Lưu trữ

Archive for 15.10.2011

Trung Quốc khống chế lãnh đạo đảng CSVN


LTCG (15.10.2011) 

1- Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Hồ Chí Minh 
Nhân dân Việt Nam, nhất là đồng bào ở miền Bắc không ai mà không biết đến cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lỡ đất” do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh thực hiện trên đất Bắc từ năm 1953 đến năm 1956 đã giết hơn nửa triệu người dân vô tội. (theo Thượng tọa Thích Quảng Độ trong bản “Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam”). Cũng chính vì chiến dịch CCRĐ này mà cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tố lẫn nhau tạo ra sự mất đoàn kết trong nhân dân và ngay cả trong gia đình mà hậu quả vô cùng bi thảm.
Ông Hồ Chí Minh kể từ khi theo đảng CS đệ tam quốc tế và ngữa tay nhận viện trợ của đồng chí Trung cộng, đấu tranh giải phóng gông cùm của Pháp 100 năm để mang vào cái ách của giặc Tàu 1.000 năm. Dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị Hán hóa và diệt chủng. Tội lỗi này được ông Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân (1954-1982) viết chuyện về “Bí mật HCM” kể như sau:
“Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ… 
“Muà hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)
Cụ Nguyễn Văn Trấn, một nhà cách mạng lão thành, trong thời kỳ CCRĐ đã đưa phái đoàn đại biểu miền Nam ra thăm ông Chủ tịch Quốc hội Tôn Đức Thắng, và ông kể lại trong “Viết cho Mẹ và Quốc hội”:
“Nè nghe má. Có lần anh chị em Nam bộ“đại biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho CCRĐ giết người như vậy?” 
“Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra ghế, vừa đi và nói: 
“Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói gì?”
“Quả thật, lúc CCRĐ còn nghe theo Chệc mà phóng tay phát động ai mà có ý kiến với nó thì sẽ bị quy là có tư tưởng địa chủ”. (VCMVQH- trang 267)
2- Tổng bí thư đảng CSVN: Lê Duẩn
Tổng bí thư Lê Duẩn, người trước kia theo Trung cộng chống bọn xét lại Liên Xô, sau lại theo Liên Xô chống Trung cộng, trong bài phát biểu năm 1979 ông nhắc lại chuyện bị đồng chí khống chế ra sao:
Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội (Trung quốc) đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác. Chúng tôi biết rõ mưu đồ này, nhưng phải cho phép (sự xâm nhập của quân đội TQ). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gởi người, nhưng quân lính của họ đến cùng súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này. (Đàn Chim Việt online ngày 14-6-2011)  Xem chi tiết…

Suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông

 

LTCG (15.10.2011)

Trong vị trí và vai trò của một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôi thắc mắc vài điều sau: Điều 84 của Hiến pháp đã được áp dụng và tuân thủ như thế nào trong tiến trình DẪN ĐẾN việc ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai đảng, hai nhà nước? Trong những văn kiện được ký kết tại Bắc Kinh dưới sự “chứng kiến” của hai ông Tổng bí thư đảng CSVN và đảng CSTQ, văn kiện nào là văn kiện hợp tác giữa hai NƯỚC và văn kiện nào là văn kiện hợp tác giữa 2 ĐẢNG, vì không có điều nào trong Hiến pháp xác định NƯỚC và ĐẢNG là MỘTAi là người đại diện ký kết mỗi văn kiện hợp tác giữa hai NƯỚC?…
Theo tin từ Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN):
Ngày 11/10, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây: Xem chi tiết…

Trong khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng 2 tay ôm lấy 1 bàn tay thì…

LTCG (15.10.2011)

TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn

(BBC) – Ngay sau khi Việt Nam và Ấn Độ ký thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí, người phát ngôn Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của nước này đối với nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC vừa chính thức ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí thời hạn ba năm với PetroVietnam.
Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Việt Nam cùng các nước khai thác dầu ở Biển Đông
Thỏa thuận này cùng một loạt các thỏa thuận khác được ký hôm thứ Tư ngày 12/10 sau các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở New Delhi.
Theo đó, ONGC dự định sẽ bắt đầu thăm dò dầu khí vào năm tới trong hai lô ngoài khơi Việt Nam, mà Trung Quốc nói là thuộc chủ quyền của họ.
Từ khi thông tin về dự án chung này được loan báo hồi tháng trước, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thông qua nhiều kênh chính thức.
Mới nhất, trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu 14/10, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Duy Minh tuyên bố rằng Trung Quốc “có chủ quyền không thể chối cãi” đối với khu vực Biển Đông.
Ông Lưu nói với các nhà báo: “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với Nam Hải (Biển Đông) và các vùng biển phụ cận. Lập trường của chúng tôi về điều này luôn rõ ràng và dứt khoát.”
Ông nói Bắc Kinh ghi nhận thông tin về dự án Việt-Ấn và “hy vọng các bên liên quan sẽ đóng góp cho sự phát triển hòa bình và ổn định” ở khu vực.
Bắc Kinh và Hà Nội cũng vừa ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên điều đó không cản trở truyền thông Trung Quốc đăng tải các bình luận mạnh mẽ hơn lên án việc hợp tác dầu khí chung giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Tờ Nhân dân Thời báo cho rằng đằng sau dự án thăm dò dầu khí này là “động cơ chính trị mạnh mẽ”.
Hiện Việt Nam chưa đưa ra bình luận gì về phản đối của Trung Quốc, nhưng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trước chuyến đi Ấn Độ đã khẳng định Việt Nam hoan nghênh các tập đoàn của Ấn Độ và các nước khác đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam và hứa bảo vệ lợi ích của các công ty này.
Trước đó New Delhi cũng đã bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc ONGC thăm dò dầu khí, nói đây vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và tuyên bố thêm rằng Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải.
Philippines ‘sẽ đề cập về Biển Đông’
Trong một diễn biến liên quan vấn đề Biển Đông, giới chức Philippines tỏ ra không hài lòng với thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản trong việc tìm cách giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã lý với Trung Quốc hôm 11/10 trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh.  Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 14.10.2011

LTCG (15.10.2011)

* Bản tin video sáng ngày 14.10.2011

Việt nam nâng tỉ giá hối đoái.

======================================================

* Bản tin video tối ngày 14.10.2011

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Hậu Tuyên ngôn độc lập

 

LTCG (15.10.2011)

LTS:

Kể từ khi bản Tuyên ngôn Độc lập được phát đi trên Quảng trường Ba Đình đến nay đã 66 năm, một khoảng thời gian bằng 3 thế hệ, đất nước Việt Nam đang ra sao? Người dân Việt Nam như thế nào? Đặc biệt lãnh thổ đất nước, sự độc lập của đất nước, dân tộc ra sao?

Tác giả Song Hà gửi đến bài viết “Hậu Tuyên ngôn Độc lập” dựa theo bản Tuyên Ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh đã đọc tại Ba Đình ngày 2/9/1945. Với bản Tuyên Ngôn đó, chỉ cần thay tên và một vài sự kiện, thì nội dung vẫn không khác gì nhiều. Thế mới biết, 2/3 thế kỷ trôi qua, dân tộc này, đất nước này tiến được bước nào lên phía trước hay không.

Mời quý vị đọc bài viết như việc thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng.

(Họa theo Tuyên ngôn Độc lập)

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn độc lập của nhà nước Việt Nam năm 1945 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Công an CS đạp mặt người biểu tình yêu nước

Thế mà hơn sáu mươi năm nay, Đảng Cộng sản lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.

  Xem chi tiết…

Các linh mục TGP Hà Nội về Giáo xứ Thái Hà mừng lễ Thánh Giêrađô – Bài giảng của cha Phạm Minh Triệu tại nhà thờ Thái Hà

LTCG (15.10.2011) 

Các linh mục TGP Hà Nội về Giáo xứ Thái Hà mừng lễ Thánh Giêrađô

 Nhận lời mời của linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, Chính xứ Thái Hà, cha Quản Hạt Chính tòa Giacôbê Nguyễn Văn Lý và 15 linh mục khác thuộc TGP Hà  Nội đã về tham dự cuộc rước kiệu và thánh lễ đồng tế trọng thể mừng lễ thánh Giêrađô, tu sĩ DCCT.

Đúng 18g15 ngày 14/10/2011 kiệu Thánh Giêrađô khởi hành từ Đền Giêrađô tiến vào Nhà thờ. Thánh giá dẫn đầu đoàn kiệu, rồi đến Ca đoàn Giêrađô của giáo xứ Thái Hà, cộng đoàn dân Chúa, các em lễ sinh, kiệu thánh Giêrađô và sau cùng là các linh mục đồng tế. Đoàn dân Chúa vừa đi vừa hát lên những bài ca ngợi Thánh Giêrađô và Kinh Tạ ơn của DCCT.

Ca đoàn Giêrađô Xem chi tiết…

Thánh lễ cầu nguyện cho các thai phụ và trẻ sơ sinh tại Đền ĐMHCG Sài Gòn và Hà Nội nhân ngày lễ kính thánh Giêrađô

LTCG (15.10.2011)

Thánh lễ chúc lành cho các thai phụ và trẻ sơ sinh tại Sài Gòn

 

Sài Gòn – Khoảng 1.900 thai phụ và thân nhân của họ đến tham dự buổi hành hương và nhận chúc phúc của Thiên Chúa qua thánh Giêrađô, tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn, sáng 14.10.2011.

Cha chánh xứ cho biết, sáng hôm qua, lễ cầu nguyện cho bệnh nhân, Ban tổ chức (BTC) chuẩn bị 2.000 bánh và đã phát hết 1.700, buổi chiều lễ chiêm ngắm thánh Giêrađô với Thánh Thể Chúa phát hơn 2.000 bánh. Sáng nay, BTC chuẩn bị 2.500 phần bánh thì đã phát cho mỗi người một phần và hết 1.900 phần bánh.

Các bạn trẻ đang chuẩn bị bánh Giêrađô

Bánh Giêrađô là một biểu tượng chúc phúc có lâu đời, nối tiếp truyền thống phục vụ, chia sẻ với người nghèo của thánh Giêrađô lúc sinh thời. Theo hạnh thánh của thánh Giêrađô kể thì thời thơ ấu, cùng với mẹ đi lễ, Giêrađô không được rước lễ, vì quá bé, với lòng ước ao, cậu bé đã được tổng lãnh thiên thần Micael trao bánh riêng cho cậu. Sau này vài lần khác cậu được nhận bánh từ chính tay Chúa Yêsu Hài đồng.

Ngoài ra, khi đã vào Dòng Chúa Cứu Thế, thầy được giao trách nhiệm trông nom nhà bếp cho các cha các thầy. Thầy thường xuyên lấy bánh trong nhà ăn chia sẻ với người nghèo. Một hôm hết sạch bánh, mà có những người thực sự đói hơn mới tìm đến, thầy đã cầu nguyện, sau đó từ trong áo lấy ra những chiếc bánh nóng hổi như mới nướng trong lò ra.

Cha Phêrô Hữu Hạnh hướng dẫn hành hương

Từ hai chi tiết này, kể từ ngày mừng lễ thánh Giêrađô đầu tiên cho đến nay, các nơi tổ chức lễ Giêrađô đều có phần phát những chiếc bánh mì dành cho người nghèo. Đó trở thành biểu tượng của ân phúc.

Các thai phụ hiệp thông hành hương với thánh Giêrađô
Đông đảo các bà mẹ mang thai cùng với thân nhân của họ

Sáng nay thánh lễ và cuộc hành hương chú ý chính đến các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Xem chi tiết…

[Video] Lời Chúa hôm nay: “Kiên trì trong thử thách”

Chuyên mục:Phút suy tư, Video

Quy định pháp luật về bắt người và tạm giữ – tạm giam

LTCG (15.10.2011) – Thực tế tại Việt Nam hiện nay là những cơ quan hành pháp của nhà cầm quyền không tuân thủ pháp luật. Bản thân pháp luật có những bất cập chưa kịp khắc phục theo đà tiến của xã hội, cộng thêm sự coi thường và ngồi xổm trên pháp luật của các cơ quan công quyền, đặc biệt là công an.

Vì thế, trong hoàn cảnh hiện nay mọi công dân Việt Nam cần có những hiểu biết cơ bản về các quy định pháp luật liên quan đến đời sống và hoạt động chính trị của mình.

Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết sau đây của một chuyên gia về luật pháp Việt Nam để nhận định về quá trình tố tụng mà công an Việt Nam đã thực hiện đối với 15 thanh niên Công giáo và Tin Lành từ ngày 30/7/2011 đến nay. Công dân có quyền giám sát hành vi của các cơ quan công quyền trong việc “sống là làm việc theo hiến pháp và pháp luật” để có thể lên tiếng khi cần thiết, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực vi phạm nhân quyền…

————————

Nhân sự kiện 15 thanh niên Công giáo “mất tích” bí ẩn, chúng tôi cung cấp đến quý độc giả những nội dung điều Luật qui định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự (“BLTTHS”), về bắt người, tạm giữ, tạm giam…

1.       Bắt, tạm giữ, tạm giam [1]: là một trong những biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng trong các trường hợp: để kịp thời ngăn chặn tội phạm, hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo [2] sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án…

          Như vậy, nếu 15 thanh niên Công giáo chưa bị khởi tố (tức chưa phải bị can) trước khi bị bắt thì chỉ có thể bị bắt trong trường hợp “để kịp thời ngăn chặn tội phạm”. Nhà cầm quyền VN chưa có đủ bằng chứng để kết luận 15 thanh niên Công giáo này thuộc trường hợp “để kịp thời ngăn chặn tội phạm”. Xem chi tiết…

9 dân biểu Hoa Kỳ nhắc Thủ tướng VN vi phạm Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị

LTCG (15.10.2011) – Hạ Viện Hoa Kỳ – Ngày 12 Tháng 10 năm 2011, 9 dân biểu Hoa Kỳ thuộc Hạ Viện là các vị DB. Edward R. Royce, DB. Daniel E. Lungren, DB. Loretta Sanchez, DB. Zoe Lofgren, DB. Gerald E. Connolly, DB. John R. Carter, DB. Susan A. Davis, DB. Christopher Smith, DB. Michael M. Honda đã cùng ký tên trên một văn thư gởi đến ngài Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nước CHXHCNVN.

Trong thư, các dân biểu nêu đích danh 15 thanh niên Công giáo tham gia tích cực các hoạt động xã hội và giáo hội thuộc giáo phận Vinh, và là cộng tác viên truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế.

Văn thư viết: “Chúng tôi muốn bày tỏ sự kinh ngạc và quan tâm về việc những nhà hoạt động trẻ tuổi hiện bị bắt giữ bặt vô âm tín tại Việt Nam. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền này, phần lớn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Phận Vinh, đã bị bắt kể từ ngày 30 Tháng 7 năm 2011”. Xem chi tiết…

Trại tạm giam Bộ công an vi phạm tự do tôn giáo?

LTCG (15.10.2011) – Sài Gòn – Paul Trần Minh Nhật được cho phép nhận đồ gởi của gia đình. Đây là thông tin gia đình Paul Trần Minh Nhật cho VRNs biết, ngày 11.10.2011, sau nhiều lần vất vả lặn lội từ Lâm Đồng xuống Sài Gòn. Trưa ngày 10.10.2011, cơ quan công an an ninh điều tra thuộc Cục chống khủng bố, phản động trong nước A.67, đã đồng ý cho gia đình có quyền gửi tiền vào trại tạm giam Paul Trần Minh Nhật vào các ngày 10 hàng tháng theo quy định của trại giam.

Trong lần đầu thăm nuôi này gia đình đã chuẩn bị gửi năm trăm ngàn, một ít quần áo, đồ dùng cá nhân và cuốn sách Kinh Thánh. Nhưng khi đến nơi thì cán bộ công an an ninh chỉ cho gửi tiền và quần áo còn cuốn sách Kinh Thánh lại bị cấm không cho gửi với lời giải thích: Đây là quy định của trại giam không cho gửi sách vở gì cho dù sách Phật Giáo, Công Giáo cũng bị Cấm.

Xét về tính hợp pháp của cuốn sách Kinh Thánh là một ấn phẩm văn hoá được nhà xuất bản Tôn Giáo phát hành hơn 100 ngàn bản, với nhiều kích cỡ, đã được nộp lưu chiếu đúng Luật xuất bản hẳn hoi, được lưu hành rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam, được tuân thủ đúng quy định luật xuất bản của nhà nước Việt Nam. Một ấn phẩm hợp pháp không bị cấm lưu hành, cấm đọc dưới mọi hình thức, vậy tại sao, một công dân (Trần Minh Nhật còn đầy đủ quyền công dân) lại không được đọc? Đây có phải là chủ trương đàn áp tôn giáo hay không? Hay đây chỉ là sự tuỳ tiện vi phạm pháp luật của công an quản giáo thuộc Bộ công an tại Sài Gòn? Ai đã bao che cho họ làm việc sai quấy này đến mức họ có thể nâng điều sai trái này thành nguyên tắc bất thành văn để nói với thân nhân những người đang bị tạm giam? Xem chi tiết…

Sự thật đem lại tự do

 

LTCG (15.10.2011) 

Tựa đề này được trích ý từ Tin Mừng Thánh Gioan câu 8,32 : « các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông».

I.- WIKILEAKS LÀ GÌ ?

Sau vụ khủng bố ngày 11.09.2001, chính phủ Tổng thống George W. Bush ra lệnh cho các cơ quan quân đội, ngoại giao, tình báo phải chia sẻ tài liệu mật cho nhau với mục đích để các cơ quan công quyền có đầy đủ thông tin chống khủng bố. Nhờ đó, Trung sĩ Bradley Manning, sau bị giáng xuống binh nhì, một trong hàng ngàn quân nhân có nhiệm vụ đọc các công điện mật của ngành ngoại giao trong mạng lưới tài liệu mật ‘SIPRnet.’ của quân đội Hoa kỳ Mỹ, đã tải toàn bộ các văn kiện này về máy điện tính mình và, sau đó, chuyển qua cho Wikileaks.

Wikileaks là một tổ chức bất vụ lợi hoạt động đòi chính quyền phải minh bạch bằng cách công bố các tài liệu mật do các nguồn vô danh cung cấp, nổi danh nhờ những tiết lộ bí mật về chiến tranh Iraq. Phối hợp với bốn tờ báo lớn El País (Tây Ban Nha), Der Spiegel (Đức), Le Monde (Pháp), The Guardian (Anh) và The New York Times (Hoa kỳ), Wikileaks đã tiết lộ 251,287 công điện, sau khi xóa bớt tên những giới chức cần được bảo vệ. Đây là những công điện do các tòa đại sứ, lãnh sự Mỹ toàn cầu gởi về Bộ Ngoại giao. Dĩ nhiên, trong đó, có lối 5.000 công điện liên quan tới Việt Nam.

II. TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM ?

Từ năm 1963, các chánh phủ Hoa kỳ tự cho mình cái quyền cho điểm về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Ngày 20.12.1960, cộng sản Miền Bắc dựng nên Mặt trận giải phóng miền Nam để bắn giết đồng bào Việt Nam Cộng hòa. Lý luận để chống lại chúng, ngày 09.05.1961, trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đề nghị gởi quân Mỹ sang tham chiến, Tổng thống Ngô đình Diệm đã cương quyết từ chối: «Nếu Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào với dân tộc tôi ? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của quân Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự hiện diện của bất cứ quân đội ngoại quốc nào tại Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến chúng tôi mất chính nghĩa.» Không thể lung lay được lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia của ông Diệm, ‘người bạn’ Hoa kỳ bắt đầu đội cho ông những chiếc nón : tham nhũng, độc tài, gia đình trị và đàn áp Phật giáo. Xem chi tiết…

[Video] Thế giới nhìn từ Vatican 7/10 – 14/10/2011

LTCG (15.10.2011) 

Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 12 tháng 10

Nếu Internet của quý vị và anh chị em chạy chậm, xin nhấn vào đây (Lower Quality)

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 12 tháng 10 Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự bàng hoàng và đau buồn của ngài trước việc quân đội Ai Cập đã tấn công vào các tín hữu Công Giáo tại thủ đô Cairo giết chết hàng mấy chục người.

“Tôi cảm nhận được sự đau buồn của gia đình các nạn nhân và toàn thể dân chúng Ai Cập, là những người đang bị xâu xé bởi những mưu toan phá hoại cuộc sống chung hoà bình giữa các cộng đồng là điều rất thiết yếu vào giai đọan chuyển tiếp chính trị này.” 

Trong ngày Chúa Nhật 9 tháng 10, hàng ngàn tín hữu Công Giáo theo nghi lễ Coptic đã tuần hành trong hoà bình để phản đối việc quân đội và các nhóm Hồi Giáo quá khích đốt phá nhà thờ của họ. Quân đội đã phản ứng lại bằng cách đánh đập và bắn vào những người biểu tình suốt đêm Chúa Nhật kéo dài đến rạng sáng ngày thứ Hai giết chết 26 anh chị em và làm bị thương hơn 200 anh chị em khác.

Trong tổng số 82 triệu dân, 90% theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm 9%.

Đức Thánh Cha đã xin 14,00 khách hành hương có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô cầu nguyện cho các nạn nhân, và gia đình của họ cũng như dân chúng Ai Cập đang trong giai đọan chuyển tiếp chính trị.

Ngài nói thêm:

“Tôi ủng hộ cố gắng của các nhà chức trách dân sự và tôn giáo tại Ai Cập là những người ủng hộ một xã hội trong đó nhân quyền cuả mọi người được tôn trọng, đặc biệt là những nhóm thiểu số, chỉ có như vậy mới đoàn kết được quốc gia”. 

Đức Thánh Cha đã quảng diễn Thánh Vịnh 126 là bài hoan ca tạ ơn của dân Israel vì Thiên Chúa luôn trung tín với lời giao ước của Ngài và đã đưa dân Ngài thoát cảnh lưu đầy tại Babylon để về miền Đất Hứa. Trong gian truân, bắt bớ, tù đầy, cơ cực ta hãy vui lên vì “Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt giữa hân hoan”. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 14-10-2011

NGUỒN GỐC VÀ TÊN GỌI CỦA CHUỖI MAI KHÔI

LTCG (15.10.2011)

Tên gọi

Mai Khôi, Môi Khôi, Mân Côi hay Văn Côi là cách đọc khác nhau của hai chữ Hán mà sách Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của phiên âm là môi khôi, còn Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh phiên âm là mai khôi. Cách đọc đúng theo âm Hán Việt hiện đại là môi côi.

Tiếng La-tinh là Rosarium, tiếng Bồ và tiếng Ý là Rosario, tiếng Pháp là Rosaire, tiếng Anh là Rosary, có 3 nghĩa như sau:

1. Một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng (Rosa, Rose = Hoa Hồng)

2. Một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ;

3. Một vườn Hoa Hồng.

Từ xưa, tràng chuỗi hoa hồng là một hình thức của lễ dâng lên các vị thần linh, hay một vòng hoa quàng vào thân mình người được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.

Sang đến Việt Nam, chuỗi Rosarium được người miền Bắc gọi là “Chuỗi Mân Côi”, hoặc “Chuỗi Văn Côi”; riêng người miền Nam và miền Trung lại gọi là “Chuỗi Môi Khôi”. Ngoài mấy cách gọi thông thường của từng địa phương nêu trên, các cha Dòng Đa-minh thuộc nhánh Lyon, Pháp còn gọi là “Chuỗi Mai Khôi”. Cách gọi này hiện nay được khá nhiều người dùng, nhất là các tu sĩ và giới trẻ, đặt thành nhiều bài hát hay viết các bài suy niệm.

Thật ra, “Mân” là tên một thứ đá rất đẹp, bên ngoài có vân như ngọc nhưng lại không có giá trị bằng ngọc. Có nơi lại gọi loại đá này là “Văn” có nghĩa là một thứ đá có vân đẹp. Còn “Môi” hay đọc đúng chính âm là “Mai” lại là tên một thứ ngọc quý màu đỏ. “Côi”, hay còn đọc là “Khôi” nghĩa là hiếm, quý, lạ (tính từ).

Ghép lại, hai chữ “Mai Côi” còn chỉ một loài hoa rất thơm, sắc đỏ hoặc trắng, nhánh có gai, ngày nay người ta dùng hoa này chưng cất lấy hơi tẩm ướp vào rượu để sản xuất ra một thứ rượu quý nổi tiếng Trung Hoa, gọi là “Mai Côi Lộ Tửu”, thường được gọi trại ra là “Mai Quế Lộ”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu