Lưu trữ

Archive for 09.10.2011

Wikileaks: Tranh giành quyền lực làm ASEAN lúng túng và kém hiệu quả

LTCG (09.10.2011) 

WESTMINSTER (NV) – Bức công điện của đại diện thường trực của Hoa Kỳ, cấp đại sứ, tại tổ chức ASEAN gửi về Washington, DC, 18 Tháng Hai, 2010 báo cáo cho thấy Hiệp Hội Các Nước Ðông Nam Á (ASEAN) tổ chức cồng kềnh, các cơ chế của tổ chức bất đồng ý kiến về vai trò của nhau, tranh giành ảnh hưởng, lại thiếu cả nhân sự có khả năng chuyên môn, dẫn đến kém hiệu năng cho tập thể.

Từ trái, Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan, Ngoại Trưởng Indonesia Marty Natalegawa và Ðại Diện Thường Trực Việt Nam Vũ Ðăng Dzũng thổi nến sinh nhật thứ 43 của ASEAN vào Tháng Chín, 2010, ở Jakarta, Indonesia. Ông Dzũng cho rằng Hoa Kỳ là “đối tác quan trọng nhất của ASEAN.” (Hình: Bay Ismoyo/AFP/Getty Images)

Bức công điện không thấy đề tên người gửi mà chỉ ghi chức vụ “đại diện thường trực” nên có thể hiểu, nhiều khả năng là ông Scot Marciel, phó phụ tá ngoại trưởng phụ trách Ðông Nam Á, kiêm đại sứ thường trực của Hoa Kỳ tại ASEAN.

ASEAN được thành lập năm 1967, bao gồm 10 quốc gia thành viên là Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Miến Ðiện, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trong phần mở đầu, bản công điện cho hay một cơ chế mới được thiết lập là Ủy Ban Ðại Diện Thường Trực (CPR) mà mỗi nước cử một đại diện để hoạt động ở trụ sở chính của ASEAN đặt tại Jakarta, thủ đô của Indonesia. Ủy ban này hoạt động để xác định chính sách và vai trò đã được sắp xếp để thỏa mãn ước muốn của các nước thành viên là giám sát Thư Ký Ðoàn của tổ chức (ASEC) trong khi gia tăng tính hiệu quả của tổ chức bằng cách tập trung thẩm quyền ra quyết định ngay tại Jakarta.

Chủ đích lập ra cơ chế CPR là hợp lý hóa hoạt động của ASEC, như giải thích cho đại diện thường trực của Mỹ nghe, sẽ hết sức quan trọng để ASEC đương đầu với khối lượng công việc gia tăng và giải quyết tình trạng thường xuyên làm thiếu công suất.

Một số viên chức ASEC, trong khi đó, lại coi Ủy Ban Ðại Diện Thường Trực (CPR) như là thêm một tầng nấc hành chính mà lại thiếu thẩm quyền và sẽ làm chậm thêm các quyết định của ASEAN. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Ba người phụ nữ Phi châu hoạt động tranh đấu nhân quyền được giả Nobel

LTCG (09.10.2011) 

Ellen Johnson Sirleaf, Leymah Gbowee và Tawakul Karman, những người đã chiến đấu không mệt mỏi để tổ chức bênh vực các phụ nữ về các quyền con người, chia sẻ giải Nobel Hòa bình năm 2011.

Ellen Johnson Sirleaf là chủ tịch của Liberia và là phụ nữ duy nhất được bầu làm tổng thống của nhà nước ở châu Phi. Bà đang hoạt động tái tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 11 tháng 10, so với 15 ứng cử viên khác. Bà học tại đại học Harvard và tốt nghiệp là kinh tế gia. Bà Sirleaf được đánh giá cao cho nỗ lực phát triển đã đạt được sau khi chiến tranh tàn phá dân Liberia 14 năm, và dự kiến ​​sẽ giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai.

Bà Leymah Gbowee là một nhà hoạt động hòa bình châu Phi một nhân vật quan trọng trong tổ chức phong trào để mang lại một kết thúc chiến tranh dân sự lần II tại Liberia. Năm 2002, bà Gbowee đã bắt đầu các phong trào hòa bình bằng cách tổ chức phụ nữ cầu nguyện cho hòa bình thông qua các cuộc biểu tình bất bạo động và cầu nguyện.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Chữ thứ 9 trong tư tưởng đạo đức HCM

 

LTCG (09.10.2011) 

Bản thu hoạch nóng hổi cho bản thân tôi là cả cuốn sách 488 trang này – trên bình diện đạo đức HCM, có thể góm ghém trong tám chữ mà không hề sợ thiếu sót: “Cần-kiệm-liêm-chính-chí-công-vô- tư”, nền tảng chủ đạo của ‘Đạo Đức Cách Mạng XHCN’, còn được gọi là ‘Đạo Đức Mới’… Xin thưa: Tám chữ ni tách biệt thành ba, bốn… hay tám mảnh thì vẫn còn giá trị Dương trong từ điển, óp ép thành khẩu hiệu tức khắc hàm giá trị Âm cấp thập phân, bởi vì thiếu chữ thứ chín


Kính tặng GS Song Thành, tác giả bài “Để tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành kim chỉ nam cho hành động”, Tạp chí Cộng Sản số 435 (03/1992). 
Tôi mới tự chuyên tu học tập xong cuốn Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, do Hội đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin-Tư tưởng HCM, GS Đặng Xuân Kỳ chủ biên, GS Song Thành thuộc Ban biên soạn, NXB Chính Trị Quốc Gia tái bản – TP.HCM, 07/2008 với Lời tựa “…Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”.
Bản thu hoạch nóng hổi cho bản thân tôi là cả cuốn sách 488 trang này – trên bình diện đạo đức HCM, có thể góm ghém trong tám chữ mà không hề sợ thiếu sót: “Cần-kiệm-liêm-chính-chí-công-vô- tư”, nền tảng chủ đạo của ‘Đạo Đức Cách Mạng XHCN’, còn được gọi là ‘Đạo Đức Mới’. ‘Giáo Trình’ trích dẫn lời CT-HCM: “Đạo đức cũ (nho giáo) và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngững lên trời… Đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng [trước hết], của dân tộc, của loài người.”, “đạo đức mới đã lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao động”, “đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản…” (1) do đó “Đảng là đạo đức, là văn minh” (1)Xem chi tiết…

Wikileaks: Công an tra tấn chết tín đồ Tin Lành

LTCG (09.10.2011) 

WESTMINSTER (NV) – Tin tức liên quan đến việc các tín đồ tin lành tại vùng cao nguyên miền Trung bị chính quyền Việt Nam đàn áp, đã được ông Seth Winnick, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, kiểm chứng và gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một bản tường trình đầy đủ, qua một công điện viết ngày 17 tháng 8, 2006.

Các thành viên sáng hội Montagnard Foundation tuần hành trước tòa nhà Quốc Hội Mỹ đòi hỏi tự do tôn giáo và chính trị tại Việt Nam. (Hình: ASSIST News Service)

Cụ thể, ông Winnick cho biết, qua “hai nguồn tin khác nhau của tòa tổng lãnh sự kiểm chứng,” ông Y Ngo Adrong “là nạn nhân sự tra tấn của công an”. Ngoài ra, còn có nhiều vụ công an đánh người khác, như trường hợp 8 tín đồ Tin Lành vượt biên bị đánh trong tù và nhiều vụ khác.

Tòa tổng lãnh sự được báo động về trường hợp ông Y Ngo Adrong qua một thông cáo báo chí của Sáng Hội Người Thượng. Ðoạn mở đầu của công điện có tựa đề: “Công an gia tăng đàn áp, xác định việc người chết ở Cao Nguyên”, viết:

“Vào ngày 7 tháng 8, tổ chức Montagnard Foundation ban hành một thông cáo báo chí từ Hoa Kỳ, cho biết ông Y Ngo Adrong, một người sắc tộc thiểu số đã bị công an tra tấn cho đến chết khi ông đang bị giam giữ tại huyện Ea H’leo, tỉnh Ðak Lak, cao nguyên miền Trung.” Xem chi tiết…

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng

LTCG (09.10.2011)


Ngôi Đền Thiêng

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (*), nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau Geneve 1954 cho đến 1975.

Đền Tử Sĩ lúc vừa hoàn thành

Tính đến nay, đã 36 năm trôi qua từ ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, thực trạng Việt Nam trở nên điêu tàn thương đau trên toàn cõi khi đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế đến đạo đức, luân lý …không lối thoát; bất công ngày càng lớn, người dân Việt 2 miền bị trị bằng bạo lực phi nhân, Tự do, Nhân quyền tối thiểu đang bị xâm hại man rợ nhất trong sử Việt; nguy cơ bị Tàu cộng thôn tính ngày càng lộ rõ.
Quần chúng VN kể cả số đông đảo đảng viên cộng sản đã dần dà nhận ra rằng, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Bằng và Tự Do là những khát vọng chân chính mà chính quyền miền Nam đã theo đuổi trong cuộc chiến chống cộng sản độc tài tàn bạo trước kia, cũng là những giá trị cấp thiết hiện nay, nếu người Việt không phân biệt quá khứ, xuất thân, phe phái, lập trường…thành thật muốn tập hợp sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước trước dã tâm xâm thực của Bắc Kinh, và tái thiết quốc gia đang trong tình trạng tàn phá nguy ngập bởi tà thuyết cộng sản, thành hùng mạnh, nhân bản, phú cường.

Thực tại tàn nhẫn được nhận ra muộn màng đó đã khiến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa giờ đây trở nên là một Ngôi Đền Thiêng của quốc gia VN.

TÓM LƯỢC

Nằm trên một ngọn đồi thấp thuộc quận Dĩ An tỉnh Biên Hòa, xung quanh là ruộng và đất trống (1965), cách Sài Gòn 22 km, bên trái nếu đi từ Saigon theo Xa Lộ Sài Gòn-Biên Hòa, Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa (Nghĩa Trang) được hình thành bởi nhu cầu có thực từ cuộc chiến tự vệ của miền Nam trước sự xâm lăng của Việt cộng ngày càng tăng cường độ kể từ 1965, qua các cuộc giao tranh, các binh sĩ quốc gia tử trận cần một nơi an nghỉ yên tịnh, trang nghiêm và cao ráo.

Công trình tổng thể Nghĩa Trang có hình con ong trên một diện tích ước chừng 125 hectares. Chi tiết gồm: Tượng Thương Tiếc (ở cổng vào bên cạnh xa lộ SG-BH) bởi Điêu Khắc Gia Đại Úy Nguyễn Thanh Thu; Đền Tử Sĩ (với Cổng Tam Quan tôn nghiêm và 7 tầng bậc cấp dẫn lên lối vào Đền); thẳng bước theo lối ra sau Đền là đến phần chính của Nghĩa Trang gồm Nghĩa Dũng Đài nằm nơi cao nhất đồi với Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh cây kiếm cụt ngọn (biểu tượng người chiến binh tử trận) bằng béton cốt sắt bởi Điêu Khắc Sư Lê Văn Mậu; chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F).

Công trình được thực hiện bởi Bộ Công Chánh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ tổ chức thi tuyển họa đồ (design), và Ðại Ðội 541, Tiểu Ðoàn 54 Công Binh Kỹ Thuật trực tiếp xây dựng thực hiện.
Khởi công 1965, dự trù hoàn thành 19.6.1975 (ngày Quân Lực VNCH)
Tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài (và Vành Khăn Tang) sắp hoàn thành thì miền Nam thất thủ.

Theo các số liệu phổ biến (chưa thống nhất chính xác) thì cho đến 4-1975, số mộ phần tử sĩ là 16.000, cùng với mấy trăm di hài binh sĩ chuyển về Nhà Xác (Đại Đội Chung Sự) chưa kịp an táng. Số lớn di hài này đã bị toán lính VC chiếm lấy Nghĩa trang tháng 4/1975 cho chôn tập thể một cách tàn ác phía bên trái, cách Nhà Xác chừng 15, 20 met, và không cho đắp nấm đắp nấm, hiện vẫn còn tồn tại cho tới nay tuy đã bị lấp lên bởi 1 ngôi nhà của “trường Cao đẳng nghề” kế bên hông Nghĩa trang (Khu I)

SAU 1975

Phá Hoại và Hủy Báng

https://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2011/10/ntbh_057_tt_dangxay.jpg?w=202
Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang

Việc đầu tiên là VC cho giật sập Tượng Thương Tiếc, (một tuyệt tác nghệ thuật rất có hồn, đúc bằng đồng đen); sau đó là các hành vi trả thù người đã chết một cách tiểu nhân man rợ quái đản mà không một con người văn minh nào có thể tưởng tượng nổi: Dùng súng bắn thẳng vào mặt những tấm hình trên mộ bia, xô đổ, lấy buá đập tan nát bia mộ, tiểu tiện lên, mắng chửi, nguyền rủa mộ phần… bằng những ngôn từ của loài man rợ vô nhân tính! Nếu đi khắp hết 8 Khu mộ, ta có thể thấy số bia mộ (có gắn hình người đã khuất) bị đập phá, bể sứt, hoặc bị đục thẳng bằng búa bằng đinh vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố là một con số quá lớn có thể lên tới hơn 50%. Phải nói một cách kinh hãi rằng, cái chủ nghĩa mà tên tội đồ Hồ chí Minh đem về VN, gầy dựng, nhồi nhét vào đầu đàn em của y ta quả là nơi nuôi dưỡng cho hận thù kiên cố khủng khiếp nhứt trần gian, hơn cả phát xít Đức hay Nhật hay Staline: Trả Thù Người Đã Chết!!! (Đây là lúc mà các nhà Văn Học Sử hãy ghi nhận một dẫn liệu mới: chủ nghĩa cộng sản chính là thủ phạm đã hủy diệt truyền thống nhân ái của giống nòi Việt Nam, đã xóa bỏ câu: Nghĩa Tử là Nghĩa Tận: Người đã chết thì thôi không còn thù hận nữa!). Người cộng sản VN đã nghênh ngang cưỡng đoạt lẽ thị phi, dẫm lên tình nhân loại, tàn phá nền móng nhân bản của gia đình, quốc gia, xã hội bằng cách sát phạt thú tính, căm thù hoang tưởng vô minh tàn khốc nhất trong sử Việt bốn nghìn năm…! Xem chi tiết…

THÔNG CÁO BÁO CHÍ (v/v Hiến chương Tự do, Nhân Quyền Việt Nam 2011)

 

LTCG (09.10.2011) 

Văn phòng Luật VDK Law Office chúng tôi trân trọng kính báo Luật sư Vũ Đức Khanh, đại diện của chúng tôi đã có buổi tiếp kiến với ngài Đào Ngọc Dinh, Tham tán của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Ottawa, Canada vào lúc 2 giờ chiều ngày 5 tháng 10 năm 2011 để trao đổi về một số vấn đề mà hai bên chúng tôi cùng quan tâm. Tại buổi họp trao đổi nói trên, Luật sư Vũ Đức Khanh đã trao tận tay ngài Tham tán Đào Ngọc Dinh thỉnh nguyện thư của văn phòng chúng tôi kèm theo bản “Hiến chương Tự do, Nhân Quyền Việt Nam 2011″ đệ trình lên ngài Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiêm Chủ tịch Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để được xem xét và khuyến nghị đưa vào chương trình làm việc chính thức của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chúng tôi kính báo để các cơ quan truyền thông và đồng bào trong và ngoài nước được tường.

Trân trọng.

Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA

Barrister, Solicitor & Notary Public
VDK LAW OFFICE 
Integrity – Competence – Excellence
838 Somerset Street West, Suite 30, Ottawa Ontario K1R 6R7 Canada
Tel: (613) 867-2071 or (613) 238-8889 – Fax: (613) 238-8890
Email: vdklawyer@rogers.com

HIẾN CHƯƠNG TỰ DO NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2011

(BẢN DỰ THẢO LẦN THỨ I do Luật sư Vũ Đức Khanh chủ biên)

Ngày 21 tháng 9 năm 2011

Mọi người sinh ra đều có quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân trên cơ sở tôn trọng và không xâm phạm đến những người khác trong quá trình thực thi những quyền cá nhân của mình trong cộng đồng xã hội và nhân loại.

Nhân dân Việt Nam cũng thế, có quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc và, không ai có thể xâm phạm các quyền thiêng liêng ấy.

Nhân dân Việt Nam có quyền hưởng tự do và các quyền cơ bản của con người và sự thật phải được sống tự do và được hưởng các quyền thiêng liêng ấy.

Đáng tiếc thay, Việt Nam đã trải qua 4 lần soạn thảo và tu chỉnh Hiến Pháp, mặc dù các quyền cơ bản của con người đã liên tục được long trọng ghi lại trong các Hiến Pháp 1946, 1959, 1980 và 1992, Chính phủ Việt Nam vẫn mặc nhiên cố tình làm ngơ, thậm chí coi thường và phỉ báng nó, dẫn tới tình trạng lạm quyền một cách nghiêm trọng và, một chính quyền ngày càng xa rời tiêu chí của một chính quyền đích thực của dân, do dân và vì dân;

Để vĩnh viễn chấm dứt tình trạng này, để liên tục nhắc nhở tất cả mọi người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của họ, để tất cả mọi hoạt động của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp có thể được so sánh mọi lúc, mọi nơi với các mục tiêu và chủ đích của toàn bộ hệ thống chính trị, và như thế sẽ tôn trọng các mục tiêu và chủ đích đó hơn, và cuối cùng, để những nguyện vọng chính đáng của người dân, dựa trên các nguyên tắc đơn giản và không thể chối cãi sau đây, sẽ luôn hướng tới duy trì Hiến Pháp và sự thượng tôn pháp luật, góp phần tạo dựng hạnh phúc cho tất cả mọi người;

Nhân dân Việt Nam long trọng tuyên bố những quyền sau đây của con người và của công dân Việt Nam là các quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm;

Đồng thời vì sự tiến bộ và công bằng xã hội, dựa trên nền tảng của các giá trị phổ quát nhân bản, bác ái và cộng hưởng, nhân dân Việt Nam cũng long trọng cam kết đảm bảo một số quyền và tự do khác cho tất cả mọi người, tùy theo điều kiện và khả năng tài chính của quốc gia.

Điều 1:

1) Bản Hiến Chương Tự Do Nhân Quyền Việt Nam này có giá trị pháp lý cao nhất, cũng như Hiếp Pháp, tất cả các quyền và tự do được ghi trong đây được Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam bảo đảm và triệt để tôn trọng.

2) Các quyền và tự do được quy định trong bản Hiến Chương này chỉ có thể bị hạn chế bởi một quy tắc của pháp luật, trong sự giới hạn hợp lý và có thể chấp nhận được trong một xã hội tự do, dân chủ và pháp quyền.

3) Tất cả mọi quyền lực quốc gia đều được quy định bằng pháp luật và không có ngoại lệ; không ai có thể sử dụng quyền lực quốc gia mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.

Điều 2:

1) Luật pháp là công cụ chứ không phải mục đích. Mục tiêu tối thượng của người làm luật là đảm bảo và duy trì công lý, lẽ phải cũng như ổn định xã hội cho mọi người.

2) Luật pháp được lập trên cơ sở đồng thuận giữa cá nhân và xã hội, giữa công quyền và người dân và thể hiện mong ước chung của toàn thể cộng đồng xã hội.

3) Luật pháp chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho cộng đồng xã hội. Bất cứ hành vi nào không bị pháp luật cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không ai bị bắt buộc phải làm điều mà pháp luật không yêu cầu.

4) Luật pháp không phân biệt đối tượng, đối xử, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt.

5) Luật pháp chỉ có thể trừng phạt chiếu theo một điều luật đã có hiệu lực pháp luật trước khi xảy ra sự việc phạm tội và được thi hành một cách hợp pháp. Xem chi tiết…

THÔNG CÁO BÁO CHÍ (v/v xin đặc xá cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Công Định và các tù nhân lương tâm khác)

 

LTCG (09.10.2011) 

Văn phòng Luật VDK Law Office chúng tôi trân trọng kính báo Luật sư Vũ Đức Khanh, đại diện của chúng tôi đã có buổi tiếp kiến với ngài Đào Ngọc Dinh, Tham tán của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Ottawa, Canada vào lúc 2 giờ chiều ngày 5 tháng 10 năm 2011 để trao đổi về một số vấn đề mà hai bên chúng tôi cùng quan tâm. Tại buổi họp trao đổi nói trên, Luật sư Vũ Đức Khanh đã trao tận tay ngài Tham tán Đào Ngọc Dinh thỉnh nguyện thư của văn phòng chúng tôi đệ trình lên ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam để xin đặc xá cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Công Định và các tù nhân lương tâm khác.

Chúng tôi kính báo để các cơ quan truyền thông và đồng bào trong và ngoài nước được tường.

Trân trọng.

Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA

Barrister, Solicitor & Notary Public
VDK LAW OFFICE 
Integrity – Competence – Excellence
838 Somerset Street West, Suite 30, Ottawa Ontario K1R 6R7 Canada
Tel: (613) 867-2071 or (613) 238-8889 – Fax: (613) 238-8890
Email: vdklawyer@rogers.com Xem chi tiết…

[Video] Câu chuyện truyền thông: Steve Jobs iLived

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Tổng Giám mục Leopoldo Girelli thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và tiếng kêu cứu của Hội Dòng

LTCG (09.10.2011) 

Ngày 5/10/2011 vừa qua, được sự cho phép của Đấng bản quyền Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam đã tới thăm Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.

Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được thành lập năm 1840, trên một vùng đất sình lầy. Trải qua thời gian năm tháng, với máu mồ hôi nước mắt đã đổ xuống, các Nữ tu của Hội Dòng đã tạo dựng được một cơ sở khang trang.

Năm 1975 chính quyền cộng sản chiếm Sài Gòn; 100 mẫu tây ruộng đất và ngôi trường trung tiểu học của các nữ tu cũng bị chiếm hoàn toàn. Các chị em đã nhẫn nhục chấp nhận mà không một lời phản đối, mặc dù cạn kiệt phương tiện mưu sinh và trợ giúp người nghèo.

Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Những tưởng mấy trăm nữ tu được yên bề tu hành phục vụ trên phần đất hẹp gần 3,5 mẫu đất còn lại nào ngờ lúc này chính quyền muốn cướp sạch luôn khi thấy khu vực tu viện của chị em trở thành mảnh đất vàng trên bờ sông Sài Gòn đối diện với bến Bạch Đằng.

Ngôi Tu viện đang bị nhà cầm quyền âm mưu giải toả là nơi Hội Dòng có các nhà đào tạo như đệ tử, dự tập, tập viện, học viện, nhà hưu dưỡng, bệnh xá, cơ sở may thêu, nuôi gia súc, côn trùng và một ngôi trường mầm non cho khoảng 400 em.

Trong khu vực còn có một ngôi nhà thờ rộng lớn, xinh xắn và khá nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo là thành quả gầy dựng trong 170 năm của các thế hệ nữ tu. Xem chi tiết…

Một di tích văn hoá 171 tuổi đang bị chính quyền Sài Gòn đe doạ tiêu huỷ

Một di tích văn hoá 171 tuổi đang bị chính quyền Sài Gòn đe doạ tiêu huỷ

 LTCG (09.10.2011) – Sài Gòn – Ngày 05.10.2011 vừa qua, với sự cho phép của Đấng bản quyền TGP Sài Gòn, Đức TGM Leopoldo Girelli, sứ thần Toà thánh đã viếng thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Trong phát biểu của nữ tu Tổng phụ trách Hội Dòng có đoạn viết như sau: “Hội dòng chúng con đã gắn bó với mảnh đất Thủ Thiêm này trên 171 năm, trải qua biết bao thăng trầm cùng với lịch sử đất nước… Quý bà và chị em đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt, đã dày công gầy dựng và phát triển để Hội dòng mới có ngày hôm nay. Chúng con là hậu duệ phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, chúng con đang đứng trước một vấn đề rất nan giải : một bên là lời kêu gọi di dời giải toả của nhà nước vì Đô Thị mới Thủ Thiêm, một bên là Nhà Dòng, là mảnh đất thiêng liêng ân tình, là chính tên gọi “Thủ Thiêm”… Đây là nỗi băn khoăn thao thức rất lớn của Hội dòng. Chúng con chỉ biết cậy vào tình thương của Chúa, và rất cần lời cầu nguyện, sự quan tâm nâng đỡ của các Đấng Bản quyền. Kính xin Đức Tổng Giám mục, Quý Bề trên thương nhớ đến chúng con trong kinh nguyện chuyển cầu, xin Chúa ban bình an cho Hội dòng, đồng thời bênh vực, bảo vệ chúng con luôn”.

Vấn đề giải toả khu vực Thủ Thiêm để xây dựng Đô thị mới Thủ Thiêm đã bị các nhà chuyên môn về xã hội học và thiết kế đô thị chỉ trích do quy hoạch không tạo ra được môi trường sống hài hoà giữa thể lý, tâm linh và xã hội cho các cư dân sẽ sống ở đây hoặc lui tới đây làm việc. Tiếc thay, nhà chức trách vẫn duy ý chí, hạ quyết tâm làm cho bằng được, sẵn sàng xoá đi những dấu tính văn hoá và văn hoá tâm linh của Sài Gòn được hình thành ở vùng đất này trên 200 năm.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của nữ tu Tổng phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm với quý vị.

———————–

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI, ĐẠI DIỆN ĐỨC THÁNH CHA TẠI VIỆT NAM, THĂM HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM

Ngày 5/10/2011

Nữ tu Maria Lê Thị Thảo, Tổng phụ trách MTG Thủ Thiêm

Trọng kính Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli,

Kính thưa Cha Chủ tịch, kính thưa quý Bề trên.

Hôm nay, Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm chúng con vui mừng được Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại ViệtNam, đến viếng thăm. Thật là một vinh dự, một hồng ân vô cùng lớn lao mà Chúa đã ban cho Hội dòng chúng con. Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục giữa cộng đoàn chị em chúng con là dấu chỉ khẳng định Đức Thánh Cha và Mẹ Giáo Hội luôn ở gần bên chúng con, yêu thương và đồng hành với chúng con. Con xin đại diện toàn thể chị em trong Hội dòng gởi đến Đức Tổng Giám Mục lời chào thân thương nhất. Cám ơn Đức Tổng Giám Mục viếng thăm và lắng nghe chúng con bày tỏ tâm tình. Xem chi tiết…

[Video] Thế giới nhìn từ Vatican 1/10 – 7/10/2011

LTCG (09.10.2011) 

Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng 10

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Kính thưa quý vị và anh chị em. Đời là bể khổ. Đó là câu nói trên đầu môi của nhiều người. Nhân sinh quan yếm thế này thường được đi kèm với những lời oán trách Hóa Công coi Ngài như nguyên nhân của những đau khổ, oan trái, và éo le trên cõi đời này. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều viết như sau trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán. Chết đuối người trên cạn mà chơi. Lò cừ nung nấu sự đời. Bức tranh vân cẫu vẽ người tang thương.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã phản bác lại lối suy nghĩ này.

Thiên Chúa luôn yêu thương, và gìn giữ chúng ta. Ngay khi chúng ta vừa lọt lòng mẹ, mỗi người trong chúng ta đều có một thiên thần bản mệnh giữ gìn và nâng đỡ ta mọi ngày trong đời. Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng 10 sau kỳ nghỉ hè tại Castel Gandolfo.

“Thiên Chúa luôn gần gũi và tích cực trong lịch sử nhân loại. Ngài theo ta một cách độc đáo qua các thiên thần của Ngài mà hôm nay đây Giáo Hội mừng kính như các thiên thần Hộ Thủ, hay như những vị thể hiện sự ưu ái của Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta”.

Dịp này Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các mục tử của Giáo Hội canh tân lòng trung tín với Chúa Kitô là Đấng qua Ngài các vị có thể tìm được sức mạnh thực sự của mình. Xem chi tiết…

Những vấn đề cơ bản về Công giáo

 

LTCG (09.10.2011) 

Công giáo là tôn giáo lớn nhất trong 4 tôn giáo lớn hiện nay có nguồn gốc từ Kitô giáo. Vì vậy khi nghiên cứu về Công giáo cần phải đề cập một đôi nét về lịch sử Kitô giáo.

Khái quát chung về lịch sử Kitô giáo
Sự ra đời Kitô giáo

– Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được giải phóng và tự do. Bên cạnh đó, vùng Trung Cận đông là nơi tiếp giáp 3 châu lục, dân cư ở đây vốn theo đa thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã xuất hiện yêu cầu thống nhất về tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc thần, vì vậy Kitô giáo đã ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo vốn đang tồn tại ở vùng này

– Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô. Ông sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách màu nhiệm và sinh ra ông. Giêsu là người thông minh. Trên cở sở kinh thánh và những nghiên cứu hiện có, ta có thể biết được vài điểm về cuộc sống của Giêsu như sau:

+ Giêsu là người Do Thái.

+ Sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên.

+ Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm.

+ Thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ. Phêrô là Thánh tông đồ cả.

+ Bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo.

+ Sau khi bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự giá.

Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

XIN HÃY CHO NHAU NỤ CƯỜI

LTCG (09.10.2011) 

Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại toả sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện.

Không ai nghèo đến nỗi không thể nở một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.

Một nụ cười – vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.

Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười.

Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình.

Nụ cười là dấu hiệu của lòng nhân ái.

Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu.

Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư