Lưu trữ

Archive for 25.10.2011

RFI: Trung Quốc sa vào bẫy của các phong trào nổi dậy Ả Rập

LTCG (25.10.2011)

Một thanh niên bi công an bắt giữ trước rạp hát Hòa Bình tại Thượng Hải (Trung Quốc). Đây là một điểm tập hợp của những người được kêu gọi biểu tình ngày 20/02/2011 để ủng hộ cuộc Cách mạng Hoa nhài.

Một thanh niên bi công an bắt giữ trước rạp hát Hòa Bình tại Thượng Hải (Trung Quốc). Đây là một điểm tập hợp của những người được kêu gọi biểu tình ngày 20/02/2011 để ủng hộ cuộc Cách mạng Hoa nhài.

REUTERS/Aly Song

Liên quan đến châu Á, Le Monde có bài viết mang tựa đề « Trung Quốc bị sa vào bẫy của các phong trào nổi dậy Ả Rập ». Thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh nhấn mạnh : từ khi có cuộc nổi dậy ở Tunisia, các lời kêu gọi biểu tình đã liên tiếp được đưa ra tại Trung Quốc.

Bài báo nêu ra trường hợp bình luận viên nổi tiếng của kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV về các vấn đề quân sự quốc tế, Đô đốc dự bị Trương Chiêu Trọng đã bị hố to. Ông này không ngừng tuyên bố trên đài là Kadhafi không thể nào bị lật đổ, và nay thì ông đã bị đả kích kịch liệt trên internet về các dự báo quá sai lệch. Ông biện hộ là đã bị người Libya lừa gạt : « Họ toàn là các kịch sĩ. Tự đáy lòng thì họ ghét Kadhafi, nhưng khi đứng trước ống kính thì lại nói sẽ ủng hộ ông ta cho đến chết ».

Nhưng giải thích của ông Trương Chiêu Trọng không ngăn được những lời chế giễu. Ngược lại, một số blogger quan sát thấy rằng các kết luận của bình luận viên này chỉ dựa trên các hình ảnh được CCTV đưa, mà đài truyền hình nhà nước thì chỉ đưa những gì có lợi cho quân chính phủ Libya lúc đó.

Trong số các cuộc nổi dậy « Mùa xuân Ả Rập », Libya là trường hợp điển hình để giải thích tình trạng tiến thoái lưỡng nan và sự lúng túng của Bắc Kinh, do sự sụp đổ của chế độ Kadhafi. Tác động của việc lật đổ một chính quyền độc tài lại càng nặng nề hơn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, vì ê-kíp lãnh đạo sẽ được thay đổi vào năm 2012. Bên cạnh đó, là làn sóng bất mãn đang lan tràn trong xã hội. Một nhà chính trị học thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận xét : « Cuộc khủng hoảng nội tại không ngừng dâng lên trầm trọng, do không hề có cải cách từ mười năm qua ». Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Quốc Tế

Wikileaks: Nhật-Việt nói chuyện hạt nhân

LTCG (25.10.2011) 

Nhật kể lại cho Mỹ

WESTMINSTER (NV) -Một công điện xếp hạng “mật” gửi từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo cho Bộ Ngoại Giao tại Washington ngày 22 Tháng Hai, 2011 cho thấy hai điều, thứ nhất là trong lãnh vực vũ khí hạt nhân có lẽ chẳng có gì thực sự là mật, và thứ hai, quan hệ rất chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, ít nhất là trong phương diện vũ khí hạt nhân.

Công điện trên được viết trong bối cảnh Nhật Bản và Việt Nam ở trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai bên, đã tường trình những gì viên chức kinh tế ở Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo thu thập được trong buổi gặp gỡ với ông Takatoshi Mori, phó giám đốc chính (Principal) đặc trách khu vực Ðông Nam của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Việt Nam: Chính phủ tuyệt vọng đối xử với 90 triệu dân đen như thế nào ?

 

LTCG (25.10.2011)

Hỡi 90 triệu đồng bào của tôi ơi, “ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM” và tôi, Châu Xuân Nguyển đã nhìn được rất kỹ những gì cộng sản làm sau khi viết bài này 2 phút trước đây CXN – Chỉ số tiêu dùng (CPI) không còn thành phần tiêu dùng trong đó nữa thì tôi thật sự sốc khi nhìn kỹ (lúc đầu tôi copy bài báo chính thống Thẩm tra kế hoạch 5 năm: Hạ CPI, giảm nợ công tôi cũng đọc lướt qua thôi.

Nhờ viết bài trên tôi mới đọc kỹ dòng này: Trích: ” Ủy ban Kinh tế đề nghị không đưa giá năng lượng và lương thực vào rổ hàng hóa tính CPI” hết trích.

Ủy ban Kinh tế Quốc Hội là của Nguyễn văn Giàu. Thật là khủng khiếp bọn này toa rập để giá năng lượng (điện và xăng) ra khỏi CPI để chúng mặc sức tăng giá điện và xăng để móc túi 90 triệu dân nghèo VN.

EVN đầu tư ngoài ngành nên nợ như chúa chổm phải móc túi người dân. Xem chi tiết…

Đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết về gia đình cố tổng thống Ngô Đình Diệm

LTCG (25.10.2011)Sài Gòn – Ngày 02.11 tới đây là ngày giổ lần thứ 48 của cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đề, ngài cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu. Nhiều diễn đàn mạng đã có nhiều tham luận về thân thế sự nghiệp của ngài tổng thống của nền đệ nhất Việt Nam cộng hòa. Những lời khen, tiếng chế không phải là điều VRNs quan tâm, mà điều chúng tôi thực sự muốn làm là cố gắng thu thập những tư liệu và công bố chúng, để mai sau, khi các nhà sử học chính danh với đầy đủ lương tâm nghiên cứu thì bớt phần vất vả.

Tiếp theo những gì đã giới thiệu trước đây về cố tổng thống Ngô Đình Diệm, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu những ghi chép của đại tá Nguyễn Hữu Duệ. Theo tác giả, những gì ông viết dựa trên câu chuyện giữa ông và đại sứ Ngô Đình Luyện.

VRNs xin tác giả vui long cho công bố bài viết này, vì hiện nay bài cũng đã được công bố trên mạng. Tuy nhiên, chính quý vị độc giả sẽ là người có trách nhiệm và bổn phận lượng định giá trị thông tin, mà quý vị tiếp nhận. VRNs không bảo chứng cho những thông tin lịch sử, mà chính chúng tôi không trực tiếp nghiên cứu.

Xin trân trọng giới thiệu.

——————–

Nhân dịp ông Ngô Đình Luyện từ Pháp qua Mỹ thăm Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đang nghỉ ở dòng Đồng Công tại Missouri, lúc ấy gần ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên anh Nguyễn Văn Nghi và tôi mời ông đến San Diego dự lễ giỗ ngày 1 tháng 11, sau đó đến Orange County dự lễ vào ngày 2 tháng 11. Ông đến San Diego sớm, nên ở chơi với tôi hơn một tuần.

Khi ở nhà tôi, tối nào ông và tôi cũng nói chuyện đến khuya, có khi đến 2, 3 giờ sáng. Tôi đã hỏi ông được nhiều chuyện của gia đình, và nhiều việc quốc gia nữa, mà tôi chưa được đọc ở sách nào. Tôi xin kể ra đây để các sử gia có thêm tài liệu về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và nền Đệ Nhất Cộng Hoà do ông thành lập.

Tại sao Ông Diệm nhận lời về làm Thủ Tướng năm 1954?

Theo lời ông Luyện kể, trước đó, mỗi lần muốn thay đổi Thủ Tướng, Quốc Trưởng Bảo Đại đều mời ông Luyện đến, để nhờ thuyết phục Ông Diệm lập nội các. Nhưng Ông Diệm đều từ chối, vì biết nếu về mà còn người Pháp chỉ huy, thì cũng chả làm được gì, chẳng khác gì khi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại ngày Bảo Đại mới lên ngôi.

Ông Luyện và Bảo Đại là bạn thân từ thuở nhỏ, cùng học với nhau thời thơ ấu ở Pháp, vì vậy hai người thân thiết với nhau như anh em ruột. Bảo Đại có nhiều người bạn Pháp cũng như ông Luyện, nhưng đối với ông Luyện thì Bảo Đại thân hơn, vì hai người cùng học một thầy người Việt Nam do triều đình cử sang dạy về lễ nghi, lịch sử và cách xưng hô cùng luật lệ của triều đình Việt Nam, hầu khi Hoàng Đế về chấp chánh thì đã sẵn sàng.

Vị thượng thư mà triều đình cử sang là người cao lớn, đen, và mắt trông hơi dữ dằn. Triều đình hy vọng nhờ vị thầy học này, Hoàng Đế sẽ nể nang hơn. Ông Luyện có nói tên vị thượng thư này cho tôi nghe, nhưng nay tôi quên mất rồi (hình như là cụ thượng Thứ thì phải)

Lúc ấy Hoàng Đế đã khá lớn, ông rất thông minh và thích thú khi học về lịch sử và quyền hạn của nhà vua. Mỗi lần ông đến học, thầy giáo phải quỳ để đón và cách xưng hô rất là kính cẩn, luôn miệng phải thưa là “Tâu Ngài”. Ngoài ra, triều đình cũng cử thêm một số thị vệ để hầu hạ Hoàng Đế nữa.

Vì được trọng vọng như vậy, đôi khi Hoàng Đế mải chơi tennis hay cưỡi ngựa mà bỏ học, ông Luyện lại được thầy sai đi mời Hoàng Đế về. Khi ông đi mời Hoàng Đế, bao giờ ngài cũng về ngay, và xin lỗi thầy. Ông Luyện và Hoàng Đế nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, xưng “mày tao” (tu-toi) với nhau. Nhưng ở trong lớp thầy Việt Nam thì nói với nhau bằng tiếng Việt, ông Luyện cũng thưa là “Tâu Ngài”. Thầy bao giờ cũng để sẵn bánh kẹo, nhất là chocolat, để Hoàng Đế và ông Luyện ăn, ngoài ra thị vệ phải hầu trà.

Ông Luyện kể thêm: Khi Hoàng Đế hồi loan, Ngài nhiều lần căn dặn ông Luyện khi về nước phải đến gặp ngài. Khi ấy ông Luyện còn phải ở lại để học thêm một thời gian nữa. Sau đó, ông đậu kỹ sư và về Việt Nam được bổ đi coi điền địa của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, ăn lương ngạch Tây nên khá giầu (điền địa là cadastre). Có lần Hoàng Đế đi kinh lý các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, có khâm sứ đi theo, các quan đi đón đông lắm, trong số đó có ông Luyện. Khi gặp ông, ngài ôm chầm lấy và la ông bằng tiếng Pháp: Tại sao khi về không đến thăm tôi? Và vẫn “tu, toi” với ông như khi ở Pháp. Ngài giới thiệu ông với ông khâm sứ rằng “Hai chúng tôi là amis d’enfance”. Và ngài bắt ông Luyện tuần tới phải về thăm ngài.

Khi ông Luyện đến thăm, ngài đón tiếp rất niềm nở và mời hoàng hậu Nam Phương ra giới thiệu, cùng giữ lại ăn cơm gia đình. Hoàng Đế cũng muốn giữ ông Luyện làm việc gần ngài, nhưng ông từ chối.

Sau đó, mỗi lần Hoàng Đế có bạn người Pháp sang thăm, Ngài đều mời ông Luyện về Huế chơi cùng các bạn cũ, và ôn lại những ngày thơ ấu ở Pháp một cách vui vẻ lắm. Sau này, Quốc Trưởng và ông Luyện thường gặp nhau ở Pháp.

Khi hội nghị Gènève bắt đầu, ông được Quốc Trưởng mời đến, và được giao cho chức vụ đặc phái viên của Quốc Trưởng, để theo dõi hội nghị và trình thẳng với Quốc Trưởng các diễn tiến của hội nghị. Ông cũng từ chối, viện lý là không có quần áo sẵn sàng và phương tiện di chuyển. Quốc Trưởng nói: “Đây là việc nước và của người bạn thân (ami), ông phải giúp tôi. Còn việc quần áo và phương tiện sẽ có người khác lo cho ông”. Nói rồi ngài gọi ông Quang và ra lệnh ông lo cho ông Luyện tất cả những gì ông cần (tôi không rõ ông Quang là ai?) Ngoài ra ông cũng lưu ý ông Luyện thông báo các diễn tiến hội nghị cho Ông Diệm hay để Ông Diệm rõ tình hình.

Ông Luyện cũng kể rằng, Quốc Trưởng có vẻ hận người Pháp lắm, vì họ đã đặt Ngài vào sự việc đã rồi, và không hề có giới chức cao cấp nào của Pháp bàn với Quốc Trưởng điều gì trước đó cả. Quốc Trưởng cũng lưu ý ông Luyện, là phải giao thiệp mật thiết với phái đoàn Mỹ ở hội nghị. Xem chi tiết…

Bức thư của các khoa học gia người Việt gửi Ban Giám đốc Công ty Google về bản đồ TP Lào Cai trên mạng http://ditu.google.com.cn vẫn giữ đường biên giới cắt ngang thành phố của Việt Nam

 

LTCG (25.10.2011)

imageGoogle Inc.

1600 Amphitheatre Parkway

Mountain View, CA 94043

Lưu ý:

Dr Eric E. Schmidt, Chairman

Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Đề mục: Bất nhất về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong trang web www.googlemaps.com và www.ditu.google.com

Thưa Dr Schmidt và Mr. Hanke,

Trong lúc soạn thảo bức thư liên quan đến việc Trung Quốc đang tranh đoạt gần như toàn bộ biển Nam Hoa, anh chị cộng sự viên vào trang mạng www.googlemaps.com kiểm tra xem có gì khác với bản đồ đang lưu trữ trong trang mạngwww.ditu.google.com (Lưu ý: đính kèm bức thư chúng tôi email đến ông ngày 20/10/2011).

Chúng tôi rất sửng sốt, những bản đồ lưu trữ trong các trang web liên kết của googlemaps không giống nhau tuy rằng những bản đồ này đều cho cùng khu vực. Bản đồ vùng Biển Đông trong www.googlemaps.com không có lồng thêm đường vẽ đứt đoạn gọi là “lưỡi bò” (một thuật ngữ của Trung Quốc), trong khi đó trong www.ditu.googlr.com xuất phát từ Trung Quốc lại có nó.

Chúng tôi trở lại kiểm tra đường biên giới đất liền dọc theo thành phố Lào Cai mà, vào ngày 02 tháng Tám năm 2011, Giám đốc giao tế Quốc tế của Google đã báo cho chúng tôi rằng sai sót về đường biên giới vẽ cắt ngang thành phố Lào Cai đã được chỉnh sửa. Lại cũng y như vậy, những bản đồ của vùng Lào Cai trong hai trang mạng lại có sự bất nhất tương tự, đó là bản đồ thành phố Lào Cai trong www.ditu.google.com vẫn tiếp tục giữ nguyên tình trạng đường biên giới cắt ngang thành phố Lào Cai trong khi đó trong www.googlemaps.com đường biên giới đã được sửa đúng.

Chúng tôi trân trọng lưu ý ông về sự bất nhất về các bản đồ nêu trên. Những bản đồ trong www.ditu.google.com rõ ràng được chỉnh sửa có thiên vị về phía Trung Quốc, mà có thể xem như là sự vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc trung thực mà Google theo đuổi, và là sự vi phạm đau đớn đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

HT. Thích Quảng Độ: Xin ông Tổng Bí thư minh bạch hóa các thỏa thuận với Bắc Kinh

 

 

LTCG (25.10.2011) – Sài Gòn – Từ Văn phòng Viện Hóa Đạo (VHĐ), thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ngày 21.10.2011, Đức hòa thượng Thích Quảng Độ, viện trưởng VHĐ, kiêm xử lý thường vụ Viện Tăng Thống gởi đến ông Tổng bí thư (TBT) đảng CSVN chất vấn về việc “Thỏa thuận Việt-Trung giải quyết vấn đề trên biển”. Ngay từ đầu thư, giải thích tại sao đây là chuyện của quốc gia, mà Đại lão hòa thượng lại không hỏi ông Chủ tịch nước mà lại yêu cầu TBT trả lời là vì “Việt Nam không là nước dân chủ, nên Đảng cầm quyền, thường lấn quyền Nhà nước”.

VRNs xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Ngỏ này đến quý bạn đọc.

———–

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon

Phật lịch 2555                                                                        Số 04 /VHĐ/VT

THƯ NGỎ

gửi Ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
về việc Thỏa thuận Việt – Trung giải quyết vấn đề trên biển

Kính gửi Ông Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

1A Hùng Vương, Hà Nội

Saigon ngày 21 tháng 10 năm 2011

Thưa Ông Tổng Bí thư,

Việt Nam không là nước dân chủ, nên Đảng cầm quyền, thường lấn quyền Nhà nước, nên bức thư hôm nay tôi viết gửi đến ông Tổng Bí thư về mối lo âu đánh mất chủ quyền của toàn dân Việt Nam. Nhất là sự kiện gần đây ông Tổng Bí thư vừa ký kết tại Bắc Kinh sáu điểm “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên Biển” giữa hai nước Việt Trung.

Toàn thể nhân dân muốn biết ông Tổng Bí thư đề cập nguy cơ mất biển, đảo tại Bắc Kinh nhằm giải quyết các vấn đề Trung quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam bằng đường Lưỡi bò chín đoạn, bằng sự xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bằng việc tàu hải giám Trung quốc cắt dây cáp hai tàu Bình Minh và Viking của Việt Nam, cũng như việc bắt bớ, đánh giết ngư dân Việt trên Biển Đông. Những việc khiến hàng nghìn thanh niên, sinh, viên, học sinh, nhân sĩ, trí thức xuống đường phản đối từ ba tháng qua tại Saigon và Hà Nội. Đi từ những cuộc biểu dương rầm rộ với biểu ngữ và tiếng thét cho đến những cuộc Biểu tình Câm. Xem chi tiết…

Vài chuyện ghi chép bên lề cuộc biểu tình sáng 21/10/2011 tại Đài Truyền Hình Hà Nội.

LTCG (25.10.2011)

Có đôi trung niên đã đi qua một đoạn đường, vẫn quay đầu xe lại hỏi, khi được giải thích, bất ngờ người đàn ông hỏi: “Thế những người này là người Trung Quốc hả ?” những người đứng gần đấy tỏ ra ngạc nhiên với nhận xét của anh ta: “ sao anh lại bảo đấy là người Trung Quốc”. Anh ta hồn nhiên đáp: “ vì người Trung Quốc đòi Hoàng Sa, Trường sa thì ta mới bắt giữ và lên án trên Tivi sao chính quyền lại đi bắt, lại lên án người nhà mình” (chuyện này thật một trăm phần trăm).

Tiếp theo sáng kiến biểu tình trong im lặng ngày 17 và 18 tháng 10, đòi trả tự do cho Biểu tình viên(BTV) Bùi Hằng tại Hồ Gươm. Sáng nay sau khi tòa án quận Đống Đa trả lại hồ sơ vụ kiện vì: “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện” khoảng 30 người đã lại quyết định biểu tình trong yên lặng nhưng với biểu ngữ trên tay, họ đi bộ từ đường Nguyễn Lương Bằng (sau khi đã thắp hương trước tượng Quang Trung ở Gò Đống Đa) qua phố Thái Hà, tới phố Huỳnh Thúc Kháng để tập trung tại  trụ sở Đài phát thanh truyền hình Hà Nội (HTV). Đây có thể được coi là một sáng kiến và với sáng kiến này giới chức Hà Nôi nói chung và  lực lượng An Ninh nói riêng đã rất lúng túng khi đối phó với  biểu tình.

Những người biểu tình đã bất ngờ được gặp nhà văn Phạm Đình Trọng trong Sài Gòn ra. Nhiều người đã biết và bày tỏ cảm phục khi đọc các bài viết của ông như: “Nỗi đau dân chủ” “Kiêu binh thời đảng trị”… tham gia biểu tình cùng anh em, Ông kể: năm 2008 ông được đi Ấn Độ thấy ở dân Ấn Độ có nhiều đặc điểm giống dân ta quá: như hiền hòa bao dung, nhưng có đặc tính dân tộc rất mạnh… và Việt Nam hoàn toàn có thể học tập Ấn Độ giành Độc lập bằng “Bất bạo động”, nhưng thật tiếc…

Đọc bài :”Nghĩ suy từ Ấn Độ “ của ông, Trong đó có đoạn viết :”Những ngày ở xứ sở của thần linh, tôi cứ tiếc nuối, cứ ngẩn ngơ nhớ đến cụ Phan Chu Trinh, một thần linh lớn lao, cao cả của chúng ta mà chúng ta chưa nhận thức đầy đủ.

Cùng thời với Gandhi, chúng ta có Phan Chu Trinh. Cùng tư tưởng, cùng cách lựa chọn như Gandhi, Phan Chu Trinh cũng chủ trương không dùng bạo lực, không đẩy người dân tay không ra đối đầu với súng đạn thực dân, mà phải trước hết nâng cao dân trí cho họ. Dân trí cao, người dân sẽ ý thức được quyền con người, quyền dân tộc mà bền bỉ đấu tranh chính trị, đấu tranh nghị trường giành độc lập. Gandhi đã thực hiện điều đó. Ấn Ðộ đã giành độc lập theo cách đó và đã thắng lợi!

Ðịnh mệnh trớ trêu đưa đẩy, chúng ta đã chọn con đường cách mạnh vô sản! Sự lựa chọn ấy đã xác định luôn cả bạn đường cho dân tộc ta là giai cấp vô sản thế giới! “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” Tiêu chí giai cấp được đưa lên trên hết. Dân tộc không còn được tính đến. Dân tộc phải hòa tan trong giai cấp. Từ một khái niệm còn mơ hồ, giai cấp bỗng hiện hình sừng sững trùm lên xã hội, đè xuống từng số phận con người! Từ đó, con người Việt Nam vốn bao dung, nhường nhịn “Chín bỏ làm mười”, “Tranh quyền cướp nước chi đây / Coi nhau như bát nước đầy là hơn”, con người Việt Nam vốn chan chứa thương yêu “Thương người như thể thương thân”, dân tộc Việt Nam vốn rộng lòng đùm bọc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”, bỗng thành con người khác, dân tộc khác. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Cẩm nang luật cho bạn và tôi (Tập 1)

LTCG (25.10.2011) – Luật của sự thật – Cần có một cẩm nang về pháp luật cho những người không có cơ hội học luật trong xã hội Việt Nam hiện nay thật là cấp bách. Nhu cầu này đã được luật sư Nguyễn Văn Đài và Luật của sự thật bước đầu đáp ứng trong Cẩm nang luật cho bạn và tôi (tập 1). Ở tập này, những người xuất bản tập trung vào 3 vấn đề chính: 1/ Quyền của một công dân biểu tình để bày tỏ long yêu nước; 2/ Cần làm gì khi bị công an bắt? 3/ Những điều nên và không nên làm khi bị hỏi cung.

VRNs xin trân trọng giới thiệu cẩm nang tập 1 này đến với quý bạn đọc.

————–

 

Cẩm nang luật cho bạn và tôi

TẬP 1

  • Quyền của một Công Dân biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước?
  • Cần làm gì khi bị Công An bắt về đồn và thủ thuật với mọi thủ đoạn?
  • Những điều nên và không nên làm khi bị hỏi cung?

1. Bạn có quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về một vấn đề gì đó không?

Quyền biểu tình được qui định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992, là quyền Hiến định và là một trong những công cụ pháp lý để nhân dân thực hiện quyền lực của mình như qui định tại điều 2 Hiến pháp 1992 “…Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”.

Quyền biểu tình cũng là phương tiện để nhân dân bày tỏ ý chí, nguyện vọng và đòi hỏi của mình trước thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Quyền biểu tình còn là vũ khí đấu tranh mạnh nhất và cuối cùng của nhân dân khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm sau khi tất cả các biện pháp giải quyết bằng thủ tục pháp lý khác không mang lại kết quả hài lòng cho nhân dân.

Do vậy bạn có quyền thực thi quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước.

2. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam có cho phép và bảo vệ bạn khi bạn biểu tình bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa và trật tự không?

Điều 12 Hiến pháp qui định rằng mọi hành động xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị nghiêm trị. Điều 50 qui định rằng các quyền con người về chính trị được tôn trọng. Điều 71 qui định công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự qui định công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

Như vậy theo các qui định trong Hiến pháp và luật, thì các quyền con người về chính trị  của bạn như quyền biểu tình được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Khi bạn thực hiện quyền biểu tình thì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của bạn được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ.Những người nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ bị nghiêm trị.

3. Bạn có vi phạm luật pháp Việt Nam khi cùng bè bạn thực hiện quyền biểu tình để bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình không?

Quyền biểu tình là một trong những quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp trao cho bạn. Đồng thời hiện nay trong hệ thống các văn pháp luật của Việt Nam chưa có bộ luật nào qui định việc hạn chế quyền biểu tình của công dân.

Do đó khi bạn thực hiện quyền biểu tình của mình trong hòa bình thì hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Xem chi tiết…

Nhà cầm quyền cướp cơ sở Dòng MTG Thủ Thiêm

LTCG (25.10.2011) – Trước năm 1975 Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có 3 cơ sở giáo dục tại Thủ Thiêm:

1/ Trường Nữ Thủ Thiêm: số 76A tổ 14, khu phố 1, phường Thủ Thiêm, quận 2 (địa chỉ cũ: 76 đường Nhà Thờ, xã Thủ Thiêm, quận Thủ Đức, Sài Gòn) thành lập năm 1875. Hiện nay là cơ sở 2 trường tiểu học Thủ Thiêm.

Cơ sở này nằm trước cổng Hội Dòng, lưng giáp với UBND phường Thủ Thiêm (cũ), mặt đối diện với cổng Hội Dòng

2/ Trường Nam Thủ Thiêm: số 56 tổ 13, khu phố 1, phường Thủ Thiêm, quận 2 (địa chỉ cũ: 56 đường Nhà Thờ, xã Thủ Thiêm, quận Thủ Đức, Sài Gòn) thành lập năm 1875. Hiện nay là trường Mầm Non Thủ Thiêm.

Cơ sở này nằm bên phải Nhà thờ Thủ Thiêm, mượn sử dụng mà để ra nông nỗi này

3/ Trường Nữ Thánh Anna: số 76A tổ 16, khu phố 1, phường Thủ Thiêm, quận 2 (địa chỉ cũ: 76 đường Nhà Thờ, xã Thủ Thiêm, quận Thủ Đức, Sài Gòn) thành lập năm 1963. Hiện nay là cơ sở 1 trường tiểu học Thủ Thiêm. Xem chi tiết…

NÓI và LÀM

LTCG (25.10.2011) – Sài Gòn – Càng về cuối năm Phụng vụ, Giáo hội càng dùng những đoạn Phúc âm mang màu sắc “tím” hơn và khiển trách “mạnh mẽ” hơn: Giả hình!

Khi đọc đoạn Phúc âm Mt 23:1-12, chắc hẳn nhiều người không chỉ không thích mà còn… “khó chịu” – nhất là những người có quyền “ăn trên, ngồi trước” (đạo cũng như đời): “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy” (Mt 23:2). Tại sao? Vì Lời Chúa nói thẳng quá, nói rõ quá, nói “toạc móng heo” quá. Đó là chuyện minh nhiên: Thuận ngôn, nghịch nhĩ! Có lẽ đây là một trong những đoạn Phúc âm người ta không thích đọc nhất, có đọc thì chắc sẽ tìm cách “nói lái” hoặc “né tránh” sao đó, khó tránh chút gì đó miễn cưỡng vì… lúng túng.

Nói dễ, làm khó. Người ta hay “xác định” như vậy. Nhưng người ta vẫn nói, dù biết là “nói trước, bước không qua”. Thế mới lạ. Có lẽ họ là những “siêu nhân”. Cố Hồng y P.X. Nguyễn Văn Thuận có cách diễn tả rất hay: “Đạo nhãn hiệu”. Vâng, thời nay cái “mác” quan trọng lắm: Made inUSA  hoặc Made in Japan khiến người ta tin tưởng hơn Made in Vietnam, dù chất lượng chưa chắc hơn, và hiện nay Made in China lại khiến người ta “rởn tóc gáy”. Xem chi tiết…

Thống kê Giáo hội Công giáo 2011

LTCG (25.10.2011) – Hằng năm, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, Hãng tin Fides đều đưa ra toàn cảnh hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới. Các con số thống kê về nhân sự và cấu trúc của Giáo Hội trong các lĩnh vực mục vụ, y tế, giáo dục và viện trợ được Fides lập thành bảng biểu, dựa theo ấn bản mới nhất của Sách Niên giám của Giáo Hội (31-12-2010). Các thay đổi – tăng hay giảm – so với năm trước được để trong dấu ngoặc: dấu cộng (+) là tăng, dấu trừ (-) là giảm, dấu bằng (=) nghĩa là không thay đổi.

Năm nay 2011, Ngày Thế giới Truyền giáo là Chúa Nhật 23-10.

Dân số thế giới – Tín hữu Công giáo

Châu lục Dân số Tín hữu Công giáo Tỉ lệ
Châu Phi 993.400.000 (+19.983.000) 179.480.000(+6.530.000)  18,06 % (+0,3)
Châu Mỹ 921.924.000 (+8.744.000) 583.012.000(+5.863.000) 63,23 %(+0,04)
Châu Á 4.114.586.000(+47.702.000) 125.860.000(+1.814.000) 3,06 % (+ 0,01)
Châu Âu 710.959.000(+1.850.000) 284.030.000 (+597.000)  39,95 % (- 0,02)
Châu Đại dương 35.830.000 (+967.000) 9.283.000 (+147,000)  25,91 % (- 0,3 )
TỔNG CỘNG 6.777.599.000(+79.246.000) 1.180.665.000(+14,951,000)  17,42% (+ 0,02)

 

Số dân / Số tín hữu Công giáo trên một linh mục

Châu lục Số dân trên một linh mục Số tín hữu Công giáo trên một linh mục
Châu Phi 27.322 (-313) 4.882 (+25)
Châu Mỹ 7.521 (+70) 4.749 (+32)
Châu Á 49.402 (-628) 2.270 (-30)
Châu Âu 3.721 (+42) 1.487 (+16)
Châu Đại dương 7.521 (+181) 1.948 (+25)
TỔNG CỘNG 13.154 (+139) 2.876 (+27)

  Xem chi tiết…

Một phép lạ để phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II

 LTCG (26.10.2011)

Duyệt xét một phép lạ mới được cho là do sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II

ROME, Thứ hai 24 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Một vụ điều tra đã được khởi sự để duyệt xét một phép lạ được cho là nhờ sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II: đó là việc chữa lành một phụ nữ Mễ Tây Cơ, Sara Guadalupe Fuentes Garcia, bỗng nhiên được khỏi bệnh có một cái bướu làm nghẹn cổ họng và khiến cho bà đã có thể chết.

Đức Giám Mục Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên hồ sơ phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II đã cho hay, kể từ khi ngài được phong chân phước vào tháng Năm, Đức Tổng đã nghiên cứu “nhiều ân sủng và các phép lạ giả dụ” từ nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Hoa Kỳ, Đức và Ý.

Bà Fuentes Garcia, sinh sống tại xứ Yucatan, đã cho hay bà đã đặt một bức hình của Chân Phước Gioan Phaolô II trên ngực và đã xin ngài cầu bầu với Thiên Chúa cho bà được khỏi bệnh, trong khi thánh tích của ngài du hành qua Mễ Tây Cơ. Xem chi tiết…

Nhớ cha Fausto: Sự ác không thể chiến thắng

LTCG (25.10.2011) – Mindanao, Philippines – Cha Fausto Tentorio 59 tuổi, đã dành hơn nửa đời mình – 33 năm – ở Mindanao, Philippines, sống và tranh đấu cho người nghèo, nhất là dân bản địa Lumads. Ngài bị bắn chết vào sáng thứ hai 17/10 ngay bên ngoài nhà xứ, 6 ngày trước Chúa nhật Truyền Giáo, trong tháng đặc biệt cầu nguyện cho người dân tộc thiểu số.

Cha Tentorio là thành viên của Viện Thừa sai Hải ngoại Giáo hoàng. Ngày gia nhập, ngài viết: “Tạ ơn Thiên Chúa vì ơn gọi truyền giáo tuyệt vời, tôi ý thức rằng ơn gọi này có thể mang đến cho chính mình dịch bệnh, bắt cóc, tấn công, chiến tranh hoặc ngay cả cái chết tàn bạo. Với lòng tin, tôi đón nhận mọi sự từ tay Thiên Chúa. Tôi hiến mình cho Đức Kitô và cho sự lan rộng của Nước Thiên Chúa.” Trên đây là trích dẫn của Cha Bề trên Tổng Quyền Battista Zanchi trong thông báo từ Rôma, một ngày sau khi Cha Tentorio bị giết.

Cha Zanchi viết : “Đó là những gì Cha Tentorio đã nói và đã sống. Hiến tế của ngài cử hành chỉ vài ngày trước Chúa nhật Truyền giáo, trùng hợp với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha : Một sức mạnh mới cho công cuộc Phúc âm hóa mới và cho sứ mạng đến với muôn dân.” Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 24-10-2011

[Video] Thai nhi có tội tình gì?

Chuyên mục:Bảo vệ Sự Sống, Video

NỤ CƯỜI

 

LTCG (25.10.2011)

NỤ CƯỜI

Trong tiếng Anh, từ “SMILE” có nghĩa là nụ cười; bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào?

Sweet: ngọt ngào

Marvellous: tuyệt diệu

Immensely likeable: khả ái

Loving: đáng yêu

Extra special: ngoại biệt

Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà Tạo Hoá đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cười?

Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn… Nụ cười là thứ tài sản quí giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó… Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!

Bạn có thể làm cho bản thân mình trở thành một con người mới: buổi sáng thức dậy mỉm cười, mỉm cười bước ra khỏi nhà, mỉm cười khi gặp gỡ người khác, khi làm việc mỉm cười, khi nghỉ ngơi cũng mỉm cười – tất cả điều này là một thói quen tốt. Mỉm cười là một niềm vui mà tự bạn có thể thực hiện được. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khác, Phút suy tư