Lưu trữ

Archive for 01.10.2011

Báo Global Times (Trung Quốc): Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học – Báo Washington Times: Trung Quốc muốn chiến tranh

LTCG (01.10.2011) 

Báo Global Times (Trung Quốc): Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông  một bài học

Vấn đề biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) không hề tồn tại trước thập niên 1970. Vấn đề này chỉ xảy ra sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất năm 1976 (đúng ra là 1975: ND) và quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn: Tây Sa) và Trường Sa (nguyên văn Nam Sa) của Trung Quốc từ đó đã trở thành mục tiêu của quốc gia mới này (ý nói Việt Nam).

Thật không may, mặc dù bị Trung Quốc đánh trong trận chiến ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và sau đó là chiến tranh Trung – Việt vào năm 1979, những lời sỉ nhục của Việt Nam ở biển Đông hiện vẫn không bị trừng phạt. Nó khuyến khích các nước gần đó ráng chìa bàn tay vào khu vực “tranh chấp” và thu hút sự chú ý của Mỹ, rằng một xung đột trong khu vực dần dần biến thành xung đột quốc tế.

Trung Quốc tập trung phát triển trong nước và [giữ] sự hài hòa, đã nhân từ quá mức trong việc ngăn ngừa vấn đề như thế biến thành vấn đề toàn cầu để có thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Quốc Tế

[Video] VOA: Tin Thế Giới 30.09.2011 – Việt Nam bênh vực thành tích nhân quyền ở LHQ

LTCG (01.10.2011) 

* Tin Thế Giới 30.09.2011

Giáo sĩ Hồi giáo sinh tại Hoa Kỳ Anwar al Awlaki đã bị hạ sát tại Yemen.
Người Jordan biểu tình đòi tổ chức bầu cử tự do để chọn người đại diện thực sự cho nhân dân.
Philippines: Bão Nesat đã chấm dứt nhưng bão Nalgea sẽ đến vào thứ Bảy.
Cộng hòa Dân chủ Congo: Cảnh sát đụng độ với người biểu tình muốn có bầu cử minh bạch.
Kosovo: Binh sĩ gìn giữ hòa bình của NATO kiểm soát các vật cản do người Serbia dựng lên.
Khách đến sở thú Đức sẽ gặp 4 cọp con sinh cùng lúc cách nay 7 tuần.

==============================================

*  Việt Nam bênh vực thành tích nhân quyền ở LHQ

Thứ trưởng các nước ASEAN họp tại Nhật bàn tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Việt Nam sắp soạn thảo luật về biểu tình. Nam Triều Tiên ngưng nhập khẩu lao động từ Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Việt Nam tuần qua – Nhân quyền VN theo nhận định của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh

LTCG (01.10.2011)  

*  Việt Nam tuần qua

=====================================================

* Nhân quyền VN theo nhận định của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 30.09.2011

LTCG (01.10.2011)  

* Bản tin video sáng ngày 30.09.2011

Bão số 5 đã vào Vịnh Bắc bộ và chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.

=================================================

* Bản tin video tối ngày 30.09.2011

Bão số 5 đổ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Ai nợ ai?

 

LTCG (01.10.2011)

Bàn góp với ông V.C. Đ.


Nhà cầm quyền Bắc Kinh thường tận dụng các phương tiện tuyên truyền cố tình nhồi sọ làm cho dân TQ và nhân dân thế giới nghĩ rằng trong quá khứ họ đã đơn phương giúp Việt Nam chống xâm lược mà rồi VN “bội bạc”(!) (ngay cả một số Giáo sư TQ vẫn hay nói với sinh viên VN du học bên đó rằng VN “vô ơn”).

Trong bài “Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng: Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ” trên Bauxite Việt Nam ngày 26-9-2011, ông Vũ Cao Đàm đã phân tích khá rõ rằng chính TQ cũng nợ VN. Tôi xin mạn phép bổ sung một số ý nhỏ.

Năm 1949, Trung Cộng giành được toàn nước Trung Hoa trên đất liền; sau đó chỉ được các nước XHCN công nhận. Họ rất muốn có được tiếng nói và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dịp may lớn đầu tiên là hội nghị Genève năm 1954 về chiến tranh Đông Dương – trong đó cuộc kháng chiến của VN là chủ đạo, Bắc kinh được tham dự [Sự nóng lòng tận dụng dịp may đó bộc lộ không mấy tế nhị và vinh dự trong phiên khai mạc: Chu Ân Lai, Trưởng đoàn Trung cộng, tươi tỉnh tiến đến để bắt tay trường đoàn Mỹ – nhưng ông này quay lưng lại]. Trong suốt quá trình hội nghị, họ qua mặt VN thương lượng trực tiếp với phái đoàn Pháp, áp đặt ý đồ chia cắt VN. Họ chỉ cần một vùng cách ly an toàn cho đất nước họ. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân Đông Dương nói chung, có cơ hội, họ cố giương ra một vai trò nào đó trên bàn cờ quốc tế và đã đạt được phần nào.

Xem chi tiết…

Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng (1/10): Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ!

LTCG (01.10.2011) 

Tôi nảy ý định viết ra ý tưởng này từ lúc đọc lại bài khai bút đầu năm của anh Bút Chẳng Tà, trong đó có nhắc đến ngày Trung Cộng khởi chiến, tấn công quân đội Việt Nam Cộng hòa để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bài viết đưa lên mặt báo Bauxite Việt Namtrong khi trên trang mạng của Trung Cộng vẫn còn nhan nhản những bài chửi bới với giọng điệu của một kẻ cả vô giáo dục nhằm vào “Bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa”, và kêu gào phải giết bọn “Việt Nam lòng lang dạ sói”, lấy máu “giặc Việt” để làm lễ tế thần cho trận chiến thu hồi Nam Sa.

Trong khi đó thì chúng ta lại vẫn thường nghe một số quan chức, và cả bạn bè, cố gắng phân trần, rằng nhân dân Việt Nam “Không bao giờ quên ơn Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Cộng”, làm như đây là món nợ truyền kiếp, mà người Việt chúng ta phải đời đời khắc cốt ghi xương.

Tôi được đọc khá nhiều bài viết, với lập luận rất hay rằng, với việc lợi dụng chiến tranh Việt Nam, đục nước béo cò thôn tính Hoàng Sa, rồi phát động đại quân tấn công ào ạt toàn tuyến biên giới phía bắc, Trung Cộng đã xóa xong món nợ ân nghĩa đã giúp Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đọc xong, thú thật tôi vẫn cứ phân vân,… phải chăng là Trung Quốc đã giúp Việt Nam thật sự với tinh thần nghĩa hiệp của anh hàng xóm mang nặng trong lòng mối tình láng giềng “môi hở răng lạnh”, “tắt lửa tối đèn có nhau”… Có vị thuộc thế hệ đàn anh khả kính còn đưa thêm cứ liệu lịch sử để nói rằng Việt Nam cũng đã đưa quân sang để đánh quân đội Tưởng Giới Thạch, mở một mặt trận từ phía Nam để hỗ trợ Mao Trạch Đông trong cuộc chiến Quốc – Cộng . Và như thế cũng góp phần xóa xong cái món nợ mà Trung Cộng đã dành cho Việt Nam. Xem chi tiết…

1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?

 

LTCG (01.10.2011) 

 Trong những ngày qua, việc lãnh đạo Lào Cai chỉ thị các công sở và nhà dân treo đèn lồng Trung Quốc đã làm xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng đây là một hành động tự nguyện làm nô dịch văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, có thực sự thái độ nô dịch chỉ được thể hiện ở cái đèn lồng? Hay còn một âm mưu nào khác, đen tối hơn thế nữa?

Mập mờ về ngày tháng 
Theo Wikipedia:
Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. 
Dữ kiện về ngày thành lập tỉnh Lào Cai 12 tháng 7 cũng được ghi trên trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, vào ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.
16 năm sau, vào ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.
Dữ kiện ngày tái lập 10 tháng 10 này được ghi trên trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.
Tóm lại tỉnh Lào Cai có 2 ngày lịch sử. Đó là:
Ngày thành lập tỉnh: 12 tháng 7 năm 1907 
Ngày tái lập tỉnh: 10 tháng 10 năm 1991  Xem chi tiết…

Âm mưu Hán hóa – Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

LTCG (01.10.2011) 

 Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt… những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai “ăn mừng” sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế…
Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.
*
Những gì đã xảy ra 
Lồng đèn Trung Quốc
Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 – 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1].
Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2].
Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc.
Sang đến ngày tái lập tỉnh của Lào Cai 
Trong bài viết “1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?“, blogger Vũ Đông Hà đã dẫn dắt những dữ kiện thông tin từ chính trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, trong đó có 2 dữ kiện quan trọng về lịch sử Lào Cai:
Ngày thành lập tỉnh của Lào Cai là 12 tháng 7 năm 1907 (Theo Wikipedia)
Ngày tái lập tỉnh của Lào Cai là 10 tháng 10 năm 1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII) 
Blogger Vũ Đông Hà đã đưa ra 2 câu hỏi:
Tại sao lãnh đạo Lào Cai đã quyết định không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm, thay vào đó họ lại dùng ngày tái lập tỉnh để tổ chức kỷ niệm 20 năm?.
Và câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn, dẫn đến mấu chốt của vấn đề về một âm mưu từng bước Hán hóa Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung:
Từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai? Tại sao không phải là ngày 10 tháng 10 theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào năm 1991? 
Vũ Đông Hà cũng nhắc lại sự kiện ngày 1 tháng 10 cũng được chọn là ngày khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long năm 2010, và ngày 1 tháng 10 cũng là ngày Quốc Khánh của Trung Quốc.
Những gì vừa mới xảy ra:  Xem chi tiết…

Tài liệu Wikileaks 09HOCHIMINHCITY675: Chống tham nhũng ở TPHCM, 1 cuộc chiến gian nan

 LTCG (01.10.2011) 

CHỦ ĐỀ: CHỐNG THAM NHŨNG tại Thành phố Hồ Chí Minh: 1 cuộc chiến gian nan

REF: năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh 810

Phân loại BY: Kenneth J. Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ

Tổng Lãnh sự quán Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao.

LÝ DO: 1,4 (b), (d)

¶ 1. (C) Tóm tắt: Theo các quan chức chịu trách nhiệm hàng đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh, công việc của họ bị cản trở bởi nhiều yếu tố. Các cuộc điều tra đối với các thành viên chính phủ có thể bị ngăn chặn hiệu quả bởi các Bộ hay các cơ quan, và do các Thanh tra Chính Phủ(GI) thiếu quyền đưa ra trát hầu tòa hay các quyền khác để bắt buộc sự hợp tác.

Thậm chí, các cuộc điều tra đối với thành viên đảng cộng sản, còn không thể được tiến hành nếu không có sự cho phép của lãnh đạo đảng.

Đằng sau những rào cản cụ thể trong việc điều tra các hoạt động phi pháp, những quan chức chống tham nhũng hàng đầu còn tin rằng thử thách khó khăn nhất của họ xuất phát từ thực tế là những thành viên có thứ hạng trong Chính phủ Việt Nam tin rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ lạm dụng nơi làm việc cho những lợi ích cá nhân và do đó họ kết luận rằng tham nhũng là một hành vi có thể chấp nhận được.

Việc thiếu 1 điều luật bảo vệ người chống tham nhủng là một trong những trở ngại trong việc xét xử, đến nỗi ít nhất một vài quan chức chống tham nhũng hàng đầu đã được xác định để nhắm đến. Bỏ qua bức tranh ảm đạm mà họ đã vẽ ra, sự cởi mở và nỗ lực của các quan chức chống tham những đã đưa ra 1 vài lý do cho sự lạc quan. (Kết thúc bản tóm lược)

Các thanh tra đang chiến đấu ở 1 cuộc chiến khó khăn

————————————

¶ 2. (C) Theo Lâm Xuân Trường (bảo vệ), Giám đốc Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh, chiến dịch chống các quan chức tham nhũng của thành phố (và Chính phủ Việt Nam) hiện nay sẽ không bao giờ thành công cho đến khi những quan chức hàng đầu của Đảng và Chính Phủ Việt Nam bắt đầu làm gương trước. Trường giải thích với CG rằng không thể nào thuyết phục các quan chức có thứ hạng trong chính phủ Việt Nam kiềm chế việc nhận hối lộ, sử dụng sai kinh phí hoặc lạm dụng chức vụ của mình khi mà họ vẫn thấy những người lãnh đạo hàng đầu, các thành viên trong gia đình, và những người ủng hộ, tất cả đều càng trở nên giàu có.Ông Trường đã nêu vấn đề 1 cách chính xác: “Tham nhũng ở Việt Nam bắt đầu từ trên cao”, và để chống lại nó 1 cách hiệu quả thì phải bắt nguồn từ trên cao ấy. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Wikileak: Ở Ðồng Chiêm, nhà nước hành xử như côn đồ

LTCG (01.10.2011) 

Ba bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ năm 2010, ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ.

Vụ Ðồng Chiêm được xem là quan trọng tới mức đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ qua Việt Nam đã tiếp tục nhắc lại.

Bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ ngày 12 tháng 1, 2010 và bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy Tòa Ðại Sứ Mỹ bày tỏ sự quan ngại về hành động đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm.

Hàng trăm công an và côn đồ phá sập Thánh giá ở giáo xứ Ðồng Chiêm, giáo phận Hà Nội, ngày 6 tháng 1, 2010. Các nguồn tin Công Giáo đáng tin cậy nói người ta đã dùng lựu đạn cay để giải tán giáo dân và đến 12 người bị thương. Giáo phận ở Hà Nội gọi việc triệt phá Thánh giá là “phạm thánh” và mô tả hành động đàn áp giáo dân là “hành động man rợ và bất nhân.” Nhà cầm quyền địa phương và Bộ Công An thì nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã vi phạm pháp luật khi dựng Thánh giá trên đất công nên họ có quyền thi hành pháp luật cũng như chối không có dùng bạo lực đàn áp giáo dân.

Bức công điện nói tham tán chính trị của Tòa Ðại Sứ Mỹ nói với cầm quyền Việt Nam là họ có tin tức đáng tin cậy là công an đã dùng bạo lực và khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội đừng nên làm phức tạp thêm cho các nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Ðại sứ Mỹ lập lại điều này khi ăn trưa với thứ trưởng Bộ Công An ngày 13 tháng 1, 2010. “Theo nguồn tin trong Giáo hội Công Giáo,” bức công điện viết, “vào khoảng 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1, 2010, từ 600 đến 1,000 công an, an ninh, và ‘côn đồ’ địa phương, một số võ trang với súng, gậy, lựu đạn cay, chó của cảnh sát, vây các giáo xứ Nghĩa Ái, Túy Hiền và Ðồng Chiêm.” Công điện cho biết: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Bản chất đố kị tôn giáo của chế độ CSVN

 LTCG (01.10.2011)– Internet – Như thường lệ hai năm một lần, hôm 23/9/2011 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố một bản Phúc Trình về Tự Do Tôn Giáo trên thế giới. Bản phúc trình này dựa trên những dữ kiện điều tra, theo dõi về chính sách tôn giáo và những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, USCIRF đệ trình và đề nghị.

Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Của Hoa Kỳ

Năm nay, Ủy Ban này đã đề nghị với hành pháp Hoa Kỳ liệt kê một số quốc gia có chính sách vi phạm trầm trọng quyền tự do tín ngưỡng cần phải quan tâm đặc biệt, trong đó có 8 quốc gia đã nằm trong danh sách đen CPC từ những lần điều tra trước đây là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Sudan và Uzbekistan. Nhưng ngoài những nước này Ủy Ban còn đề nghị thêm 10 quốc gia còn có nhiều vi phạm hay thiếu sót về tôn trọng tự do tôn giáo. Đó là: Afghanistan, Ai Cập, Irak, Nigeria, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Venezuela và Việt Nam. Thực chất, sau khi khai thác bản báo cáo của Ủy Ban, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới là cơ quan quyết định ghi vô hay lấy ra khỏi danh sách CPC các quốc gia do Ủy Ban đề nghị. Cũng nên biết là Việt Nam đã từng bị nằm trong danh sách CPC hồi năm 2004 và tuy trong những lần điều tra kế tiếp Ủy Ban đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này, nhưng vì nhiều lý do kinh tế, chính trị khác chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận.

Liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình đã dành 20 trang để nêu lên những nhận xét tích cực cũng như tiêu cực về hiện tình thực tế của các tôn giáo tại nước ta. Tựu trung lại thì những điểm tiêu cực vẫn nhiều và nặng hơn những điểm tích cực. Điều đáng chú ý là bản phúc trình đã đưa ra những bằng chứng cụ thể về các vi phạm nhân quyền trong lãnh vực tôn giáo do chế độ CSVN là thủ phạm đối với tất cả các tôn giáo tại nước ta. Xem chi tiết…

Nhân kỳ họp HĐGMVN 2011: Xin dâng một đề nghị

LTCG (01.10.2011) 

Tôi xin thưa ngay và rất ngắn gọn. Khu đất đàng sau Nhà Thờ Ngã Sáu là khu đất vàng của Giáo Phận Saigon, với 3 mặt quay ra đường phố, với cổng hậu có thể sang Nhà Thờ Ngã Sáu. Còn khu đất dự tính xây Trụ Sở cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) ở cuối đường Pasteur, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh lại nằm sâu trong con hẻm cụt, chật chội và khó quay xe khi ra vào, xung quanh là nhà ở san sát của bà con khu phố.

Ấy vậy mà các đại gia lại ngon ngọt trình tấu thế nào để Bề Trên Giáo Phận chấp thuận xây “Trung Tâm Hội Nghị và Yến Tiệc” ở khu đất Ngã Sáu. Nếu bán khu đất ở cuối đường Pasteur, Giáo Hội sẽ có thừa tiền để xây trụ sở cho HĐGMVN, vẫn là nơi “hội nghị” mà không cần “yến tiệc”. Giáo Hội không cần yến tiệc, bởi Thầy của chúng ta xưa kia đã “con chồn có hang, con chim có tổ, tôi không có một viên đá để gối đầu”. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã “hoành tráng” quá nhiều rồi trong những năm tháng vừa qua.

Đành rằng khu đất Ngã Sáu là của riêng Giáo Phận Saigon, 25 vị Giám Mục của 25 Giáo Phận khác không nên đưa ra ý kiến riêng. Có lẽ vì vậy mà các Đức Giám Mục làm thinh, còn linh mục, tu sĩ, giáo dân của Giáo Phận Saigon cứ ấm ức, hậm hực kể từ ngày đặt viên đá đầu tiên ấy.

Chúng con giáo dân trong đàn chiên của Giáo Hội, chúng con mạo muội đệ trình ý kiến này lên HĐGMVN nhân kỳ họp thường niên năm nay 2011, đặc biệt với 2 Giám Mục Chủ Chăn của Giáo Phận Saigon chúng con mà mỗi tháng chúng con đều đọc lá thư “Lời Chủ Chăn” của nhị vị. Khi nói lên điều này, chúng con biết là Giáo Phận Nhà sẽ phải hy sinh nhiều lắm, sẽ “thất thu” ghê gớm nếu ở khu đất Ngã Sáu sẽ không có “yến tiệc”. Nhưng không lẽ 25 Giáo Phận bạn lại để Giáo Phận Saigon thiệt thòi. Rồi tòa nhà ấy sẽ vẫn là nơi gặp gỡ, trao đổi của giáo dân chúng con vốn nhiều người cửa nhà chật chội, đến nỗi thiếu cả nơi quàn xác khi có người qua đời. Hơn nữa, con nhớ loáng thoáng ở đoạn Tin Mừng nào đó, Thầy bảo với một anh thanh niên đến xin được làm môn đệ: “anh hãy về bán hết của cải và phân phát cho người nghèo rồi đến đây theo tôi.” Lời khuyên hơi khó nuốt, chàng thanh niên đã lỉnh đi nơi khác, bởi có lẽ trong đầu anh ta tưởng rằng theo Thầy thì sẽ có nhiều….. yến tiệc, rồi mai mốt ẵm chiếc ghế bộ trưởng khi Thầy làm cách mạng thành công.

Còn nếu bảo đây là chuyện riêng của Giáo Phận Saigon, thì còn đâu là “Hiệp Thông” nữa nhỉ.

 Phú Nhuận, ngày 30/09/2011

   Giáo dân F.X Vũ Sinh Hiên

Giáo xứ Phát Diệm – TP. HCM

Nguồn: Nữ Vương Công Lý

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: Sám hối là khởi điểm

LTCG (01.10.2011) 

LTS: Chúa nhật thứ 26 Mùa thường niên đã đi qua, tuy nhiên, những suy tư của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt về Lời Chúa Chúa nhật 26 Thường niên vẫn luôn có tính thời sự.

Làm một con người sống giữa trần thế, không ai lại không có những vấp ngã, những sai lầm. Chúa không đòi người ta phải hoàn hảo không bao giờ sai lỗi. Điều quan trọng là biết đứng dậy mỗi khi vấp ngã và sám hối là khởi điểm cho sự hồi đầu quay về. Thiên Chúa là người Cha luôn chạnh thương con cái. Chậm giậm và giầu tình thương, luôn sẵn sàng tha thứ cho những ai biết quay về.

Xin trân trọng gửi tới quý độc giả những suy tư của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt như những gợi ý cho tất cả chúng ta tự vấn lương tâm mình để cùng nhau đi vào một khởi điểm mới trong cuộc lữ hành đức tin bằng một hành động sám hối cụ thể, để nhờ ơn Chúa mọi người cùng nhận được ơn thứ tha làm hành trang cho công cuộc tái truyền giảng Tin mừng.

Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm A
Lời Chúa: Ed 18,25-28 / Pl 2,1-5 hoặc 1-11 / Mt 21,28-32
SÁM HỐI LÀ KHỞI ĐIỂM
Nói và làm đó là hai thái độ khác nhau. Có người nói mà không làm. Có người không nói nhưng lại làm. Đó chính là hai thái độ mà Chúa đề cập đến trong bài dụ ngôn hôm nay. Hạng người nói mà không làm đó là những người biệt phái và luật sĩ. Họ tự cho là mình đạo đức, nhưng khi Chúa Giêsu rao giảng, họ không những không tin mà còn phê phán chỉ trích những người tin Chúa, chỉ trích chính Chúa đã đón tiếp người tội lỗi. Hạng người không nói mà làm đó là những người thu thuế và những người tội lỗi. Tuy sống tội lỗi, nhưng khi nghe Chúa rao giảng, họ đã ăn năn sám hối và tin vào Chúa. Qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy ta những bài học sau: Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 30-09-2011

“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay

 

LTCG (01.10.2011)

Ngày 1 – 10, Giáo hội long trọng mừng kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Việc kính nhớ Thánh Têrêxa không chỉ có ý nghĩa vinh danh “con đường nhỏ” (hay “con đường thơ ấu”) của Ngài, mà còn nhằm khơi dậy nơi mọi người nói chung và cách riêng là những người trẻ, tinh thần truyền giáo theo linh đạo của Thánh Nữ.

Đứng trước bối cảnh xã hội hôm nay, “con đường thơ ấu” mà Thánh Têrêxa đã mở ra vẫn có một sức hút và nguồn khích lệ lạ kỳ với đông đảo những người trẻ. Điều này cho thấy giá trị của linh đạo Têrêxa, không chỉ gần gũi với các bạn trẻ, mà còn thúc đẩy nơi họ tinh thần dấn thân triệt để dựa vào tâm huyết và năng lực của bản thân.

Trước hết, “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu giúp người trẻ chúng ta ý thức thân phận hữu hạn của mình trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dẫu biết lý tưởng phục vụ luôn là định hướng cao đẹp, nhưng nếu chúng ta hành động trong ảo tưởng và ngoài khả năng của mình thì thật khó lòng vươn tới kết quả mong muốn. Trong trường hợp này, sẽ khả quan, nếu chúng ta biết đặt mục tiêu cho lý tưởng dấn thân theo gương Thánh nữ Têrêxa; thì chính Thiên Chúa sẽ mở đường và phú ban cho ta sức mạnh để vượt lên những bất toàn.  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Phút suy tư

GIỚI THIỆU TRANG WEB VỀ KINH MÂN CÔI WWW.KINHMANCOI.NET – Cầu nguyện “vô thức” bằng Kinh Mân Côi?

 

 LTCG (01.10.2011)

GIỚI THIỆU TRANG WEB VỀ KINH MÂN CÔI

WWW.KINHMANCOI.NET

Việc lần hạt Mân Côi là một hình thức đạo đức được Mẹ Maria yêu thích. Mẹ Maria tha thiết mời gọi con cái “siêng năng lần hạt Mân Côi”. Kinh Mân Côi là một hình thức đạo đức đơn giản nhưng mang lại ơn ích rất nhiều mà ai cũng có thể thực hành một cách dễ dàng. Tháng Mân Côi bắt đầu, một lần nữa, sứ điệp và lời mời gọi “siêng năng lần hạt Mân Côi” của Đức Mẹ tại Fatima lại vang lên. Chào mừng tháng dành cho Đức Mẹ Mân Côi, trang web WWW.KINHMANCOI.NET được ra mắt tất cả quý vị với những mục đích như sau:

  1. Cổ vũ Kinh Mân Côi trực tuyến
  2. Thu thập và phổ biến các ấn phẩm về Kinh Mân Côi
  3. Kinhmancoi.net là nơi đăng ký tham gia Hội Mân Côi và Nhóm Mân Côi và Phong trào Mân Côi trực tuyến (ấn vào đây để đăng ký tham gia) để được hưởng ơn ích từ Phong trào, Hiệp hội và Nhóm Kinh Mân Côi Quốc tế…

Việc thành lập trang web cổ vũ việc đọc, suy niệm Kinh Mân Côi với chủ ý là cùng Mẹ Maria Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi suy ngắm về cuộc đời của Chúa Cứu Thế để cầu xin cho:

  1. Sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội tại Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ
  2. Nền hoà bình và thịnh vượng của thế giới
  3. Các nhu cầu của con người…

Xin trân trọng giới thiệu trang web www.kinhmancoi.net như một công trình nhỏ bé dâng lên Đức Maria Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.

Rất mong nhận được ý kiến xây dựng, bài viết và các công trình biên soạn, dịch thuật… về Kinh Mân Côi của tất cả quý vị. Xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị.

Trân trọng giới thiệu

Quản lý Web

F.X. Trần Kim Ngọc, OP

Thông tin và bài viết xin gửi về: kinhmancoi.net@gmail.com 

=================================================

Cầu nguyện “vô thức” bằng Kinh Mân Côi?

LTG: Phần lớn bài viết này được viết khi còn học tại Đại Chủng viện, được Cha giáo Linh đạo đánh giá cao. Và bài viết này cũng là nguồn gợi hứng cho truyện ngắn “Phép lạ kinh Mân Côi” đã đoạt giải nhất thể loại văn xuôi trong cuộc thi “Văn – Thơ – Nhạc – Hoạ Đức Mẹ Tàpao lần I, 2009”.

———————

1.  Dẫn nhập


Bao giờ cho đến Tháng Mười

     Người người liên lỉ dâng lời Mân Côi

Là người Kitô hữu Công giáo Lamã trưởng thành, ắt hẳn mỗi chúng ta đều quen thuộc và gần gũi với kinh Mân Côi biết bao. Đó là hình thức cầu nguyện truyền thống tồn tại hàng trăm năm trong lòng Giáo Hội. Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra hiện nay là đa số thanh thiếu niên, người trí thức trẻ, người giàu có, thành đạt… thì ít yêu mến, ít đọc, hoặc không thích, không bao giờ đọc kinh Mân Côi. Đôi khi họ đọc vì phải đọc do sự bắt buộc của sinh hoạt cộng đoàn hay lề luật chung. Bởi họ cho rằng đây là lời kinh nhay đi nhay lại, đơn điệu, đọc theo thói quen, đọc cách vô hồn, vô cảm, vô ý thức… Ngược lại, đại đa số giáo dân lớn tuổi, bình dân, quê mùa… hay những tu sĩ, linh mục cao niên… thì đọc kinh Mân Côi cách sốt sắng, đọc liên tục, đọc mọi lúc mọi nơi. Đọc ở nhà thờ, đọc khi làm việc, đọc trước khi ngủ, đọc khi đi dạo… Đọc chẳng cần ý thức, chẳng cần phải suy nghĩ, suy niệm, suy tưởng, tưởng nhớ, hình dung…. Mà dường như họ có một sự xác tín, một ơn thiêng ngọt ngào nuôi dưỡng khiến họ không bao giờ chán nản, nghi nan. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu