Lưu trữ

Archive for 10.10.2011

Tại sao Việt Nam nghèo hèn?

 

LTCG (10.10.2011)

Cho dù là người lạc quan nhất bạn cũng cảm thấy bi quan và phẫn nộ khi nhìn chung quanh mình. Phải nhìn nhận rằng tình hình đất nước không khả quan. Biên giới bị kẻ thù xâm lấn. Ngư trường bị kẻ thù chiếm đoạt và kiểm soát. Kinh tế suy thoái. Lòng người ly tán. Cái ác lên ngôi. Đạo đức suy đồi. Hệ thống giáo dục và y tế rối beng. Nhìn chung, nền tảng xã hội bị lung lay đến tận gốc. Tất cả những nét vẽ đó làm cho bức tranh xã hội Việt Nam ảm đạm. Nghèo. Hèn. Câu hỏi là “tại sao” . Tại sao nên nông nỗi này?

Ai cũng có thể tìm cho mình câu trả lời. Có thể nhiều câu trả lời. Nhưng quan điểm cá nhân, tôi nghĩ đến một câu trả lời đơn giản nhất. Lãnh đạo. Nói chính xác hơn là do lãnh đạo bất tài nên đất nước mới ở trong tình thế nghèo hèn như hôm nay.

Câu trả lời của tôi xuất phát từ một hình ảnh lãnh đạo của một bệnh viện mà tôi từng gắn bó trên 20 năm. Anh được thành ủy phân công làm giám đốc một bệnh viện lớn của TPHCM. Anh người nam, trẻ hơn tôi độ 4 tuổi, xuất thân là một y sĩ trong thời kháng chiến. Do đó, trình độ y khoa của anh rất hạn chế. Anh không dấu diếm điều đó. Là người cộng sản, nhưng anh lại là người dễ thương, có cảm tình và thông cảm với đám bác sĩ của chế độ cũ như chúng tôi. Anh thích gặp bạn bè sau giờ làm việc và lai rai vài lon bia nói chuyện đời. Qua “những chuyện đời” tôi mới biết được rằng tuy anh làm giám đốc bệnh viện, nhưng anh chẳng có quyền gì cả. Tất cả đều làm theo chỉ thị cấp trên và của chi bộ Đảng. Bí thư chi bộ là một bác sĩ được ngoài bắc chi viện vào tiếp quản, trong lúc các bác sĩ miền nam đua nhau vượt biên bỏ chạy khỏi VN. Anh rất bận giải quyết các vấn đề nhỏ mang tính hậu cần trong bệnh viện. Anh rất bận đi họp và … ký giấy giới thiệu. Thời đó giấy giới thiệu rất quan trọng! Họp giao ban anh không nói gì về chuyên môn mà chỉ đơn giản thông báo chỉ thị cấp trên và đọc khẩu hiệu. Những khẩu hiệu mà chính anh cũng không tin hoặc không hiểu. Anh tại chức được hơn chục năm. Trong thời gian tại chức anh không để lại một dấu ấn nào. Bệnh viện vẫn chật chội, bệnh nhân càng ngày càng tăng trong khi số giường không thay đổi. Bẵng đi một thời gian tôi gặp lại anh, bấy giờ anh đã là một tiến sĩ, phụ trách một Cục trong bộ có văn phòng ở TPHCM. Anh ngạc nhiên khi thấy tôi chưa “làm tiến sĩ”. Anh là một lãnh đạo tiêu biểu trong thời CNXHCNVN, một lãnh đạo được tôi luyện trong môi trường du kích và nâng đỡ của Đảng. Lãnh đạo quốc gia cũng chẳng khác mấy so với anh cựu giám đốc bệnh viện tôi vừa kể. Xem chi tiết…

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam

LTCG (10.10.2011)

Ký giả Phạm Trần

* Phần 1:

===========================================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trung Quốc được xây dựng trên sự Dối Trá và được điều hành bởi Những Kẻ Đạo Đức Giả

LTCG (10.10.2011) 


Đạt Lai Lạt Ma và nhà ly khai Ngô Nhĩ Khai Hy,
đại diện cho ông Lưu Hiểu Ba trong hội nghị
thượng đỉnh những người đoạt giải Nobel Hòa
bình tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 12/11/2010. Reuters

(Reuters) – Vào ngày thứ Bảy, nói chuyện qua điện thoại hình sau khi vấn đề hộ chiếu ngăn cản ông tham gia kỷ niệm sinh nhật của Đức Tổng Giám mục Tutu tại Nam Phi (*), ông nói: ”Trung Quốc được xây dựng trên sự dối trá và quan chức của nó là những kẻ đạo đức giả”.

Đưa hai bàn tay như hai cái sừng lên trên đầu thể hiện hình dáng của một con quỷ, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nói: “Một số quan chức Trung Quốc diển tả tôi như một ác quỷ”.

Trong thực tế, hệ thống toàn trị cộng sản… đạo đức giả và dối trá thật không may là một phần của đời sống chúng ta”.

Ngài nói, chính quyền Trung Quốc không thoải mái với những người nói sự thật. Và nói thêm,
người sống thành thật trường thọ hơn, và ngài thêm rằng, [thế nào ngài cũng] sẽ được tham dự sinh nhật thứ 90 của Tổng Giám mục Tutu. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Quốc Tế

Blogger Mẹ Nấm: ÁO NO-U VÀ NHỮNG CÂU HỎI CẦN CÓ CÂU TRẢ LỜI.

LTCG (10.10.2011)

Sáng Chủ Nhật ngày 2/10/2011, một em an ninh thành phố đã ghé nhà cùng công an phường để trao đổi với tôi một vài thắc mắc.

Vài câu hỏi xung quanh cái áo thun có in hình đường lưỡi bò cách điệu và dòng chữ  “SAY NO TO U-LINE!- – SAY YES TO UNCLOS!”

Tôi có trả lời rõ ràng rằng, áo này không phải của thế lực thù địch nào in, nó là sản phẩm của báo Sài Gòn Tiếp Thị, được bày bán công khai ở 25 Ngô Thời Nhiệm – Quận 1, và toàn bộ số tiền lãi thu được từ việc bán áo này sẽ góp phần ủng hộ ngư dân bị Trung Quốc bắt.

Khi mẹ tôi hỏi : “Liệu có phải bây giờ người ta cấm mặc áo này không?”

Thì câu trả lời là: “Không có, không ai cấm mặc áo này”.

Chuyện tưởng chừng như quên lãng, thì hôm qua, một người bạn của tôi ở Sài Gòn, sau khi bị câu lưu vì “sử dụng xe không chuyển quyền sở hữu”, cũng hân hạnh được hỏi về cái áo này.

Những người làm việc với em “tử tế” đến nỗi mua một cái áo khác để gạ đổi cái áo No-U mà em đang mặc trên người, sau khi giải thích “không nên mặc cái áo này ở thời điểm nhạy cảm”.

Tôi nghe kể lại mà lặng người, giận run và phẫn uất.

Năm 2009, khi tôi in áo có dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” – “Stop bauxite – NO CHINA”, người ta cũng đã giải thích rằng tôi vi phạm những quy định về quảng cáo, in ấn, rằng tôi không nắm đủ thông tin về “chủ trương lớn và đúng đắn của đảng” nên các thế lực thù địch khác lợi dụng…. Xem chi tiết…

Wikileaks: An ninh vụng về quậy phá Ðỗ Nam Hải

LTCG (10.10.2011)

Kỹ sư Đỗ Nam Hải

WESTMINSTER (NV) – Giả làm khách uống nước, nhưng nhân viên an ninh chìm Việt Nam lại đọc báo ngược – đó là một chi tiết hài hước trong chuyện công an Việt Nam quấy nhiễu cuộc gặp mặt giữa đại sứ Mỹ và kỹ sư Phương Nam Ðỗ Nam Hải, được tường thuật lại trong một công điện bị Wikileaks tiết lộ.

Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, có bút hiệu Phương Nam, là một trong những nhà sáng lập Khối 8406. Cũng trong Khối 8406 còn có những nhân vật quen thuộc khác như Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Cuộc gặp mặt giữa Ðỗ Nam Hải và Ðại Sứ Michael Michalak được tường thuật trong công điện đề ngày 8 tháng 5, 2009, ký tên phó tổng lãnh sự Angela Dickey.

Ðiều oái oăm là Ðại Sứ Michalak đi gặp ông Ðỗ Nam Hải trong chuyến đi Sài Gòn tìm hiểu về thương mại. Nếu an ninh đã đừng quậy phá cuộc gặp gỡ, bức công điện đã là một bản văn tốt cho phía Việt Nam, với tựa đề “Lạc quan ở Thành phố Hồ Chí Minh”.

Ðại Sứ Michalak gặp Ðỗ Nam Hải trong một quán cà phê. Hai người đang nói chuyện về tầm quan trọng của Internet, và Ðỗ Nam Hải cho rằng Internet là mấu chốt cho sự thay đổi tại Việt Nam. Ông cho rằng đó chính là lý do “công an lục soát nhà ông ta sáu lần trong năm qua để tịch thu modem, máy computer, máy laptop và cả điện thoại, và đưa tên ông vào danh sách cấm đối với các dịch vụ Internet, để ông không vào mạng được”.

Hai bên đang nói chuyện được 20 phút, thì “một cặp nam nữ với vóc dáng tuyệt vời ngồi vào bàn bên cạnh chúng tôi”. Hai người này “bắt đầu đọc tạp chí thời trang – người đàn ông cầm báo ngược mất một lúc,” bà Dickey viết.

Mười phút sau đó, thì người đàn ông trẻ đứng dậy, xông tới chỗ Hải và mắng Hải bằng tiếng Việt là “nói láo” và “bêu xấu đất nước”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Danh Ngôn Thành Công

LTCG (10.10.2011)

“Không ai trong chúng ta có thể hiểu hết được về nơi mà chúng ta sẽ đi đến…Nhưng quyết định không chờ ai cả; những quyết định đầu tư hay những quyết định cá nhân không thể chờ cho đến khi hình ảnh tương lai được sáng tỏ. Bạn phải quyết định khi cần thiết. Và cố gắng không nản lòng trên đường đi, bởi vì bạn phải có trách nhiệm. Nếu bạn nản lòng, bạn không thể động viên khích lệ nhân viên đạt được những thành quả suất xắc. Vì vậy, bạn phải nâng cao tinh thần cho chính mình cho dù bạn không biết mình đang làm gì.” Andrew Grove (chủ tịch Inte)

  1. “Ai ít mong muốn nhất thì người đó sẽ có nhiều nhất.”
  2. “Ai than thở không bao giờ có thời gian, người ấy làm được ít việc nhất.” G.Lichtenberg
  3. “Ai thẳng thắn với bản thân và với những người khác thì bao giờ cũng là những người có phẩm chất hết sức quý báu của những tài năng cực kỳ vĩ đại.” W. Goethe
  4. “Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh.” Banis Diderot
  5. “Ấp ủ những ước vọng và giấc mơ, vì chúng là con đẻ của tâm hồn – là kế hoạch của những thành công có tính quyết định.” Napoleon Hill
  6. “Ba cái nền tảng của học vấn là: nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều.” Catherall
  7. “Bậc thang không bao giờ dành để nghỉ ngơi mà là để giữ cho bước chân của một người đủ dài để anh ta có thể đạt đến nơi khác cao hơn.” Thomas Henry Huxley
  8. “Bạn có được sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin từ bất kỳ trải nghiệm nào khiến bạn chựng lại và sợ hãi. Bạn có thể tự nhủ rằng: “Tôi đã vượt qua. Giờ đây, tôi sẵn sàng đón nhận những điều kế tiếp.” Eleanor Roosevelt
  9. “Bạn hãy làm việc đi! Nếu đang đêm tỉnh giấc và chợt nghĩ ra có việc cần phải làm mà ta chưa làm được thì bạn hãy vùng dậy mà làm.” Đê-xtôi-epxki
  10. “Bạn không thể hiểu mình qua những điều mà người khác mong muốn ở bạn, mà chỉ có thể bằng cách tự hỏi bạn trông đợi gì ở bản thân mình, bằng cách tự khám phá theo khả năng của bạn.” Jane Roberts Xem chi tiết…
Chuyên mục:Phút suy tư, Tìm hiểu

Steve Jobs và những bài học ở đời

LTCG (10.10.2011)

Chiều nay nhận một tin buồn. Ông Steve Jobs, người sáng lập công ty MacIntosh và tác giả của iPhone, iMac, iPad, iPod mới qua đời. Ông thọ 56 tuổi. Sự ra đi của ông đã được đoán trước. Tôi là một trong hàng triệu người vô danh trên thế giới này ngưỡng mộ ông. Nên cũng có đôi dòng gọi là nhật ký của một ngày buồn.

Tôi bị thu hút bởi những ý nghĩ của Steve Jobs. Những ý nghĩ về sự sống, triết lý ở đời, và nhất là về cái chết. Nói về triết lý sống, ông khuyên “Đùng phung phí thì giờ để sống cuộc sống của người khác. Đừng trói buộc mình bằng những giáo điều. Đừng để tiếng động của ý kiến người khác làm chìm tiếng động của trái tim mình. Và quan trọng hơn hết, nên dũng cảm để theo đuổi những ý tưởng của con tim và trực giác.”  Quan điểm của ông về cái chết rất … khác thường nhưng không phải là phi lý. Ông quan niệm rằng cái chết có lẽ là một phát minh độc nhất và hay nhất của Sinh Mệnh. Cái chết là một tác nhân của Sinh Mệnh. Quan niệm đó cũng không khác với triết lý Đông phương. Theo triết lý Đông phương, cái chết cũng tự nhiên như sự sống, cũng kỳ diệu và tốt đẹp như nhau. Chết có lẽ chỉ là một sự chuyển nghiệp.

Ông có lẽ là một bệnh nhân tuyệt vời. Một bệnh nhân biết chọn cho mình một cách ra đi thanh thản. Quả đúng như vậy, ông là người biết trước mình sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng. Giữa tháng 5 năm nay, sau khi được bác sĩ báo cho biết bệnh ung thư tuyến tụy của ông ở vào giai đoạn cuối, ông tự nguyện từ chức CEO của công ty ông sáng lập. Ông muốn dành thời gian cho gia đình và sắp xếp những công chuyện còn dang dở. Thế là chỉ vài tháng sau, đến ngày hôm nay thì ông vĩnh viễn ra đi.

Steve Jobs ra đi, nhưng di sản của ông thì còn mãi mãi. Nếu có một người có thể làm thay đổi thế giới và làm cho thế giới hạnh phúc hơn, người đó phải là Steve Jobs. Những sản phẩm bắt đầu bằng Mac và i do ông thiết kế đã làm thay đổi cách chúng ta sử dụng máy tính. Apple và ông làm cho máy tính đơn giản hơn, đẹp hơn và thân thiện hơn với con người. Apple và ông lúc nào cũng là người dẫn đường. Microsoft cũng bắt chước cách thiết kế của ông. Ông sẽ được lịch sử ghi nhận như là một trong những kiến trúc sư của Thời Đại Mới. Cuộc đời thăng trầm của ông là cả một bài học cho nhiều người, trong đó có tôi. Những bài học mà tôi và nhiều người trong chúng ta có thể học từ Steve Jobs là:

  • Một cá nhân có ý tưởng và ý chí có thể làm thay đổi thế giới.
  • Chúng ta không nhất thiết phải làm theo quy luật của người khác đặt ra. Chúng ta có thể bất tuân!
  • Chúng ta không nhất thiết phải lắng nghe tất cả các ý kiến và lời khuyên. Chúng ta nên làm theo những gì chúng ta nghĩ là có ích cho xã hội.
  • Chúng ta đáp ứng những gì xã hội cần, chứ không phải những gì xã hội muốn.
  • Lúc nào chúng ta cũng có cơ hội thứ hai.
  • Cái đẹp và tính đơn giản đóng vai trò quan trọng trong tất cả việc chúng ta làm. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

Pháp luật Việt Nam và việc thực hành

 

LTCG (10.10.2011)  – Sài Gòn – Ở Việt Nam có nhiều việc người ta làm theo thói quen có trước mà ít khi chịu tìm hiểu lý do. Khi có người chất vấn tại sao làm như thế thì người ta ấp úng, không trả lời được. Có một thời các văn bản pháp luật được “giấu kín” đối với người dân như thể “bí mật quốc gia” (để cán bộ dễ bề thao túng) nên hầu hết người dân không hiểu rõ luật pháp để áp dụng cho trường hợp của mình. Việc làm này đã vô tình hay hữu ý tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng trong giới cán bộ, gây ra tình trạng sách nhiễu, “làm luật” mỗi khi người dân có việc liên hệ đến chốn công đường.

 

Bài viết này chỉ đề cập đến hai việc nhỏ: thứ nhất, có bắt buộc hay không khi ghi hai dòng Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” trên các văn bản hành chính của người dân gửi đến các cơ quan chính quyền? Thứ hai, có vi phạm pháp luật hay không khi treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ khác (trong đó có cờ của Đảng cộng sản)?

 

Thông thường thì đa số chúng ta vẫn không thắc mắc gì về những điều trên vì dường như đã thành thói quen và ít có ai tham chiếu các văn bản pháp luật. Người dân hễ đặt viết xuống viết đơn là phải ghi ngay câu Quốc hiệu, nếu không thì sợ “phật lòng chính quyền”. Một nguyên nhân khác khiến người dân cảm thấy đương nhiên phải viết vì trên tất cả các mẫu văn bản như Sơ yếu Lý lịch, Đơn xin việc làm,… luôn luôn ghi sẵn câu Quốc hiệu này. Hoặc đi đâu người ta cũng thấy các cơ quan nhà nước treo cờ Tổ quốc ngang với cờ búa liềm, nhìn mãi thành quen mắt. Người dân thành phố này cứ gần đến dịp lễ hội nào đó bỗng nhiên thấy tất cả các xe taxi của Vinasun cắm cờ búa liềm chạy khắp nơi. Không biết có phải để “lấy lòng” hay không mà doanh nghiệp này lại hăng hái quá mức bình thường như vậy: đưa chính trị vào cả trong lãnh vực kinh doanh? Xem chi tiết…

Công an: Bắt người, khám nhà trái pháp luật

LTCG (10.10.2011)  – Sài Gòn – Không chấp nhận sự hành xử ngang ngược thô bạo, xâm phạm tài sản cá nhân qua việc vị phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng của cơ quan an ninh điều tra thành phố HCM, và các đơn vị công an thuộc cấp, tại nhà 84D, Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Sài Gòn. Chị Dương Thị Tân chủ nhà đã lên án như thế khi gặp Phóng viên VRNs.

Sáng ngày 05.09.2011 tại địa điểm này, nơi chị Tạ Phong Tần đã tạm trú nhiều năm qua, sau khi chị Tạ Phong Tần bị bắt giải đi, cơ quan an ninh và công an Phường 8 quận 3, đã lục tung mọi nơi trong căn nhà sau đó tự ý niêm phong toàn bộ căn nhà cho dù không có mặt chủ sở hữu hợp pháp của nhà là chị Tân.

Bức xúc và không đồng tình với cách hành xử trái pháp luật này, ngày 08.10.2011 chị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng là vợ và con trai Blogger Điếu Cày đã quyết định tháo niêm phong căn phòng chị Tần để thu dọn sau 33 ngày kể từ ngày chị Tần bị bắt.

Căn phòng rộng khoảng 16 mét vuông được mở cửa sau 33 ngày bị niêm phong trái phép, nhìn mọi thứ trong phòng bề bộn mọi thứ bị lục tung. Chị Tân cho biết: thảm trong phòng bị lật lên, tất cả mọi ngóc ngách từ kệ sách đến những thùng giấy, từ tủ quần áo đến ngăn kho chứa đồ không dùng đến. Cầm đến cuốn Kinh Thánh chị Tân nói tiếp: “Cô Tần có dặn khi có chuyện gì xảy ra với em, chị nhớ lật phía sau tấm bìa nhựa cuốn Kinh Thánh này thì sẽ thấy tiền em cất ở đó, nhưng có còn gì đâu vì họ đã lục mất rồi”.

Cũng theo chị Tân, hiện sức khỏe của chị Tần cũng rất kém hay đau bệnh, hai ngày trước khi bị bắt chị Tần phải đi khám bệnh nên trên bàn có toa thuốc cùng thuốc: “Không biết lúc này trong trại giam sức khỏe của cô ấy ra sao tôi rất lo lắng”. Xem chi tiết…

Mượn rồi chiếm đoạt Tu viện Dòng Chúa Cứu thế và chuyện ‘Vào Đống Đa ra Văn Điển’

LTCG (10.10.2011)

Những ngày gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang rắp tâm cướp đoạt lâu dài Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, nơi đã bị “mượn” từ năm 1973 bằng vũ lực rồi biến thành bệnh viện Đống Đa mà Nhà Dòng đang đề nghị trả lại để thực hiện các chương trình phục vụ người nghèo trong xã hội.

Nhiều năm qua, nhiều phương thế đã được đưa ra nhằm chiếm đoạt Tu viện này bất hợp pháp.

Bất hợp pháp ở chỗ rành rành đây là một cơ sở tôn giáo nhưng đã bị ngang nhiên chiếm đoạt bằng ngôn từ rất hiền lành là “mượn” rồi chiếm luôn.

Trong khi đó, tất cả các bản Hiến pháp của nhà nước này đều ghi rành rẽ: “Cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ”. Việc này như một cát tát vào mặt của “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”

Đây là câu nói cửa miệng của người dân Hà Thành mỗi khi có người nhà bệnh tật phải đem vào điều trị tại Bệnh viện Đống Đa – Hà Nội. Câu ấy có nghĩa là: đưa người nhà vào điều trị tại bệnh viện Đống Đa thì cũng đồng nghĩa là sẽ đưa người nhà ra nghĩa trang Văn Điển.

Người Hà Thành vốn thâm thuý trong ngôn từ, trong cách nói. Những câu nói trào phúng như vậy thường xuất phát từ những sự thật mà người ta thấy được.

Chúng tôi đã bỏ công đi tìm sự thật ấy và được nghe rất nhiều câu chuyện về bệnh viện Đống Đa. Có những câu chuyện mang tính giai thoại. Có những câu chuyện sẽ mãi là đề tài cho những suy ngẫm trong công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được mục sở thị những sự kiện tiếp thêm cho chúng tôi những dữ liệu khẳng định cho câu nói “vào Đống Đa ra Văn Điển” là hoàn toàn có cơ sở.

Bệnh viện Đống Đa vốn trước đây là tu viện, nơi tu hành của các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

  Xem chi tiết…

BỨC ẢNH PHÉP LẠ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

LTCG (10.10.2011)

1. Lịch sử Bức Ảnh Tất cả các tín hữu Công Giáo đều yêu mến và tôn kính Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bức ảnh được đưa từ đảo Creta thuộc đông nam nước Hy-Lạp, trong biển Égée, đến Roma vào cuối thế kỷ 15, tức khoảng 1495-1497. Câu chuyện như sau.
Một ngày, Bức Ảnh bị đánh cắp khỏi đền thánh tại đảo Creta, do một thương gia, hằng năm vẫn đi buôn định kỳ ở nước Ý. Tạm gọi thương gia là Anrê. Ông Anrê dấu kín Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong hàng hóa của mình và xuống tàu vào nước Ý. Con tàu dừng lại nơi nhiều cảng khác nhau, đổ hành khách lên bờ. Ngày kia, giông tố bất ngờ nổi lên khiến các thuyền bè phải mau lẹ tìm bến đậu gần nhất để lánh nạn. Chiếc tàu có thương gia Anrê không kịp giờ tiến vào đất liền. Mọi người trên tàu, từ thủy thủ đoàn đến hành khách, ai nấy đều tưởng giờ cuối cùng đã điểm. Với trọn niềm tin tưởng, họ cùng khẩn nài Thiên Chúa và kêu xin Đức Mẹ ra tay cứu giúp. Bỗng chốc, bầu trời trở lại trong xanh và biển lặng như tờ. Mọi người thở phào và xác tín rằng, đây là phép lạ đến từ Trời Cao. Riêng thương gia Anrê, ông âm thầm hiểu rằng, chính Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dấu trong hành lý của ông, là Tác Giả của hồng phúc kỳ diệu này. Tuy nhiên, ông không dám tiết lộ chuyện kín đó với ai. Ông sợ rằng, nếu người ta khám phá ra việc ông ăn trộm Bức Ảnh, hẳn ông sẽ bị ném xuống biển như tiên tri Giona ngày xưa!.
Sau nhiều tháng trời lênh đênh từ cảng này sang cảng nọ, thương gia Anrê đặt chân lên thủ đô Roma, kinh thành muôn thưở của Giáo Hội Công Giáo. Ông luôn mang theo Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bảo vật ông hằng cẩn trọng dấu kín.. Công việc buôn bán hoàn tất, ông thu xếp trở về đảo Creta. Nào ngờ ông ngã bệnh. Ban đầu, chỉ là bệnh nhẹ. Dần dần bệnh trở nặng. Ông Anrê bị bắt buộc phải tìm đến nhà một người bạn – tạm gọi là ông Alessandro – và nhờ bạn chăm sóc. Nhưng cơn bệnh không thuyên giảm, trái lại, mỗi ngày một trầm trọng thêm. Biết mình không thoát chết, ông Anrê ngỏ ý gặp riêng bạn. Ông tha thiết xin bạn giúp ông một công việc hệ trọng sau cùng. Người bạn long trọng hứa sẽ giúp đỡ tận tình. Tin lời bạn, ông Anrê tiết lộ cho bạn biết việc ông đã ăn cắp Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Rồi ông nói: “Cái chết gần kề không cho phép tôi mang Bức Ảnh trả lại đền thánh, hầu Bức Ảnh được trưng bày cho mọi tín hữu đến tôn kính. Vậy tôi van xin anh, hãy mang Bức Ảnh Phép Lạ này, đến trao cho một nhà thờ nào đó của thủ đô Roma mà anh thấy là xứng hợp. Có thế, Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mới lại được tôn kính nơi công cộng!”. Sau khi thành thật thống hối lỗi lầm, thương gia Anrê trút hơi thở cuối cùng. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

KINH MAI KHÔI CỦA MỘT NGƯỜI BẢO VỆ SỰ SỐNG

LTCG (10.10.2011)

Xin trân trọng gửi đến quý độc giả một truyện ngắn. Mà hình như tác giả không muốn chỉ là một truyện ngắn, mà còn là một lay động nhắn nhủ hãy cùng Mẹ Maria Bảo Vệ Sự Sống…

Từ mười năm nay chú Năm vẫn hành nghề xe ôm tại khu vực có cái tên không chính thức là “phố Tây Balô” nhưng lại thông dụng nhiều hơn cái tên chính thức dài dòng khô khan mà ít ai chịu xướng lên làm chi cho mất công. Khách hàng của chú gồm đủ hạng người nhưng chú vẫn khoái Tây hơn vì họ hổng có kỳ kèo trả giá, hổng lấy lại tiền thối, dù chú hổng có thói quen tính hai giá như các… cơ quan Nhà Nước.

Chiều tới giờ chú vẫn bình tâm ngồi trên xe chờ ở đầu con hẻm nhỏ này. Chú từ chối hổng chở bất kỳ ai đi đâu dù có mấy người kêu chú rồi. Hổng phải là chú chảnh gì đâu nhưng vì cô Năm đã bao chú nguyên buổi. Cô Năm đây hổng phải vợ chú, cũng hổng có họ hàng xa gần gì với chú. Tuổi cổ chỉ đáng cháu ngoại của chú. Mà chú cũng hổng biết tên thiệt của cô. Nhưng người ta phải xưng hô với nhau với một cái tên nào đó chứ ha, hổng lẽ cứ gọi nhau ông ơi, bà ơi, chú ơi, cô ơi, ấy ơi trông trổng vậy sao ?

Sau một vài lần chở cô đi đây đi đó, chú hỏi:

– Cô thứ mấy ?

– Dạ con thứ năm.

– Tui gọi cô là cô Năm được không ?

– Dạ được.

Rồi cô hỏi lại chú:

– Còn bác thứ mấy ?

– Tui cũng thứ năm.

– Con gọi bác là bác Năm được hôn ?

– Cũng được. Có điều ở cái phố này ai cũng kêu tui là “chú Năm” hết trơn á.

Cả hai cùng phá lên cười.

– Cô Năm đi xe của chú Năm vui quá hé !

Chiều hôm trước cô Năm dặn chú Năm:

– Chiều mai con có việc quan trọng nên sẽ bao chú nguyên buổi. Chú đừng có chở ai đi đâu nghen.

Vì thế chiều đến giờ chú cứ ngồi trên xe chờ. Làm ăn ở cái phố này không nên tò mò nhiều chuyện. Chú chẳng cần biết khách hàng làm việc gì và phải chờ bao lâu. Bảo chờ là cứ ngồi chờ. Mà người ta cũng biết điều, ngồi chờ càng lâu thì tiền boa, bây giờ bọn trẻ hay gọi là tiền tip, càng sộp. Chú chờ mãi mà hổng thấy cô ra, mãi đến 4g30 chiều mới thấy bóng cô xuất hiện.

– Bữa nay chú Năm chở con đến bệnh viện Từ Dũ nghen…

Vừa đi chú Năm vừa thầm nghĩ: “Đi gần mà cũng đòi bao xe nguyên buổi. Con nhỏ này chơi sang quá ta…” Dường như cô Năm cũng đoán được ý nghĩ của chú Năm…

– Con nói cái này thiệt lòng, hổng hiểu sao đi với chú Năm, con thấy ổn trong lòng dữ lắm. Một hồi tới Từ Dũ, chú Năm cứ vô phía trong bệnh viện kiếm chỗ nào dễ dòm thấy, ngồi đợi con chút nghen.

Chú Năm rất quen thuộc khu vực này. Chú đã nhiều lần đưa vợ đến đây sanh con, đưa mấy đứa con gái đến đây sanh cháu, nhiều lần khác chú đưa mấy khách hàng đến đây làm cái gì đó mà cái nghề của chú hổng nên tọc mạch nhiều chuyện. Chú tìm một góc, trải cái áo mưa ra ngồi xuống, lấy ổ bánh mì ra gặm vì chú đã bắt đầu thấy đói bụng rồi. Thỉnh thoảng chú ngước mắt nhìn bảng chữ điện tử:

5:50 – Nguyễn Thị H. – Bình Dương – 33 tuổi – Trai – 3,2 Kg
5:10 – Trần Thị M. – Mỹ Tho – 28 tuổi – Gái – 2,6 Kg
5:14 – Lê Thị X. – TP. HCM – Trai – 3.0 Kg

Đó là những người sanh con bình thường. Tim chú lại nhói lên trước những hàng chữ chạy ồ ạt, dồn dập, liên tục…

5:10 – Nguyễn Thị T. – TP. HCM – 17 tuổi
5:10 – Lê Thị M. – An Giang – 18 tuổi
5:11 – Phạm Thị C. Vĩnh Long – 16 tuổi.

Chuyên mục:Bảo vệ Sự Sống

HẠT KINH TRONG ĐỜI

LTCG (10.10.2011)

HẠT KINH TRONG ĐỜI

Mỗi hạt kinh trong đó không biết có bao tâm tình ký thác. Có hạt buồn rơi, khóc cho người con hoang đàng, tội lỗi. Có hạt khóc rơi cho lòng ăn năn. Có hạt xen lẫn âu lo, nỗi buồn. Có hạt mang niềm tin yêu và hạnh phúc. Mỗi hạt là những chiêm nghiệm của đời sống qua Mẹ Maria đến với Chúa.

Hạt kinh trên con đường đi làm, đọc bằng trí nhớ, chiêm niệm trong hơi thở, giữa con đường chen lấn xe qua lại, lời kinh vẫn từng hạt đếm trên mỗi ngón tay đang cầm lái, len lỏi trong dòng đời.

Hạt kinh âm thầm theo những quang gánh hằng rong, lẫn trong lời rao, xen trong những mẩu đối thoại, đếm qua những hạt trong tâm hồn, trên những khuôn mặt thân quen và những người xa lạ.

Những hạt kinh lặng lẽ đợi chờ của bác xe ôm, đếm qua từng ngón tay, hơi thở đều đặn trong ánh mắt nhìn hy vọng, những hạt buồn lo của một ngày không biết có đủ sống. Những hạt hy vọng lần theo ánh chiều rơi. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư