Lưu trữ

Archive for 28.10.2011

Thời nào dân Việt sướng nhất [1]?

 Thanh Nữ Cộng Hòa 1961.

LTCG (28.10.2011)

Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng: “thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…“. Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân. Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động  giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề. Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986.

Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây:

– Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006
– Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
– Chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
– So sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
– Lương công nhân tính ra kg gạo

Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản. Xem chi tiết…

CÓ PHẢI HOA THỊNH ĐỐN ĐÃ ĐƯA ÔNG DIỆM VỀ LÀM TỔNG THỐNG ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM?

 LTCG (28.10.2011)

Không chuyên khoa sử, không giữ bất cứ một chức vụ nào suốt thời đại Việt Nam công hoà đệ nhất và đệ nhị, tôi không có tham vọng viết tài liệu để ghi vào Việt Nam quốc sử.  Nhưng tôi phải cầm bút, vì tôi từng có dịp sống thân mật bên cạnh Tổng thống Ngô đình Diệm từ năm 1951 cho đến khi ông chết thảm vào năm 1963. Ông Ngô là một nhà ái quốc, tận tuỵ vì dân nước, mà bình sinh gặp rất nhiều hạng người thuộc hắc đạo đã không biết nhận xét chân tướng của ông, và công trình xây dựng của ông, lại còn vu khống cho ông đủ mọi thứ tội ác, sau cùng đã giết ông một cách dã man, sau khi ông vô tội mà đành giơ tay đầu hàng để tránh cho dân Việt nhất là quân đội dưới quyền ông khỏi cảnh chém giết lẫn nhau. Chết rồi người ta vẫn không để ông an nghỉ. Tại Việt Nam họ đào mồ ông lên đem hài cốt từ Nghĩa địa Mạc đĩnh Chi lên tận Lái thiêu. Tại hải ngoại cũng như ở quốc nội, các nhà văn ít người phán đoán công bình, kết cục là thư viện khắp nơi trên thế giới chứa đầy ắp những tài liệu hoàn toàn bất lợi cho ông.

      Từ trước tới nay, tôi im hơi lặng tiếng vì biết mình tài mọn, đành phải chờ đợi một ngày trời xanh mây tạnh,  những  người cao kiến hơn tôi, nhiều kinh nghiệm hơn tôi, vị trí trong xã hội và trong làng văn cao cả hơn tôi…, sẽ ra tay bênh vực ông Ngô đình Diệm…Nhưng tiếc thay cho tới bây giờ chỉ thấy mấy tờ báo chí ở hải ngoại (trong số có tờ Văn nghệ tiền phong),  và một nhóm khá nhỏ nhà chính trị, nhà văn, nhà giáo (trong đó có các ông Lâm lễ Trinh, Nguyễn văn Chức, Hoàng hải Thuỷ và  Tôn thất Thiện) dám hiên ngang đứng lên mà nói thẳng ra sự thực:  ông Ngô đình Diệm, tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hoà là một con người thành tâm yêu nước, tội ít mà công nhiều.

        Núp sau trào lưu này, tôi bụng bảo dạ: Hay là chính mình cũng sẽ viết một cuốn hồi kí ghi lại những giai thoại mình biết về ông Ngô đình Diệm trải qua 12 năm kể từ năm 1951 cho tới năm 1963? Sách có thể đề là: “Tôi thương nhớ một ông bạn vong niên: Tổng thống Ngô đình Diệm”. Ở phần thứ hai hồi kí, tôi dự tính sẽ ghi lại những lưu niệm của một quan sát viên ở hậu trường, với tư cách là bằng hữu vong niên, khách quan theo rõi các hoạt động của Tổng thống Diệm sau năm 1954 . Trong phần này tôi có thể đưa ra nhiều chi tiết về sự thành công của chương trình dinh điền (Hố nai, Cái Sắn, Dốc Mơ); chương trình ấp chiến lược; các mối giao liên Cộng hoà Việt Nam với quốc tế; những cạm bẫy Cộng sản mượn diện tôn giáo mà buông kín xuống đầu ông Diệm qua Thượng toạ Thích trí Quang…Đặc biệt là cuộc hội kiến ngày 15 tháng 8 1963, có mặt Đúc Cha Ngô đình Thục và một chức sắc cao cấp Hoà Hảo mà tôi không nhớ tên (thiếu ông Nhu).  Hôm đó chúng tôi thảo luận về chính sách Hoa kì và Vatican, lại nói về những âm mưu đen tối của Đại sứ Cabot Lodge…Nhưng thiết tưởng mấy chuyện đó hoặc là dễ nhận xét, ai ai cũng thấy được; hoặc là đượm nặng mùi chính trị đảng phái, một linh mục như tôi cần tránh xa. Kết cục tôi quyết định chỉ viết ra phần thứ nhất:  kể sơ qua mấy hoạt động của Chí sĩ Ngô đình Diệm vào giai đoạn hơn hai năm ông lưu vong ở Hoa kì với hi vọng sẽ không chạm nọc ai, mà trái lại có thể trả lời câu hỏi: Có phải Mĩ đã đem Ông Ngô đình Diệm về Việt Nam thiết lập đệ nhất Cộng hoà hay không?

1 – Hai quỹ đạo (một ngôi sao sáng và một cục thiên thạch) gặp nhau

      Danh tính ông Ngô đình Diệm vang lừng khắp sơn hà năm 1937, khi ông giũ bỏ áo mũ, từ chức Thượng thư Lại bộ vì bất mãn với chính phủ Bảo hộ nặng tay áp chế Nam triều. Tuy còn nhỏ tuổi (T.t. Diệm ra đời năm 1901, tôi năm 1920 ; niên canh hơn kém nhau gần hai con giáp theo tiểu chu kì – xem Giáp ở cuốn Từ điển Văn học Việt Nam TvKiệm sắp xuất bản) tôi cũng tò mò tìm hiểu  thêm. Câu phong dao bình dân trên cửa miệng trẻ con xứ Huế lúc ấy đã vang xa tới tận Ninh bình, Thanh hoá nơi tôi sống lúc bấy giờ: “Phế vua không Khả, đào mả không Bài”; Ông Khả là ai vậy? Ông Bài là ai vậy? Dần dần tôi mới hay: lưỡng vị  là hai bậc lương đống của Nam triều dưới triều vua Thành thái, cả hai theo Thiên Chúa giáo, và ông Nguyễn hữu Bài đã cực lực phản kháng mấy người Pháp manh tâm xúc phạm tới lăng mộ các vua Nguyễn để tìm vàng; và Ngô đình Khả đã dám lên tiếng bênh vực mấy vua nhà Nguyễn muốn đòi tự do. Té ra người theo Thiên Chúa giáo cũng giàu lòng yêu nước như ai, và cụ Khả là phụ thân ông Diệm! Xem chi tiết…

Hiến Pháp 26.10.1956 và thực tại chính trị dân chủ miền Nam

LTCG (28.10.2011)

Trước đây, hơn 50 năm, vào đầu năm 1954, Việt Nam đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm của một sự phá sản toàn diện. Thật vậy, tin Điện Biên Phủ thất thủ không những gây nên một không khí bi quan tột cùng tại Việt Nam, mà còn kéo theo một cơn lốc chính trị khiếp hải tại nghị trường Ba Lê, khiến chính phủ Laniel bị sụp đổ. Mandes France được quốc hội tín nhiệm lên làm thủ tướng với lời hứa hẹn sẽ giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương trong vòng 30 ngày, nghĩa là phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá. Còn Hoa Kỳ, dù trước đó, được Pháp khẩn khoản yêu cầu can thiệp, Tổng Thống Eisenhower do dự, không dám quyết định, sợ mất uy tín vì viễn tượng vô cùng mờ mịt cả về quân sự lẫn chính trị tại Việt Nam.

Trước tình thế hầu như tuyệt vọng đó, Ông Diệm đã chấp nhận mọi thử thách để về nước chấp chánh. Không một quan sát viên quốc tế nào vào thời đó, dù lạc quan nhất đi nữa, dám tin rằng chính phủ Diệm có thể tồn tại hơn 6 tháng. Nhưng như một phép mầu, Ông Diệm đã vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã, cùng những âm mưu thâm độc đang vây hãm, muốn nhận chìm chính phủ của Ông từ trong trứng nước.

Thật vậy, nhờ một ý chí quật cường, một năng lực vô song, tài lãnh đạo sáng suốt, cùng một cuộc sống đạo đức cá nhân trong sáng, thánh thiện và một thành tích chống Pháp và chống Cộng không tì  vết … đã giúp Ông Diệm thống hợp được ý chí dũng mãnh phi thường của toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước dành độc lập và tự do cho tổ quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện được nhưng thành tưu đáng kể như sau:

Biến một quân đội lệ thuộc ngoại bang và tình trạng nhiều quận đội trong một quân đội, thành một quân đội quốc gia độc lập và thống nhất, có tổ chức qui củ, có kỷ luật, có tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Biến tình trạng nhiều quốc gia trong một quốc gia, do nạn giáo phái hung cứ mỗi nhóm một phương thành một quốc gia thống nhất, với một cơ chế chính quyền trung ương vững mạnh, đủ uy lực để huy động mọi tiềm năng quốc gia vào công cuộc phát triển kinh tế, canh tân xã hội và kiến tạo một đất nước dân chủ tiến bộ trong ổn định và thanh bình.

Thay đổi một cơ chế chính trị mơ hồ bằng một định chế chính trị dân chủ tiến bộ, với một bản hiến pháp, phù hợp với trào lưu chính trị thế giới, vừa đảm bảo được những quyền tự do cơ bản của mọi công dân, nhưng cũng vừa đủ mạnh để duy trì uy quyền quốc gia, nhằm đối phó với cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo do Cộng sản Bắc Việt chủ xướng. Đồng thời, tạo cơ hội để huy động mọi năng lực để tái thiết đất nước và xây dựng kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu của một quốc gia bị đô hộ mới thu hồi độc lập.

Nhưng trong tất cả thành quả kể trên, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã coi trọng và rất tự hào về việc ban hành Hiến Pháp 26.10.1956, vì theo Tổng Thống, các quốc gia láng giềng Á Châu, đã mất ít nhất một vài ba năm mới có thể kiện toàn cơ chế căn bản của nền dân chủ của họ, còn chế độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ cần một năm đã ban hành được một bản Hiến Pháp dân chủ và tiến bộ, đồng thời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đất nước về mọi phương diện. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975

Một góc Sài Gòn trước năm 1975


LTCG (28.10.2011)

Cho đến năm 1975, thì tại miền Nam Việt Nam, ít có ai nói hay viết gì về chuyện “Xã hội Dân sự” (the civil society = XHDS). Tuy nhiên, từ mấy chục năm gần đây, thì khái niệm XHDS đã trở thành rất thông dụng phổ biến trong các sách báo, trong lãnh vực truyền thông khắp nơi trên thế giới. Và như ta đã thấy XHDS chính là cái khu vực thứ ba (the third sector) bên cạnh khu vực chính quyền nhà nước (the state) và khu vực thị trường kinh doanh (the marketplace). Cả ba khu vực này khác biệt với nhau, nhưng cùng sinh họat chung với nhau trong tư thế cộng đồng sinh tồn (co-existence) để tạo thành cái không gian xã hội (the social space) do tập thể con người chúng ta sinh sống hợp quần trong xã hội mà tạo lập ra. Để tóm tắt cho gọn cái định nghĩa về XHDS, ta có thể biểu thị bằng một phương trình đơn giản như sau đây:

“Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường + Xã Hội Dân Sự”.

Khu vực nhà nước gồm các đơn vị cơ sở chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương. Khu vực thị trường kinh doanh gồm các công ty, xí nghiệp họat động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận (for profit). Còn khu vực XHDS, thì gồm các tổ chức “phi chính phủ” họat động có tính cách tự nguyên và bất vụ lợi (non-governmental, voluntary, non-profit organisations).

Theo tiêu chuẩn này, thì rõ ràng là tại xã hội ở miền Nam Việt Nam hồi trước đã có một khu vực XHDS rất sinh động, khởi sắc. Với bài viết này, tôi xin cố gắng ghi lại mấy nét đặc sắc của XHDS – mà cho đến nay ít có người đề cập đến với sự trình bày gọn gàng mà bao quát cần thiết – để người đọc bình thường có thể hình dung ra được cái khung cảnh sinh họat của một bộ phận có tầm vóc và tiềm năng thật to lớn của dân tộc tại miền nam, dù là trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt tang thương đẫm máu thuở đó.

I– Một số đoàn thể, hiệp hội tiêu biểu.

A/ Hội Hồng Thập Tự.

Hội này có một trụ sở khá là bề thế khang trang, tọa lạc tại góc đường Cống Quỳnh và Hồng Thập Tự, gần với Bảo sanh viện Từ Dũ Saigon. Trước năm 1975, Dược sĩ La Thành Trung giữ nhiệm vụ Hội trưởng. Tại nhiều tỉnh lại còn có các chi nhánh của Hội nữa. Hội HTT được tổ chức theo khuôn mẫu của HTT quốc tế, nên phương thức sinh họat khá là mở rộng, thông thóang hòan tòan theo lý tưởng nhân đạo, chứ không hề theo đuổi một mục tiêu chính trị nào. Và chính quyền tại miền Nam hồi ấy cũng không hề có hành vi nào nhằm can thiệp, khống chế tổ chức này. Về mặt đối ngọai, HTT hòan tòan được tự do liên lạc với Hội HTT Quốc tế (CICR = Comité International de la Croix Rouge) có trụ sở chính tại Geneva, cũng như liên lạc với các Hội HTT bạn ở các quốc gia khác. CICR là một tổ chức thuần túy nhân đạo nhằm giúp các nạn nhân thiên tai bão lụt, động đất, bệnh dịch hay do chiến tranh gây ra, được thành lập đầu tiên tại Thụy sĩ từ cuối thế kỷ XIX và sau này phát triển tại khắp nơi trên thế giới. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Hồi ký Steve Jobs – Thế giới trong tuần

LTCG (28.10.2011) 

* Hồi ký Steve Jobs

Sách về cuộc đời và sự nghiệp của huyền thoại Steve Jobs chính thức ra mắt

==================================

* Thế giới trong tuần  

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 27.10.2011

LTCG (28.10.2011)

* Bản tin video sáng ngày 27.10.2011

Việt Nam và Philippines ký kết thoả thuận về biển Đông.

================================

* Bản tin video tối ngày 27.10.2011

ExxonMobil phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Mọi chế độ độc tài đều giống nhau từ con đường đi đến điểm kết thúc

LTCG (28.10.2011)

Những ngày qua, báo chí thế giới đã bình luận nhiều về cái chết của nhà độc tài, cựu lãnh đạo Lybia, đại tá Muammar Gaddafi. Trừ một số ít phản ứng trái chiều của một vài lãnh đạo của các quốc gia độc tài khác, nhìn chung từ nhân dân Lybia cho đến dư luận thế giới đều cho rằng chính đại tá Muammar Gaddafi đã tự gây ra cái kết cục bi thảm đó cho mình. Nói theo nhà Phật là gieo nhân nào, gặt quả nấy.

Khi còn ở trên đỉnh cao quyền lực thì tham lam, tàn ác, độc tài vô độ, khi thời cuộc đã xoay chuyển, thì không thức thời, không chấp nhận từ bỏ quyền lực mà cố thủ đến cùng, bất chấp tất cả. Rốt cuộc là một cái chết thê thảm, nhục nhã, vợ con gia đình người bị giết người phải tha hương, tài sản rồi cũng phải hoàn trả lại cho nhân dân.

Từ cái chết của nhà độc tài Muammar Gaddafi và hàng loạt những nhà độc tài khét tiếng trong lịch sử nhân loại trước đó như Thủ tướng Đức quốc xã Adolf Hitler, Thủ tướng Ý Benito Mussolini, nhà độc tài cộng sản Romania, Nicolae Ceausescu, Tổng thống Iraq Saddam Hussein …những bài học cũng đã được dư luận rút ra cho những nhà độc tài và những chế độ độc tài nói chung. Rằng mọi kẻ độc tài, mọi chế độ độc tài trước sau gì cũng sẽ bị lật đổ, tiêu diệt. (Vấn đề là những kẻ/chế độ độc tài còn lại trên thế giới có học được bài học đó hay lại đối phó bằng cách ngược lại, tiếp tục tự bịt mắt mình và bưng tai bịt mắt nhân dân, thi hành mọi biện pháp có thể để kéo dài tuổi thọ của mình/của chế độ?) Xem chi tiết…

RFA: Đơn khởi kiện ĐPT và TH của nhóm nhân sĩ trí thức bị trả lại

LTCG (28.10.2011) 

Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa trả lại đơn khiếu nại của nhóm nhân sĩ trí thức Hà Nội khởi kiện Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
 

AFP

Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011

Đơn khởi kiện thiếu chứng cứ?

Sau khi Tòa án Nhân dân Quận Đống đa trả lại đơn khiếu nại của nhóm nhân sĩ trí thức Hà Nội khởi kiện Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về việc phát một phóng sự có nội dung vu khống, xuyên tạc hành động biểu tình chống Trung Quốc của nhóm này với hàm ý cho rằng hành động biểu tình của họ do thế lực bên ngoài xúi giục và có mục đích chống phá nhà nước. Sáng hôm nay, ngày  27 tháng 10 Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện một trong những người có tên trong danh sách khiếu kiện cho biết diễn tiến mới nhất trong vụ kiện này như sau: Xem chi tiết…

Văn thư DCCT Hà Nội trả lời Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội

LTCG (28.10.2011) – Hà Nội – Như đã thông tin, chiều 26.10.2011, vào khoảng 4h20 đoàn cán bộ Công an quận Đống Đa và phường Quang Trung cùng với phóng viên đột ngột vào Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà yêu cầu các linh mục phải tiếp.

Nhưng vì bận nhiều công việc mục vụ và không có giấy thông báo trước, nên các linh mục DCCT Hà Nội không thể sắp xếp thời gian để tiếp đoàn cán bộ Nhà nước. Sau khi ra về, đoàn cán bộ đã để lại Giấy mời số 207/GM-UBND đề ngày 26/10/2011 của UBND phường Quang Trung cùng với “Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa” lập ngày 26/10/2011 của Thanh tra Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

Dưới đây xin đăng Văn Thư Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội gửi Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch: Xem chi tiết…

Giáo dân Thái Hà xuống đường yêu cầu nhà cầm quyền trả lại Tu viện

LTCG (28.10.2011)

Chiều nay (27/10/2011), các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế – giáo xứ Thái Hà đã dẫn đầu một đoàn giáo dân tới Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa nộp đơn yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trao trả tu viện cho Nhà dòng và Giáo xứ.

Đoàn khởi hành từ nhà thờ Thái Hà, với những biểu ngữ mang dòng chữ: ‘Đừng biến tu viện và nhà nguyện thành chốn ăn chơi tội lỗi”, “Nơi thờ tự tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ, yêu cầu thực hiện nghiêm túc”…

Sự xuất hiện bất ngờ của đoàn giáo dân Thái Hà khiến dân chúng đi bên đường ngạc nhiên. Nhiều người đã lên tiếng ủng hộ việc làm phải đạo của giáo dân Thái Hà.

Kể từ ngày nhà cầm quyền Hà Nội khởi động chiến dịch cướp trắng tu viện cũ của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, qua cái gọi là “Dự án trạm xử lý nước thải”, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà đã rất bức xúc về việc làm ngang ngược bất chấp pháp luật của nhà cầm quyền Hà Nội.

Ngày 7/10/2011, giáo xứ đã làm đơn kiến nghị yêu cầu “dừng việc xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại cho giáo xứ Tu viện” (nay là bện viện Đống Đa), để xử dụng đúng mục đích tôn giáo. Bất chấp những yêu cầu chính đáng hợp pháp của tập thể các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà, những ngày qua, nhà cầm quyền Hà Nội, tiếp tục  tung ra những tin đồn, như “Nhà nước sẽ làm dự án này trong một đêm”, khiến giáo dân bức xúc vì những đòi hỏi hợp pháp bị vi phạm, nhất là vì nhà cầm quyền Hà Nội đã không tôn trọng luật pháp mà chính họ đã đề ra. Xem chi tiết…

DCCT Hà Nội lắp bảng đèn điện tử yêu cầu nhà cầm quyền trả lại Tu viện

LTCG (28.10.2011) – Theo nguồn tin riêng của VRNs, trong một ngày gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tiến hành thi công “Trạm xử lý nước thải” tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội hiện nhà cầm quyền đang mượn làm bệnh viện Đống Đa. Thời gian thi công khoảng từ 23 giờ đêm đến 4giờ sáng ngày hôm sau.

Toàn thể tu sĩ DCCT Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà cực lực phản đối hành động đen tối này của nhà cầm quyền Hà Nội và quyết tâm sẽ bảo vệ Tu viện bằng mọi giá.

Tu viện DCCT Hà Nội đã lắp đặt bảng đèn điện tử với nội dung “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”. Bảng này được đặt ở nơi cao nhất trong khuôn viên Tu viện hiện nay cho mọi người đọc thấy mỗi khi đêm về.

Thế nhưng, thay vì xem xét yêu cầu chính đáng này để trả lại Tu viện cho DCCT Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà, khắc phục sai lầm trong quá khứ của mình, nhà cầm quyền Hà Nội lại “xua quân” đến hòng triệt hạ tinh thần bất khuất, kiên cường đi tìm công lý của Tu sĩ và giáo dân Thái Hà. Chiều ngày 26/10/2011 một phái đoàn hùng hậu của thanh tra Sở Văn hóa và Du lịch Hà Nội cùng với công an chìm nổi với máy quay phim, chụp hình đã kéo đến Tu viện DCCT Hà Nội mà không thông báo trước. Không có ai tiếp đón, họ đã đơn phương làm biên bản không có sự chứng giám của chủ nhà và để lại biên bản như hình dưới đây: Xem chi tiết…

Nói chuyện với một người vô thần về Kitô giáo

Cách đây không lâu, chủ nghĩa vô thần là một hệ thống tín ngưỡng mà họ không dám nói tên. Ngay cả người hoài nghi hăng hái nhất cũng có lúc miễn cưỡng bảy tỏ niềm tin, hoặc chí ít là đối với những phúc lành là nguồn cội của nhân loại.

Nhưng điều này không còn nữa. Chủ nghĩa vô thần trở thành một ảnh hưởng mạnh mẽ và đang phát triển trong nền văn hoá của chúng ta. Bạn có thể nhìn thấy chúng ở mọi nơi, từ kệ trưng bày những quyển sách bán chạy nhất tại nhà sách cho đến những miếng dán hình con cá (biểu tượng của Kitô giáo) bị biến hoá theo kiểu Darwin trên xe hơi nơi đường phố. Những người theo chủ nghĩa vô thần thoải mái tuyên bố họ là vô thần, thoải mái phát huy chủ nghĩa vô thần và thoải mái gièm pha tôn giáo, và theo những nhà vô thần lỗi lạc, tôn giáo nằm trong danh sách những ơn lành của nhân loại, ở nơi nào đó giữa bệnh bạch cầu và Chủ nghĩa Phátxít.

Và trong thời đại ngày nay, chúng ta đối mặt với chủ nghĩa vô thần thường xuyên hơn, nhưng Kitô hữu đôi khi nhận thấy mình không được chuẩn bị tốt để đương đầu với kiểu chủ nghĩa vô thần mạnh mẽ này. Đặc biệt đối với những người suốt cả đời là Kitô hữu, những lý luận của những người theo thuyết vô thần quá xa lạ đối với họ làm cho họ không biết phản ứng lại thế nào, và thường rơi vào trạng thái tức giận (“Làm sao bạn dám nói thế?!”) hoặc trạng thái lo sợ (“Nếu họ nói đúng thì sao?!”), cả hai trạng thái đều không tốt, làm nguy hại đến vai trò chứng nhân của một Kitô hữu, và giúp cho những người vô thần càng vững vàng trong chủ nghĩa vô thần của mình. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

GIỜ THỨ 25

 

LTCG (28.10.2011)

Một ngày kia, trong sự buồn sầu, các Thiên Thần thưa với Thiên Chúa:

– Nhân loại ngày nay hầu như đã quên hẳn sự cầu nguyện.

Cố vấn của Thiên Quốc liền hỏi các Thiên Thần nguyên do tại sao. Các Thiên Thần lần lượt trình bày:

– Nhân loại biết họ thiếu sót trong vấn đề cầu nguyện và cũng thường hối tiếc về điều đó. Nhưng họ than là không có thời gian để cầu nguyện.

Nghe vậy, cả triều thần Thiên Quốc lấy làm sửng sốt vì một ngày dài 24 tiếng đồng hồ mà vẫn còn thiếu. Họ đề nghị: Để ngăn chặn sự xuống dốc này của nhân loại, chúng ta hãy suy nghĩ và tìm một giải pháp thích hợp. Thế là cả Thiên Quốc hăng say đưa ra các biện pháp làm sao giúp nhân loại tránh được đời sống quá tiện nghi, chạy theo vật chất, hay trừng phạt thật nặng nề như lũ lụt… Nhưng có một Thiên Thần lên tiếng:

– Xin Thiên Chúa cho ngày dài thêm ra một tiếng đồng hồ nữa, xem họ còn than trách không có giờ cho sự cầu nguyện không?

Đề nghị này cả Thiên Quốc thấy hay, và Thiên Chúa đã cho ngày dài hơn một tiếng. Giờ thứ 25 này được gọi là “giờ của Chúa”.

***

Nhưng trái với sự chờ đợi, vì vẫn không có nhiều lời cầu nguyện hơn. Các Thiên sứ lại được phái xuống trần gian để thăm dò tin tức. Sau thời gian rảo bước khắp nơi, các Thiên Thần trở về Thiên Quốc để báo cáo về tình hình hiện nay của nhân loại. Một vị kể lại: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư