ đến hòa giải, từ hận thù đến yêu thương và từ bạo lực đến bình tĩnh để hòa bình có thể ngự trị trên thế giới”

300 nhà lãnh đạo các tôn giáo sẽ có mặt tại Assisi, nơi suy tư, đối thoại và tình bằng hữu sẽ là những điểm then chốt. Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã kế tục truyền thống này đã được bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và các nhà lãnh đạo các tôn giáo vào năm 1986. Xem chi tiết…

[Video] Câu chuyện truyền thông: “Việt Nam Ngọc và Đá”

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư, Video

CẦU NGUYỆN VỚI KINH MAI KHÔI

 

LTCG (31.10.2011)

Kinh Mai Khôi là kinh của Đức Mẹ, điều ấy đã được Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 xác nhận trong bài giảng tại Fatima ngày 13.5.1982: “Lời kêu gọi thống hối bao giờ cũng được gắn liền với cầu nguyện. Hợp với truyền thống của bao thế kỷ, Đức Mẹ của sứ điệp này đã đề cập đến Kinh Mai Khôi, một kinh có thể khẳng định là kinh của Mẹ Maria, một kinh mà Mẹ đặc biệt cảm thấy gắn liền với chúng ta” ( nguồn: http://www.conggiao.org ).

Theo sử liệu của Dòng Đaminh, căn cứ vào hai Thánh Alain de la Roche và Monfort thì Kinh Mai Khôi đã được Đức Mẹ đích thân trao truyền cho Thánh Phụ Đaminh. Người ta có thể tin hay không việc trao truyền, thế nhưng giữa hai thái độ ấy tất yếu đưa đến hai kết quả trái ngược. Một đàng tin vào lời khuyên dạy của Đức Mẹ để rồi kiên tâm bền chí trong việc lần chuỗi thì sẽ nhận được vô vàn ơn phúc. Đàng khác không tin tất sẽ không thực hành mà không thực hành thì lấy đâu kết quả ?

Ngày nay có người đưa ra lập luận rằng: cần phải biết, phải hiểu Tin Mừng chứ chẳng cần gì đọc kinh: “Chính nhờ nghe lời rao giảng mà người ta sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ). Sám hối phải được liên kết với việc tin vào Tin Mừng chứ không phải sám hối rồi chỉ đọc kinh. Đọc kinh mà không biết, không hiểu Tin Mừng thì làm sao đạt được niềm tin và không tin thì đọc kinh làm gì cho uổng công. Bởi thế cần bớt kinh, bớt việc làm của cái miệng để tăng thêm việc làm cho trái tim, cho cái tâm ( Thiện Cẩm – Bông hồng cài áo Mẹ – Báo CG và Dt số 977, ngày 25.9.1994 ).

Thật ngược đời, phải tin rồi mới đọc kinh, không tin thì đọc kinh chỉ vô ích. Nói như thế khác nào đặt cái cày trước con trâu. Trâu phải đi trước cày mới kéo được cày chứ cày làm sao kéo được trâu ? Cầu nguyện đọc kinh là phương thế để cho ta khởi phát và trưởng dưỡng Đức Tin. Bởi thế cho nên Đức Kitô mới khuyên phải siêng năng cầu nguyện: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Tâm linh thì sẵn sàng nhưng xác thịt thì yếu đuối” ( Mt 14, 38 ).

Chúa dạy phải cầu nguyện luôn, nhưng để có thể làm được việc này lại rất khó “vì chúng ta chẳng biết cầu nguyện thế nào cho xứng đáng…” ( Rm 8, 26 ). Con người ngoài những nhu cầu xác thân như uống ăn, nhà cửa nó còn cần thỏa mãn về mặt tâm linh và đây chính là lý do tồn tại của tôn giáo. Sống đời sống tôn giáo là sống đời cầu nguyện, không cầu nguyện, đời sống ấy tất rơi vào bế tắc, ngõ cụt. Cuộc khủng hoảng của Giáo Hội hiện nay chính là do bởi đã đánh mất ý nghĩa của việc cầu nguyện. Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã đặt câu hỏi để rồi cũng tự đưa ra câu trả lời “Tại sao Hội Thánh khủng hoảng ? Vì đã hạ giá việc cầu nguyện” ( Đường Hy Vọng 134 ).

Một trong những hạ giá ấy là đã biến việc đọc kinh thành suy niệm thần học. Khi nói: cần phải bớt kinh, bớt việc làm của cái miệng để tăng việc làm cho trái tim, cho cái tâm thì việc của cái tâm theo vị này đó chính là suy niệm. Hiện nay cái mốt suy niệm rất chi thịnh hành và Kinh Mai Khôi là đối tượng chủ yếu để người ta suy đủ kiểu đủ ngón. Suy niệm và làm cho biến dạng hoàn toàn Kinh Mai Khôi đến nỗi nó không thể còn nhận ra được chẳng hạn như cái gọi là Kinh Mai Khôi thời Tin Học. Nội dung của cuốn sách, phần một là những bài suy niệm thần học tràng giang đại hải còn phần hai gọi là suy ngắm thì thay cho 10 Kinh Kính Mừng là 10 câu Kinh Thánh v.v… ( Lm. Joseph Eyquem, O.P ) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

THẦN TƯỢNG

LTCG (31.10.2011)

Căn bệnh tôn sùng thần tượng là một trong những căn bệnh thời đại, đặc biệt lứa tuổi teen. Quả là hết sức ngờ nghệch khi những cô cậu học trò, vì quá tôn sùng ai đó, coi họ là thần tượng bậc nhất của mình để rồi tự đồng hóa mình nên giống thần tượng, từ mái tóc cho đến phong cách ứng xử. Nếu dừng lại ở mức độ khách quan, tích cực thì cũng không có gì đáng lo ngại, nhưng tồi tệ hơn, vì quá đam mê muốn trở thành khuôn mẫu của thần tượng, họ không ngần ngại thay đổi đến cả biến chất… chỉ vì thần tượng, gây ra những hậu quả tại hại khôn lường.

Kinh nghiệm dân gian cho biết: trong một ông thánh vẫn có thằng quỉ nho nhỏ và trong thằng quỉ vẫn có một ông thánh nho nhỏ. Ai đã từng sống thật với kinh nghiệm bản thân, có lẽ sẽ không bao giờ hàm hồ ghi dấu chấm hết cho người còn sống. Cũng vậy, người khôn ngoan chẳng bao giờ đặt ai làm thần tượng cho mình. Người có thánh đến đâu, cũng chỉ là người, đều chung số kiếp là thân phận bụi tro, mỏng manh, dễ sa ngã, phạm tội và mau thay đổi. Xác định được như vậy, có lẽ nhân loại mới biết mở mắt mà phân định thật giả, tốt xấu. Người ta dễ lầm tưởng lắm, “trời cho cái áo bên ngoài, để che cái lõi sơ sài bên trong” mà. Cứ nại vào chiếc áo hào quang của danh vọng, chức tước, địa vị, quyền lực, con người sẽ đi vào ngõ cụt của bế tắc gian dối, lừa lọc.

Hỏi ai là người đáng tin trong nhân loại ? Hỏi phải tôn thờ, sùng bái ai khi không người nào trong nhân loại được xem là thật sự công chính ? Thế nên, chỉ có thể tôn thờ Đấng được gọi là Thánh. Nhân loại, ai cũng như ai. Người có tài giỏi, đức hạnh thế nào cũng không thể thoát khỏi chiếc áo phàm trần. Mà đã là nhân loại, ắt phải có khiếm khuyết, bất toàn. Hẳn nhiên, kinh nghiệm dân gian không phải vô cớ mà kết luận rằng “nhân vô thập toàn” là như vậy ! Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam

LTCG (30.10.2011) 

Phạm Trần

* Phần 1:

============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

NHỮNG HỆ LỤY CỦA CÁC VĂN BẢN VIỆT NAM KÝ VỚI TRUNG QUỐC TRONG CHUYẾN ĐI CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LTCG (30.10.2011) 


CT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng chiều 11.10 ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh:
-„Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết, không nên áp dụng hành động làm phức tạp hoá và mở rộng tranh chấp, xử lý những vấn đề xuất hiện bằng thái độ bình tĩnh và mang tính xây dựng, không để những vấn đề liên quan ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước Trung Quốc-Việt Nam cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải…“
TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời Hồ Cẩm Đào:
(Đài Bắc Kinh 11.10.2011) Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lưu Vi Dân ngày 13.10.2011: 

-Tuyên bố chung Trung-Việt“ có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba.“[i]

Cô lập VN với quốc tế để nắm thượng phong trong đàm phán về biển Đông

Chỉ hai ngày sau chuyến thăm Trung quốc lần đầu của ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là tân Tổng bí thư ĐCSVN (từ 11-15.10.2011) nhà cầm quyền Bắc Kinh đã hô lớn trước dư luận thế giới:
„Tuyên bố chung Trung-Việt“ có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba.“[ii]
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã nhấn mạnh như trên để phản bác các đòi hỏi của Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cũng như Tổng thống Phi luật tân Benigno Aquino là:“ Các tranh chấp ở biển Đông là vấn đề chung của các nước trong khu vực và quốc tế, cho nên phải được giải quyết đa phương.[iii]

Chỉ ba ngày sau phát biểu của Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị đã nhìn nhận quan điểm trên đây của Bắc Kinh, nghĩa là những vấn đề tranh chấp trên biển Đông liên quan tới VN và Trung Quốc thì chỉ đàm phán song phương giữa Bắc kinh và Hà nội. „ Nhưng không cho biết rõ trong các tranh chấp trên biển Đông vấn đề nào chỉ  liên hệ trực tiếp tới hai nước VN-Trung Quốc. Có nghĩa là bỏ ngỏ để cho Bắc Kinh định nghĩa và quyết định! Xem chi tiết…

Muammar Gadhafi và những bài học ‘làm vua’ đắt giá

 LTCG (30.10.2011)

Cách nay hai tháng khi Tripoli vừa thất thủ, từ nơi ẩn náu bí mật nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi đã đưa ra lời tuyên bố đầy ‘hoang tưởng’ “…tôi đã đi qua các đường phố của Tripoli mà không để lộ tung tích, không ai nhìn thấy… đã chứng kiến những người trẻ tuổi sẵn sàng bảo vệ thành phố của họ” và ông kết thúc ‘giấc mơ’ trở về của mình bằng việc hô hào dân chúng thủ đô “quét sạch lũ chuột ra khỏi Tripoli”

Lời lẽ ngạo mạn, cung cách quái dị ‘không giống ai’ đã từ lâu được xem là ‘thương hiệu’ của Gadhafi. Thế nhưng ông ta không ai ngờ rằng lần “thần khẩu” này lại “hại xác phàm” đến mức khiến ông khi lìa trần thậm chí chẳng còn được nơi túp lều mà là “ống cống” nơi lẽ ra chỉ dành cho “lũ chuột” chứ chẳng phải ‘King of kings – Vua của các vua’ như có lần ông ta tự xưng.

Những chân lý rút ra từ… miệng cống!

Cuộc đời và cách chết của những con người cả nổi tiếng lẫn tai tiếng luôn có những điều khiến người đời thường phải suy nghĩ, ‘ông vua’ Gadhafi cũng vậy.

+ Vì sao một người mặt mũi nom ‘ngầu’ là thế, giết dân không gớm tay là thế, nhưng đến lượt mình đối mặt với cái chết thì lại sợ hãi trốn chui trốn nhủi trong ống cống, van xin “đừng bắn!” khi bị lôi ra? Đó đâu phải là cách chết của “đối đầu vì danh dự” như ông ta viết trong di chúc?

+ Leo lên đến đỉnh cao quyền lực lúc còn rất trẻ chỉ mới 28 tuổi và cai trị đất nước suốt 42 năm liền là trường hợp hiếm ngay cả đối với thể chế quân chủ ‘cha truyền con nối’. Người có số mệnh vương tướng như thế sao lại chết thảm nơi miệng cống, xác bị kéo lê trên đường, nay bị đem chôn nơi hoang mạc, cả ‘hoàng tộc’ lẫn ‘quần thần’ chẳng ai biết đấy là đâu?  Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 29.10.2011 – Giáo dân Thái Hà yêu cầu chính quyền trả lại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế.

LTCG (30.10.2011) 

* Bản tin video ngày 29.10.2011

=============================================================

* Giáo dân Thái Hà yêu cầu chính quyền trả lại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Hillary Clinton bàn về Libya, Trung Quốc, Trung Đông và Barack Obama

LTCG (30.10.2011)

(Richard Stengel, phụ trách bộ phận biên tập của Tạp chí TIME đã phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton hôm 19 tháng 10 năm 2011. Tạp chí TIME số ra ngày 27/10/2011 trích đăng nội dung chính của cuộc phỏng vấn theo dạng ghi chép lại ghi âm phỏng vấn của Richard Stengek. Những chỗ in đậm là phần câu hỏi của TIME)

Phạm Anh Tuấn dịch

clip_image001

Tạp chí Time phỏng vấn Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm 19-10-2011

Xin cảm ơn bà rất nhiều vì đã nhận lời trả lời phỏng vấn. Chúng ta hãy bắt đầu với chuyến công du vừa rồi của bà (tới Libya, Oman, Afghanistan và Pakistan).

Vâng, xin mời.

Tôi nghĩ những nhận xét của bà về Libya là rất phấn khởi, lạc quan. Có phải đó là sự lạc quan về những gì nước Mỹ đã làm ở Libya, có phải là bà lạc quan bởi vì đây là một mô hình cho sự tham gia của nước Mỹ trong tương lai?

Thế này vậy, hãy để tôi nhắc lại một chút về giai đoạn trước đó để đặt Libya trong một hoàn cảnh mà tôi nghĩ có thể giải đáp câu hỏi trên của ông. Một phần sứ mệnh của tôi là phải giải thích rõ với các nước rằng nước Mỹ đang lấy lại vai trò lãnh đạo thế giới. Khi bắt đầu trở thành Ngoại trưởng tôi thấy các nước thân Mỹ, các đồng minh, và các nước trên khắp thế giới đều đang có rất nhiều những mối hoài nghi, rất nhiều những lo ngại và sợ hãi. Và một phần những gì tôi đã cố gắng làm trên cương vị Ngoại trưởng ấy là phải tái khẳng định vai trò lãnh đạo của nước Mỹ, song phải thừa nhận rằng trong những điều kiện của thế kỷ XXI này thì nước Mỹ phải lãnh đạo theo cách khác chứ không phải theo cách nước Mỹ đã từng làm trong lịch sử. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò? – Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa

 LTCG (30.10.2011)

Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò?

Bản đồ Việt Nam trong cổng thông tin điện tử của Chính Phủ có hai Quận Hoàng Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng và Quận Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà

http://gis.chinhphu.vn/

***

*************

***

Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò?

Google là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, điện toán đám mây và các công nghệ quảng cáo. Trang web chính của Google là www.google.com. Ngoài ra, khi Google mở rộng kinh doanh sang các nước khác thì công ty này lập thêm một trang web cho từng nước và lấy ngôn ngữ của nước đó, tạm gọi là trang phụ. Công thức chung cho tên miền của các trang phụ này làwww.google.x hay www.google.com.x, với x là tên miền internet của một quốc gia, ví dụ: vn là Việt Nam, fi là Phần Lan, it là Ý,… Điều quan trọng là về nguyên tắc thông tin trên trang chính và các trang phụ của Google phải giống nhau.

Gần đây, một sự bất thường về sự khác nhau giữa bản đồ Trung Quốc trên trang chính hay trang tiếng Anh, http://maps.google.com/, và trên trang tiếng Hoa, http://ditu.google.cn/, của Google. Cụ thể là, trên trang tiếng Hoa của Google thì bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò phi pháp bao gần trọn biển Đông, gồm cả khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam:

http://ditu.google.cn/

Trong khi đó, bản đồ Trung Quốc trên trang chính của Google thì ngược lại, không có cái đường lưỡi bò phi pháp: Xem chi tiết…