Lưu trữ

Archive for 23.10.2011

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam

LTCG (23.10.2011)

Phạm Trần

* Phần 1:

==============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Lạm dụng lịch sử

LTCG (23.10.2011)

Đôi lời: Những nước có ý định nghe theo lời khuyên của Trung Quốc, thực hiện nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” do Bắc Kinh đưa ra, cần đọc bài này, bởi mục đích cuối cùng mà Trung Quốc muốn đạt được là, sau khi khai thác xong thì chủ quyền ở những vùng biển đó thuộc về họ. Câu kết luận cuối bài rất hay: “Dường như Bắc Kinh muốn tạo ra một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn có được mọi thứ. Nhưng luật là luật. Luật pháp quốc tế còn có ý nghĩa gì nữa nếu nó không còn mang tính quốc tế, và nếu nó không còn là luật“?

—————–

The Diplomat

Lạm dụng lịch sử

Frank Ching

Học giả Frank Ching cho rằng những yêu sách lẫn lộn giữa yếu tố lịch sử và pháp lý của Trung Quốc trên Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) là không nhất quán. Bắc Kinh không thể có được mọi thứ.

Có lần, ông Lucian Pye, một học giả người Mỹ nói một câu nổi tiếng, rằng Trung Hoa không phải là một quốc gia mà là “một nền văn minh giả vờ là quốc gia”. Điều đó có thể đúng vào lúc nào đó, nhưng ngày nay Trung Hoa đã biến thành một nhà nước hiện đại, đóng vai trò chủ động trên các diễn đàn quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Hoa cũng đang cố gắng lợi dụng nền lịch sử lâu đời của mình khi nhấn mạnh trường hợp của họ các tranh chấp quốc tế. Không vụ việc nào minh họa chuyện này rõ hơn là vụ tranh lãnh hải trên Biển Đông hiện nay, khi Trung Hoa phải đối đầu với vài nước láng giềng. Cũng bị lôi kéo vào các xung đột khác nhau còn có Mỹ, Ấn Độ và ngày càng có thêm sự góp mặt của Nhật Bản. Đó là một sự pha trộn rất mạnh.

Năm 1996, Bắc Kinh phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và công khai áp dụng điều khoản của công ước nói rằng “Trung Quốc hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa” – một khái niệm cho đến nay vẫn không rõ ràng. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ KHÔNG PHẢI CỦA LÍ THƯỜNG KIỆT và vấn đề nói dối…

LTCG (23.10.2011) 

“Nghĩ cũng tiếc, bởi bài thơ mấy chục năm nay, đã được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc do Lí Thường Kiệt soạn thảo. Và tên ông, Lí Thường Kiệt, sánh ngang với Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ không phải của Lí Thường Kiệt thì ứng xử ra sao…”


Quả thật chúng ta đã nói dối quá nhiều, viết dối quá nhiều. Bản thân tôi cũng đã từng nói dối, đã từng viết dối. Cứ nhớ đến là lại xấu hổ. Đã đến lúc phải nói thật, viết thật. Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, là khẩu hiệu của đại hội VI đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là phương châm hành động của những người Cộng sản chân chính Việt Nam.

Chính tôi đã trực tiếp nghe từ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu khuyến khích các nhà văn nói thật, viết thật, và yêu cầu các nhà văn lấy đó làm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của mình.

Có một thời kì khá dài, chúng ta nghĩ rằng: cái gì có lợi cho cách mạng, dù cái đó không diễn ra, vẫn là sự thật. Còn cái gì không có lợi cho cách mạng, dù cái đó có diễn ra ngay trước mắt, cũng không phải là sự thật. Quan niệm này, theo tôi, xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông: “Cái gì có lợi cho cách mạng thì cái đó là chân lí”, mà Nguyễn Đình Thi thuật lại, trong ghi chép của Hà Minh Đức. Cũng theo Nguyễn Đình Thi, trong bài nói chuyện về văn nghệ ở Diên An năm 1942, “Mao Trạch Đông phủ nhận tính người, đề cao tính giai cấp và thực dụng của văn học”. (Nguyễn Đình Thi – Chim phượng bay từ núi, của Hà Minh Đức, nhà xuất bản Văn học, 2010). Xem chi tiết…

Bác sĩ của ta không kém bất cứ ai ?

 

LTCG (23.10.2011)

Một đồng nghiệp nổi tiếng, thuộc nhóm đàn anh của tôi, mới đây tuyên bố trên báo chí rằng trình độ bác sĩ VN chẳng thua các đồng nghiệp nước ngoài. Đọc những phát biểu của anh tôi phải thốt lên câu nói quen thuộc. Đó là “ấu trĩ”.

Trẻ con là những đứa hay thích khoe khoang. Nếu nghe qua những tranh cãi trong sân trường chúng ta dễ dàng nhận ra một điểm chính. Đó là so sánh hơn thua. Chúng không bao giờ chịu thua ai và lúc nào cũng tự nâng mình cao lên. Chúng tìm mọi cơ sở so sánh để làm cho mình cao hơn bạn bè. Đứa thì dựa vào cái xe đạp mới mua để lên mặt. Đứa dựa vào sự thành đạt của cha mẹ để hạ thấp bạn bè. Chúng ta gọi những so sánh đó là ấu trĩ, là chuyện trẻ con.

Dĩ nhiên, không ai đánh giá cao những so sánh của trẻ con. Những so sánh đó không có ý nghĩa nhiều vì tác giả của chúng là trẻ con. Trẻ con là những đứa “trẻ người non dạ” hay “ăn chưa no, lo chưa tới” nên có những so sánh thiếu suy nghĩ. Thiếu suy nghĩ xuất phát từ đầu óc còn non nớt của chúng, chưa đặt vấn đề trong cái khung rộng lớn hơn và chưa xem xét hết những tình huống chung quanh. Tuy nhiên, cái hay của những so sánh trẻ con cũng có ích bởi vì qua đó chúng ta biết tác giả chúng đích thực là trẻ con.

Chúng ta thử đọc một so sánh sau đây xem có phải là trẻ con hay không?

Trình độ điều trị của các bác sĩ trong nước không thua bất cứ quốc gia nào. Riêng về K, thậm chí bác sĩ Việt Nam tiếp xúc với nhiều loại ung thư hơn nên còn có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị, điển hình là điều trị ung thư vú

Ai là tác giả của câu nói ấn tượng đó? Xin thưa, đó là câu nói của một đồng nghiệp đàn anh, một người rất nổi tiếng đình đám trong y giới. Ông là giáo sư. Ông còn được phong hàm “thầy thuốc nhân dân”. Một loại phẩm hàm chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa. Là bác sĩ lăn lộn trong nghề gần 40 năm trời, nghe câu nói đó tôi cũng thấy vui lắm. Bây giờ tôi mới biết mình là một cá nhân trong tập thể bác sĩ xuất sắc ở Việt Nam, một tập thể bác sĩ “không thua bất cứ quốc gia nào”, thậm chí còn “có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị”. Ôi, những lời nói quá ư ấn tượng, nó có hiệu quả chẳng khác gì liều thuốc ngủ cho người đau đầu. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Giải Nhân Quyền VN 2011: Cù Huy Hà Vũ và Ðỗ Thị Minh Hạnh

LTCG (23.10.2011)

Khai mạc Ðại Hội kỳ 10 của MLNQVN 

WESTMINSTER (NV) – Ðại hội kỳ 10 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã chính thức khai mạc vào tối Thứ Sáu, 21, tháng 10, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Nam California.

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ thuyết trình trong ngày khai mạc đại hội kỳ 10 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Nam California. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban phối hợp mạng lưới nhân quyền, cho biết, “Trên thế giới bây giờ, tình hình đấu tranh nhân quyền đang có những biến động rất lớn, nhiều nhà độc tài sụp đổ. Thế nên trong nội dung đại hội kỳ thứ 10 này, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, dù trong vị thế rất khiêm nhường của mình, cũng phải điều chỉnh cách thức sinh hoạt cho phù hợp với tình thế. Chúng tôi tập trung vào vấn đề làm sao để cải tiến, làm sao cho mạng lưới nhân quyền hoạt động có hiệu năng hơn trong tình hình mới.”

Trong phần phát biểu về “Nhân Quyền tại Việt Nam Ngày Nay” tại đại hội, Thẩm Phán Phan Quang Tuệ cho biết, “Trong năm 2010, Freedom House đã sắp hạng và cho Việt Nam 7 điểm về các quyền chính trị của người dân. Số điểm thấp nhất cho các quốc gia ít tôn trọng nhất và xếp Việt Nam vào loại các quốc gia không có tự do.” Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Sóng vọng Biển Đông, Hoàng Sa mất tích

LTCG (23.10.2011)

Nhưng người ta không nói đến thực tế rằng ngay nay, thuyền anh ra khơi làm gì còn tự do để chan chứa bao tình, mà những con thuyền ngư dân ra khơi ngày nay chan chứa những giọt nước mắt pha lẫn những giọt máu. Những con thuyền ra khơi giờ đây luôn bị bắt nạt, làm ăn trên đất mình bị cấm đoán ức hiếp, bắt bớ. Những đoàn thuyền về không chỉ cá bạc đầy khoang, mà còn chở thêm xác chết của ngư dân ướp đá vì bị bọn Trung Quốc giết hại.

Sáng nay, nhận được giấy mời tối 22/10/2011 đến Nhà hát Lớn Hà Nội dự chương trình Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (HKHLS), đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất, công bố Quỹ phát triển Sử học Việt Nam, sau đó có chương trình nghệ thuật Sóng vọng Biển Đông.

Đúng 19h20 mình có mặt ở Nhà hát Lớn Thành phố, thấy đồng loạt các xe biển xanh xếp hàng, một người đứng bên cạnh cho biết hôm nay có cả các ông Trương Tấn Sang, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Khánh… cũng đến tham dự chương trình này.

Nhưng rồi đồng thời lại thấy hàng loạt công an và những chiếc xe của cảnh sát gắn băng rôn cấm tụ tập đông người thường xuất hiện các sáng chủ nhật ở Bờ Hồ khi có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Nhìn cảnh này mình thấy khó hiểu, chẳng lẽ công an Hoàn Kiếm cũng sợ những ông đó tụ tập biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nên bố trí công an và xe cộ như sáng chủ nhật chăng? Nghĩ lại cũng có thể như thế thật, biết đâu các vị lãnh đạo ấy cũng yêu nước thật và những buổi sáng chủ nhật đó không tiện tụ tập biểu tình thì hôm nay biểu hiện lòng yêu nước, có sao.

Mấy phút sau, thấy mấy “biểu tình viên” có mặt, thì ra họ cũng quan tâm đến vụ này vì hôm nay có chương trình “Sọng vọng Biển Đông” nên đến đây xem Biển Đông vọng được những gì.

Vài thắc mắc khó giải đáp

Trong nhà hát lớn, các ghế ngồi ở tầng 2 và 3 vắng vẻ, không rõ Ban Tổ chức không phát hết giấy mời hay sự quan tâm đến lịch sử chỉ có vậy mà thôi. Điều này nếu đúng, thì phản ánh khá rõ sự quan tâm của xã hội ta đến lịch sử đang ở tầm mức nào.

  Xem chi tiết…

Phó TGĐ Đài PT-THHN ủng hộ việc biểu thị tình cảm của công dân yêu nước?

LTCG (23.10.2011)

Nếu ông Kiều Thanh Hùng nói đúng lương tâm mình, rõ ràng là tại Đài THHN đang có sự bất đồng sâu sắc về nhận thức. Một Trần Gia Thái Tổng GĐ với những hành động vu cáo, kết tội người yêu nước ngược hẳn với những lời nói của Phó TGĐ: “ủng hộ phong trào yêu nước và việc biểu thị những tình cảm của công dân yêu nước, yêu Tổ quốc mình”.

Nếu ông Kiều Thanh Hùng nói không thật lòng mình, thì đây cũng là một thứ NGỤY – nghĩ một đằng, nói một nẻo – thường thấy xưa nay ở các quan chức. Chỉ có một điều được xác nhận là việc những người biểu tình đã biểu tình trước Đài PT-THHN là việc làm chính đáng.

Với Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội (PT-THHN) mình chưa đến đó bao giờ nhưng cũng quan tâm khá nhiều, nhất là từ vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà và Đồng Chiêm. Qua những vụ đó, mình thấy được bản chất của các nhà đài, nhà báo ở HN. Hàng loạt những thông tin bịa đặt, bóp méo, vu cáo… mà đài này đưa lên đã bị người dân lật mặt, có thể chứng minh không mấy khó khăn.

Còn nhớ vụ Thái Hà, các em phóng viên, báo đài làm nhiều trò cười ra nước mắt, chẳng hạn như dàn dựng các giáo dân giả bằng cái bang để phỏng vấn, các nhân chứng đã chết cách… 6 năm, các tên người bịa ra nhưng chưa sinh… đủ cả. Thế rồi nghĩ đến cái lương tâm của họ, cái ngòi bút của họ mà bực mình và suy nghĩ: Biết đến bao giờ họ nói đúng được sự thật như vốn có để xã hội phát triển hơn.

Thế rồi hồi đó chả là có một em, nhìn cũng xinh xắn, cũng chưa nhiều tuổi nhưng rất hăng máu trong việc dựng chuyện vu cáo ở Thái Hà. Nhìn em đó tác nghiệp bằng những cách dối trá quá thể, mình viết một “Thư gửi một nữ phóng viên truyền hình“.

Với lá thư này, mình mất mấy buổi làm việc với Công an Điều tra TPHN với câu hỏi: Tại sao cơ quan ngôn luận của Đảng bộ mà anh lại bảo là bộ máy tuyên truyền của nhà nước hiện nay, mà chị là một bộ phận hăng hái trong đóNó như một cây cung, nhưng chị là đầu mũi của cái tên bắn đi và đó là phần ngập sâu nhất vào trái tim người vô tội”? Mình bảo: Tôi chứng kiến như vậy và viết đúng như vậy ở ngay tại Thái Hà.

Và mình nghĩ chắc chẳng bao giờ có chuyện dính dáng tới cái Đài PT-THHN nữa.

Từ Tòa án Nhân dân quận Đống Đa

Thế nhưng sáng nay, đang ngủ thì nhận được điện thoại: Anh có ra Tòa án Quận Đống Đa không? Hôm nay họ trả lời đơn của những người biểu tình yêu nước kiện Đài PT-THHN đấy.

Ồ, hai nơi này mình vốn không xa lạ nên dậy lấy xe máy đi sang.

Khi mình đến, mọi người đã ngồi ở quán nước vỉa hè bên đường Gò Đống Đa, một vài người đã vào Tòa án. Một lúc sau họ ra đưa cái tờ công văn trả lời rằng là những người biểu tình yêu nước kia bị vu cáo là phản động không có quyền khiếu kiện Đài PT-THHN. Kể cũng hay, cứ kiểu lý luận và luật pháp này thì chẳng thằng nào có quyền khiếu kiện cả may ra chỉ có Tòa được quyền đó. Theo lý luận của nhà Tòa, thì vì đưa hình ảnh những người yêu nước lên, lại nói là bọn phản động, nhưng không nói cụ thể là ai, thì những người đó không có quyền khiếu kiện. Xem chi tiết…

Nỗi buồn Facebook – Thư gởi một linh mục quen trên Facebook

LTCG (23.10.2011)

Nỗi buồn Facebook

 Sài Gòn – Trang mạng xã hội Facebook thu hút nhiều người dùng (theo Facebook statistics thì có 800 triệu người trên khắp thế giới), vì những tiện ích của nó. Và ai dùng Facebook cũng cảm thấy hài lòng vì tính giao tiếp và tương tác rõ ràng.

            Tuy nhiên, nhiều khi vào Facebook, ta thấy nặng lòng vì những lý do không đâu. Trước hết là tường lửa. Có lẽ vì thông tin trên Facebook đa dạng, đa chiều, lại đi nhanh và lan rộng, nên nó cần phải bị hạn chế trong một xã hội vốn không cần và không muốn để thông tin bay nhảy tự do như thế.

            Điều thứ hai khiến người dùng Facebook ưu tư là thấy những người quen biết với mình chỉ đưa lên đó những chuyện nhảm nhí, nhiều khi dung tục và báng bổ.

Chúng ta thỉnh thoảng bắt gặp những câu vô tình hay cố ý coi thường những thực tại linh thánh dưới hình thức này hay hình thức khác mà chủ nhân của nó có khi là người có Đạo.

            Nhưng điều đáng canh chừng và cẩn trọng là có những cá nhân lập ra các trang riêng và dùng tên gọi chung dễ gây hiểu lầm. Chỉ là một cá nhân cùng với vài admin bạn bè mà đặt tên Giới Trẻ Công Giáo chẳng hạn, làm nhiều người tưởng trang đó của tổ chức trong Hội Thánh.

            Điều ấy có lẽ cũng chưa cần phải lên tiếng nếu các cá nhân lập trang không hành xử có tính cá nhân, luôn bảo vệ quan điểm riêng của mình mà quên tiếng nói chung.

            Có trang Facebook mệnh danh là Công giáo nhưng khi các bạn post bài trích từ một website Công giáo, trích lời Đức Tổng Giuse hay xin cầu nguyện cho các bạn trẻ đang gặp nạn thì lập tức bị xoá ngay. Không những vậy, người phụ trách trang Facebook ấy còn bảo những điều ấy là gây hấn, là làm chính trị, là thiếu yêu thương. Nhận định này vừa thiếu bác ái vừa đi ngược lại tinh thần Giáo huấn Xã Hội Công Giáo. Xem chi tiết…

Thông cáo báo chí của Vatican sau cái chết của ông Gaddafi

LTCG (23.10.2011) – VATICAN – Tòa Thánh cầu mong tân chính phủ Lybia sớm có thể khởi sự công trình bình định và tái thiết, với tinh thần không loại trừ ai, dựa trên công lý và công pháp.

Trong thông cáo công bố chiều ngày 20-10-2011, Phòng Báo Chí Tòa Thánh khẳng định rằng ”tin về cái chết của đại tá Muhamma Gheddafi kết thúc một giai đoạn quá dài và thê thảm của cuộc chiến đẫm máu để hạ bệ một chế độ nghiêm khắc và đàn áp. Biến cố bi thảm này, một lần nữa buộc phải suy tư về cái giá đau khổ vô biên của con người đi kèm sự củng cố và sụp đổ của mỗi chế độ không dựa trên sự tôn trọng và phẩm giá con người, nhưng trên sự khẳng định quyền bính trổi vượt.
”Giờ đây chúng ta phải mong ước rằng, tân chính phủ tránh cho nhân dân Lybia khỏi phải chịu bạo lực thêm vì óc cạnh tranh hoặc báo thù, trái lại có thể khởi sự càng sớm càng tốt công trình bình định và tái thiết cần thiết, với một tinh thần bao gồm mọi người, dựa trên công lý và công pháp; và cầu mong cộng đồng quốc tế dấn thân trong việc quảng đại giúp đỡ tái thiết đất nước Lybia. Xem chi tiết…

[Video] Tông Thư “Porta Fidei” (Cánh Cửa Đức Tin)

LTCG (23.10.2011)

Kính thưa quý vị và các bạn,

Sau Công Đồng Chung Vatican II, giữa những xáo trộn xâu sắc diễn ra trên thế giới lúc bấy giờ, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã công bố năm 1967 là ‘Năm Đức Tin’.

Nửa thế kỷ sau, đứng trước thực trạng các xã hội ngày nay khép kín dần với đức tin, thu hẹp tôn giáo trong chiều kích cá nhân, và đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa đang diễn ra nơi nhiều tín hữu, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 vừa công bố một ‘Năm Đức Tin’ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 nhân kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vatican II, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua ngày 24 tháng 11 năm 2013.

Sáng thứ Hai 17 tháng 10, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã cho công bố tông thư dưới dạng tự sắc việc cử hành Năm Đức Tin đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng chung Vatican 2.

Tông thư có tên gọi là “Porta Fidei” (Cánh Cửa Đức Tin), gồm có 15 đoạn và mang chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 11-10 vừa qua, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và đường hướng cử hành Năm Đức Tin.

Tông thư nhấn mạnh rằng “đức tin không phải là một vấn đề cá nhân,” và đức tin “có một trách nhiệm xã hội” rõ rệt.

Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu Công Giáo dấn thân tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng để “tái khám phá niềm vui đức tin và lòng nhiệt thành thông truyền đức tin”. Xem chi tiết…

Đức Maria, mẫu gương truyền giáo

LTCG (23.10.2011) – Sài Gòn – Đôi khi tôi tự hỏi, tại sao Chúa Nhật Truyền Giáo lại được nhắc trong tháng Mân Côi, tháng dâng kính Đức Mẹ, cùng với Đức Mẹ chiêm ngắm tình thương của Thiên Chúa, bằng những tràng chuỗi đơn sơ và thành kính nhất qua lối cầu nguyện theo Tin Mừng. Những dòng suy niệm này trả lời cho tôi câu hỏi đó.

Những trang Tin Mừng về Đức Maria thật là phấn khởi cho trần thế chúng ta. Có một người phụ nữ, mang trọn vẹn sứ điệp Tin Mừng của Thiên Chúa vào trong lòng nhân thế. Nhân loại vui mừng bởi sự đón nhận này của Mẹ Maria, “để từ nay mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những kỳ công lớn lao nơi Mẹ và còn làm những điều lớn lao ấy cho nhiều tâm hồn nhân thế chúng ta.

Sự chuẩn bị một tâm hồn vô tì tích là sự chuẩn bị của Thánh Thần, Chúa Thánh Thần thực hiện nơi Đức maria những điều lớn lao, bởi Mẹ là người đã để Chúa Thánh Thần hoạt động và làm phát sinh hoa trái của Người. “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ ngự xuống trên Bà” (Lc 1, 35), hoa trái của Chúa Thánh Thần là hoan lạc và bình an. Mẹ đã mang hoan lạc và bình an của Thiên Chúa cắm rễ vào trong trái đất. Maria, công trình tuyệt diệu của Chúa Thánh Thần, nhân thế có một con người được Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho sự toàn vẹn để xứng đáng đón nhận Đức Giêsu, Con thiên Chúa vào trong lòng nhân thế, lịch sử đã đổi hướng đi về nguồn ơn cứu độ, về niềm vui của Thiên Chúa đã hứa từ ngàn xưa, và trở nên hiện thực trong sự cưu mang này. Đức Maria trở nên người diễm phúc là nhờ sự chuẩn bị của Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần có thể làm cho con người tội nhân của Eva cũ, xuất hiện một Eva mới vô tì tích, trong trắng đẹp lòng trước mặt Thiên Chúa. Maria, công trình của Chúa Thánh Thần thực hiện cho nhân loại. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Tìm hiểu

Amen!

 

LTCG (23.10.2011)

AMEN!

Một bài hát thuở năm 1950 của phong trào Thánh Linh bên Hoa Kỳ do những ca sĩ người da đen hay hát, chỉ có chữ Amen. Toàn bài hát chỉ có một chữ Amen, nhưng được phổ âm điệu rất sống động cùng gây cảm động suy nghĩ.

Khi làm dấu Thánh gía, đọc kinh Lạy Cha, kính mừng Maria, kinh Sáng Danh chúng ta cũng kết thúc lời cầu kinh bằng chữ Amen.

Trong Thánh lễ, câu Amen được mọi người tham dự cả nhà thờ nói hoặc hát to tiếng sau lời nguyện đầu lễ, lúc dâng của lễ và kết lễ.

Cả khi giảng trong thánh lễ, vị chủ tế cũng kết thúc bài giảng bằng câu Amen.

Và còn nhiều kinh đọc cầu nguyện nữa cũng kết thúc bằng lời Amen.

Vậy Amen có ý nghĩa gì ?

Trong đời sống hằng ngày ở ngoài xã hội, không thấy nói đến Amen, nhưng hầu như chỉ trong đời sống đức tin, trong phụng vụ tế tự.

Dẫu vậy khi nói chuyện giữa bạn bè với nhau, nhiều khi chữ Amen cũng được nói tới, nhưng trong một ý nghĩa tiêu cực: chấm hết rồi, không còn gì để nói nữa!

Trong Phụng vụ thì mang ý nghĩa khác.

Amen là chữ dùng trong Kinh Thánh có nguồn gốc ở ngôn ngữ Do Thái với ý nghĩa „ chắc chắn tin tưởng“. Chữ Amen trong phụng vụ lời kinh cầu nguyện bao hàm ẩn chứa ý nghĩa „ xin được như vậy – xin tin như thế“  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

LINH MỤC HÁT CA TỤNG THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU

LTCG (23.10.2011) 

Linh mục hát ca tụng Thiên Chúa và Tình Yêu

 Nghe bài: “Spiritus Dei”

Nghe toàn bộ Album ở phần cuối bài.

===============================

Chỉ vỏn vẹn 5 tuần lễ sau ngày phát hành, băng nhạc“Spiritus Dei – Thánh Thần THIÊN CHÚA” đã bán được 200.000 đĩa. Băng nhạc với tiếng hát của 3 linh mục. Hay nói đúng hơn: 1 cha sở, 1 linh mục và 1 chủng sinh. Cha sở Jean-Michel Bardet 46 tuổi, Linh mục Charles Troesch 27 tuổi và Chủng sinh gốc Việt Giuse Nguyễn Đình Nguyên 25 tuổi. Tất cả thuộc Giáo phận Gap và Embrun ở Hautes-Alpes, tỉnh Marseille, miền Nam nước Pháp.

Câu chuyện bắt đầu cách đây đúng một năm. Vào một ngày trong tháng 6-2009 có cuộc điện đàm giữa Đức cha Jean-Michel di Falco, Giám mục Giáo phận Gap, và Embrun và ca sĩ Didier Barbelivien. Sau trao đổi thông thường của hai người từng quen nhau từ bao năm qua, bỗng Đức cha di Falco cất tiếng than thở. Rằng thì là: ngài đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Thứ nhất, đào đâu cho ra tiền để nới rộng Đền thánh Đức Mẹ Laus. Bởi vì, kể từ ngày 4-5-2008 chính thức công nhận các cuộc hiện ra của Đức Mẹ với Benoite Rencurel (1647-1718) từ tháng 5-1664 đến tháng 12-1718 thì các tín hữu Công giáo tuốn về hành hương đông đảo hơn khiến Đền thánh Đức Mẹ Laus trở thành quá nhỏ bé. Thứ hai, ngài cũng ước ao gây quỹ để hỗ trợ công cuộc xây cất một trường học bên nước nghèo Madagascar. Ngài tâm sự:

– Phương cách tuyệt hảo nhất để giúp đỡ một đất nước nghèo khổ chính là nâng cao trình độ giáo dục và văn hoá cho giới trẻ của xứ sở ấy!

Buổi điện đàm giữa hai người đến đây chấm dứt nhưng chưa kết thúc. Bởi lẽ, vài ngày sau, ca sĩ Didier gọi điện thoại lại cho Đức cha Jean-Michel và nói:

– Con thao thức về nguồn lợi tài chính của Đức Cha. Vậy Đức Cha có các linh mục biết hát trong giáo phận của ngài không?

Đức Cha đáp ngay:

– Tôi có thể tìm ra! Nhưng để làm gì?

Ông Didier tiến thẳng tới:

– Ngài có thấy nhóm 3 linh mục Ái Nhĩ Lan thành công vượt mức với băng “The Priests” không? Trong năm 2009, các vị ấy đã bán được 1,5 triệu đĩa nhạc chỉ nguyên tại Âu Châu này thôi! Vậy nếu ngài thử làm y như thế trong giáo phận của ngài, xem sao!

Một giây im lặng trôi qua bên phía Đức cha Jean-Michel di Falco mà ca sĩ Didier Barbelivien tưởng tượng là ngài đang xoay vòng vòng trên ghế ngồi! Đúng ra là vị giám mục đang suy tính… Ngài rất thích các cuộc tranh tài. Nhưng còn hơn thế nữa, chính Đức Chúa GIÊSU chẳng từng ra lệnh cho ông Simon Phêrô và các bạn đồng thuyền rằng:

– Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá (Lc 5,4), đó sao? Đây là lệnh truyền mang lại mẻ cá lạ lùng!

Và Đức cha Jean-Michel di Falco nghĩ ngay đến Linh mục Jean-Michel Bardet 46 tuổi, Cha Sở Nhà thờ Chính toà Gap. Tiếp đến là Cha Charles Troesch 27 tuổi, vừa thụ phong linh mục và Chủng sinh gốc Việt Giuse Nguyễn Đình Nguyên 25 tuổi. Cả 3 vị đều là chuyên viên âm nhạc và có giọng hát rất hay. Chọn lựa xong, Đức Cha cùng với ca sĩ Didier hoạch định chương trình. Buổi thu âm đầu tiên diễn ra vào tháng 9-2009 tại một phòng thu ở Marseille với trọn nhóm băng nhạc của ca sĩ Didier Barbelivien. Sau đó tại Issy-les-Moulineaux ở vùng phụ cận thu đô Paris. Xem chi tiết…