Lưu trữ

Archive for 18.10.2011

Hà Nội: biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Minh Hằng – Thông tin liên quan đến chị Bùi Minh Hằng

LTCG (18.10.2011)  

Hà Nội: biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Minh Hằng

14g00 chiều nay (18/11), khoảng 20 biểu tình viên đã tập trung tại trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm theo như lịch hẹn của cán bộ công an Hoàn Kiếm.

Sau đó, một số biểu tình viên đã được mời vào trụ sở công an để gặp lãnh đạo, nhưng nhân viên tại trụ sở cho rằng các lãnh đạo đi vằng vì bận họp.

Sau khi nộp đơn trình bày về việc bắt giữ trái phép người yêu nước, các biểu tình viên đã diễn hành xung quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm yêu cầu nhà cầm quyền “trả tự do cho người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng”. Cao điểm có khoảng 35 biểu tình viên tham gia tuần hành.

Mời quý độc giả xem một số hình ảnh cuộc tuần hành đòi trả tự do cho người yêu nước để những ai quan tâm tới thời cuộc, tới vận hội của đất nước, dân tộc cùng nhau lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền mau chóng trả tự do cho chị Bùi Minh Hằng, người phụ nữ quả cám luôn thao thức cho sự an nguy của đất nước.

 

Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 17&18.10.2011

LTCG (18.10.2011) 

 * Bản tin video ngày 17.10.2011

=================================

* Bản tin video ngày 18.10.2011

Việt Nam tăng xuất khẩu gạo, cà phê

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Trung Quốc và phản quốc

 

LTCG (18.10.2011)

1.- Chuyện dài Trung Quốc

Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt, vì không thể nào thay đổi khu vực địa lý chính trị. Các nhà cầm quyền Trung Quốc, dù bất cứ chế độ nào, luôn luôn tìm cách thôn tính Việt Nam, bành trướng xuống Đông Nam Á. Điều nầy không cần chứng minh, người Việt Nam nào cũng biết.

2.- Trung Quốc và phản quốc

Chuyện dài Trung Quốc chia thành hai tập rõ rệt. Tập thứ nhất, từ thời lập quốc đến thế kỷ 19, là những thiên anh hùng ca giữa nước của dân tộc, với các chương nổi bật như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Quang Trung… Tập thứ hai, từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, chuyện dài Trung Quốc hoàn toàn đổi chiều, chỉ là những trang thảm sử nhục nhã do đảng CSVN dựng nên. Tập hai nầy có thể chia làm hai chương chính từ 1924 đến 1954 và từ 1954 đến 1975.

Chương thứ nhất bắt đầu với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (người Việt Nam có tên Nga là Lin hay Linov), ủy viên Đông phương bộ, phụ trách cục phương Nam, một cán bộ lãnh lương của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (QTCS), từ Liên Xô qua Trung Hoa để phát triển cộng sản xuống vùng Đông Nam Á. Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) và mời Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đến giảng dạy tại những khóa huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc lập ra để đào tạo cán bộ. Nguyễn Ái Quốc chính là người đại diện QTCS đứng ra thành lập đảng CSVN tại Hương Cảng ngày 6-1-1930 (Sau vâng lệnh đảng CS Liên Xô, đổi thành ngày 3-2-1930.)

Cuộc giao du giữa hai đảng CSVN và CSTH bắt đầu từ đây. Khi đến Trung Hoa lần thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đến căn cứ Diên An, nơi đặt bộ chỉ huy CSTH, trong nhiều tuần lễ vào mùa thu năm 1938, có thể để học tập và huấn luyện. Trong giai đọan đầu của cuộc chiến chống Pháp, Việt Minh (một mặt trận của CSVN) thất bại, phải co cụm lên rừng núi và về nông thôn. Xem chi tiết…

ĐIỂM DANH NHỮNG KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC


LTCG (18.10.2011) 
Nhà Trần là một trong những triều đai tự chủ oanh liệt nhất của nước ta. Cuối năm 1257 là lần thử sức đầu tiên trong đời vua Trần Thái Tông, tướng Ngột Lương Hợp Thai của Nguyên chủ Hồt Tất Liệt bị các đạo quân nhà Trần đánh lui, ta lấy lại thành Thăng Long trong tay giặc.

Lần thứ nhì, thái tử Thoát Hoan khởi binh năm 1284 và thảm bại trước các đạo quân của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sau trận Vạn Kiếp, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để lên xe cho quân Nguyên kéo chạy về Tàu năm 1285.

Lần thứ ba, đầu năm 1287 Nguyên chủ lại sai thái tử Thoát Hoan tiến quân sang Đại Việt để trả thù. Trận Bạch Đằng Giang diễn ra vào tháng ba âm lịch năm 1288, một lần nữa quân Nguyên tan vỡ, Thoát Hoan phải chạy đường tắt về Tàu.

Nhà Trần đã ghi trong lịch sử đất nước chiến công oanh liệt ba lần đánh thắng giặc nhà Nguyên, giữ vững nền độc lập tự chủ. Nhưng triều đại nào dù oanh liệt đến đâu vẫn có những đứa con hư, nhứt là trong lúc sơn hà nguy biến. Đứa con hư thứ nhất là Trần Di Ái dưới triều Trần Nhân Tông.



TRẦN DI ÁI THEO NHÀ NGUYÊN. Năm nhâm ngọ (1282) Nguyên chủ lại cho sứ sang dụ rằng: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng hai người.”

Nhân Tông sai người chú họ là Trần Di Ái và Lê Tuân, Lê Mục sang thay cho mình. Nhưng Nguyên chủ không bằng lòng, quyết ý chiếm giữ quyền cai trị nước Nam, bèn xuống chỉ lập tòa Tuyên phủ ti, đặt quan liêu thuộc để sang giám trị các châu huyện. Quan nhà Nguyên sang đến nơi, Nhân Tông không nhận, đuổi về Tàu. Xem chi tiết…

Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21 [1]

Ai yêu nước mà giam người yêu nước
Ai lấy ngục tù để giết chết tự do
Ai rước ngoại nhân bằng vạn tiếng hoan hô
Ai nô lệ mà tưởng mình tự chủ.
(không nhớ tên tác giả – gặp trong trại tị nạn Thái Lan)
 

ĐỂ GIỚI THIỆU

Không có một logic nào có thể giải thích được những nghịch lý lịch sử Việt Nam của thế kỷ thứ 20. Chỉ có sự nhận thức về những nghịch lý lịch sử mới có thể hiểu được dòng lịch sử kỳ lạ nhất trong chiều dài 5,000 năm lịch sử của dân tộc.

Lòng yêu nước không đóng khung trong một đảng phái hay trào lưu lịch sử nào mà nó biến thiên không chừng. Yêu nước biến thành tay sai và tay sai biến thành yêu nước. Nhưng tay sai vẫn có thể vĩnh viễn là tay sai, và yêu nước vẫn mãi mãi là yêu nước. Và thêm vào đó, xuất hiện thành phần yêu nước giả, thành phần cơ hội, yêu nước ở  hình thức, vong thân ở nội dung. Trong tay sai có yêu nước, trong yêu nước có tay sai, trong yêu nước có cơ hội v.v..


ĐI TÌM HỒN SỬ

Thế kỷ thứ 20 là trang sử phức tạp nhất trong dòng lịch sử Việt Nam. Tính phức tạp của thế kỷ 20 bắt nguồn từ những biến động lịch sử liên tục suốt 500 năm qua.

Cuối thế kỷ 15, địa lý Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông được mở rộng đến kinh đô Đồ Bàn. Cuộc nam chinh của Lê Thánh Tông đã chấm dứt hoạ xâm lăng của Chiêm Thành và đồng thời sát nhập Chiêm Thành vào lãnh thổ Đại Việt. Lê Thánh Tông tiếp tục phát triển công nghệ quốc phòng được xây dựng từ cuối đời nhà Trần, khuyếch trương dưới thời nhà Hồ và được Lê Thái Tổ khai dụng để trở thành sức mạnh quân sự trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nông nghiệp và công nghệ quốc phòng trở thành nền tảng kinh tế cho việc phát triển quốc gia. Sức mạnh kinh tế và quân sự của Đại Việt đã ảnh hường đến tận Thái Lan, Miến Điện, bán đảo Malacca[1]. Xem chi tiết…

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam

LTCG (18.10.2011) 

Phạm Trần

* Phần 1:

===============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Những điều đảng viên không được làm, nhưng vẫn làm hàng ngày!

LTCG (18.10.2011)
Là một tổ trưởng tổ dân phố được người dân bầu ra vì thành tích “dám” cãi tay đôi với công an khu vực để bảo vệ quyền lợi cho bà con khu phố mà những người tiền nhiệm trước đây (là đảng viên) không làm được. Nhân dịp hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương đảng thảo luận vấn đề trọng tâm “quy định những điều đảng viên không được làm” (từ 6 – 10/10/2011 tại Hà Nội). Sau gần 3 tháng đảm trách vai trò vác tù và hàng tổng, Tôi nhận thấy những điều đảng viên không được làm nhưng vẫn làm hàng ngày – có sao đâu! Dẫn chứng là những lá đơn gửi cấp có thẩm quyền xem xét sai phạm của thuộc hạ lại biệt vô âm tín. Im lặng chẳng khác nào tiếp tay cho kẻ xấu, tự vấn lương tâm có lỗi với bà con xung quanh vì rất tin tưởng “ông già gân” sẽ đấu tranh cho lẽ phải đến cùng. Vì vậy xin được “bật mí’ những vấn đề tiêu cực đang diễn ra hàng ngày tại địa phương bởi những cán bộ tha hóa biến chất nhưng được bình xét là đảng viên xuất
sắc vào dịp cuối năm. Tôi cũng được biết có rất nhiều nạn nhân không dám lên tiếng vì họ lo sợ cơ ngơi làm ăn cũng như tính mạng bản thân và gia đình. Tôi tin rằng công lý sẽ được thực thi bởi một xã hội tự do và dân chủ hơn nếu chúng ta thay đổi từ lúc này (dù có muộn).

Phần 1: Công an khu vực ăn gì? 

Bộ công an xây dựng hàng loạt cái gọi là “chương trình hành động” chuyên đề về điều lệnh nhằm tô vẻ hình ảnh người cán bộ công an là đầy tớ của dân. Các đơn vị hưởng ứng sôi nổi, chia thành nhiều cụm thi đua với nhau xem ai làm người đầy tớ của dân tốt nhất, biết lắng nghe tiếp thu ý kiến của dân nhiều nhất… Tất cả chỉ là hình thức bởi kết quả thu được đều thể hiện bằng báo cáo văn bản, không có sự kiểm chứng thực tế vì cái chương trình hành động đó “thiếu thực tế”. Công an khu vực là lực lượng gần dân nhất, tuy nhiên người đầy tớ này lại tận dụng sự gần gũi quá mức để trục lợi (một trong những điều đảng viên không được làm). Xem chi tiết…

Công an Hà Nội cướp tài sản và bắt giữ trái phép người biểu tình yêu nước Bùi Thị Minh Hằng – Tối 17-10-2011 trước công an quận Hoàn Kiếm

LTCG (18.10.2011) 

Công an Hà Nội cướp tài sản và bắt giữ trái phép người biểu tình yêu nước Bùi Thị Minh Hằng

Công an Hà Nội cướp tài sản và bắt giữ trái phép người biểu tình yêu nước Bùi Thị Minh Hằng

Sáng ngày 16/10/2011, một số người đến Bờ hồ Hoàn Kiếm đi dạo, trong đó có chị Bùi Minh Hằng, một người tham gia các cuộc biểu tình yêu nước nhiệt tình chống Trung Cộng xâm lược.

Đoàn người đi dạo trên bờ hồ mang những chiếc áo No-U chống đường lưỡi bò ngang ngược của Trung Quốc, họ im lặng đi bộ trên vỉa hè và được rất nhiều quần chúng nhân dân ủng hộ, gia nhập đoàn.

Đoàn người đã bị bao vây bởi rất đông cảnh sát cơ động mặc áo trắng, dân phòng, công an Quận Hoàn Kiếm, công an Phường và nhiều loại an ninh, quay phim, chụp hình…

Cảnh sát cơ động mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào cướp nón, mũ mang dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” trên đầu những người đi trên bờ hồ Hoàn Kiếm. Đây không phải là lần đầu họ thực hiện hành vi hèn hạ, sợ hãi đến mức cướp những chiếc nón nói lên lòng yên nước của nhân dân, chống Trung Cộng xâm lược. Chủ nhật tuần trước chị Bùi Minh Hằng và một số người cũng đã bị nhóm này đến cướp và bỏ chạy vào UBND Thành phố Hà Nội. Hành động đê hèn và ô nhục này của nhà cầm quyền Hà Nội lần nữa chứng tỏ những tên tay sai, Việt gian bán nước đang nằm trong cái gọi là Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Công an Quận Hoàn Kiếm.

Những người đi bộ đang đi trên vỉa hè, thì chị Bùi Minh Hằng đã bị một nhóm cảnh sát mặc thường phục đeo băng đỏ đến bắt lên xe và chở đi. Thông tin cũng cho biết (Chưa được kiểm chứng) là trong quá trình công an cướp nón ghi Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, chiếc lắc tay của chị cũng đã bị cướp mất.

Việt cướp này diễn ra giữa ban ngày, giữa bờ hồ với sự đồng lõa của hàng loạt công an, cán bộ, an ninh, dân phòng…

Biểu tình viên yêu nước Bùi Thị Minh Hằng

Đến chiều nay, sau 24 giờ, chị Bùi Minh Hằng vẫn chưa được thả ra, hiện không có thông tin về chị Bùi Minh Hằng.

Những ngày qua, chị Bùi Minh Hằng là người đã nhiệt tình và tham gia đầy đủ những cuộc biểu tình yêu nước, chống Trung Cộng xâm lược và đã bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt bớ, giam giữ nhiều lần. Nhưng lòng yêu nước nhiệt thành của chị đã không hề giảm bớt bởi chị sẵn sàng chấp nhận vì tình yêu Tổ Quốc và nhân dân.

Việc nhà cầm quyền Hà Nội vô cớ cướp giật tài sản, những chiếc nón mũ ghi những câu khẩu hiệu khẳng định lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc, có phải là những hành động nhằm triệt tiêu tinh thần dân tộc, buộc người dân không được nhắc đến phần lãnh thổ đã bị nhà cầm quyền Hà Nội thậm thụt bán cho Trung Cộng hay không? Xem chi tiết…

Tôn giáo và cái ách cộng sản: Hậu qủa của sách lược Vô Tôn Giáo (5)

LTCG (18.10.2011)

Tôn giáo và cái ách cộng sản:

V. Hậu qủa của sách lược Vô Tôn Giáo.

Hẳn nhiên là không cần phải chờ cho đến khi cộng sản bị tiêu diệt, người ta mới khám ra những hậu qủa khốc

hại của thuyết vô thần (vô tôn giáo), một trong ba lý thuyết căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng ngay khi chúng còn sống đây, mọi người đều đã nhìn thấy tận mắt những hậu qủa của sách lược vô tôn giáo do Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng áp đặt lên xã hội Việt Nam. Chỉ sau 60 năm cầm quyền, nó đã phá hủy hầu hết các gía trị luân lý, đạo đức của đời sống và gây phương hại trực tiếp đến tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội từ văn hóa, tôn giáo đến bản sắc dân tộc. Có thể nói, không còn một góc cạnh nhỏ nào trong các sinh hoạt chung hay riêng mà không bị sách lược vô tôn giáo này kềm tỏa. Nó kềm toả đời sống thuần lương của con người và xã hội bằng bốn chữ xem ra khá đơn giản là: “gian trá, chia rẽ”

1. Gian dối: Một định chế cơ bản của xã hội cộng sản?

Có một sự thật rất thật mà không ai có thể chối cãi được là: Khi con người không còn được hướng dẫn để đặt niềm tin vào sự hoàn thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo và thần linh, tội ác và gian dối lập tức xuất hiện. Nó xuất hiện và xã hội nào cưu mang nó, không bao giờ có cuộc sống trong an bình.

Điều này đúng hay sai? Liệu các xã hội cộng sản, trong đó có đảng và nhà nước Việt cộng theo chủ thuyết vô tôn giáo. Coi tôn giáo như là “ thuốc phiện ru ngủ nhân dân” cần triệt hạ, hơn là một hướng đi đìch thực cần thiết giúp con người tìm đến Chân Thiện Mỹ, có là một minh chừng cụ thể cho khái niệm trên hay không?  Xem chi tiết…

Sứ mạng của người Kitô hữu

LTCG (18.10.2011) – Hà Nội – Một trong những trương lực căng thẳng mà người Kitô hữu phải thường xuyên đối mặt là làm sao dung hòa và hoàn thành được trách nhiệm vừa làm công dân nước trời và vừa làm công dân của thế giới này. Chính Đức Giêsu cũng đã bị đặt trước trương lực này khi người ta cài bẫy để hỏi Ngài có phải nộp thuế cho Hoàng đế Xêda không.

Hơn ai hết, Đức Giêsu hiểu rõ đây là cái bẫy vô cùng nguy hiểm mà những kẻ thù ghét Ngài chủ mưu bày ra để buộc tội, kết án và tìm cách loại trừ Ngài. Họ biết chắc rằng Đức Giêsu không thể thoát ra được khỏi cái bẫy hai tròng này. Nếu Đức Giêsu trả lời không nộp thuế cho Xêda thì sẽ bị tố cáo, kết án chống lại Hoàng Đế La mã. Ngược lại, nếu bảo phải nộp thuế cho Hoàng đế thì Đức Giêsu sẽ bị kết án là kẻ phản lại dân tộc, thỏa hiệp với ngoại bang, bóc lột dân mình. Đường nào Ngài cũng chết.

Nhưng sự khôn ngoan của con người trước mặt Thiên Chúa chỉ là sự khờ dại. Đức Giêsu không chỉ không mắc bẫy do những kẻ chủ mưu bày ra, mà Ngài còn nhân cái bẫy này mà gởi đến cho những đối thủ của Ngài, cho chúng ta một sứ điệp, một chỉ dẫn vô cùng quan trọng, giúp người Kitô hữu sống và thực thi đúng vị trí và vai trò của mình đối với Thiên Chúa và đối với thế giới mà họ đang sống.

Cái gì của Xê da hãy trả lại cho Xê da; và cái gì của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa”. Câu trả lời này không chỉ khiến cho những đối thủ của Đức Giêsu phải chưng hửng, sững sờ, ngậm miệng như hến mà còn là một kim chỉ nam, một định hướng rõ ràng và vô cùng cần thiết cho mọi hoạt động của người Kitô hữu, trong tư cách vừa là công dân của Nước Trời vừa là công dân của thế giới này. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

Houston: Sự thật toả sáng, Công lý ngự trị

LTCG (18.10.2011) – Texas, USA – Chiều ngày 15.10.2011 giờ Texas, tức sáng Chúa nhật, giớ Việt Nam. Các bạn trẻ Công giáo Việt Nam thuộc giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, thành phố Hoiston, Texas, do các cha Dòng thánh Đa Minh chăm sóc, đã tổ chức thánh lễ, và thắp nến cầu nguyện cho 15 thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bị bắt oan sai, và bị ghép tội cái sai quấy theo điều 79 của Bộ luật hình sư VN.

Thánh lễ tổ chức trang trọng trong nhà thờ, sau đó, cộng đoàn rước ra hang đá Đức Mẹ Lô Đức để thắp nến cầu nguyện.

Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức, Houston, Texas

Khởi đầu chương trình, ban tổ chức đọc thư ngõ của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, tu sĩ Dòng Đa Minh, giám mục giáo phận Vinh, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hoà bình, trực thuộc Hội đồng giám mục VN: Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 17-10-2011

Mừng kỷ niệm lớn

LTCG (18.10.2011) – Hà Nội – Một kỷ niệm và một biến cố lớn đang mời gọi chúng ta:

Cách đây 25 năm, ngày 27 tháng 10, 1986, Ðức Chân Phước Gioan Phaolô II mời các tôn giáo lớn đến Assisi, quê hương Thánh Phanxicô Nghèo, để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Năm đó Liên Hiệp Quốc công bố là năm Quốc Tế Hòa Bình trong bối cảnh chiến tranh lạnh còn đang gay go, và chiến tranh nóng đang hoành hành ở Liban. Trong bài diễn văn chào mừng, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói về cuộc hội ngộ này rằng “Ý nghĩa lớn của nó cho con người thời đại, ấy là trong cuộc đấu tranh lớn vì hòa bình, nhân loại, với tất cả tính chất đa dạng của mình phải trở về những nguồn suối uyên nguyên đầy sức sống là chốn sinh thành lương tâm, cuộc sống đạo đức của con người cũng từ đó mà nảy nở.”

160 nhà lãnh đạo tinh thần thuộc 32 tổ chức Kitô Giáo và 11 tôn giáo ngoài Kitô Giáo đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ðức Gioan Phaolô II. Các vị đã tìm về Assisi, không phải để “cùng cầu nguyện với nhau” nhưng để “đến với nhau để cầu nguyện” (nói như vậy để tôn trọng sự khác biệt giữa các niềm tin tôn giáo). Cuộc hội ngộ Assisi có thể coi là một biến cố tâm linh rất lớn và rất có ý nghĩa. Trong những năm sau đó có những tôn giáo khác nối tiếp tinh thần Assisi cũng tổ chức những ngày liên tôn cầu nguyện vì hòa bình thế giới. Xem chi tiết…

Thánh sử Luca: “Chữ Tâm kia mới bằng 3 Chữ Tài”

LTCG (18.10.2011) 

Người ta nói rằng trong 3 vị thánh sử của sách Tin Mừng Nhất Lãm, thánh Luca là người có tài năng về văn chương nhất; cụ thể, bút pháp thì điêu luyện, lối trình bày các câu chuyện thì khéo léo, lôi cuốn và hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh cái tài, thì Ngài còn có cái tâm hết sức đặc biệt. Và cái tâm mới là điều làm cho thánh nhân nỗi bật hơn cả. Vì như đại văn hào Nguyễn Du đã từng nói : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Thế thì, chữ tâm hay cái tâm đặc biệt nơi thánh Luca là cái tâm nào ?

– Trước hết là cái tâm trong sáng (minh tâm). Là một y sĩ, một thầy thuốc, thánh nhân hành nghề với cái tâm hoàn toàn trong sáng, không bao giờ để cho mình bị đồng tiền lôi kéo. Ngài hành nghề chỉ với mục đích là cứu giúp người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Tắt một lời, ngài luôn giữ được cái tâm trong sáng, liêm chính trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người.

– Thứ đến cái tâm đồng cảm (đồng tâm). Ngài đã sống triệt để tinh thần “Lương y như từ mẫu”, nên tâm hồn của ngài luôn đầy lòng trắc ẩn và đầy lòng cảm thông đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, hèn mọn và tội lỗi, đặc biệt là các cô nhi, quả phụ và những người ngoại giáo. Vì ngài cũng đã từng là một người ngoại giáo gốc ở Antiôkia trở lại, tức là đồng hương với thánh Ignaxiô mà chúng ta mừng kính hôm qua. Chính cái tâm đồng cảm đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến sứ điệp Tin Mừng mà ngài chắp bút. Thiên Chúa được ngài trình bày như là một người cha giàu lòng nhân hậu, một mục tử tốt lành thao thức đi tìm chiên lạc, một vị quan toà từ tâm và nhân ái… Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Tám Mối Phúc Thật

LTCG (18.10.2011)

Để khỏi lạc đường đi vào một làng nhỏ ngoài thị xã. Tôi cẩn thận tới hỏi một cụ già ngoài 60 đang ru cháu ngoài hiên, xin cụ chỉ cho đường nào là đường tốt nhất để vào làng. Cụ ngừng tay đưa võng, ngẩng lên chớp chớp mắt nói: “Đường vào làng này thì nhiều lắm, cậu có thể đi bộ, nếu có xe đạp thì đi xe đạp, nếu không thì có thể đi đò máy, tuỳ ý cậu. Ngoài ra cậu cũng có thể chọn con đường ngắn gọi là đường tắt đi ngang qua ruộng lúa. Đường này dân làng mệnh danh là đường hẹp vì con đường đó phải lội qua một vài chỗ và luồn qua mấy bụi tre. Tôi cảm ơn cụ và quyết định chọn đường đi.

Chọn đường đi là một trong những yếu tố của cuộc sống. Đời người đứng trước không biết bao nhiêu chọn lựa, từ chọn lựa dẫn tới quyết định theo con đường đã chọn. Cuộc đời theo Chúa cũng đòi hỏi biết bao nhiêu chọn lựa.

Đạo là đường, là lối đi, là hướng để nhắm tới. Ngặt một điều Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy đi vào cửa hẹp. Ngài chẳng dạy chúng ta có mấy đường để đi vào Thiên Đàng; chẳng vậy chúng ta có mấy cửa để luồn qua.Thiết nghĩ Chúa chỉ cho chúng ta nhiều đường để đi. Với trí khôn loài người, chúng ta còn thấy không biết bao nhiêu là đường để vào một làng, thì đối với Thiên Chúa, chắc Ngài cũng chỉ cho chúng ta nhiều đường đi. Con đường để vào nước Ngài đã được vạch sẵn, chúng ta chỉ việc đặt chân xuống bước đi. Đường có sẵn, người đi cũng có sẵn, chỉ có quyết định đi hay không là do sự lựa chọn của ta. Đường nào Chúa đã dọn sẵn cho ta đi? Ta phải tìm kiếm con đường đi hợp với khả năng của mình, chứ không phải nhắm mắt đi càn. Xin ghi nhớ một điều là nếu Chúa dọn đường cho ta đi thì ma quỷ cũng bắt chước Chúa, ma quỷ cũng sẽ dọn cho chúng ta rất nhiều đường để đi. Nếu chúng ta không đắn đo, chúng ta có thể lọt vào cạm bẫy của chúng một cách dễ dàng.  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư