Lưu trữ

Archive for 16.10.2011

[Video] Bình luận: Việt Nam đi về đâu?

LTCG (16.10.2011) 

Bình luận gia  Đại Duơng & Vạn Lý

* Phần 1:

==============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp)  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Thế giới trong tuần – Việt Nam tuần qua

LTCG (16.10.2011) 

* Thế giới trong tuần

====================================

* Việt Nam tuần qua

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Tuyên bố chung mang tên Nô Lệ

 LTCG (16.10.2011)

 Một tuyên bố chung dài 3208 chữ có thể được tóm lại bằng một câu 41 chữ: “Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt – Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển,truyền mãi cho các thế hệ mai sau. Ngắn gọn hơn chỉ cần: Nô lệ.
Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia dựa vào tương quan quyền lợi của mỗi quốc gia để mà có lúc này, lúc khác. Lịch sử Việt Nam hơn 4000 năm đã chứng minh điều đó với 4 lần Bắc thuộc và nhiều thăng trầm. Những nấm mồ của các chiến sĩ Việt Nam vùng biên giới 1979 vẫn y nguyên đó. Vừa khẳng định nó là “đời đời” vừa để “truyền MÃI cho các thế hệ mai sau” là một điều vừa vô lý, không tưởng. Nó chỉ có thể giải thích bằng tinh thần “đời đời thần phục thiên triều”.
Bên cạnh khía cạnh quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ giữa hai dân tộc. Nếu coi đó là “tài sản” thì đó là “tài sản” của 2 quốc gia. Tại sao ông Tổng bí thư của một đảng nắm quyền coi đó là tài sản của đảng ông với trò ma thuật trong cách viết vừa ăn ké vừa ăn trùm “là tài sản quý báu chung của hai đảng, hai nước và nhân dân” trong đó đảng đứng trước.  Xem chi tiết…

Toàn văn bản Tuyên bố chung giữa HAI ĐẢNG CỘNG SẢN Việt Nam và Trung Quốc – Một số nhận xét sau bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

 LTCG (16.10.2011)

Toàn văn bản Tuyên bố chung giữa HAI ĐẢNG CỘNG SẢN Việt Nam và Trung Quốc

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011.
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào; lần lượt hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Ðại hội Ðại biểu Nhân dân Toàn quốc Ngô Bang Quốc; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm. Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Lý Khắc Cường cũng đã tham gia các hoạt động liên quan.
Trong bầu không khí chân thành, hữu nghị, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến về việc tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, đạt được nhận thức chung rộng rãi. Ngoài Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm tỉnh Quảng Đông. Xem chi tiết…

Wikileaks: Dân Biểu Cao tại Hà Nội: Ðòi CPC

 LTCG (16.10.2011)

 WESTMINSTER (NV) – Ðầu năm 2010, Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh đi thăm chính thức Việt Nam. Ông đi mà không báo ai biết, phải tới khi ông xuất hiện tại Sài Gòn, báo chí trong nước đưa tin dồn dập, người ta mới biết vị dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đã về nước.

Dân Biểu Cao Quang Ánh tại Louisiana năm 2010. (Hình: Chris Graythen/Getty Images)

Một số dư luận bắt đầu chỉ trích chuyến đi vừa âm thầm vừa ồn ào này. Một tuần sau khi về lại Mỹ, Dân Biểu Cao Quang Ánh họp báo với truyền thông Việt ngữ hải ngoại. Buổi họp báo không làm dịu được dư luận. Nhiều người cho là ông Ánh đã làm lợi cho tuyên truyền cộng sản khi ông đến Việt Nam ngay lúc nhà cầm quyền đang đập phá Thánh giá ở Ðồng Chiêm và đàn áp giáo dân tại đó, mà ông, một cựu chủng sinh Dòng Tên, lại không phản ứng gì.

Một công điện của Ðại Sứ Michael Michalak gởi đi từ Hà Nội, đề ngày 2 tháng 2, 2010, tiết lộ thêm chi tiết về chuyến đi này. Một mặt công điện này xác nhận rằng ông Ánh chỉ đi thăm những địa điểm chính thức và không hề đi tới gần những chỗ nhạy cảm như Ðồng Chiêm, Thái Hà. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Wikileaks: Bạo loạn ở trung tâm cai nghiện Củ Chi

 LTCG (16.10.2011)

WESTMINSTER (NV) – Bản công điện ngày 14 tháng 10, 2005 từ Sài Gòn gửi về Washington phúc trình cuộc bạo loạn xảy ra trước đó gần hai tuần ở “Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2” thuộc thành phố Sài Gòn đặt tại ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi.

Tù trong trại cai nghiện Củ Chi. Năm 2005, đã có một cuộc nổi loạn lớn trong trại cai nghiện này. (Hình: xalo.vn)

Trung tâm này giam giữ cưỡng bách cai nghiện cho thanh thiếu niên nghiện ma túy và các người bán dâm thuộc khu vực Sài Gòn và một số tỉnh lân cận. Quá phân nửa trong số gần 1,500 người cai nghiện đã thoát ra khỏi trung tâm sau cuộc bạo loạn.

Bản phúc trình thuật lại tin của báo Thanh Niên nói khoảng 800 người cai nghiện đã tham gia vào cuộc bạo loạn kéo dài 2 giờ, gây nhiều thiệt hại tài sản đáng kể và làm bị thương cho một số người cai nghiện khác.

Nguyên nhân vụ bạo loạn được mô tả là do hai phe nhóm người cai nghiện đánh nhau. Số người tham gia đánh nhau càng lớn dần, vượt bên trên sự kiểm soát của nhân viên bảo vệ. Họ đã phá cửa sổ, cửa và cổng sắt bên ngoài để chạy trốn. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành (Giám Tỉnh DCCT Việt Nam): “Dừng ngay dự án xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại tu viện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội”

“Dừng ngay dự án xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại tu viện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội”

 LTCG (16.10.2011) – Truyền thông Chúa Cứu Thế nhận được thư của Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT gửi cho tất cả các linh mục, tu sĩ DCCT Việt Nam. Trong thư ngài viết: “Khối nhà tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà là di sản của cha ông chúng ta, không chỉ là di sản vật chất nhưng còn là di sản tinh thần cao quí, chuyên chở bao nhiêu tâm hồn thừa sai, bao nhiêu ước vọng về tương lai nhà dòng, bao nhiêu lời nguyện cầu, bao nhiêu những hy sinh nhọc nhằn vất vả kể cả mạng sống của cha ông chúng ta. Khối nhà này là tổ ấm, là cái nôi sinh thành dưỡng dục các thế hệ cha anh chúng ta.

Khối nhà này là giải pháp chính đáng, hợp lý cho các công việc tông đồ mục vụ đang đầy ứ và quá tải tại Giáo xứ Thái Hà, là sự đáp ứng phải có của nhu cầu phục vụ cộng đồng dân Chúa, không chỉ thuộc Giáo xứ Thái Hà nhưng còn của khách thập phương yêu mến Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Dừng ngay dự án xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại tu viện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội là ý kiến của các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và cũng là ý kiến của cộng đoàn dân Chúa ở Thái Hà. Tôi ủng hộ ý kiến đó.”

VRNs xin giới thiệu toàn văn bức thư này.

————————–

Thái Hà, ngày 15 tháng 10 năm 2011

Kính thưa anh em,

Lời đầu thư xin chúc anh em luôn được tràn đầy ân sủng của Chúa Kitô Cứu Thế, nhờ lời chuyển cầu của thánh Giêrađô, vị thánh mà chúng ta đang có những ngày mừng kính hôm nay. Thánh Giêrađô, một tu sĩ gương mẫu của nhà Dòng. Hình ảnh và cuộc sống của ngài sẽ giúp chúng ta suy nghĩ để điều chỉnh đời dâng hiến của chúng ta. Cầu chúc gương sáng thánh nhân để lại sinh hoa kết quả trong đời sống của anh em chúng ta.

Tôi đang ở Hà Nội để cùng với anh em nhà Hà Nội mừng lễ thánh Giêrađô, đồng thời cũng để chia sẻ với anh em và cộng đoàn dân Chúa ở Thái Hà lời cầu nguyện, sự hiệp thông và tình liên đới huynh đệ.

Anh em Hà Nội đang phải đối diện với kế hoạch chiếm đoạt khối nhà tu viện dùng làm bệnh viện Đống Đa bằng một dự án trái pháp luật và trái công bằng mang tên “dự án xây dựng trạm xử lý nước thải”.

Anh em và cộng đồng tín hữu đã lên tiếng với nhà cầm quyền Hà Nội bày tỏ sự phản đối kế hoạch này (cuộc gặp Ủy Ban Nhân Dân Phường Quang Trung-Đống Đa ngày 7/10/2011). Anh em và cộng đồng tín hữu đã cực lực phản đối dự án này (cuộc gặp Ban Giám Đốc Bệnh viện và Ban Quản lý Dự án Sở Y Tế Hà Nội ngày 11/10/2011). Cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà cương quyết sẽ tiếp tục phản đối để bảo vệ tu viện, và yêu cầu hoàn trả lại tu viện cho Dòng Chúa Cứu Thế. Xem chi tiết…

Văn thư trả lời của Thanh tra Bộ công an cho Tu viện DCCT Thái Hà

LTCG (16.10.2011)  – Hà Nội – Sau một tuần gửi Văn thư Kiến nghị dừng dự án xây dựng trạm xử lý nước thải bệnh viện Đống Đa tại khu đất thuộc Giáo xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, chiều ngày 14/10/2011 linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, Chính xứ Thái Hà kiêm Phó Bề trên DCCT Hà Nội nhận được văn thư trả lời số 2053/TB-V24 của Thanh tra Bộ công an do ông Phó Chánh Thanh tra, Đại tá Hoàng Duy Hòa ký ngày 11/10/2011.

Văn thư này bộc lộ một số vấn đề cần được làm rõ: Xem chi tiết…

Hiến pháp, pháp luật và những âm mưu ở Thái Hà

LTCG (16.10.2011) 

Đến nay, chắc chắn không ai trả lời được câu hỏi nhức nhối trong lòng giáo dân và nhân dân: “Đây có phải là cơ sở thờ tự của tôn giáo không? Là cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được nhà nước công nhận và được Hiến pháp ghi rõ là được pháp luật bảo hộ thì tại sao nó biến khỏi Giáo hội để nằm trong tay nhà nước?”.

Chủ nghĩa Mác – Lenin định nghĩa: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, có phải ở đây, người ta đã và đang đưa “ma túy và con nghiện của nhà nước” vào để trị “thuốc phiện của nhân dân”?

Những ngày gần đây, dư luận lại bắt đầu chú ý đến một địa danh, nơi một thời kỳ dài từng trải qua bao sóng gió và lộ rõ những âm mưu, những thủ đoạn đê hèn khi luật pháp chỉ là trò đùa phục vụ những ý đồ không trong sáng. Ở đó cũng đã thể hiện khí tiết anh dũng của những “công dân hạng hai” quyết đấu tranh với sự gian trá, phi nghĩa và bất công.

Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền Việt Nam

Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội, nơi một dòng tu đã tồn tại từ trước khi có cuộc cướp chính quyền năm 1945, có quyền sử dụng đất từ 1928, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ 1931. Tất cả giấy tờ, nhà cửa, tu viện, nhà nguyện… đến nay đều còn rõ ràng minh chứng điều đó, không thể có ai nhắm mắt cãi bừa được.

Thế rồi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với Bản tuyên ngôn độc lập nói rõ“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

  Xem chi tiết…

Việc bắt tạm giam các nhà hoạt động Công giáo ở Việt Nam là trái pháp luật

LTCG (16.10.2011) 

15 nhà hoạt động Công giáo bị bắt tại Việt Nam (hrw.org)

15 nhà hoạt động Công giáo bị bắt tại Việt Nam (hrw.org)

Từ ngày 30/7/2011 đến đến cuối tháng 9/2011, tổng cộng đã có 15 nhà hoạt động Công giáo, đa số là thanh niên, đã bị bắt giữ ở Việt Nam, trong đó có hai blogger nổi tiếng là Tạ Phong Tần và Paulus Lê Sơn. Đa số những nhà hoạt động có thể bị quy tội « hoạt động lật đổ chính quyền ».

Luật sư Lê Quốc Quân, Hà Nội

Cho tới nay, 15 nhà hoạt động Công giáo vẫn bị tạm giam và vẫn chưa có lệnh khởi tố chính thức, nhưng theo thông báo của chính quyền địa phương đến các gia đình, hầu hết trong số những người này bị quy tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » và tham gia Đảng Việt Tân. Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ RFI hôm nay, luật sư Lê Quốc Quân, cũng là một trong những nhà đấu tranh trong giới Công giáo ở Việt Nam, nhấn mạnh đến tính chất bất hợp pháp của những vụ bắt giữ các nhà hoạt động này.

Thanh Phương

RFI

Hiện tình tự do tôn giáo ở Việt Nam: trường hợp Giáo hội Công giáo

LTCG (16.10.2011)  – Bài nhận định sau đây về hiện tình tự do tôn giáo tại Việt Nam, điển hình đối với Giáo hội Công giáo, của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, C.Ss.R không có gì cao siêu, nhưng tất cả là sự thật. Đơn giản và cụ thể như thế nhưng rất nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ, chứ đừng nói tới giáo dân, không nghĩ tới. Tác giả và VRNs đều thấy cần thiết phải lên tiếng một lần về những điều rõ ràng, cụ thể này để mọi người nhận thức đúng hơn và nếu có chút thiện chí sẽ đồng cảm và đồng thuận với những anh chị em đang dấn thân cho một quê hương và Giáo hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.

———————–

Nhà cầm quyền Việt Nam (VN) tuyên truyền rằng VN có tự do tôn giáo. Liên quan đến Công giáo, họ thường trưng ra trước công luận quốc tế hình ảnh các nhà thờ mới được xây dựng và giáo dân đến nhà thờ đông đảo, để nói VN có tự do tôn giáo, nhưng thực tế không phải vậy.

A. NHỮNG CÁI MÀ NHÀ NƯỚC GỌI LÀ “TỰ DO”

1. Tự do theo đạo? Không!

Ai cũng biết khi theo đạo sẽ bị nhà nước giới hạn ít nhiều toàn bộ các quyền căn bản và sẽ bị phân biệt đối xử cách tinh vi. Mọi người theo đạo đều ít nhiều phải chịu những áp lực. Nếu là công chức nhà nước, tùy lĩnh vực, có thể họ mất việc làm, ít nhất cũng bị cô lập và không được thăng chức, khen thưởng. Trường hợp trở lại đạo là người có ảnh hưởng trên xã hội, thì nhà cầm quyền còn dùng cả hệ thống chính trị gồm nhiều tổ chức và hội đoàn khác nhau để áp lực lên đương sự và gia đình đương sự. Bị cấm cản theo đạo bằng bạo lực xảy ra ở nhiều bản làng vùng núi cao và vùng biên giới. Tại Tây Bắc Việt Nam, ngay cả bộ đội biên phòng cũng được huy động vào cuộc vận động, thuyết phục, ngăn cản người dân theo Công giáo và Tin Lành.

Trong khi đó, tại các tỉnh thành, từ Hà Nội qua Quảng Ngãi đến Sài Gòn, từ năm 2008 đến nay, thường xuyên xảy ra hiện tượng người Công giáo đi làm giấy chứng minh nhân dân hay hộ khẩu, thì công an CỐ TÌNH ghi vào mục tôn giáo là KHÔNG, dù trong khi điền mẫu tờ khai người ta đã ghi vào mục tôn giáo là Công giáo. Không rõ công an làm như vậy nhằm mục đích gì, nhưng rõ ràng là một hình thức cưỡng bách bỏ đạo trên giấy tờ tùy thân. Còn trên thực tế, thì khi những người có giấy tờ loại này tham gia bảo vệ công lý và sự thật thì công an lại dựa vào CMND hay hộ khẩu để phủ nhận tư cách là người Công giáo của họ, từ đó phủ nhận việc làm chính đáng của họ. Hơn nữa, những người ấy cũng gặp phiền toái lớn khi làm hồ sơ nhập học, khi đi xin việc làm, khi bán nhà cửa và khi phải làm giấy tờ gì đó ở các cơ quan công quyền và khi đó các cán bộ đục nước béo cò, thừa cơ nhũng nhiễu và làm khó dễ. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp dở khóc dở cười ở Hà Nội khi phải bán nhà. Chúng tôi lưu ý điểm này để ai đi làm CMND hay hộ khẩu hay các giấy tờ tùy thân khác, phải xem kỹ, nếu thấy công an làm không đúng thì phải yêu cầu chỉnh lại ngay, nếu không sẽ trở thành nạn nhân của tệ nạn bách hại tôn giáo thông qua giấy tờ hành chính.

Công an ngăn cản giáo dân dự lễ tại tư gia ở Đồng Hới năm 2007 Xem chi tiết…

Trung Quốc trả đũa Vatican về vấn đề giám mục

LTCG (16.10.2011) 

VaticanInsider.com (11/10/2011) – Trong việc tiến hành cuộc bầu chọn lãnh đạo đất nước vào năm 2012, liệu Trung Quốc có đưa ra lập trường hiếu chiến chống lại Vatican về những vấn đề then chốt trong việc đề cử các giám mục nữa hay không? Liệu giới chức Tòa Thánh và Bắc Kinh có đạt được thỏa thuận ngay trong thời gian đang khủng hoảng quan hệ hay không?

Gerard O’Connell bình luận từ Rôma.

Trung Quốc có một lịch sử hành xử kiểu thâm thù. Bây giờ, khi mà đấu đá chính trị nội bộ đang tăng lên, dẫn đến năm 2012 phải diễn ra cuộc bầu chọn lãnh đạo mới cho đất nước, Trung Quốc cũng không ngần ngại trả đũa bất kỳ khi nào và bất kỳ ai dám chống lại họ.

Kể từ đầu tháng 6, họ đã nhiều lần chống lại Tòa Thánh vì Tòa Thánh đã từ chối một số ứng viên giám mục mà chính phủ Bắc Kinh ưng thuận, và đặc biệt là hai trường hợp bị vạ tuyệt thông dành cho hai giám mục được tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng hồi tháng 6 và tháng 7.

Theo Vatican Insider được biết, Bắc Kinh đã đưa ra một danh sách đen gồm khoảng 20 người mà họ không cho phép nhập cảnh nhằm trả thù cho hành động vừa nói của Tòa Thánh, hầu hết là các linh mục mà họ cho rằng có liên hệ với Tòa Thánh bằng cách này hay cách khác.

Kể từ tháng 6, họ đã ngăn không cho 9 linh mục Công giáo nhập cảnh vào đại lục, mặc dù các vị đều có thị thực hợp lệ. Bốn trong số các linh mục này là người Ý, bốn vị là người gốc Trung Quốc, và một vị là người Pháp. Hầu hết các vị đều đang sống ở Hồng Kông.

Ngoài ra, 7 người khác bị chặn tại các điểm hải quan trên đại lục, và bị hủy bỏ thị thực nhập cảnh mà không có lời giải thích. Hai người khác khi đáp xuống phi trường quốc tế Bắc Kinh liền bị hủy thị thực và đưa lên chuyến bay tiếp theo để họ trở về nơi đã xuất phát. Xem chi tiết…

Đội vô cảm lên đầu!

 

LTCG (16.10.2011) – Sài Gòn – Ngày trước, ông bà thường dạy đạo đức là cái vốn quý nhất cuộc đời cho con cháu. Tiền của mất, mình có thể tìm lại được nhưng tình nghĩa con người mất thì không thể nào lấy gì bù đắp được.

Người xưa thường nói nhất cận thân nhì cận lân, ấy là người ta nói đến những người thân sống chung thành quầng thể với nhau trong một khu vực thì có việc gì nhờ vả nhau giúp đỡ trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, khi họ hàng bà con sống xa cách nhau, người thân thuộc tha phương cầu thực thì người ta lấy xóm giềng làm nơi nương tựa nên mới có câu nhất cận lân nhì cận thân.

Sự giúp đỡ này không phải chỉ đơn thuần là đồng tiền bát gạo, lúc tắt lửa tối đèn mà đôi khi là sự chia sẻ gánh nặng tinh thần gia đình như dạy dỗ trẻ con nên là do có người lớn tuổi làm gương. Lúc gian truân, khó nhọc, tù đày thì thăm nom người gặp nạn, an ủi người tại gia.

Ngày nay, con người sống thực dụng và luôn co cụm trong cái vỏ ốc tôi quá lớn như không còn những giá trị đạo đức trong việc quan tâm và giúp đỡ người gặp nạn.

Có những lúc đi trên đường, một ai đó bất ngờ bị tai nạn, máu chảy đầy người. Thế nhưng, người đi đường, dù đông, cứ thản nhiên đi, thản nhiên bu lại xem, thản nhiên bàn tán tìm ra lý do tại sao người này bị nạn mà quên mất cái tình người nhỏ nhất là giúp đỡ người gặp nạn, đưa người bị nạn đến nhà thương gần nhất có thể. Đây là điều lạ lùng nhưng trở nên quen thuộc và trở thành nếp của người ViệtNamhiện đại là vô cảm trước khó khăn, mất mát của người khác. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư