Lưu trữ

Archive for 24.10.2011

Âm mưu bản đồ “đường lưỡi bò”: khoa học phản công

LTCG (24.10.2011)

Vấn đề của chúng ta là phải ngăn chặn trước khi bản đồ phi lý đó xuất hiện trên các tập san khoa học. Để làm việc này thành công, tôi suy nghĩ đến vai trò của Nhà nước và giới khoa học. Đối với Nhà nước, cần có một tầm nhìn xa và hệ thống. Qua thực tế, chúng ta thấy VN ta rất ít nghiên cứu về biển đảo, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa. Đấu tranh trong khoa học cần những chứng từ khoa học, những chứng từ này phải được đúc kết từ nghiên cứu khoa học. Do đó, Nhà nước cần chủ động đầu tư cho nghiên cứu về biển. Chúng ta có nhiều dữ liệu lịch sử quý báu cần phải công bố cho quốc tế biết. Tôi nghĩ đến việc thành lập một hay hai nhóm nghiên cứu khoa học ở các đại học lớn, có tài trợ hẳn hoi như các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên. Chúng ta cần nghiên cứu định tính và định lượng, nên những trung tâm này cần quy tụ các nhà khoa học đa ngành, trong và ngoài nước. Chỉ làm việc trong một nhóm chúng ta mới có khả năng nâng cao sự hiện diện của Việt Nam trong các diễn đàn khoa học liên quan đến Hoàng Sa và trường Sa.

Khách quan mà nói, những vấn đề như bản đồ ĐLB trên tập san khoa học là vấn đề khoa học, cần đến tiếng nói của giới khoa học hơn là của Nhà nước. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là các tổ chức khoa học ở Việt Nam đều là tổ chức của Nhà nước, nên khi họ phát biểu, phía Trung Quốc không xem đó là những ý kiến độc lập, mà là quan điểm của Nhà nước. Do đó, vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần phải có tiếng nói và đóng góp của tất cả thành phần trong xã hội. Nên chăng qua những vụ việc gần đây, Nhà nước nên cho phép thành lập các nhóm xã hội dân sự độc lập để có tiếng nói độc lập liên quan đến các vấn đề quan trọng như chủ quyền quốc gia.

TS Nguyễn Văn Tuấn

Nhà chính trị học nổi tiếng Robert Gilpin trong tác phẩm War and Change in World Politics (chiến tranh và biến đổi chính trị thế giới) lý giải rằng sự tăng trưởng nhanh chóng ở trong nước sẽ thúc đẩy các quốc gia tái xác định và bành trướng lợi ích ở ngoài nước. Lợi ích ở đây bao gồm cả kinh tế, chính trị, và biên cương. Nhận xét này xem ra rất phù hợp với trường hợp Trung Quốc, một quốc gia đang lên và có tham vọng làm siêu cường. Người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên thế giới để gây ảnh hưởng chính trị, ráo riết thu mua khoáng sản và nông sản, và gây áp lực đến các nước láng giềng trong vấn đề tranh chấp biên giới là lãnh hải. Họ có khả năng làm những điều này cũng nhờ một phần vào thành tựu kinh tế đạt được trong ba thập niên qua.

Trung Quốc đã hoặc đang có tranh chấp về biên giới với 23 nước láng giềng. Nhưng Trung Quốc có vẻ “khôn” hơn so với trước đây. Thay vì dùng vũ lực như trước đây đối với Việt Nam (để chiếm Trường Sa) và bị thế giới lên án, ngày nay Trung Quốc thường dùng đến phương tiện “mềm” hơn. Thật vậy, trong số 23 tranh chấp biên giới, Trung Quốc chỉ dùng vũ lực trong 7 trường hợp (với Ấn Độ năm 1962, Liên Xô 1969, Việt Nam 1979, v.v.), phần còn lại là qua các phương tiện khác. Các phương tiện hiện đại mà Trung Quốc có hẳn một chiến dịch sử dụng là lạm dụng khoa học và truyền thông để hợp thức hóa những vùng đất hay vùng biển còn trong vòng tranh chấp với các nước láng giềng. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

THẤY GÌ QUA LUẬT VỀ CHỈ TỆ TRUNG HOA CỦA HOA KỲ?

LTCG (24.10.2011)

Dù chỉ mới được thông qua ở thượng viện Hoa Kỳ, nơi mà đảng Dân chủ chiếm đa số đang ủng hộ luật này – luật trừng phạt về đồng nhân dân tệ Trung Hoa neo giá thấp. Nhưng luật này cần phải qua cửa ải cuối cùng từ hạ viện, nơi mà đa số phe Cộng Hoà đang nắm quyền – đảng đại diện cho các tài phiệt của nước Mỹ. Những tưởng cũng nên viết về vấn đề này để có một cái nhìn khách quan sau khi luật này nếu được thông qua và ứng dụng sẽ ra sao?

Quay lại một chút về 2 đảng cầm quyền chính của nước Mỹ mà, tôi đã từng viết trên blog này trong hơn 2 năm qua. Nếu công tâm mà nhìn thì, đảng Dân chủ nước Mỹ là một loại đảng Xã hội Pháp hay đúng nghĩa hơn là một loại đảng Cộng sản cấp tiến. Chủ lo cho giới trung và hạ lưu cho đất nước và thúc đẩy những dự án lớn cho cộng đồng về an sinh xã hội và giáo dục y tế. Đảng Cộng hoà Mỹ là hiện thân của tầng lớp nhà giàu mà, người ta thường gọi là tư bản giãy chết phái diều hâu. Nhưng Cộng hoà quan niệm phải ưu tiên cho giới giàu có để giới này tạo công ăn việc làm cho xã hội. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

“THẾ CỜ VÂY” CỦA MỸ Ở CHÂU Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẤY TRUNG QUỐC VÀO “SỐ KIẾP” CỦA LOÀI CHIM…CUỐC ?!

LTCG (24.10.2011)

Chắc chắn CS Trung Quốc sẽ tiếp tục chọn mô hình Đặng Tiểu Bình, đó là nhẫn nhục phát triễn đển khi nào thấy đủ mạnh sẽ lộ diện; Nhưng trên thực tế dưới bất cứ mô hình phát trin nào nếu không có tự do, dân chủ cũng sẽ thất bại vả sẽ bị hy diệt;vì không có quốc gia nào không dựa vào dân mà thành côngLịch sử đã minh chứng điều này, các nước có thể chế độc tài, bạo quyền sớm muộn gì cũng sẽ bị hy diệt...

Thật không may cho CS Trung Quốc đã ở vào vị trí địa chính hoàn toàn bất lợi, không thể sử dụng quân sự để gây chiến tranh xâm lược trước thế cờ vây của Mỹ. CS Trung quốc hoàn toàn bất lợi về nhiều mặt nếu có xung đột xảy ra, vì bị bao vây bốn mặt, bị cô lập toàn diện. Hơn thế nữa, CS Trung quốc đã tự phơi bày ra quá nhiều tử huyệt như đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử là một ví dụ. Đồng minh Mỹ chỉ cần chốt eo biển Malacca, và làm vỡ các đập thủy điện của CS Trung Quốc là làm sụp đổ một nước CS Trung Quốc vĩ đại.
Chắc chắn CS Trung Quốc sẽ không có sự chọn lựa nào khác, ngoài sự chọn lựa hòa bình như ông Đới Bỉnh Quốc đã vừa lên tiếng; Ý kiến của ông Đới Bỉnh Quốc liệu có thể đấy là tiếng kêu thảm thiết nhất của loài chim Cuốc:

Nhớ nước đau lòng con Cuốc…cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia…

Gần ba năm trước đây, ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Obama đã chọn đối thủ lợi hại của ông ta là bà H. Clinton làm Ngoại trưởng. Sự chọn lựa này đã có một số người đánh giá sai lầm về khả năng của bà H. Clinton, nguyên là Đệ Nhất Phu Nhân trong suốt tám năm trước khi G. Bush lên nắm chinh quyền. Bà H. Clinton cũng là cựu nghị sĩ liên bang, đại diện cho bang New York. Nhưng sau khi làm Ngoại trưởng Mỹ gần ba năm qua, cả thế giới đã nhận biết được tài năng ngoại giao của bà H. Clinton đã quá vượt bực, đến như ngoại trưởng của Trung Quốc là Dương Khiết Trì cũng đã phải giận dữ nhưng vẫn tỏ lòng kính phục. Dương Khiết Trì đã mất bình tĩnh, thiếu khôn ngoan đã phải vội vã rời phòng họp sau khi bà H. Clinton tuyên bố giữa đại hội là Biển Đông, hay biển Nam Trung Hoa là quyền lợi cốt lõi của Mỹ ở Á Châu Thái Bình Dương. Lời truyên bố của ngoại trưởng Mỹ, H. Clinton như đã khẳng định ý muốn, quyền lợi của Mỹ ở Thái Bình Dương và tái cam kết với các đồng minh cũ là Mỹ sẽ khai triễn các định chế mới để gia tăng những quan hệ liên minh hai chiều, công bằng, minh bạch và bền vững hơn. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận

Sự khác nhau giữa hai cuộc Nội Chiến

 

LTCG (24.10.2011)

Trong quá trình hình thành và phát triển, lịch sử quốc gia nào cũng có những cuộc nội chiến. Đó là cuộc chiến của những người cùng một quốc gia, dân tộc. Sự xung đột nội bộ sẽ dẫn đến những tổn thất to lớn và gây chia rẽ trong lòng dân tộc. Vì thế việc hàn gắn vết thương sau chiến tranh để đất nước sớm được phục hồi và vững tiến trên con đường phát triển là điều cấp thiết. Tuy nhiên mỗi quốc gia có một cách thức thực hiện khác nhau, điều đó dẫn tới sự khác biệt cho sự tái thiết sau chiến tranh của những quốc gia có xảy ra nội chiến.

Với một quá trình hình thành mới mẽ nhưng nước Mỹ đã phải chứng kiến cuộc nội chiến lịch sử. Một cuộc nội chiến mà đã đem lại bài học sâu sắc cho nhiều quốc gia từ đó trở về sau.

Ngày 4/3/1861, Abraham Lincoln tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn nhậm chức ông tuyên bố không thừa nhận sự ly khai của các bang Miền Nam bảo vệ chế độ nô lệ, khi cho rằng điều đó “Không có hiệu lực về mặt pháp luật”. Bài diễn văn của ông kết thúc bằng việc phục hồi những mối liên kết của Liên bang. Nhưng miền Nam đã bưng tai giả điếc và ngày 12/4, súng đã nổ nhằm vào binh đội đồn trú ở Đồn Sunter tại hải cảng ở Charleston, bang Nam Carolina. Cuộc nội chiến đã bắt đầu, một cuộc chiến mà trong đó số người Mỹ tử trận nhiều hơn bất kỳ cuộc xung đột nào trước đó, và cho đến nay. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Hiện tượng xuống cấp trí tuệ của thanh niên qua những bài nhạc

LTCG (24.10.2011)

A.    Sơ lược thời kỳ phát triển “có bài bản” của âm nhạc VN

Ban đầu nền âm nhạc VN không thoát ra khỏi các điệu chèo, tuồng, cải lương, vọng cổ, hò… Mãi đến thời Pháp thuộc, nhạc Tây phương du nhập đã làm thay đổi ít nhiều.

Để cho thấy sự thay đổi trí tuệ của giới trẻ qua âm nhạc, chúng ta chỉ cần lướt qua thể lọai trữ tình, lãng mạn.

Ngay từ thập niên 20 của thế kỷ 20, chỉ có lời Việt được phổ vào các bài nhạc của Pháp (La Marseillaise, La Madelon) (theo sách Việt Sừ lớp đệ nhất – 1960-1961)

(

  )

Kể từ sau đó, các bài nhạc lãng mạng đươc sáng tác thể hiện một tình yêu trong sáng:

–       Buồn tàn thu (1939) : (  )

–       Thiên thai (Văn Cao – 1941): (  )

–       Cô hái mơ (Phạm Duy -1942): (  )

–       Dư Âm (Nguyễn Văn Tý -1950): (  )

Còn ảnh hưởng gia giáo cổ trong xã hội VN, những bài tình ca cỏ lẽ chỉ đến giới hạn như sau: Xem chi tiết…

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam

LTCG (24.10.2011)

Phạm Trần

* Phần 1:

===============================

* Phần 2: 

 

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải – Thư kiến nghị của anh Huỳnh Công Thuận về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày)

LTCG (24.10.2011) 

Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải

Bạn bè trong thôn quý mến, 
Đúng một năm kể từ khi blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải tiếp tục bị giam giữ trái phép sau khi anh đã mãn hạn tù cho một bản án vô lý và bất công, nhiều anh chị em blogger trong nước đã khởi xướng việc vận động gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sangyêu cầu trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày. 
Dân Làm Báo mong bạn bè trong thôn góp phần vào nỗ lực này để tranh đấu đòi lại tự do cho anh Điếu Cày bằng cách tham gia vào danh sách những người đứng tên trong thư. Xin các bạn gửi họ tên, địa chỉ, điện thoại về hộp thưmothermushroom@gmail.com 
Vì lá thư ngỏ công khai dưới đây là một việc làm chính đáng, đúng pháp luật, và để tránh trường hợp “việc thật người giả”, các bạn phụ trách cập nhật danh sách sẽ cố gắng liên lạc để kiểm chứng. 
Dân Làm Báo tha thiết kêu gọi bạn bè trong thôn hưởng ứng, sát cánh cùng các bloggers đã đứng tên trong thư cùng vận động cho sự tự do của anh Điếu Cày, đồng sáng lập viên củaCâu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một trong những người tiên phong của phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cũng là một trong những người chủ xướng phong trào dân báo.
Dân Làm Báo
*
Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải
Kính gửi: Ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
V/v: về vấn đề bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải.
Kính thưa ông,
Chúng tôi, những công dân Việt Nam cùng ký tên dưới đây, gửi thư này đến ông vì muốn ông quan tâm và can thiệp trong cương vị Chủ tịch nước đối với tình trạng giam giữ trái phép một công dân yêu nước.
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bị công an tiếp tục giam giữ trái pháp luật đã tròn một năm, sau khi ông đã mãn hạn 30 tháng tù giam về tội danh “trốn thuế” vào ngày 19/10/2010.
Cho dù bản chất của việc kết án xuất phát từ những bất đồng quan điểm của ngành Công an đối với những nỗ lực kiên cường của ông Nguyễn Văn Hải khi ông đồng hành cùng nguyện vọng của dân tộc để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam,
Cho dù việc bản án 30 tháng tù giam mà ông Nguyễn Văn Hải thọ lãnh là vắng bóng công lý,
Nhưng ông Hải đã thi hành đúng thời hạn mà bản án đã dành cho ông.
Do đó, việc tiếp tục giam giữ công dân Nguyễn Văn Hải không có phán xét của tòa án, không một thông tin gì về ông đến thân nhân, và cũng không một tuyên bố chính thức gì về những quy trình pháp luật sẽ áp dụng cho ông Hải là một hành động vi hiến, phạm pháp, vô nhân đạo và không tôn trọng quyền công dân.
Thưa ông,
Theo đúng nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, Chủ tịch nước là người giữ vai trò điều hành đất nước cao nhất. Phải có con người mới có quốc gia, và tự do là vốn quý nhất của một con người. Do đó, trường hợp của công dân Nguyễn Văn Hải có thể được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến những chính sách nội an cũng như đối ngoại của văn phòng Chủ tịch nước vì đã tạo ra một vết nhơ tồi tệ của cả hệ thống pháp lý Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà Việt Nam ta đang cố gắng theo đuổi.
Ông đã từng khẳng định rằng: “Vấn đề chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ nước nào dù to hay bé cũng đều có nhận thức như vậy. Giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó có chủ quyền biển đảo, trước hết phải dựa vào cơ sở quan trọng là luật pháp (luật quốc nội và luật quốc tế)…”
Vậy, nếu “cơ sở quan trọng là luật pháp” không được tôn trọng cho một công dân Việt Nam thì chính quyền Việt Nam do ông ở địa vị cao nhất lãnh đạo, làm sao có thể dùng nền tảng luật pháp để giải quyết chuyện to lớn hơn là giữ vững độc lập chủ quyền? Xem chi tiết…

HTV và Gaddafi

LTCG (24.10.2011) – Hà Nội – HTV (Đài phát thanh và Truyền hình Hà nội) và Gaddafi là hai cái tên quá hết sức khác biệt và cách xa nhau cả về địa lý lẫn bản chất. Nhưng cái chết thê thảm, nhưng ít thương cảm, của Gaddafi vừa qua và việc HTV đang bị kiện vì đã “vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng” một số công dân lại liên quan tới cùng một vấn đề, đó là tính Thượng tôn Pháp luật (rule of law).

Rõ ràng, nếu trong 42 năm cầm quyền, hoặc chỉ cần vài năm gần đây sau khi có những kêu gọi cải cách chính trị, Gaddafi thực tâm biết xây dựng cho Lybia có một nền chính trị lấy Thượng tôn Pháp luật làm nền, biết giúp cho xã hội cư xử với nhau bằng luật pháp (chứ không phải luật rừng), thì chắc chắn Gaddafi đã có thể về hưu hoặc ngồi tù một cách đàng hoàng êm ả hoặc chí ít Gaddfi cũng không phải trốn chui trốn lủi rồi cuối cùng (có thể) đã bị hành quyết vội vã hay chết vì những viên đạn từ những chiến binh đầy lòng hận thù (vì đã bị Gaddafi xử quá tệ) hoặc từ chính những tay súng (trung thành với Gaddafi) nhưng hoảng loạn trước làn sóng cách mạng đang cuốn tới. Đó là chuyện của Gaddafi, với cái kết rất buồn, là chuyện đã rồi. Xem chi tiết…

Lời cuối chân thành

LTCG (24.10.2011)

Như chuyện cấm biểu tình, chuyện các thanh niên công giáo lần lượt bị mất tích một cách khó hiểu, chuyện một số người ra tòa chỉ vì viết hoặc phát biểu trên báo nước ngoài chính kiến của mình, chuyện chị Tạ Phong Tần bị bắt, anh Điếu Cày hết hạn tù rồi nhưng vẫn còn bị giam giữ bí mật đến vợ con cũng không nghe được thông tin, rồi ngay mới đây chị Bùi Hằng bị bắt giam vô cớ ba ngày, rồi những người công giáo ở Thái Hà, ở Cồn Dầu, ở Vinh… chưa được đối xử công bằng.Tôi chỉ bày tỏ cảm xúc của mình về những chuyện ấy chứ có kiến nghị, yêu sách, phản đối gì đâu mà cũng không dám đưa lên. Tự thấy mình hèn quá.

– Tôi mơ Việt Nam mình thay đổi và đi về phía ánh sáng như Miến Điện.

– Tôi mơ nhà cầm quyền mình biết nói không với Trung Quốc, không bị mờ mắt trước miếng mồi kinh tế của họ.

– Tôi mơ thấy các anh chị đang bị bắt bớ, tù đày hân hoan bước ra khỏi nơi tăm tối. Đó là các anh chị: Cù Huy Hà Vũ, Phạm Minh Hoàng, Điếu Cày, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hối, Nguyễn Văn Lý, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thanh Hải, các thanh niên Công Giáo…vv..vvv…

– Tôi mơ thấy quyền được thông tin của người dân không bị cấm đoán, báo chí được tự do và ai cũng có thể nói lên chính kiến của mình mà không bị phiền hà.

1. Hồi tôi còn rất bé ngồi nghe lóm ba tôi kể cho các chị tôi nghe câu chuyện Vua Mi Đi có tai lừamà không hiểu làm sao tôi lại nhớ đến bây giờ. Chuyện rằng có ông vua nọ tên là Mi Đi  không biết bị làm sao lại có hai tai lông lá và dài nhọn như hai tai lừa. Vua xấu hổ giấu kín không cho bất kỳ ai biết bằng cách suốt đêm ngày mang vương miện hoặc mang mũ che kín lại. Nhưng giấu cách nào thì cũng phải cho một người biết, đó là anh thợ hớt tóc cung đình vì mỗi tháng vua cũng phải hớt tóc một lần. Dĩ nhiên là vua phải “hợp đồng” trước với anh thợ nầy là giữ bí mật tuyệt đối hoặc bị chém đầu.

Có được cái thông tin quan trọng tột cùng như vậy mà không thông tin lại cho ai quả là một điều khó khăn cùng cực đối với anh thợ hớt tóc. Một ngày kia chịu hết nỗi, anh thợ bèn đi tìm đến một cánh đồng trống hoang vu không một bóng người, chỉ có lau sậy mọc đầy. Tại đây anh hét lên: Vua Mi Đi có tai lừa! Vua Mi Đi có tai lừa!…. Hét thỏa thích đến khan cả giọng rồi anh sung sướng và an tâm trở về. Nào ngờ lau sậy reo vi vu trong gió lại “ghi” được lời anh. Từ đó mỗi khi gió thổi là chúng cứ vi vu phát lại: ” Vua Mi Đi có tai lừa! Vua Mi Đi có tai lừa!”. Chẳng bao lâu cả kinh thành đều biết chuyện rồi cuối cùng câu chuyện về tai lừa của vua cũng đến tai lừa của vua. Anh thợ hớt tóc bị chém đầu. Xem chi tiết…

Gẫm sự đời: Bệnh vô cảm của thời đại hay ”người Trung Quốc đã đến thời thiếu đạo đức trầm trọng”

LTCG (24.10.2011)

Gẫm sự đời: Bệnh vô cảm của thời đại hay “ngườiTrung Quốc đã đến thời thiếu đạo đức trầm trọng”

Vào lúc 5 giờ 30 phút chiều ngày 13 tháng 10 vừa qua, tại huyện Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc xảy ra một sự việc đau lòng khiến toàn thế giới nhìn vào đều rùng mình và phẫn nộ. Đó là sự kiện bé gái 2 tuổi tên là Duyệt Duyệt (Yue Yue) bị liên tiếp hai chiếc xe tải nhỏ đâm nằm sóng xoài bên đường với máu me đầy mình trong sự đau đớn tột cùng. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là những người qua đường dường như cố tình không thấy cảnh đau đớn của cô bé để ra tay trợ giúp, ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh đau của đồng loại! Phải chăng thế giới này nói chung và người dân Trung Cộng đang rơi vào tình trạng vô cảm đến mức báo động và điều đó làm chúng ta cảm thấy xót xa và cay đắng.

Khi viết những dòng chữ này, thiên thần bé nhỏ Duyệt Duyệt đã mãi mãi ra đi không thể hưởng cuộc sống “Vui Vẻ” như cái tên mà bố mẹ đã tặng cho em nhân ngày chào đời. Tuy nhiên, chính sự kiện này đã làm dấy lên sự phẫn nộ không chỉ ở Đại lục mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Nhật báo United Daily News của Taiwan đã chạy một tít lớn với tựa đề “Người Trung Quốc đã đến thời thiếu đạo đức trầm trọng” và lên án một xã hội mất hết tính người.

Khi xem lại những cảnh tượng đau lòng trên CNN và trên các phương tiện truyền thông, thật xót xa trước sự vô cảm của con người thời nay. Nhờ hệ thống giám sát giao thông, người ta tính được có cả thảy 18 người đi qua chỗ em bé gặp nạn. Trong số đó, có một thanh niên bước qua cách bé gái chỉ vài cm, nhưng trông bộ mặt của anh ta mà theo truyền thông tại Taiwan là “một bộ mặt máu lạnh” để nói đến một tình trạng mất hết tính người khi chứng kiến sự việc đau lòng của tha nhân mà không một chút day dứt động lòng. Thế nhưng đâu chỉ có mỗi người thanh niên kia, cả 18 người đều mắc một chứng bệnh vô cảm trước sự đau thương của đồng loại. Và đây chính là điều mà những ai xem lại cảnh tượng thương tâm trên đều lên án và khinh bỉ!

Tuy nhiên, vẫn còn một chút an ủi không chỉ cho gia đình bé Duyệt Duyệt mà còn cho hết những ai còn tấm lòng bác ái và lương tri. Trong khi cả 18 người đều mắc chứng bệnh vô cảm và máu lạnh thì người thứ 19 xuất hiện hoàn toàn trái ngược với những kẻ vô lương tâm kia. Vậy người thứ 19 là ai vậy? Tên của bà là Trần Hiền Muội, một bà già dáng gầy gò, thấp bé và nghèo khổ. Công việc của bà thuộc một trong những công việc dưới đáy cùng xã hội đó là nhặt rác để sống qua ngày. Thế nhưng khi nhìn thấy trước mắt mình cảnh quằn quại đau đớn của thiên thần tội nghiệp, bà đã lập tức vứt ngày chiếc bao tải đựng rác trên vai, chạy đếm ôm bé gái vào lòng, đưa vào vệ đường và lớn tiếng kêu cầu sự giúp đỡ của mọi người bất chấp những hệ luỵ nếu có xảy đến cho mình.

Thưa bà Trần Hiền Muội, tôi cũng như nhiều người trên thế giới này chưa một lần được diễm phúc gặp bà, nhưng trái tim và lòng nhân ái của bà đáng để chúng tôi ngưỡng mộ và kính phục. Bởi trong dáng vẻ tiều tụy và khắc khổ của bà, sáng rực lên ánh sáng của lòng nhân ái, tình yêu đồng loại để giúp chúng tôi có cơ hội phản tỉnh và thay đổi cách nhìn của mình. Không biết bà có phải là tín hữu tin vào Thiên Chúa hay không, nhưng điều đó cũng không quan trọng cho bằng tâm hồn và trái tim nhân ái của bà có Thiên Chúa Tình Yêu ở cùng. Bởi tâm hồn những ai có Thiên Chúa Tình yêu ngự trị, người đó mới có thể làm những việc cả thể để cả thế giới phải nghiêng mình kính phục. Bà là người có Chúa ở cùng nên mới làm được những sự việc như thế. Trong thế giới “người” này, chỉ những ai thực sự có trái tim nhân ái và tình thương đồng loại, có Tình yêu Thiên Chúa ở cùng, người đó mới thực sự là người. Trong thế giới “người” qua sự kiện bé Duyệt Duyệt, chỉ có bà mới là người đích thực!

Cầu xin Thiên Chúa Tình yêu đón linh hồn thiên thần “Vui Vẻ” (Yue Yue) vào hưởng Nhan Thánh Chúa. Ở trên Thiên Đàng, thiên thần bé nhỏ của chúng ta mãi mãi là thiên thần “Vui Vẻ” đời đời. Thiên thần bé nhỏ ơi, xin hãy tha thứ cho hết những ai mang căn bệnh vô cảm của thời đại nhé, để mong sao thế giới này không còn xuất hiện cảnh đau thương như đã từng xảy ra với thiên thần đáng yêu nữa.

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

[Video] Câu chuyện truyền thông: Duyệt Duyệt và lương tâm vô thần

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

Linh hồn có hay không? (linh hồn dưới cái nhìn của khoa học)

Linh hồn có thực sự tồn tại? (Ảnh minh họa: IE)

LTCG (24.10.2011)

Một số nhà khoa học tìm mọi cách để cân, đo, ghi lại hình ảnh của linh hồn với niềm tin rằng nó tồn tại.

Linh hồn nặng 21g?

Vốn luôn nung nấu ý định thu thập bằng chứng về linh hồn, năm 1901 Duncan MacDougall, một bác sĩ phẫu thuật ở bang Massachusetts (Mỹ) đã thuyết phục được một số bệnh nhân gần đất xa trời cho phép ông cân họ trong lúc lâm chung bằng một chiếc cân cải tiến đặc biệt. Trường hợp đầu tiên là một người mắc bệnh lao. Từ lúc bắt đầu hấp hối, người bệnh đã được đặt lên cân. Theo ghi chép của MacDougall: ”Ngay khi sự sống vừa ngừng lại thì đĩa cân phía bên không có người bệnh bỗng nhiên trĩu xuống, giống như có thứ gì đó vừa bị lấy khỏi thi thể”. Nhìn trên mặt cân, vị bác sĩ thấy người quá cố đã nhẹ đi 21g.

Hơn một năm sau đó, MacDougall tiếp tục tiến hành thí nghiệm với 5 bệnh nhân khác. Ba người trong số này cũng xảy ra hiện tượng giảm trọng lượng đột ngột từ 11 – 43g khi vừa trút hơi thở cuối cùng. Một trường hợp phải ngừng thí nghiệm vào phút cuối và một trường hợp không thấy cân nặng thay đổi. MacDougall cho rằng, trường hợp này là do người bệnh được đưa lên cân quá muộn. Còn các trường hợp khác, trọng lượng giảm đi do linh hồn thoát ra khỏi cơ thể.

MacDougall lặp lại thí nghiệm tương tự với 15 con chó, nhưng không ghi nhận trường hợp nào giảm trọng lượng khi chết. Kết quả này càng củng cố lòng tin của ông, rằng đây là hiện tượng chỉ xảy ra với con người, vì chúng ta có linh hồn, còn các loài động vật khác thì không. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

THẬP ĐẠI BỆNH – THẬP ĐẠI BẠI – THẬP ĐẠI THẮNG

 

LTCG (24.10.2011) 

Thập Đại Bệnh

1.    Bệnh quá khứ cục bộ: Chỉ có quá khứ là đáng kể và ước ao trở về lại thời kỳ vàng son đó.

2.    Bệnh tiêu cực bi quan: Thở than và chỉ trích mọi người, mọi việc.

3.    Bệnh phô trương chiến thắng: Làm tất cả chỉ để khoe khoang cái tôi của mình.

4.    Bệnh cá nhân chủ nghĩa: Chỉ nghĩ đến mình và quyền lợi của mình.

5.    Bệnh lười biếng tránh né: Không dám động ngón tay vào bất kỳ việc gì cả vì sợ mệt, sợ tốn của, sợ mất giờ.

6.    Bệnh chuẩn mực trần tục: Đánh gía mọi sự việc và người khác theo cách thức mà báo chí truyền thông và thị hiếu của dân chúng đề ra.

7.    Bệnh đợi chờ phép lạ: Không chịu làm việc, dấn thân, nhưng lại chờ mong được kết quả tốt.

8.    Bệnh tùy hứng vô định. Không có lý tưởng rõ ràng và cũng chẳng bao giờ kiên trì trong công việc.

9.    Bệnh sống vô trách nhiệm: Ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Không quan tâm đến việc chung và những bổn phận khác.

10. Bệnh bè phái chia rẽ: Lập phe nhóm cho riêng mình. Không chấp nhận người khác ý kiến với mình. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Tìm hiểu