Lưu trữ

Archive for 05.10.2011

Myanmar chọn dân và từ chối Trung Quốc – Thủ tướng Malaysia thúc đẩy việc hủy bỏ các đạo luật bóp nghẹt quyền tự do

LTCG (05.10.2011)

Myanmar chọn dân và từ chối Trung Quốc

SGTT.VN – Cuộc biểu tình hiếm có của người dân Myanmar trước đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Yangon vào ngày 20.9 dẫn đến quyết định dừng xây đập Myitsone của tổng thống Myanmar vào cuối tuần qua, cho thấy làn sóng ngầm chống Trung Quốc tại xứ sở “vùng đất vàng” đã tạm thời thắng thế.

Làm ngơ quyền lợi người dân bản địa

Đập trên sông Irrawaddy đã tạo nên một túi chứa nước còn lớn hơn cả Singapore. Ảnh: AP

Dự án đập Myitsone do Trung Quốc làm chủ đầu tư càng làm tình trạng chống Trung Quốc thêm trầm trọng. Xét về văn hóa, địa điểm xây đập ở thượng nguồn sông Irrawaddy là nơi có ý nghĩa thiêng liêng và được coi là nguồn gốc khai sinh ra Myanmar. Xét về ý nghĩa môi trường, nếu xây đập sẽ có thể gây ngập lụt trên diện rộng khiến hàng chục ngàn người dân phải bỏ nhà mà đi, hủy hoại khu vực đa dạng sinh học vào bậc nhất.

Tập đoàn đầu tư điện lực Trung Quốc (CPI) đã thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia người Trung Quốc và Myanmar để khảo sát ảnh hưởng môi trường khi xây đập. Bản báo cáo không được công bố rộng rãi, nhưng vài nhà hoạt động đã tìm cách có được nó. Trong báo cáo gợi ý nên xây hai con đập nhỏ hơn thay vì một con đập lớn. Lời đề xuất đó đã không được đoái hoài. Ngoài ra, khi đập xây xong, dự kiến khoảng 90% điện năng tạo ra sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Người dân Myanmar không muốn phải đánh đổi những thiệt hại quá lớn đó. Họ bắt đầu chiến dịch phản kháng từ năm 2007. Trong tháng 4.2010 đã xảy ra bốn vụ nổ tại khu vực xây đập, khi đó các công nhân Trung Quốc còn đang ngủ. May mắn không có ai thiệt mạng. Còn từ đầu năm 2011 đến nay đã liên tục diễn ra các phong trào đấu tranh kêu gọi ngừng xây đập, của người dân trong nước, các nhà hoạt động vì môi trường và dân chủ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Quốc Tế

Xua dân thường bắt cướp – Lợi một, hại mười…

 

Anh Chính – một hiệp sĩ dũng cảm bắt cướp bị bắn xuyên trán hôn mê sâu ngày 2/10 sau đó đã tử vong vào chiều ngày 3/10/2011

LTCG (05.10.2011)

Nói đến việc chê cái dốt, cái dở của nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, nhiều người cho rằng có định kiến thì chỉ nhìn thấy cái xấu, “không ưa thì dưa có giòi”. Nhưng chuyện xua dân thường tay không bắt cướp thì rõ ràng là một hành động vô nhân đạo và thiển cận!

Chủ trương đẩy mạnh phòng chống tội phạm và tuyên truyền ý thức người dân chủ động phòng chống tội phạm, phải nói một cách khách quan là đúng đắn. Nhưng phòng như thế nào, chống bằng biện pháp nào mới là vấn đề cần nói. Chống trộm thì khá là đơn giản rồi: Đề cao cảnh giác, tiền gửi ngân hàng hoặc nạp vào thẻ ATM, đi tàu xe phải giấu tiền thật kỹ và chỉ mang vừa đủ tiền tiêu vv… Riêng chống cướp là điều vô cùng khó, vậy mà chính quyền chủ trương khuyến khích người dân chống cướp, bắt cướp bằng tay không mới là chuyện lạ đời!

Tối 2/10/2011 tại Nhà hát Hòa Bình thành phố Sài Gòn, công an đã tổ chức một cuộc gọi là “hội ngộ” các hiệp sĩ đường phố của Sài Gòn, Bình Dương và một số tỉnh Miền Bắc, có quay phim ghi hình phát lên truyền hình hẳn hoi. Chuyện tôn vinh tinh thần dũng cảm của các công dân quên mình bắt cướp là điều rất tốt. Nhưng điều này không thể trở thành một “chủ trương của Đảng và nhà nước”, nhằm khuyến khích người dân mạo hiểm đối đầu bắt cướp, vì đây là một việc làm hoàn toàn sai trái, vô nhân đạo. Chẳng khác nào cho trẻ em tay không bắt rắn độc, hoặc khuyến khích người ta lội bộ xuống sông mà bắt cá Sấu.

Chuyện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng bằng khen cho câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, thành phố Biên Hòa ngày 19/8/2011 là một việc làm đúng về ý nghĩa, nhưng hoàn toàn sai về chủ trương. Tuy chẳng có một văn bản nào từ cấp trung ương đến địa phương quy định thành lập các nhóm hiệp sĩ đường phố. Nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm dân thường tay không trên khắp cả nước bất đắc dĩ phải trở thành hiệp sĩ, vì những chỉ đạo bằng mồm từ chính quyền và công an.

 Theo thông tin từ công an Bình Dương, tính đến nay, ít nhất đã có 7 “hiệp sĩ” ở tỉnh này phải vào bệnh viện cấp cứu vì bị tội phạm tấn công. Mới đây, một “hiệp sĩ” ở thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, khi dũng cảm đón đầu bắt cướp đã bị chúng tông xe máy gãy chân. Một “hiệp sĩ” khác cũng ở huyện Tân Uyên bị xe tải đâm tử nạn khi đang truy đuổi một nghi can. Đó là những con số đau lòng! Đó là những con số của sự thất bại… Xem chi tiết…

Sợ

 

LTCG (05.10.2011) 

Chuyện kể rằng ông Tôn Đức Thắng khi còn ở trên đỉnh cao chót vót, làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã than thở với đồ đệ: “Đ.M. tao cũng sợ” (Nguyễn Văn Trấn, “Gửi Mẹ và Quốc Hội”). Ở chức vụ như ông thì có chi mà sợ chớ? Ông sợ vì đám du côn đã sơn phết, tân trang, bóp nặn ông từ một thợ máy lên thành Chủ tịch nước thì tụi nó cũng sẵn sàng bóp cổ dìm ông xuống …sông Sài Gòn như chơi.

Nói bậy, nghĩa khí của người tài ba thì ông ta phải nói là “Đ.M tao đếch sợ”; hay là người ta xuyên tạc lời lãnh tụ? Xuyên tạc chắc chắn là có, bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản đã xuyên tạc đời tư của ông, từ một thợ máy tầm thường của hãng Ba Son thành anh hùng trên biển Hắc Hải, cho dù lúc đó ông đang ở …Việt Nam. Cái này thì ăn nhập gì với điều ông vừa nói ra? Khoan, vì thế ông ta phải sợ khi có người vỗ vai nói nhỏ “Tôi sẽ nói hết sự thật của đồng chí” thế là ông ta …teo và co rúm người lại.

Sự thật thì có gì mà phải sợ? Ông ta biết chắc đoạn kết của sự thật là “mò tôm” nên … “Đ.M tao cũng sợ”.

Không được, anh hùng và phường ăn cướp phải khác nhau chớ? Anh hùng đâu? Tui đâu dám nói đến anh hùng như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực… khi họ ưỡn ngực bước lên đọan đầu đài, vươn cổ chịu chết để dân tộc Việt được hồi sinh, tui đang nói về …Chí Phèo thôi mà. Anh Chí Phèo này là anh hùng mà, ít ra anh ta đã làm cuộc cách mạng vô sản nổi dậy chống lại bọn địa chủ bóc lột, Bá Kiến, trong cái làng Vũ Đại.

Anh du côn này không có gì để mất; thiệt đúng là vô sản. Và anh ta chỉ hành động khi có rượu, chất kích thích và xúi giục anh ta làm càn, làm đại và làm …ẩu. Khi tỉnh rượu rồi thì anh ta SỢ, “Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi thuở ngày xưa…” (Nam Cao, “Chí Phèo”)

Bác Tôn nhà ta cũng nằm trong cái đám lôm côm ấy! Không, họ là người cộng sản, họ không biết sợ. Cộng sản và phường ăn cướp khác gì nhau? Thưở sơ khai, Marx chỉ biết phân định hai giai cấp. Đó là giai cấp bị trị là tầng lớp lao động, và giai cấp bóc lột là tầng lớp chủ phương tiện sản xuất. Marx mơ đến lúc xã hội lý tưởng không có giai cấp để mọi người bình đẳng. Tiếp theo lời Marx, Angels khuyến khích giai cấp lao động hãy đấu tranh giai cấp để giành quyền thống trị vì nếu thắng sẽ được cả thế giới, còn thua thì chỉ mất …cái quần xà lỏn! Nghe vậy Lenin khoái quá bèn phát triển thêm ý tưởng “bạo lực cách mạng” để “cướp” chính quyền và khi thành công là phải “triệt tiêu tư bản”, vì thế người cộng sản khi thành công đã giết sạch tư bản dân tộc, đã chưa? Xem chi tiết…

Stalin – Tên giết người

LTCG (05.10.2011) 

“Các sĩ quan Ba Lan bị sát hại ở Katyn năm 1940, đã bị giết theo lệnh của chính quyền Liên Xô, trong đó có Joseph Stalin” – Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình tiếng Anh, “Russia Today“.

Các nhà sử học Ba Lan và các chính trị gia xem tuyên bố này như là một bước tiến tới sự thật về sự kiện cách đây 70 năm.

Cuộc phỏng vấn được ghi âm trong phòng thu của đài truyền hình “Russia Today” tại Washington, nơi Tổng thống Nga Medvedev tham dự Hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân và nội dung của nó cũng đã được đăng trên trang Web của Kremlin.

Stalin – Tên giết người

– “Nếu nói về Stalin và những người làm việc theo chỉ đạo của ông ta, tức là những người lãnh đạo của Liên Xô bấy giờ, thì họ đã thực hiện tội ác giết người. Điều này dễ hiểu và rõ ràng cho tất cả. Họ đã gây tội ác chống lại chính nhân dân của mình trước hết, và trong phạm trù nào đó đối với lịch sử” – Medvedev nói.

Tổng thống Medvedev không đồng ý với ý kiến cho rằng, ở Nga đang có một sự phục hưng chủ nghĩa Stalin. Ngoài ra ông phản đối sự so sánh nước Nga với Liên Xô. – “Có những người thích Stalin và mọi thứ liên đới với ông ta. Thượng đế sẽ phán xét họ. Nhưng trong xã hội trong sự đánh giá Stalin và khoảng thời gian đó, không có sự thay đổi nào được thực hiện” – Tổng thống Nga nhận định.

– “Nga không phải là Liên Xô và đứng đầu nhà nước Nga là những người mà tôi hy vọng, khác hẳn với Stalin và cộng sự của ông ta” – Medvedev nhấn mạnh.. Xem chi tiết…

Nỗi Nhục Non Sông.

LTCG (05.10.2011)

Cách đây ba năm, ngày 20-9-2008, trong phiên họp gọi là giải trình sự kiện về việc nhà nước đã cho xe ủi đất đến ủi bằng khu đất nhà Chung để làm công viên cây xanh. Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt đã công bố Tuyên Ngôn Công Lý( tôi gọi như thế) ngay tại văn phòng của UB/NDHN, trước sự hiện diện đông đủ của các cấp thuộc hàng lãnh đạo đảng và hành chánh của thành phố HN, và một số viên chức tại Tòa Giám Mục. Bài phát biểu này đã gây ra một nguồn công luận trái chiều, với những hậu qủa như những vết thương khó lành:

– Về phía nhà nước. Ngay lập tức, Việt cộng đã điên cuồng xử dụng mọi phương tiện truyền thông, truyền thanh, rỉ tai ở mọi nơi, mọi chốn, mọi cấp, để bôi lọ phỉ báng, lẫn buộc tội cá nhân vị TGM Hà Nội với ý đồ đẩy ông ra khỏi cương vị TGM ở Hà Nội. Trong số những ngưòi điên cuồng vào cuộc đánh phá ông theo lệnh Việt cộng, có ông nhà báo, nhà giáo Sử thuộc đại học Huế, Hà văn Thịnh.

– Về phía giáo dân Việt Nam, cách riêng là Hà Nội, đã tràn nước mắt khi TGM Kiệt vì những thói đê hèn của Việt cộng ngăn cản ông trong công tác Mục Vụ, ông đã từ nhiệm rời chức vụ TGM Hà Nội. Về phía nhân dân Việt Nam, triệu triệu tim lòng như tan vỡ ra vì hình ảnh của một chính nhân quân tử yêu nước đã bị buộc phải rời quê hưong trên một chuyến bay về đêm. Họ đau xót không phải chỉ là thương cho thân phận của ông, nhưng là đau xót khi niềm tin vào Công Lý, Sự Thật, cho toàn dân đã bị tổn thương nặng nề.  Xem chi tiết…

[Video] Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 03&04.10.2011

LTCG (05.10.2011)

* Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 03.10.2011

Âm thầm lắp ráp trong 7 năm trời, Việt Nam vừa cho ra đời chiếc tàu chiến đầu tiên tại Cảng Hải Phòng trị giá 1 triệu đô la mang số hiệu HQ 272.
Nhà sản xuất chiếc tàu chiến “made in Việt Nam” đầu tiên này là Công ty đóng tàu Hồng Hà, tức nhà máy Z 173 cho biết, họ tiết kiệm được 90% so với giá mua chiếc tàu trên thị trường. 
Theo mô tả , chiến hạm này dài 54.16m, phần tàu rộng nhất là 9.16m, có tốc độ di chuyển tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu có thể hoạt động liên tiếp trên biển 30 ngày đêm bất chấp gió mạnh cấp 10 và sóng cấp 8 cũng như có tầm nhìn xa đến 2,500 hải lý.
Truyền thông trong nước trích lời ông Nguyễn Văn Đắc, Đại tá chính ủy của nhà máy Z173 cho biết, chiến hạm mang ký hiệu TT400TP đã “đạt độ chính xác đến hoàn hảo ngay trong lần đầu tiên bắn thử mục tiêu.

====================================

* Bản Tin Người Việt Online TV Ngày 04.10.2011

Về Việt Nam thăm quê, ngủ cùng phòng khách sạn với một phụ nữ lớn hơn mình 20 tuổi, một Việt kiều Mỹ đột ngột qua đời.
Báo Người Lao Ðộng cho biết người đàn ông này tên Trần Cường Quốc 42 tuổi, quê ở Rạch Giá, Kiên Giang, nhưng không thấy nói ở nơi nào tại Mỹ.
Tin tức cho hay, khoảng 3 giờ sáng ngày 4 tháng 10, người ta nghe tiếng tri hô cầu cứu của một phụ nữ trú ngụ tại khách sạn Minh Quân ở đường 30 Tháng Tư, thuộc trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

(click vào đây để xem tiếp)  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 03&04.10.2011

LTCG (05.10.2011)

* Bản tin video ngày 03.10.2011

=================================

* Bản tin video sáng ngày 04.10.2011

Đồng Tháp vỡ đê bao, hàng trăm hecta lúa và hoa màu chìm trong lũ.

 

=================================

* Bản tin video tối  ngày 04.10.2011

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

BBC: Blogger Điếu Cày gần một năm ‘bặt tin’

 

 Hơn 11 tháng gia đình nói vẫn không nhận được dấu hiệu gì cho thấy ông Hải vẫn còn sống

LTCG (05.10.2011) 

Gia đình ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) cho hay đến nay vẫn chưa nhận được thông tin gì về ông dù đã gần tròn một năm từ khi ông Hải bị bắt giam trở lại.

Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Hải, đã đến Cơ quan an ninh điều tra TPHCM ở số 4 Phan Đăng Lưu thêm một lần vào thứ Ba ngày 4/10 để hỏi tin tức ông Hải.


Đến ngày 19/10 năm nay là đúng một năm kể từ ngày ông Hải đột ngột bị bắt giam trở lại sau khi thi hành xong bản án ba năm tù giam về tội trốn thuế.

Kể từ đó, bà Tân đã nhiều lần đến số 4 Phan Đăng Lưu cũng như gửi tổng cộng chín thư yêu cầu, hai đơn khiếu nại và một lá đơn tố cáo nhưng đều không nhận được bất cứ thông tin gì về ông Hải.

“Tôi đến đó [số 4 Phan Đăng Lưu] vì đó là nơi ra thông báo bắt tạm giam [ông Hải] để điều tra,” bà nói với BBC.

Bà Tân cho đó là đầu mối duy nhất để hỏi thông tin về ông Hải.

Câu trả lời mới nhất mà bà Tân nhận được sáng ngày 4/10 là: “Bên điều tra vẫn chưa kết thúc điều tra nên vẫn chưa trả lời được” – bà Tân thuật lại lời Thượng tá Nguyễn Văn Hiếu, người tiếp bà sáng hôm đó.

Khi bà hỏi đến bao giờ thì kết thúc điều tra thì Thượng tá Hiếu trả lời là “chưa biết”.

Bà Tân có hỏi là đến bao giờ bà và các con bà được thăm ông Hải và gia đình sẽ được thông báo như thế nào thì nhận được câu trả lời tương tự: “Chưa kết thúc điều tra thì chưa thông báo,” theo lời bà kể lại.

Điều làm bà Dương Thị Tân lo lắng nhất là cho đến nay bà chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ ông Hải vẫn còn sống dù công an vẫn khẳng định với bà là ông Hải vẫn còn sống và khỏe mạnh. Xem chi tiết…

Phóng sự: Thăm gia đình các nạn nhân bị bắt (Phần 1)

LTCG (05.10.2011) – Là những người trẻ yêu Giáo hội, yêu quê hương, đất nước, hoàn cảnh gia đình của họ rất khó khăn nhưng họ luôn tích cực tham gia vào các hoạt động Công giáo, đặc biệt là các phong trào Sinh viên Công giáo. Họ sống một cuộc sống đơn sơ, chất phác, luôn đồng cảm với người nghèo, sống trách nhiệm với xã hội. Đó là những điểm chung của những thanh niên công giáo đã bị công an bắt cóc từ cuối tháng 7 cho tới nay.

Vậy là đã hơn hai tháng kể từ ngày những người thanh niên Công giáo đầu tiên bị Bộ Công An bắt cóc tại Sài Gòn. Đến nay, một số gia đình thì có giấy thông báo từ phía công an, một số gia đình khác tự đi tìm tòi và đều đã biết con em của họ đang bị công an bắt giữ, rồi bị cáo buộc cho cái tội danh như: “tuyên truyền, chống nhà nước XHCN – điều 88, Bộ luật hình sự” và “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân – điều 79, Bộ luật hình sự”. Ngoài việc gửi quà, họ không được biết con em của họ đã bị thủ tiêu hay còn sống? Tình trạng sức khỏe ra sao?

Vậy những thanh niên công giáo đó, họ là những con người thế nào? Họ đã làm gì cho giáo hội và xã hội? Hoàn cảnh gia đình của họ ra sao? Những vị chủ chăn đã ở đâu và đã làm gì khi con chiên của họ bị bầy sói uy hiếp tính mạng? Với không ít thắc mắc như vậy, trưa ngày 01/102011, chúng tôi đã quyết định lên đường đến thăm nom và động viên tinh thần một số các gia đình có con em đang bị bắt giữ.

Thiên nhiên quả là khắc nghiệt với vùng đất Miền Trung, đặc biệt là Nghệ An, một vùng quê nghèo, nhưng cũng từ mảnh đất Nghệ An nghèo nàn và khắc nghiệt này đã tạo nên rất nhiều vị anh hùng nổi tiếng như Vua Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ,… thậm chí còn là nơi này còn sinh ra Ông Hồ Chí Minh, một nhân vật khiến cho mọi người còn tốn quá nhiều giấy bút khi nhắc đến tên Ông, và dân tộc Việt Nam được sống trong cảnh bất công, dối trá và khủng bố tràn lan như hiện nay. Xem chi tiết…

Thư ngỏ của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp (Chủ tịch UB Công Lý & Hòa Bình) về nhiệm vụ và mục đích hoạt động của Ủy Ban trước những vấn nạn thời đại

[Video] Đức Sứ Thần Tòa Thánh Viếng Thăm Gp. KonTum (Phần 3)