Lưu trữ

Archive for 29.10.2011

Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f2/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n.gif

LTCG (29.10.2011)

Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn.

Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến.

Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người “bẻ ghi”, cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập “Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội”, là tiền thân của đảng CSVN.

1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại “Sô Viết Nghệ Tỉnh”, Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936).

Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ. Xem chi tiết…

Thư Gadhafi gởi Ba Dũng

 LTCG (29.10.2011)

… Cuối cùng tôi xin nhắn gởi lại một câu để ngài suy ngẫm, có thực hiện hay không thì tùy ngài: Quyền lực, đồng tiền, ma mãnh và độc ác cũng không bảo vệ được những thể chế chính trị độc tài, những con người độc tài mà chúng chỉ nuôi dưỡng cái ác để rồi chính cái ác sẽ tiêu diệt cái ác. Cũng như câu nói trong kinh Phật: “Ác giả, ác báo” (dịch nghĩa: kẻ ác mưu hại người hiền chẳng khác nào ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng chẳng đến trời mà trái lại rơi vào mặt mình…), trong kinh Thánh: “kẻ nào dùng gươm ắt sẽ chết vì gươm”.
  • Thưa ngài Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

Lá thư trước đây tôi gởi cho tất cả những lãnh đạo các quốc gia có cùng chung chí hướng với tôi, tôi thấy vậy cũng chưa đủ, hôm nay tôi lại phải viết riêng cho ngài, bởi tôi thấy ngài có những điểm gần giống như tôi.

Khi Ngài đọc thư này thì linh hồn Gadhafi tôi đang phải đối mặt với hàng vạn linh hồn bị chết oan bởi bàn tay sát nhân của tôi. Họ cứ nhào đến tôi như thể muốn xé xác tôi – ấy quên – xé cái hồn ma tôi cho hả dạ. Cũng may mà bên cạnh tôi vẫn còn số đông hồn ma cận vệ trung thành (họ cũng chết thảm như tôi) che chắn, bảo vệ tôi như hồi còn ở trần thế, chứ nếu không thì chắc chắn tôi sẽ bị họ lôi đi như con chó giống như lúc tôi mới bị đòm vậy. Những giờ phút cuối cùng của sự sống tôi đã phải chui rúc như con chuột cống đã đành, giờ đi vào cõi hư vô mà cũng vẫn không được yên, biết chui rúc đâu nữa bây giờ. Ở trần thế, câu cửa miệng của người đời thường nói mỗi khi chán sống là “thà chết còn sướng hơn”, ấy vậy mà nay tôi đã đi “đai” rồi mà thấy có sướng mẹ gì đâu. Càng nghĩ càng tủi hận cho thân phận Fi này đã một thời ngang dọc, coi trời bằng vung, coi dân ngang với lũ chuột… ngài Dũng ạ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Thư giãn

[Video] VOA: Tin Thế Giới 27&28.10.2011

 LTCG (29.10.2011) 

* Tin Thế Giới 27.10.2011

Ngoại trưởng Clinton nói với VOA đối lập Syria không yêu cầu nước ngoài trợ giúp quân sự. 
Trong khi đó ở bắc Syria hàng chục ngàn người ủng hộ Tổng thống Assad tham gia cuộc mít tinh được chính phủ hỗ trợ. 
Yemen: Hàng trăm phụ nữ đốt mạng che mặt truyền thống trong 1 biểu tượng bày tỏ sự phản đối.
Ấn Độ: Cảnh sát New Delhi bắt giữ những người Tây Tạng biểu tình đòi tự do cho Tây Tạng trước sứ quán Trung Quốc.
Ý: Giới lãnh đạo tôn giáo từ khắp thế giới tham gia cuộc họp với giáo hoàng Benedict 16 để cổ võ cho hòa bình và tự do tôn giáo.

=======================================

* Tin Thế Giới 28.10.2011

Thái Lan: Người dân phía bắc thủ đô Bangkok di tản vì nước lụt tiếp tục dâng cao.
Tunisia: Biểu tình ở thành phố Sidi Bouzid để phản đối kết quả bầu cử bất thường, mang thắng lợi cho đảng Hồi giáo Ennahda.
Phe Taliban tấn công các căn cứ có quân đội liên minh ở miền nam Afghanistan.
Iraq: Các quả bom bên đường giết ít nhất 18 người tại thủ đô Baghdad.
Biểu tình chống tăng thuế dẫn đến 1 cuộc càn quét của công an miền đông Trung Quốc. 
Cơ quan NASA của Mỹ phóng vệ tinh theo dõi khí hậu biến đổi.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

[Video] Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 27&28.10.2011

 LTCG (29.10.2011) 

* Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 27.10.2011

Việt Nam vừa ký thỏa thuận nhận 2 chiếc tàu tuần cỡ nhỏ có tên là Svetlyak do công ty Nga Almaz Shipbuilding sản xuất tại thành phố St. Peterburg.

Hiện tại, không biết bao giờ hai tàu tuần này được đưa về tới Việt Nam. Đây là những chiếc được phía Việt Nam đặt hàng từ năm 2009 và giá cả phỏng định khoảng 60 triệu đô la.
Việt Nam đã có 2 chiếc cùng loại đã mua của Nga từ năm 2002. Hai chiếc nữa cũng đang được đóng và dự trù chuyển giao vào năm 2012. Tàu tuần Svetlyak trọng tải 275 tấn, tốc độ 30 hải lý một giờ, có tầm hoạt động 2000 hải lý và tối đa 10 ngày.

Tàu được trang bị một đại bác, một hệ thống đại liên bắn nhanh và 16 ống phóng hỏa tiễn phòng không tầm thấp cùng 2 đại liên nhỏ.

==================================================

* Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 28.10.2011

Sáng sớm hôm nay, Thứ Sáu 28 tháng 10, NASA đã phóng thành công một vệ tinh quan sát Trái Đất mới, sẽ cung cấp được những dữ kiện chính xác cho Cơ quan Hải dương và Khí tượng Quốc gia.
Vệ tinh NPP phóng lên bằng một hỏa tiễn Delta II lúc 2 giờ 48 phút sáng từ căn cứ không quân Vandenberg, miền trung California, bên bờ Thái Bình Dương.
Vệ tinh nặng 2 tấn sẽ bay trên một quỹ đạo qua hai cực ở độ cao 512 dặm, mỗi vòng khoảng 2 giờ, và như thế do Địa Cầu xoay tròn, vệ tinh sẽ lần lượt đi ngang tất cả mọi nơi của trái đất.
Vệ tinh NPP có hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất cung cấp liên tục những dữ kiện về thời tiết bằng những thiết bị thế hệ mới, giúp cho việc dự báo thời tiết được đầy đủ và chính xác hơn. Thứ hai, quan sát môi trường trái đất, từ mặt đất, mặt biển đến tầng ozone và do đó có thể hiểu rõ được những sự thay đổi của khí hậu địa cầu.

 (click vào đây để xem tiếp)  Xem chi tiết…
Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 28.10.2011

LTCG (29.10.2011)

* Bản tin video sáng ngày 28.10.2011

Châu Á thoả thuận đối xử nhân đạo với ngư dân phạm luật

==========================================

* Bản tin video tối ngày 28.10.2011

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Thời nào dân Việt sướng nhất [2]?

 

Saigon 1961 – Tu Do Street

LTCG (29.10.2011)

(Tiếp theo phần I)

Năm 2009, cũng vào thời điểm này, tôi đã được hân hạnh cùng Quí Vị so sánh lương ngày của hai nhóm người lao động, không học nghề và có nghề chuyên môn, từ năm 1956 đến năm 1974 và năm 2006 với bài „Thời Nào Dân Việt Sướng Nhất?“. Do đa số người dân Việt là người lao động nên qua sự so sánh này chúng ta nhận thức được đời sống của đa số người dân Việt Nam trong 3 thời đại, Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà với năm 2006 đại diện cho những năm hưng thịnh nhất của XHCN Việt Nam. Kết quả chúng ta đã được như sau:

Bảng 1: lương ngày của thợ tại VN

Năm 1956, 2 năm sau khi đất nước chia đôi, người thợ không nghề mỗi ngày nhận được đồng lương tương đương với 11 kg gạo và người thợ có học nghề chuyên môn nhận được mức lương  bằng 19,3 kg gạo. Chỉ 4 năm sau lương người lao động không có nghề vượt lên tới 18,1 kg gạo và người thợ chuyên môn nhận được mức lương tương đương với 25,6 kg gạo mỗi ngày. Theo dữ kiện trên đây, đại đa số người dân tại miền Nam Việt Nam có đời sống sung túc nhất vào năm 1960 và khổ nhất vào năm 2006, vì người thợ không có nghề chỉ mua được mỗi ngày  5,1 kg gạo với đồng lương của họ trong năm 2006, chỉ bằng 28% đồng lương của đồng nghiệp trước đó 46 năm và tương đương 72% với mức lương tăng của đồng nghiệp họ trong 4 năm 1956-1960. Xem chi tiết…

DCCT Hà Nội gửi UBND TP. Hà Nội dự án tái thiết Tu viện đang bị mượn làm bệnh viện Đống Đa

LTCG (29.10.2011) – Hà Nội – Kể từ khi nhà cầm quyền Hà Nội dò la phản ứng của Tu viện DCCT Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà bằng cái “dự án trạm xử lý nước thải” trong phần đất của Tu viện DCCT Hà Nội mà họ mượn làm bệnh viện Đống Đa từ 40 năm qua, làn sóng bức xúc của các linh mục, tu sĩ DCCT Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà càng ngày càng tăng cao. Nếu nhận được sự phản ứng yếu ớt từ cộng đồng tôn giáo mạnh mẽ này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tiến hành “dự án” đã giải ngân hàng trăm tỉ đồng với quy mô lớn hơn “trạm xử lý nước thải” nhằm chiếm vĩnh viễn và xóa sạch dấu vết của Tu viện hàng trăm năm tuổi của Hội thánh Công giáo.

Thế nhưng nhà cầm quyền đã lầm. Ngay từ khi nhận được giấy mời của UBND phường Quang Trung để ra nghe thông báo cái “dự án ngang ngược” kia, ngày 7/10/2011 hàng trăm giáo dân đã kéo ra trụ sở UBND để phản đối nhà cầm quyền. Bên cạnh đó, cùng ngày  7/10 linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, Chính xứ Thái Hà kiêm Phó Bề trên Tu viện đã gửi kiến nghị đến nhà cầm quyền Hà Nội yêu cầu ngưng triển khai dự án trên phần đất của Tu viện và trả lại để Tu viện sử dụng vào mục đích tôn giáo. Vì cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ và không thể sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác mà không xúc phạm đến tôn giáo.

Tiếp đó, ngày 11/10/2011 Giám đốc bệnh viện Đống Đa và cán bộ Sở Y tế Hà Nội xin gặp cha xứ và giáo dân Thái Hà, để tiếp tục thông báo dự án trạm xử lý nước thải, liền gặp phải sự phản kháng quyết liệt của cộng đồng Công giáo, đến nỗi cuối cùng nhóm người này buộc phải ký vào “biên bản” xác nhận đã không dám ký vào biên bản làm việc của hai bên.

Trong thư gửi cho các linh mục tu sĩ DCCT tại Việt Nam ngày 15/10/2011, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Bề trên Giám tỉnh của Dòng đã nói rõ lập trường của người lãnh đạo cấp cao này cùng với tất cả các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà là yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội “Dừng ngay dự án xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại tu viện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội”. Hàng chục linh mục triều thuộc TGP Hà Nội đã đến bày tỏ sự hiệp thông và sát cánh với Tu viện DCCT Hà Nội. Xem chi tiết…

Thanh tra Sở văn hóa cũng không hiểu Luật, Đài THHN lại theo voi hít bã mía

LTCG (29.10.2011)

Mượn thì phải trả, đó là nguyên tắc của cuộc sống xã hội con người bình thường. Dùng bạo lực để mượn rồi không trả thì đó chỉ là hành động không thể dùng từ nào khác hơn là “CƯỚP”. Mà xã hội Việt Nam chưa luật pháp nào dung túng cho hành động cướp bao giờ.

Những ngày gần đây, khi Sở Y Tế Hà Nội và Bệnh viện Đống Đa ngang ngược đến nhà thờ Thái Hà để “Thông báo” về việc xây dựng hệ thống nước thải” nhằm mở đầu cho gói thầu 75 tỷ đồng biến cải Tu Viện Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội vốn được “mượn” từ mấy chục năm nay không trả, giáo dân Thái Hà hết sức bất bình.

Tu viện Dòng Chúa Cứu thế được xây dựng từ trước khi có nhà nước VNDCCH đến 15 năm, ngay khi thành lập nước, Hiến pháp và pháp luật đã minh nhiên công nhận cơ sở thờ tự của tín ngưỡng được luật pháp bảo hộ. Vậy nhưng sau đó thì cơ sở thờ tự này rơi vào tay nhà nước và từ đó đến nay, đòi không trả, lại còn định biến tướng để chơi trò tháu cáy. Vì vậy, không một giáo dân nào chấp nhận và tin tưởng nổi nơi cái “Nhà nước Pháp quyền” trong những vụ việc tương tự.

Ngoài hàng loạt đơn thư gửi đi biệt vô âm tín, nhà cầm quyền coi những tiếng kêu của tập thể giáo dân, linh mục và tu sĩ nơi đây như tiếng cóc nhái ngoài đồng, giáo dân còn trực tiếp đến UBNDTP Hà Nội, Quận, Phường… lần này đến lần khác nhưng tất cả đều vô nghĩa với nhà cầm quyền khi đã nắm chắc được tài sản tôn giáo trong tay. Hiện nay, một dự án đầu tư đã được duyệt 75 tỷ đồng nhằm cải biến cơ sở Tu viện này thành một hình thức khác. Xem chi tiết…

Chúa nhật, 30.10.2011: Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn

 

 LTCG (29.10.2011) – Sài Gòn – Những chọn lựa sai lầm dẫn đất nước và con người đến tình trạng vô tâm, thờ ơ và độc ác đang là hiện trạng diễn ra trên quê hương Việt Nam. Đây sẽ là ý hướng chính của thánh lễ thắp nến cầu nguyện tháng 10.2011 sắp tới được tổ chức lúc 20:00 PM, ngày Chúa nhật, 30.10.2011, tại DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

Thánh lễ do cha Yuse Nguyễn Thể Hiện chủ tế, cha Stêphanô Chân Tín giảng thuyết cùng với các cha đồng tế.

Kính mời anh chị em gần xa đến tham dự và cầu nguyện cho quê hương đất nước Việt Nam.

PV.VRNs

[Video] Phóng sự đặc biệt về ngày cầu nguyện, suy tư và đối thoại tại Assisi giữa ĐTC và đại diện các tôn giáo thế giới

 LTCG (29.10.2011) 

Hôm thứ Năm 27 tháng 10, Đức Thánh Cha đã đến Assisi để cử hành 25 năm ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Đây là biến cố lịch sử đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 khởi xướng và đã được sự đáp ứng nồng nhiệt của đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.

Sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha đã đáp chuyến tàu từ Rôma đến Assisi nơi sẽ diễn ra buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình và công lý. Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha trên chuyến tàu kéo dài 1 giờ 45 phút là đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.

Trong số các vị đại diện các tôn giáo, người ta nhận thấy có Đức Thượng Phụ Batholomew Đệ Nhất là thượng phụ Chính Thống Giáo thành Constantinople. Ngài là vị lãnh đạo chính trong thế giới Chính Thống Giáo. Bên cạnh đó, còn có Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams, Giám Mục thành Canterbury là thủ lĩnh Anh Giáo, Hoàng Tử nước Jordan và vị Rabbi trưởng của Do Thái Giáo tại Rôma.

Khi chuyến tàu đến Assisi, Đức Thánh Cha và đại diện các tôn giáo đã di chuyển bằng một xe bus nhỏ từ trung tâm thành phố đến Đền Thánh Đức Maria của các Thiên Thần, nơi Đức Thánh Cha đã thân mật bắt tay từng vị lãnh đạo các tôn giáo.

Sau đó, các vị tiến vào bên trong đền thờ, trong khi ca đoàn dòng Phanxicô đã hát một bài thánh ca.

Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình, một trong những nhà tổ chức buổi cầu nguyện này đã cho chiếu video về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đại diện các tôn giáo vào năm 1986.

Trong phát biểu của mình Đức Thượng Phụ Bartholomew I nói: “Cuộc đối thoại của chúng ta là cuộc đối thoại hòa giải. Tất cả chúng ta đều nhớ đến câu này trong những Mối Phúc Thật:

‘Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.’

Nhà lãnh đạo Anh Giáo, Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams đã chú trọng đến nhu cầu phải có quan hệ mạnh mẽ với Thiên Chúa.

“Chúng ta hiện diện nơi đây để công bố ý chí của chúng ta, quyết tâm nhiệt thành của chúng ta để thuyết phục thế giới rằng nhân loại không nhất thiết phải xa lạ với nhau, nhìn nhận điều này là cần thiết vì tương quan phổ quát của chúng ta với Thiên Chúa” Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

Ngày Assisi năm 2011: Thắp 300 ngọn đèn cho hòa bình và tự do

 LTCG (29.10.2011)

Ngày Assisi năm 2011: Thắp 300 ngọn đèn cho hòa bình và tự do

Assisi – ‘Ngày suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho Hòa bình và Công lý trên thế giới’ đã kết thúc trong cách đơn giản nhất và thi vị nhất, với sự trao đổi bình an giữa các người tham dự. Trước sự trao đổi này là việc thắp sáng các ngọn đèn nhỏ, mà một nhóm thanh niên thinh lặng trao cho 300 đại diện, những người đã đến Átxidi (Assisi, Ý) theo lời mời của ĐTC Biển Đức XVI.

Ngày 27-10 kết thúc trong một quảng trường gần Vương cung thánh đường thánh Phanxicô, nơi mà năm 1986 ngày cầu nguyện hoà bình đã được tổ chức lần đầu tiên. Không giống như các lần trước, lần này không có việc cầu nguyện công khai, hoặc theo nhóm, riêng biệt hoặc theo thứ tự, nhưng có vài phút im lặng trước khi các ngọn đèn được thắp lên, đi kèm với âm thanh của đàn hạc. Mỗi người tham gia, như có người nói, đã có thể “kêu xin hồng ân hòa bình hoặc bày tỏ hy vọng cho hoà bình, trong lương tâm sâu thẳm của mình”. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 28-10-2011

[Video]Thế giới nhìn từ Vatican 21/10 – 28/10/2011

 LTCG (29.10.2011)  

1. Hôm thứ Hai 24 tháng 10, Tòa Thánh đã lên tiếng kêu gọi thành lập một “thẩm quyền toàn cầu” và một “ngân hàng trung ương toàn cầu” để quản trị các cơ cấu tài chính trên quy mô toàn thế giới theo một luật lệ chung.

Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình vừa đưa ra một tài liệu có tựa đề “Hướng đến việc cải tổ các hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh một thẩm quyền toàn cầu”.

Tài liệu nêu rõ “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới mà chúng ta đang trải qua mời gọi mỗi cá nhân và các dân tộc hãy xét lại những nguyên tắc và các giá trị văn hóa cũng như luân lý trên cơ sở cùng tồn tại trong xã hội”. Tài liệu tố cáo tình trạng ích kỷ, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua trong quan hệ tài chính giữa các nước giầu và các nước nghèo.

2. Hôm thứ Ba 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp các thành viên trong hiệp hội Gioan Phaolô II đang kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.

Hiệp hội này đã được đức cố Giáo Hoàng thành lập trong thời chiến tranh lạnh với nhiệm vụ là làm gia tăng những quan hệ giữa Ba Lan và Tòa Thánh. Hiện diện trong cuộc tiếp kiến là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz Tổng Giám Mục thành Krakow. Đức Thánh Cha nói:

“Vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phước Gioan Phaolô II đã thiết lập tại Vatican này một hiệp hội mang tên ngài, với mục tiêu là cổ vũ qua sự nâng đỡ tinh thần, vật chất và những điều khác/ những sáng kiến về tôn giáo, văn hóa, mục vụ và bác ái nhằm đào sâu và củng cố các quan hệ truyền thống giữa Ba Lan và Tòa Thánh”.

Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi những hoạt động của hiệp hội trong các lãnh vực xuất bản, triển lãm và hội nghị nhằm phổ biến các giáo huấn của vị tiền nhiệm.

Hiệp hội hiện có một viện bảo tàng và một nhà trọ cho khách hành hương Ba Lan. Xem chi tiết…

Hãy bước xuống! Đừng để bị hạ xuống!

 LTCG (29.10.2011)  – Suy niệm Lời Chúa CN 31 TN A

Ngay trong thời Cựu Ước, chức Tư Tế được ban cho một số người không phải vì tài năng hay công phúc của họ nhưng là ân huệ đặc biệt do lòng thương cách lạ lùng của Thiên Chúa, để họ phụng sự Thiên Chúa, để họ mời gọi mọi người phụng sự Thiên Chúa, làm vinh danh Thiên Chúa. Vì thế, khi một Tư Tế lạm dụng ân huệ này để thiên hạ phục vụ mình, làm vinh danh cho mình, thì đó là dấu chỉ của một sự phản nghịch. Đáng tiếc thay, thời ấy, đã có nhiều Tư Tế phản nghịch, đi sai đường lối của Thiên Chúa, nên đã bị Ngôn Sứ Malakhi cảnh cáo và chúc dữ. “Các ngươi đã đi sai đường lối, làm cho nhiều người vấp phạm lề luật” ( x. Ml 1, 14b – 2, 2b. 8 – 10 ).

Chúa Giêsu, Tư Tế mới của Tân Ước, đã không đồng tình với cách sống của những Tư Tế Do Thái đương thời, vì:

– Họ “ngồi trên tòa Môsê” để giảng dạy, nhưng họ đã dạy điều họ không sống, không giữ. Họ nói mà không làm.

– Họ làm “hộp kinh” lớn hơn, “tua áo” dài hơn, không còn là để nhắc nhở họ chu toàn lề luật nhưng lại là vật trang trí khoe khoang rằng ta là người thông luật.

– Họ phải được trọng vọng, được chỗ ăn trên ngồi trước cho xứng với danh xưng là “thầy”, là “cha” hay là “người chỉ đạo”.

– Họ phải được mọi người kính nể và hầu hạ phục vụ chu đáo.

Thế thì, họ cũng không khác gì những Tư Tế thời Cựu Ước: làm Tư Tế để vinh danh mình, không phải làm Tư Tế để vinh danh Chúa.

Vì thế, Chúa dạy: “Trong các ngươi, ai quyền thế hơn phải là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” ( x. Mt 23, 1 – 12 ).

Lời Chúa Giêsu đã thấm nhuần trong Giáo Hội Công Giáo, và hai ngàn năm qua, chúng ta vui mừng có được vô số những Tư Tế thừa tác đã chia sẻ Thánh Chức Tư Tế của Chúa Giêsu, đã làm vinh danh Thiên Chúa nhờ đức khiêm tốn đáng kính của người được kêu gọi để “phục vụ chứ không phải để được phục vụ”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

Chọn lựa tình yêu, giàu sang hay thành công

 

 LTCG (29.10.2011)

Vào một buổi chiều mùa đông giá lạnh, từ trong căn nhà, người vợ trông thấy như có thấp thoáng bóng ai đó đang đứng ở trước cửa nhà. Người vợ mở cửa bước ra ngoài, và nhìn thấy có 3 cụ già tóc bạc phơ đang ngồi ngay cửa của nhà mình. Nhìn thấy họ có vẽ xa lạ, chắc là những người từ phương xa qua đường dừng chân lại đây trong khi chưa tìm được chỗ trọ. Thấy tội nghiệp, người vợ liền lịch sự lên tiếng mời:

– “Chào quý cụ, tuy tôi chẳng biết quý cụ từ đâu đến, nhưng chắc quý cụ cũng đã rất mệt vì cuộc hành trình, và chắc cũng đã đói lắm rồi, kính mời quý cụ vào trong nhà tôi nghỉ ngơi và ăn chút gì lót dạ cho nó đỡ đói”.

3 cụ già đồng thanh lên tiếng hỏi:

– “Xin hỏi, ông chủ nhà có ở nhà không?”

Người vợ nhanh nhẹn trả lời:

– “Dạ thưa quý cụ, chồng tôi đi vắng ạ”.

3 cụ già bèn nói:

– “Thế thì chúng tôi không vào nhà được”.

Ðến tối, khi người chồng về tới nhà, người vợ bèn đem câu chuyện 3 cụ già trước cửa nhà kể lại cho chồng nghe. Nghe xong, người chồng bèn bảo vợ:

– “Thật tội nghiệp cho họ. Vậy thì bây giờ em ra bảo họ, anh đã về tới nhà đây rồi, và mời họ vào nhà nghỉ ngơi”.

Người vợ đi ra ngoài cửa và mời 3 cụ già vào nhà.

3 cụ già đồng thanh trả lời:

– “Chúng tôi không thể đồng loạt cùng vào nhà”.

Người vợ bèn hỏi:

– “Tại sao vậy?”

Một cụ già trong nhóm bèn lên tiếng giải thích, vừa giơ tay chỉ từng cụ già và giới thiệu:

– “Cụ này là người giàu có, tên là Ðặng Tài Phú, cụ kia là một người thành công lẫy lừng tên là Ðặng Thành Công, còn tôi là người chuyên về việc bác ái có tên là Ðặng Nhân Ái”, nói đoạn, cụ già ngước nhìn bà chủ nhà và nói tiếp: “Bây giờ bà hãy vào thương lượng với chồng bà, trong 3 người chúng tôi, gia đình bà muốn mời người nào vào trong nhà?”  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư