Lưu trữ

Archive for 13.10.2011

“Hồi ức và Suy nghĩ” của Trần Quang Cơ : Quỷ kế bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam

LTCG (13.10.2011) 

Trần Quang Cơ

Đại hội VII và cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, 

Chương 18 hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ

Lời Giới ThiệuĐại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Viêt Nam (17-27/6/1991) kêt thúc, Đỗ Mười được bàu làm Tổng bí thư ; Lê Đức Anh chiếm vị trí thứ hai trong Đảng. nắm giữ 3 khôi quan trọng nhất : Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao và lên chức Chủ rịch nước ; Đào Duy Tùng là Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Dúy Tùng thâu tóm quyên lực cao nhất trong Đảng, nhưng thực chất người có ảnh hưởng lớn nhất là Lê Đức Anh. Từ sau Đại hội VII, bộ măt bành trướng, bá quyền của tập đòan thống trị Bắc Kinh đối Với Việt Nam ngày càng quỷ quyệt, can thiệp sâu và trắng trợn vào nội bô lãnh đạo Việt Nam. Sự quỳ phục của Lê Đức Anh ngày cảng bộc lộ rõ rêt trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Dưới tiêu đề “Đại hội VII và cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc:”, trong chương 18 hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”, nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ viết :

“Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực Bộ Chính trị kiêm Bí thư Trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức Ủỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao… (thực ra những thay đổi về nhân sự trong Bộ Chính trị đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết). Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Hồi ký Trần Quang Cơ: Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu , phân hóa nội bộ Việt Nam

 

LTCG (13.10.2011) 

Hồi Ký Trần Quang Cơ

Trần Quang Thành giới thiệu.

Qua hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của Trần Quang Cơ :

Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu , phân hóa nội bộ Việt Nam

Lời giới thiệuTừ sau hội nghi Việt Trung ở Thành Đô (Trung Quốc), tập đoàn bá, quyền, bành trướng Trung Quốc cang lộ liễu, trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Dùng sức ép về chính trị, kinh tế và các thủ đoạn nham hiểm khác chía rẽ nhóm cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

Hơn 20 năm trôi qua từ hội nghị Thành Đô (9/1990) đến hội nghị Bắc Kinh (10/2011) Từ cái ngày ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam- Nguyễn Văn Linh lén lút nhân dân đi gặp quan thầy Trung Quốc tại Thành Đô để mua lấy sự sống còn cho đảng của ông đến bây giờ đã hơn 20 năm. Những gì xảy ra cho đất nước Việt Nam và bàn tay khuynh loát, thống trị của Trung Quốc ra sao trong suốt thời gian đó nhiều người đã quá rõ.

Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của Trần Quang Cơ đã phơi bầy một phần sự thât qua hai chương 16 và 20 mà chúng tôi trích dẫn sau đây.

Chương 16 dưới tiêu đề “Món nợ Thanh Đô”, nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ viết :

Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó, cụ thể là tác động với Phnom Penh nhận SNC có 13 thành viên và do Sihanouk làm Chủ tịch. Với cách làm đó, họ khơi sâu thêm bất đồng trong nội bộ ta… Trung Quốc thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến chào xã giao, nói với tôi là ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung Quốc không có ông Nguyễn Cơ Thạch. Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại giao công kích lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta ở Bắc Kinh, không sắp xếp Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta. Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung – Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và tích cực tác động đến vấn đề nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào giữa năm 1991. Từ tháng 3/91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của Campuchia. Trung Quốc không cố bám giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó chủ tịch, đưa ra công thức “Sihaouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có quan hệ với 3 phái, sau cuộc gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc chuyển sang quan hệ trực tiếp với Nhà nước Campuchia, mời Hunxen thăm Bắc Kinh trong 3 ngày (22-24/7/91). Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

RFA: Chuyện hai ông lớn Hoa du và Ấn du cùng lúc

LTCG (13.10.2011) 

Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công du Trung Quốc và Ấn Độ cùng một thời điểm.
AFP photoChủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011.

Quan hệ cân bằng với hai nước

Những thông tin, thời sự này đang gây chú ý đặc biệt trong dư luận có ý nghĩa ra sao, vì có liên quan đến hai đại cường đông dân nhất thế giới, và Việt Nam được xem là có vị trí chiến lược bén nhạy tại vùng Đông Nam Á. Đỗ Hiếu có cuộc trao đổi với Tiến Sĩ Ngô Vĩnh Long, giáo sư phụ trách môn Lịch sử Châu Á, tại đại học Maine, Hoa Kỳ.

Đỗ Hiếu: Thưa Giáo sư, mấy hôm nay tin tức qua báo chí trong nước đều nói tới chuyến đi rất quan trọng và đặc biệt của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Theo đó thì hai bên ký kết sáu văn kiện hợp tác, và cũng có đặt vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông. Giáo sư có ý kiến gì về chuyến đi này?

GS Ngô Vĩnh Long: Qua chuyến đi này, trước hết ông Nguyễn Phú Trọng cần phải làm sao cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đỡ nóng lên, bởi vì trong vòng hai, ba năm qua thì Trung Quốc lấn lướt quá nhiều đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng muốn tỏ ra là mềm dẻo với Bắc Kinh, như họ xác định là lấy quan hệ hai nước làm trọng, theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” tức là 16 Chữ Vàng. Theo tôi thì, Việt Nam muốn trong lúc này làm sao mà hạ nhiệt một tí. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Những con số trong tuần – Cuộc sống quanh ta

LTCG (13.10.2011)

* Những con số trong tuần

Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam.

===================================================

* Cuộc sống quanh ta

Trông đợi gì ở những bộ trưởng mới?

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 12.10.2011

LTCG (13.10.2011)

* Bản tin video sáng ngày 12.10.2011

Việt Nam – Trung Quốc thoả thuận phương cách giải quyết biển Đông.

====================================

* Bản tin video tối ngày 12.10.2011

Trung Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận 6 điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Wikileaks: Những phi vụ của Huỳnh Ngọc Sỹ

LTCG (13.10.2011) 

WESTMINSTER (NV) – Vụ án nhận hối lộ của hãng PCI Nhật trong việc xây cất đại lộ Ðông Tây tưởng đã không bao giờ đem ra xử vì gốc bự dù to của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, cho tới khi Nhật tạm cắt viện trợ Việt Nam, theo các công điện của đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam gởi về, trong số tài liệu bị Wikileaks tiết lộ.

Số tiền ông Sỹ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải và giám đốc Ban Quản Lý Dự Án đại lộ Ðông Tây, nhận từ PCI được tiết lộ là lên tới $2.3 triệu đô la. Ông Sỹ còn bị phát giác ngăn chặn một dự án liên quan một công ty Mỹ chỉ vì công ty này không chịu đưa hối lộ.

 

 Huỳnh Ngọc Sỹ bị đưa ra phiên tòa sơ thẩm hôm 11 tháng 3, 2009. (Hình: AFP/Getty Images)

 

Ăn hối lộ hãng Nhật, đòi hối lộ từ hãng Mỹ

Dự án đại lộ Ðông Tây là một chương trình viện trợ của Nhật cho Việt Nam, xây một tuyến đường, vừa xây mới vừa cải tạo đường cũ, chạy từ Bình Chánh vào tới Sài Gòn gần cầu Calmette, xuống hầm qua Thủ Thiêm rồi chạy tới Ngã ba Cát Lái trên đường về miền Tây.

Công ty thắng thầu dự án này năm 2001 và 2003, là PCI của Nhật. Nhưng tới tháng 8 năm 2008, báo chí Nhật đưa tin cảnh sát Nhật bắt giam 4 viên chức PCI về tội hối lộ. Lúc đó, tin tức chỉ mới tiết lộ số tiền lót tay là $820,000 (tất cả đơn vị tiền tệ trong bài là đô la Mỹ).

Lúc ra tòa, các viên chức này nêu danh người nhận hối lộ, là ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Biện lý cuộc cho biết PCI nhận đã hối lộ cho ông Sỹ nhiều lần, cộng lại lên tới $2.3 triệu, nhưng phía biện lý cuộc quyết định chỉ truy tố trên cơ sở $820,000 thôi.

Vụ án tham nhũng này được nhắc đến trong một công điện đề ngày 3 tháng 9, 2008. Công điện này, ngoài việc tường trình vụ PCI, còn cho biết thêm về một vụ tham nhũng khác liên quan tới một hãng Mỹ, hãng tư vấn điều hành dự án CDM.

Tổng lãnh sự Kenneth Fairfax tiết lộ CDM từng nhờ tòa tổng lãnh sự can thiệp với chính quyền Sài Gòn về một hợp đồng vệ sinh môi trường đã được Ngân Hàng Thế Giới chấp thuận. Bây giờ CDM chỉ còn chờ Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố đồng ý là bắt tay vào làm.

Thế nhưng giấy tờ bị kẹt tại Sở Giao Thông-Vận Tải nơi không ai khác hơn là ông Sỹ đứng đầu ban quản lý (PMU) cho dự án đó. Theo lời CDM, ông Sỹ muốn gặp riêng CDM sau giờ làm việc, bên ngoài văn phòng Sở Giao Thông-Vận Tải, điều mà CDM cho là sẽ dẫn tới việc bắt tay ngầm sau lưng nào đó. Không muốn làm chuyện mờ ám, CDM từ chối. Giấy phép sau đó đã không được cấp, và CDM nhờ tòa tổng lãnh sự giúp. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Một thiếu nữ Công giáo bị mất tích tại Hà Nội – Công an buộc người bị bắt cóc: Không được tiết lộ !?

LTCG (13.10.2011)

Một thiếu nữ Công giáo bị mất tích tại Hà Nội

Chị Maria Phạm Thị Ngọc, một thiếu nữ Công giáo sau khi được an ninh Bộ công an mời đi uống café để nói chuyện, từ 18:00 pm, Chúa nhật, ngày 09.10.2011, đã bị mất liên lạc. Được biết Ngọc là bạn gái của anh Paulus Lê Sơn bị an ninh bắt cóc ngày 03.08.2011.

Mới đây, ngày 08.10.2011 Ngọc đã đến trại giam B14, Thanh Trì, Hà Nội để gửi đồ cho anh Lê Sơn, chị gặp một số rắc rối với công an trại giam nhưng cuối cùng vẫn gửi được đồ vào cho anh Lê Sơn.

Thời gian vừa qua công an liên tục theo dõi nơi Ngọc đang ở và chỗ chị làm việc. Từ 18:00 PM, Chúa Nhật ngày 09.10.2011 đến nay không ai liên lạc được với Ngọc. Theo nguồn tin riêng của VRNs hôm ấy Ngọc được công an khu vực phường Ô Chợ Dừa gọi lên để làm giấy tạm trú, nhưng từ đó đến nay không ai liên lạc được với Ngọc nữa.

Hiện tại chưa có thông tin gì về Ngọc. Gia đình Ngọc ngụ tại giáo xứ Ninh Hải, giáo phận Bùi Chu. Địa chỉ của giáo xứ là xã Nghĩa Thắng, huyện Hải Hưng, tỉnh Nam Định.

Tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ mất tích của công dân liên quan đến an ninh Việt Nam. Từ cuối tháng 07.2011 đến nay an ninh đã bắt 15 người trẻ Công giáo và giam giữ cho đến nay vẫn chưa tuyên bố họ bị giam vì lý do gì và bao giờ được đưa ra xét xử xem họ phạm tội gì. Trình tự bắt người của an ninh trong 16 trường hợp, nếu tính luôn cả chị Phạm Thị Ngọc là hoàn toàn trái pháp luật đang có hiệu lực tại Việt Nam. Xem chi tiết…

Houston,Texas: Thắp nến cầu nguyện cho “Công lý sẽ ngự trị – Sự thật sẽ tỏa sáng trên quê hương Việt Nam!”

LTCG (13.10.2011) – Texas, USA – Thánh Lễ & Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện – Tại Nhà Thờ Đức Mẹ Lộ Đức (Houston,Texas, USA), lúc 6 pm, ngày 15.10.2011.

Kính thưa qúi vị lãnh đạo tinh thần, các hội đoàn, cơ quan truyền thông và toàn thể đồng hương. Hơn một tháng nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã gia tăng sự đàn áp tôn giáo.

Đặc biệt là sự bắt giữ, giam cầm vô cớ 15 thanh niên Công Giáo thuộc giáo phận Vinh và Hà Nội. Các thanh niên này nhận thấy dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam, xã hội đầy dẫy bất công, dối trá. Chính vì không chấp nhận hiện trạng của xã hội Việt Nam hiện nay vì ý thức trách nhiệm của người theo Chúa, anh em đã can đảm lên tiếng, tranh đấu cho sự thật và công lý. Nhà nước cộng sản Việt Nam rất sợ nên đã ra tay đàn áp, bắt bớ giam cầm, vu khống về tội âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản Việt Nam. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 12-10-2011

CHUYỆN BVSS VÀ GÓC KHUẤT CỦA ÁN TỬ HÌNH

LTCG (13.10.2011)

Được biết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì án tử hình, nhưng hình thức thi hành án sẽ thay đổi, thay vì đem ra trường bắn thì người ta sẽ tiêm thuốc độc cho tử tội đến khi nào chết mới thôi, và sẽ không có chuyện tha chết nếu kẻ tử tội may mắn thoát chết trong thi hành án. Chợt nhớ tới một câu chuyện thế này:

Ở một quốc gia nọ, người ta khao khát sự công bằng và họ nghĩ chỉ có công bằng mới giải quyết được các vấn đề xã hội. Thế nên, mới có luật rằng: Ai từng giết người theo cách nào thì rồi cũng sẽ bị giết theo cách như thế. Giết người là phải đền mạng.

Một lần, có một công nhân xây dựng té từ trên lầu cao xuống đất. May mắn cho ông, ông không chết nhưng lại rơi trúng phải một công nhân khác đang làm việc dưới mặt đất và làm cho người này tử vong. Ra tòa, vị quan tòa chỉ xử ông án tù vì cho rằng đây là tai nạn, con trai của người chết không đồng ý, anh nêu ra luật và yêu cầu phải tử hình, giết người phải đền mạng kia mà. Thuyết phục thế nào cũng không được, cuối cùng, vị quan tòa phán: Tòa đồng ý xử người công nhân tội chết, bị cáo làm người ta chết thế nào thì sẽ chết y như vậy. Ông ta sẽ phải đứng ở dưới đất, còn anh con trai của nạn nhân sẽ từ trên lầu cao nhảy xuống đúng vào chỗ bị cáo, và như vậy án tử hình sẽ được thi hành một cách công minh. Anh con trai của nạn nhân tái mặt kinh hồn, vội vàng xin bãi nại ngay lập tức.

Đây chỉ là một truyện kể lưu truyền trong dân gian, nhưng nó có thể cho chúng ta thấy phần nào hạn chế về vẻ muôn màu muôn mặt của một xã hội đời thường. Đối với án tử hình, nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra sôi nổi, rằng nên bỏ hay nên giữ lại, đôi bên bất phân thắng bại. Nhiều quốc gia thì cho rằng: sự sống của con người là quý giá nhất, là bất khả xâm phạm, nên đã bỏ án tử hình, còn một số quốc gia khác thì lại cho rằng cần phải duy trì án tử hình để thực thi công lý, hơn nữa, nó lại còn có tính răn đe giáo dục cao trong xã hội. Lập luận kiên quyết của phe chủ trương duy trì án tử hình là: kẻ phạm tội ác thì không còn khả năng hối cải, cần phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Xem chi tiết…

[Video] Đức Mẹ Fatima Thánh Du các Giáo Phận miền nam Việt Nam 1965-1966 (P3)

 

 LTCG (13.10.2011)

Nghi lễ chính tại Sài Gòn

[Video] Đức Mẹ Fatima Thánh Du các Giáo Phận miền nam Việt Nam 1965-1966 (P2)

 LTCG (13.10.2011)

Miền Trung – Cao Nguyên – Phú Cường

[Video] Đức Mẹ Fatima Thánh Du các Giáo Phận miền nam Việt Nam 1965-1966 (P1)

 LTCG (13.10.2011)

Sài Gòn và Miền Tây

SỨ ĐIỆP FATIMA ĐÃ TỰ VƯỢT QUA ĐƯỢC MỌI THÁCH ĐỐ

LTCG (13.10.2011)  

Nói một cách khách quan, trước hết người ta phải công nhận rằng sau hơn 90 năm biến cố Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, hiện ra tại Fatima vào năm 1917 với ba trẻ chăn chiên đã nghiễm nhiên trở thành một sự kiện lịch sử khách quan, đã tác động một cách mạnh mẽ và đã gây được những ảnh hưởng sâu rộng trên cuộc sống của hàng triệu người, trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội, như chúng ta chứng kiến hiện nay.

Nhưng một sự thật khác người ta cũng cần phải ghi nhận, đó là nếu ngày nay biến cố Fatima đã đạt được những thành quả tích cực và thực tiễn, đã chinh phục được thế giới, hay nói đúng hơn, đã chinh phục được sự xác tín của hàng triệu tâm hồn như thế, thì không phải do ảnh hưởng của bất cứ quyền lực ngoại tại nào khác, nhưng là do chính sức mạnh siêu nhiên của Sứ điệp Fatima. Do đó, Đức Hồng Y Cerejeira, Thượng Phụ Lissabon, thủ đô Bồ Đào Nha, đã phát biểu: „Không phải Giáo Hội đã làm cho thế giới chấp nhận Sứ điệp Fatima, nhưng chính Sứ điệp Fatima đã tự chinh phục được thế giới“(1).

Thật vậy, từ khởi đầu cho tới mãi ngày nay, Sứ điệp Fatima vẫn luôn phải đối mặt với những chống đối khốc liệt và dữ dằn đến từ nhiều phía, nhất là những thóa mạ hằn học cũng như những cáo buộc vô căn cứ của những kẻ thù của Giáo Hội, như các thành phần thuộc hội Tam điểm và những kẻ vô thần, khi họ chủ quan cho rằng biến cố Fatima chỉ là một sự lừa gạt dối trá và tinh xảo của hàng Giáo Sĩ, nhất là của mấy ông thầy Dòng Tên bày bịa ra. Nhưng sự thật luôn vẫn là sự thật và chiến thắng sau cùng bao giờ cũng thuộc về sự thật. Vâng, cuộc chiến của những kẻ thù Giáo Hội chống lại Sứ điệp Đức Mẹ Fatima có mưu mô, xảo quyệt và thâm độc đến đâu đi nữa, thì sau cùng vẫn vô hiệu quả và hoàn toàn bị thất bại chua cay. Đó là một điều tất yếu; vì làm thế nào mà sức mạnh tự nhiên có thể chiến thắng được sức mạnh siêu nhiên? và làm thế nào mà con người là một thụ tạo hèn yếu lại có thể chiến thắng được Thiên Chúa Tạo Hóa toàn năng? Việc làm của những kẻ thù Giáo Hội chống đối và thóa mạ Sứ điệp Fatima là một việc làm khờ dại, là việc lấy trứng chọi với đá. Sau đây chúng ta hãy nhìn lại sự diễn tiến của những thái độ ấy đối với Sứ điệp Fatima. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu