Lưu trữ

Archive for 27.10.2011

Tài liệu tham khảo: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

 LTCG (27.10.2011) 

Lời giới thiệu: Xin trân trọng giới thiệu các bạn vài ý kiến của chúng tôi về hiện tình đất nước, và suy nghĩ về sự phát triển trong tương lai. Những ý kiến và suy nghĩ này đã được Gs Trần Văn Thọ khởi xướng và soạn ra lần đầu cách đây khoảng 3 tháng. Bản thảo đã qua rất nhiều lần bổ sung và chỉnh sửa, để đi đến sự đồng thuận và dung hòa những khác biệt về quan điểm và cách nhìn giữa chúng tôi. Những ý kiến và suy nghĩ được trình bày trong bài này đã được gửi cho giới lãnh đạo trong Đảng, Chính phủ, và Quốc hội. Mới đây, một số báo cũng đề cập đến một số khía cạnh trong bản ý kiến của chúng tôi. Hôm nay, chúng tôi chính thức công bố để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.

Xin nói ngay và nhấn mạnh rằng đây không phải là bản kiến nghị, mà là một bản phân tích. Chúng tôi phân tích những diễn biến trong thời gian qua liên quan đến kinh tế, đối ngoại, giáo dục, khoa học, y tế, và văn hóa. Từ những kết quả phân tích, chúng tôi xác định một số nguyên nhân chủ yếu, và phát biểu một số suy nghĩ về định hướng phát huy những thế mạnh và khắc phục những yếu kém trong tương lai, nhằm đưa đất nước tiến vào một thời kì phát triển mới. Cố nhiên, những lĩnh vực chúng tôi chọn để phân tích và phát biểu có thể không đầy đủ, hoặc những nhận xét của chúng tôi không có gì “mới”, nhưng đây là một nỗ lực tập thể nhằm hệ thống hóa, bổ sung và làm mới những gì các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhân sĩ và trí thức đã phát biểu trong quá khứ.

Chúng tôi nghĩ rằng là người Việt không ai mà không muốn đất nước mình phát triển nhanh và bền vững. Nhưng nhìn qua các nước chung quanh có cùng văn hóa và điều kiện phát triển, chúng ta phải chạnh lòng thú nhận rằng những thành tựu đạt được trong thời gian qua ở nước ta chưa tương xứng với tiềm năng của dân tộc, và nhất là chưa tương xứng với sự hi sinh to lớn của hàng triệu người trong hai cuộc chiến vừa qua. Chúng tôi hi vọng rằng những phân tích và suy nghĩ trình bày trong bài này sẽ giúp cho mỗi chúng ta nhìn lại để — nói như lời kết của bản ý kiến là — “mở ra con đường mới để dân tộc tiến nhanh về phía trước, để đất nước phát triển nhanh chóng, giàu mạnh và tự chủ.”

Nguyễn Văn Tuấn

===================

Ý kiến: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

Các tác giả:

Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm

Nội dung

Tóm tắt

  1. Mở đầu
  2. Việt Nam nhìn từ thế giới bên ngoài
  3. Việt Nam hiện nay: thực trạng và nguyên nhân
  4. Cải cách vì một nước Việt Nam giàu mạnh và tự chủ
  5. Kết luận

Tóm tắt

Việt Nam chúng ta đang đứng trước một khúc ngoặt lịch sử. Theo dõi những diễn tiến của xã hội Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, chúng tôi thật sự lo âu về tương lai của đất nước. Bản ý kiến này không nêu lại những thành tựu Việt Nam đã đạt được, mà tập trung vào vấn đề nội lực Việt Nam đang suy yếu: Kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy thoái, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước nhiều bất cập. Trong lúc đó, kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và đe dọa về an ninh từ nước láng giềng phương Bắc ngày càng rõ nét.

Năm 2008 lần đầu tiên thu nhập đầu người của Việt Nam vượt qua ngưỡng 1.000 USD, thoát ra được vị trí của nước thu nhập thấp. Nhưng ta đã mất gần 35 năm kể từ khi đất nước thống nhất, nếu kể từ khi đổi mới cũng gần một thế hệ mới đạt được thành quả còn khiêm tốn này. Trong cùng thời gian đó, nhiều nước ở châu Á đã đạt thành quả được cả thế giới ngưỡng mộ. So với các nước trong vùng và trên thế giới có cùng điều kiện phát triển trước đây, nước ta hiện nay vẫn còn ở vị trí rất thấp trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ kinh tế, giáo dục đến khoa học. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra vẫn còn rất xa. Hiện nay chưa có dấu hiệu cho thấy Việt Nam có thể đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Khi phân tích vấn đề, chúng tôi thấy có hai nguyên nhân sâu xa, liên quan đến thể chế nói chung, và cơ chế tuyển chọn người lãnh đạo và quản lý nhà nước nói riêng.

Thứ nhất, thể chế còn thiếu dân chủ. Có thể nói rằng thể chế hiện nay là di sản của thời chiến tranh, bao cấp và chủ nghĩa xã hội kiểu Lênin-Stalin, với đặc điểm cơ bản là hạn chế dân chủ, hạn chế tự do tư tưởng, thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật. Hệ quả là xã hội suy giảm tính năng động và hiệu quả, hạn chế sáng tạo trong khoa học và giáo dục, không chống được suy thoái giá trị đạo đức và văn hóa, bất công và cách biệt xã hội tăng lên, và không khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển. Chế độ tiền lương bất hợp lí trong cơ chế “xin cho” đã đẩy nhiều công chức vào con đường tham nhũng, và làm cho nhiều nhà giáo, bác sĩ, nhà khoa học,… không chuyên tâm với nghề nghiệp và không giữ được đức tính cao đẹp vốn có từ xưa. Hoàn toàn đáng lo ngại khi thể chế hiện nay đang hạn chế sức mạnh của đất nước và làm lung lay nền tảng của xã hội. Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Những con số trong tuần – Cuộc sống quanh ta

LTCG (27.10.2011) 

* Những con số trong tuần

Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam

=============================

* Cuộc sống quanh ta

Thay đổi giờ học, giờ làm việc có giải quyết được tình trạng ách tắc giao thông tại Việt Nam?

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 26.10.2011

LTCG (27.10.2011) 

* Bản tin video sáng ngày 26.10.2011

Philippines trả 7 tàu cá và ngư dân Việt Nam.

======================================

* Bản tin video tối ngày 26.10.2011

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm Philippines.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

JB. Nguyễn Hữu Vinh: Hai bài viết, hai nhân cách

 LTCG (27.10.2011) – Đọc bài viết của bác Huỳnh Ngọc Chênh, bài viết có năm đoạn, đoạn đầu nói về nhu cầu thông tin của con người, đoạn hai nói về nỗi niềm của những người viết báo Việt Nam hiện nay khi thông tin và lòng dân không trùng ý đảng mà vẫn phải viết cho báo đảng, theo ý đảng. Đó là nỗi day dứt không có lối thoát  của người cầm bút có lương tâm. Đoạn ba nói về blog như một cứu cánh để được giải tỏa thông tin, rồi những hệ lụy có thể mang lại khi những thông tin đó được nhiều người đọc lại không trùng ý đảng, lại phải đẽo gọt cho vừa chiếc giày ý đảng để rồi trở về “cái máng lợn ăn sứt mẻ” và buộc lòng đóng blog. Đoạn thứ tư là những ước mơ, đoạn thứ năm là những hi vọng rằng ước mơ đó không chỉ là mơ ước khi các chế độ độc tài đang thi nhau sụp đổ nhanh chóng. Một cây viết khát khao được nói lên sự thật, lòng dân, cuối cùng là những “Lời cuối chân thành”.

Đọc được ở đó những ước mơ của bác, cụ thể, giản đơn “Tôi mơ thấy quyền được thông tin của người dân không bị cấm đoán, báo chí được tự do và ai cũng có thể nói lên chính kiến của mình mà không bị phiền hà.” Nghe nó uất nghẹn, nghe đau đớn với tâm tình của những người Việt Nam chúng ta được vinh hạnh sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa tươi đẹp. Ở đó chúng ta có “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” (Phạm Văn Đồng). Xem chi tiết…

Con gái người quá cố Trịnh Xuân Tùng: Gia đình tôi không bán mạng sống và danh dự của bố tôi

 LTCG (27.10.2011) – Hà Nội – “Không có chuyện gia đình bãi nại vụ việc của bố tôi” là khẳng định dứt khoát của cô Trịnh Kim Tiến, thay mặt cho gia đình người quá cố Trịnh Xuân Tùng. Cô Tiên vừa viết một lá thư gởi đến bạn bè nói rõ về vấn đề này là vì có dư luận cho rằng gia đình cô đã lấy tiền và bãi nại, nên đến nay vụ án đã giải quyết xong chứ không phải “chìm xuồng”.

Lời giải thích của cô Tiến giúp công dân của nước VN biết rõ hơn cách hành xử không theo pháp luật của công an, viện kiểm sát và tòa án ở VN, cùng có cái đuôi ăn bám vào “nhân dân” – công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân!

———-

KHÔNG CÓ CHUYỆN GIA ĐÌNH BÃI NẠI VỤ VIỆC CỦA BỐ TÔI

Bạn bè thân mến,

Thời gian vừa qua, tôi và gia đình đã chịu nhiều điều tiếng và những tin đồn không đúng sự thật liên quan đến việc chúng tôi nhận tiền khắc phục hậu quả cho cái chết của bố tôi – ông Trịnh Xuân Tùng, từ gia đình anh Nguyễn Văn Ninh – một trong những người gây ra hậu quả trên. Tin đồn lan truyền cho rằng gia đình tôi đã nhận tiền và bãi nại, vụ án coi như kết thúc.

Khi tôi ra tiệm ảnh rửa ảnh cho bố để đính kèm theo những lá đơn, chủ tiệm ngạc nhiên hỏi: “Ơ thế tưởng vụ này xong rồi chứ, hóa ra vẫn tiếp tục à?”. Đau đớn hơn, một người bạn thân của tôi đã mỉa mai hỏi tôi rằng: “Thật nực cười, công lý chỉ với cái giá 500 triệu thôi sao?”.

Gia đình tôi đã sống trong nỗi đau buồn tột cùng vì mất người thân, nay lại bị đẩy vào những phiền nhiễu và đau đớn hơn trước những tin đồn và thái độ ác ý của nhiều người.

Nay tôi xin công bố rõ các thông tin liên quan đến khoản tiền khắc phục hậu quả như sau:

1. Tôi khẳng định, gia đình tôi đã nhận 500 triệu đồng tiền khắc phục hậu quả từ gia đình anh Nguyễn Văn Ninh – một trong những người gây ra cái chết của bố tôi. Biên bản nhận tiền tôi đính kèm theo nội dung bài viết này.

Sở dĩ tôi quyết định nhận khoản tiền trên vì:

– Chi phí chữa bệnh và mai táng cho bố tôi quá lớn, lên tới 300 triệu đồng. Đây là khoản tiền vượt quá khả năng tài chính của gia đình tôi và hầu hết phải vay mượn. Phần 200 triệu đồng còn lại là khắc phục hậu quả về tinh thần và các chi phí khác. Xem chi tiết…

Số phận độc tài!

 LTCG (27.10.2011)

Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế – quyền lực.

Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh “vua của các vị vua” bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành.

Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán, khát máu và “đồng bóng” đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân, và 6 tháng qua, giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng loại không ghê tay, vậy mà khi bị nòng súng chĩa thẳng vào đầu đã van xin hoảng sợ: “Xin đừng bắn”. Nhưng ông ta cũng đã không thoát khỏi cái chết.

Kinh khủng và cũng thật hiếm có, hàng trăm người Libya đã xếp hàng, mặt bịt khẩu trang chờ xem thi thể vấy máu của M.Gaddafi được đặt trong một máy giữ lạnh, vốn để trữ thịt, tại một trung tâm mua sắm. Đó là sự chờ đợi suốt 42 năm nhọc nhằn, khổ ải của họ.

Người dân Libya tập trung tại quảng trường Martyrs tại thủ đô Tripoli ngay sau khi nghe tin nhà lãnh đạo Mummar Gaddafi đã bị giết tại Sirte, quê hương ông. Ảnh: Reuters

Sinh ra trong sự hoan hỉ của ruột thịt, họ hàng. Chết đi trong sự hoan hỉ, mừng vui của đồng bào mình. Có gì bi thảm hơn thế cho số phận một quân vương?

Số phận những nhân vật lịch sử

M.Gaddafi không phải người đầu tiên.

Trước đó, vào ngày 30/12/2006, cả thế giới chấn động và căng thẳng chứng kiến số phận của cựu tổng thống Iraq- S. Hussein. Bị bắt khi đang ẩn náu trong một chiếc hầm tại Ad Dawr, cách phía nam Baghdad khoảng 30km, sau 250 ngày chạy trốn, cuối cùng S. Hussein cũng phải bước lên giá treo cổ.

Con người hùng một thời lẫy lừng, có gương mặt rất đàn ông, với bộ ria mép cũng mang vẻ “đầy quyền lực” như chủ nó, khi đó, gầy gò trong chiếc sơ mi trắng, tay cầm chặt cuốn kinh Koran. Nhưng Chúa Trời cũng đã không cứu thoát được S. Hussein trước tội ác chống lại loài người. Xem chi tiết…

VOA: Chiến dịch ‘Phải Lên Tiếng’ ủng hộ các thanh niên Công giáo bị bắt ở VN

 LTCG (27.10.2011)

Một chiến dịch do giới trẻ ở hải ngoại khởi xướng hầu ủng hộ các thanh niên Công giáo bị bắt tại Việt Nam đang thu hút sự tham gia của giới trẻ người Việt sinh sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chiến dịch ‘Phải Lên Tiếng’ kêu gọi viết thư bày tỏ tinh thần đoàn kết với 15 nhà hoạt động trẻ mà nhiều người trong số này bị cáo buộc là âm mưu ‘lật đổ chính quyền nhân dân’sau khi họ tham gia các hoạt động xã hội như phản đối dự án bauxite, tham gia biểu tình chống Trung Quốc, kêu gọi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ. Các bức thư gửi tới địa chỉ phailentieng@lenduong.net và được chuyển đến thân nhân những người bị bắt. Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với 3 bạn trẻ tham gia chiến dịch viết thư từ Australia, Singapore, và Việt Nam.

Chương: Em là Chương ở Sài Gòn.

Phan: Em là Đặng Thế Phan hiện đang ở Singapore, 27 tuổi.

Don: Em tên Don, ở Sydney, Australia.

Trà Mi: Về chiến dịch “Phải Lên Tiếng”, làm thế nào các bạn biết được chiến dịch này? Các bạn biết gì về những người mà các bạn đang ký tên ủng hộ?

Chương: Em có trao đổi với Ban tổ chức trên một diễn đàn trên mạng. Chiến dịch này rất tuyệt vời. Em có ấn tượng với ý tưởng viết thư chia sẻ cảm nghĩ với các nạn nhân sinh viên đang bị bắt. Những lá thư là những tình cảm gửi đến các bạn, tạo ra ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng và đối với những người đấu tranh cho công lý, hòa bình tại Việt Nam.

Phan: Các bạn trong chiến dịch ‘Phải Lên Tiếng’ đã gặp nhau tại Manila trong đại hội 6 của Mạng lưới Tuổi trẻ Việt Nam Lên đường. Sau đại hội, mọi người ngồi lại bàn với nhau trên mạng, bắt đầu chiến dịch.

Don: Tại đại hội, tụi em có dịp gặp gỡ nhiều bạn trẻ trong nước. Từ đó, em rất muốn giúp đỡ xã hội Việt Nam, muốn các bạn trong nước có cơ hội như mình ở nước ngoài.  Xem chi tiết…

Thái Hà: Ngày tĩnh tâm không yên – Công an tiếp tục vào khủng bố linh mục tu sĩ DCCT Thái Hà

 LTCG (27.10.2011)

NGÀY TĨNH TÂM CŨNG KHÔNG YÊN

 

IMG_1812Đối với người Công giáo nói chung và các Linh mục Tu sĩ nói riêng, ngày tĩnh tâm hằng tháng vô cùng quan trọng. Ngày mà mọi công việc mục vụ phải gác lại để họ sống với Chúa, duyệt xét lại những gì họ đã làm trong tháng qua, lắng nghe những điều Chúa muốn hướng dẫn họ trong tháng tới …


 

Vậy mà trong lúc các Linh mục Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội tĩnh tâm, cả một đội ngũ công an, nhà báo ….. lại kéo vào Tu viện lúc 16h27’ yêu cầu các cha xuống làm việc, trong khi họ chẳng gửi giấy báo mời làm việc.Thật là một việc làm khó hiểu? Có lẽ, họ muốn chuẩn bị một việc làm mờ ám mới chăng? Hay là họ không biết hôm nay các Linh mục tĩnh tâm? Nhưng thông báo tĩnh tâm được công bố trước Nhà thờ rồi? Vả lại, các cha cho người xuống báo hôm nay tĩnh tâm, miễn tiếp khách nhưng họ vẫn cứ ngồi ì xuống, không chịu về. Rõ ràng hành động của họ không phải lỗi do dốt nát không biết mà là cố tình xúc phạm đến ngày tĩnh tâm thánh thiêng của các Linh mục Tu sĩ DCCT Hà Nội.

Việc xúc phạm này chắc có một chủ đích mới. Cần cẩn thận đề phòng.

Dưới đây là một số hình ảnh

IMG_1811IMG_1812IMG_1813

Phóng viên quay phịm không biết nhằm mục đích gì?

IMG_2624IMG_2625IMG_2626IMG_2628IMG_2629

====================================================

congan 26-10-2011 (7)

CÔNG AN TIẾP TỤC VÀO KHỦNG BỐ LINH MỤC TU SĨ DCCT THÁI HÀ

 

Thái Hà – Chiều hôm nay, 26.10.2011, vào khoảng 4h20 đoàn cán bộ công an quận Đống Đa và phường Quang Trung cùng với phóng viên đột ngột vào Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà yêu cầu các linh mục phải tiếp.

Đây là lần thứ 2, trong 2 ngày liên tiếp công an quận Đống Đa và phường Quang cùng phóng viên công an bỏ qua nguyên tắc làm việc bình thường, tức là phải gửi thông báo trước về nội dung và thời gian cần gặp để trao đổi. Xem chi tiết…

Giáo xứ Ngọc Long, GP Vinh và ý đồ của nhà cầm quyền Nghệ An

 LTCG (27.10.2011)

Những ngày qua, tại GP Vinh đã và đang có nhiều vụ việc liên quan giữa Giáo hội Công giáo với nhà cầm quyền. Sau những cuộc bắt bớ theo mô hình khủng bố với các giáo dân GP Vinh đã nhận được sự im lặng khó hiểu từ những nơi lẽ ra không thể im lặng, nhà cầm quyền Nghệ An tiếp tục gây hấn với các giáo xứ như Cầu Rầm, Ngọc Long… nhằm thi hành chính sách hạn chế, tiêu diệt tôn giáo.

Nữ Vương Công Lý đã phản ánh một số vấn đề liên quan đến các Giáo xứ GP Vinh và đang tiếp tục theo dõi những hành động, phản ứng của các bên. Chúng tôi sẽ cung cấp để bạn đọc Nữ Vương Công Lý rõ những gì đang xảy ra tại một Giáo phận mạnh mẽ, đoàn kết và có truyền thống này.
Những khó khăn của các giáo xứ, giáo dân trong những vụ việc thuộc lĩnh vực tôn giáo, các phản ứng và thái độ của các đấng bậc, những người có trách nhiệm ra sao? Những lời nói và việc làm của những nhân vật liên quan như thế nào? Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày để độc giả theo dõi và hiệp thông với các nạn nhân nơi này.

Nữ Vương Công Lý

Giữa tháng 10-2011, ban tuyên giáo tỉnh Nghệ An mở chiến dịch phát động tấn công vào giáo xứ Ngọc Long. Đây là một  tiến trình trong kế hoạch trấn áp tinh thần bất khuất đấu tranh đòi công lý và sự thật của giáo dân Vinh do chính quyền Việt Nam sắp đặt.

Bắt đầu từ mùa hè năm 2011 sau khi hoàn thành sắp đặt nhân sự trong Đảng và các vị trí trong bộ máy chính phủ. Cùng với việc giải quyết những vấn đề  quan hệ với Trung Quốc, ngăn chặn lạm phát, suy thoái kinh tế là hai việc sống còn đang gây bức xúc trong toàn dân. Chính quyền Việt Nam luôn có mục tiêu đồng hành mà họ vì sự độc quyền cai trị của mình không bao giờ rời bỏ đó là trấn áp triệt để những thành phần bất đồng ý kiến, những tổ chức tiềm ẩn sự đối kháng về tư tưởng….

Như chúng ta đã thấy, đối với quan hệ Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã hoàn toàn cúi đầu vâng phục thiên triều. mang tài nguyên, chủ quyền ra đánh đổi lấy sự bình yên cho vị trí độc tài cai trị của mình. Về giải quyết kinh tế đối nội, sự tham nhũng, quan liêu và quản lý bất tài, tư lợi cá nhân đã hoàn toàn giết chết nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát liên tục tăng cao, các doanh nghiệp theo nhau phá sản, tạo nên một cơn sóng đổ nợ khủng khiếp khắp đất nước. Giá vàng tăng vọt, giá đất đai, chứng khoán sụt thê thảm báo hiệu rõ cho thấy nền kinh tế đất nước do chính quyền định hướng đang đi vào đúng quỹ đạo tự nhiên , đó là bất tài, thiếu đạo đức ắt phải đổ vỡ. Xem chi tiết…

Giáo xứ Thái Hà thành lập Văn phòng Chống buôn người

 LTCG (27.10.2011) – Linh đạo Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) là luôn tìm và giúp những người nghèo khổ tất bạt, những người bị áp bức, bóc lột, bị chà đạp nhân phẩm và nhân quyền dưới mọi hình thức. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, trước tình trạng các cơ quan công quyền hoạt động không hiệu quả nhằm cứu vớt những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ buôn người, Giáo xứ Thái Hà – DCCT Hà Nội đã đi tiên phong trong việc thành lập Văn phòng Chống buôn người.

————————–

Tháng 6 năm 2011, văn phòng chống buôn người thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã được thành lập tại giáo xứ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội. Đây là một trong những văn phòng phi chính phủ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chống buôn người.

Thế nào là buôn người?

Buôn người là một dạng thương mại bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính mà nạn nhân thường là phụ nữ hay trẻ em bị cưỡng bức lao động, lạm dụng tình dục, lấy bộ phận cơ thể…

Khi nhắc đến loại tội phạm này, người ta thường nghĩ đến nạn buôn người qua biên giới, nhưng trên thực tế nạn buôn người nội địa cũng diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm. Nạn nhân của hoạt động buôn người nội địa thường là trẻ em và phụ nữ ở các vùng nông thôn được hứa hẹn lên các thành phố lớn để kiếm việc làm nhưng khi đến nơi, họ bị bóc lột sức lao động hoặc bị ép buộc trở thành gái mại dâm…

Thời gian gần đây, báo chí liên tục đưa tin về những trẻ em chạy thoát khỏi tình trạng nô lệ trong các quán ăn hay những cô gái quê bỏ trốn khỏi các động mại dâm đã cho thấy loại tội phạm buôn người hoạt động ngày đa dạng và tinh vi.

Có rất nhiều con đường để trở thành nạn nhân của tệ buôn người. Cách phổ biến và thông thường nhất là nạn nhân bị lừa bởi những tên cò mồi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm tại những thành phố lớn. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 26-10-2011

Công bố sứ điệp của ĐTC nhân ngày di dân và tị nạn

 LTCG (27.10.2011)

VATICAN. Trong sứ điệp nhân ngày thế giới di dân và tị nạn, ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi nâng đỡ đời sống đức tin của người di dân trong hoàn cảnh mới, và tạo điều kiện để chính các tín hữu di dân trở thành những người loan báo Lời Chúa.

Sứ điệp của ĐTC nhân ngày Thế giới di dân và tị nạn lần thứ 98 đã được công bố tại Vatican sáng 25-10-2011 trong cuộc họp báo của Đức TGM Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, cùng với các vị phụ tá. Ngày di dân sẽ được cử hành vào ngày 15-1-2012 với chủ đề ”Di dân và tái truyền giảng Tin Mừng”.

Trong Sứ điệp, ĐTC nói đến hoàn cảnh mới ngày nay trên thế giới, trong đó nhiều biên giới được bãi bỏ và tiến trình hoàn cầu hóa làm cho con người và các dân tộc trên nên gần gũi nhau hơn, các phương tiện truyền thông phát triển, sự đi lại của con người trở nên dễ dàng hơn. Ngài viết: ”Trong hoàn cảnh mới, chúng ta phải thức tỉnh nơi mỗi người sự hăng say và lòng can đảm đã từng thúc đẩy các cộng đoàn Kitô tiên khởi trở thành những người kiên cường rao giảng Tin Mừng”. Xem chi tiết…

HÃY LOAN BÁO TIN MỪNG TRỞ LẠI CHO CHÍNH… CHÚNG TA !

 LTCG (27.10.2011)

Một tuần lễ vừa qua, nếu chúng ta chú ý ở trên Internet, sẽ thấy xôn xao một câu chuyện rất đau lòng, đó là chuyện một em bé gái Trung Quốc tên là Duyệt Duyệt.

Bé Duyệt Duyệt mới 2 tuổi, lẫm chẫm từ trong cửa hàng của bố mẹ đi ra ngoài đường. Thế rồi có hai chiếc xe lần lượt cán lên đầu và mình bé, bé đã nằm đó, giữa lòng phố xá đông đúc. Một camera công cộng đã ghi lại được: ngoài hai chiếc xe cán em bé xong rồi bỏ chạy, có tất cả 18 người đi ngang qua, nhìn thấy em bé rất rõ mà vẫn bỏ đi. Có cả một bà mẹ dắt con, bé muốn nán lại để nhìn xem đứa bạn ngang tuổi nó bị tai nạn như thế nào nhưng mẹ nó lôi phắt đi.

Cuối cùng, người thứ 19 mới là người dừng lại, vội vàng cứu giúp em bé bị tai nạn, người ấy lại là bà già, bà Trần Hiền Muội, một người nghèo đi nhặt rác ngoài đường. Suốt từ hôm 13 tháng 10, cả đất nước Trung Quốc sôi lên sùng sục, rồi chuyện lan sang Việt Nam, dân vào mạng cũng xôn xao náo động.

Đến thứ sáu 21 tháng 10 vừa qua, sau khi bé Duyệt Duyệt tử thương, các mũi nhọn truyền thông lại quay sang nhắm vào bà cụ nhặt rác. Có những câu phỏng vấn rất hỗn xược, thiếu văn hóa của báo chí Trung Quốc: “Bà ơi, bà có nghĩ là khi bà làm điều này bà sẽ được thưởng không ?” Bà Hiền Muội trả lời: “Không, tôi thấy đó là một em bé gặp nạn thì phải cứu ngay. Con vật mà mình còn phải cứu nữa huống chi đó là một con người, lại là một em bé tý xíu nữa chứ”.

Người ta xúm lại tặng cho bà số tiền nhân dân tệ cũng tương đương mấy ngàn đôla, nhưng bà không chịu nhận. Bà muốn đem vào bệnh viện tặng lại hết cho gia đình bé Duyệt Duyệt, thì cánh báo chí, có tay phóng vấn lại hỏi một câu rất… mất dạy: “Bà có biết là nếu bà không nhận số tiền đó mà đem tặng cho gia đình người ta thì chính là bà chơi nổi không ? Có phải bà cố tình làm như vậy để được nổi tiếng hơn, mà đã nổi tiếng hơn thì lại càng có nhiều người cho tiền hơn ?”

Cuối cùng bà Hiền Muội khổ quá, khóc òa lên, vội vào bệnh viện trao tiền cho gia đình nạn nhân xong là bỏ thành phố về quê, bà không còn phải sống như thế nào nữa, làm cái gì cũng bị người đời buộc trói bà vào một thứ quan điểm, một kiểu suy nghĩ hoàn toàn là duy vật, chỉ tính toán về tiền bạc, danh vọng, địa vị, chứ không có một chút xíu nào liên quan đến tình cảm con người đối đãi với nhau.

Câu chuyện lan sang Việt Nam, các bạn trẻ trên Facebook gửi cho tôi đoạn video của camera quay, tôi vội tìm đọc thêm tin tức báo Tuổi Trẻ, và lặng người đi, vừa buồn vừa nghĩ ngợi. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

Phải chăng Kinh Thánh phản khoa học và tự mâu thuẫn?


Câu hỏi :
Vì dựa vào Thánh Kinh, nên nhiều người cho đến ngày nay vẫn còn cho rằng trái đất, con người mới được tạo dựng cách đây khoảng 6.000 – 10.000 năm. Niềm tin này đã được mọi người Công giáo tin theo. Phía Tinh Lành thì những người tin mạnh nhất là những người được mệnh danh là Bảo Thủ (Fundamentalists).
Đọc lại Thánh Kinh, thì tất cả những dữ kiện đưa ra trong các chương 1-2 Sáng Thế Ký, đều thuộc loại huyền kỳ, chứ không có chút gì là khoa học, lịch sử. Ta dẫn chứng bằng Sáng Thế Ký 1 và 2.
Theo Sáng Thế Ký 1, Chúa dựng nên trời đất trong 7 ngày theo thứ tự sau:
– Ngày thứ nhất: Chúa dựng nên trời đất, và ánh sáng. Chia ánh sáng khỏi tối tăm. Gọi ánh sáng là ngày và tối tăm là đêm.
– Ngày thứ hai: Dựng nên vòm trời (firmament, vault) (Gen 1:6).[(The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời có cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuồng trần gian. Nó hình nữa vòng cầu, hoặc như cai chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một lượng nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng “đồng thau” (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những “cửa trời” đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11). Mặt trăng, mặt trời và các vì sao được gọi bằng một danh từ hết sức khiêm tốn là “đèn đóm” (xem Kinh Thánh – Nguyễn Thế Thuấn Gen 1:17)-đều nương vào vòm trời đó (Gen 1:17), y như những ngọn đèn treo trên trần nhà. Những ngọn đèn đó dĩ nhiên là nhỏ xíu, vì lúc thế mạt – mà cách đây 2000 năm – Chúa Giê Su đã chủ trương là: “sắp tới đây”, tinh tú sẽ rụng xuống trần gian nhiều như những quả vả bị dập vùi trong một trận cuồng phong (Rev 6:13). Cung đình Chúa và tòa ngôi Ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là “trời” (Gen 1:8). Xem chi tiết…
Chuyên mục:Tìm hiểu

GIÁ TRỊ CỦA SỰ IM LẶNG

 LTCG (27.10.2011)

Giá trị của sự im lặng

Im lặng là vàng. Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.

Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là diệu kế nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng. Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào nên im lặng?

1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ

Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.

2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc

Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư