Lưu trữ

Archive for 19.02.2012

[Video] Bình luận: Những vấn đề Việt Nam

LTCG (19.02.2012)

Ký giả: Phạm Trần

* Phần 1:

=============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Bình luận: Việt Nam đi về đâu?

LTCG (19.02.2012)

Thy Nga và Bình luận gia Đại Dương

* Phần 1:

=============================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

THẾ CHÂN VẠC TẠI CHÂU Á – TBD

Theo tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng 3 siêu cường đứng đầu “top 10” của năm 2011 gồm có: Hoa Kỳ – Nga – Trung Cộng là ba quốc gia có sức mạnh quân sự hùng mạnh nhất thế giới hiện nay. Tham vọng của Trung Cộng là từ đây đến năm 2025, hải quân Trung Cộng có thể khống chế Châu Á – Thái Bình Dương với điều kiện là phải quét sạch hải quân Hoa Kỳ ra khỏi địa bàn thì Nhật Bản sẽ chịu đầu hàng. Nhưng, những đồng minh của Mỹ như Ấn, Nhật, Hàn, Úc, Phi Luật Tân, Nam Dương… không phải dễ nuốt. Trung Cộng thừa biết rằng, một mình sẽ không bao giờ đủ khả năng đánh đuổi Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi  Châu Á – Thái Bình Dương, nếu không lôi kéo Nga vào trong quỷ đạo của mình.

Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nga SERGEI LAVROV vừa thực hiện chuyến công du đến các quốc gia thuộc Châu Á – Thái Bình Dương trong 6 ngày trong tháng 2/ 2012 qua Nhật, Brunei, New Zealand, Autralia và Cộng hào Fiji. Trong dịp nầy, ông Sergei Lavrov đã trả lời báo Izvestia biết trọng tâm của chuyến đi nầy là củng cố vai trò của Nga là yếu tố ổn định ở Châu Á – Thái Bình Dương trong cuộc xung đột tranh giành quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nga muốn giữ vị thế của mình là yếu tố ổn định trong khu vực để thành lập thế chân vạc tại Châu Á – Thái Bình Dương. Cả Hoa Kỳ và Trung Cộng đều muốn lôi kéo Nga vào trong quỷ đạo của mình.

I. NHẬN ĐỊNH LIÊN MINH NGA – TRUNG CỘNG:

Trong mối quan hệ giữa Nga – Trung có một câu hỏi lớn thường xuyên được nhắc đến là Nga nên coi mối quan hệ với Trung Cộng là đồng minh hay kẻ thù tiềm năng? Mối quan hệ Nga – Trung Cộng có một lịch sử khá lâu dài với rất nhiều những thăng trầm. Trung Cộng từng là đồng minh gắn bó của Đệ Tam QTCS do Liên Xô lãnh đạo trước đây, rồi lại xung đột võ trang ở vùng biên giới Trung – Xô có chung chiều dài khoảng 4.300 km vào năm 1969, khi Hồng quân Trung Cộng xua quân chiếm vùng sông AMUR của Liên Xô mà Trung Cộng cho là vùng đất nầy thuộc chủ quyền của họ. Quân đội Xô Viết phải dùng đến hỏa tiển, phi pháo để đẩy lui Hồng Quân Trung Cộng về phía bên kia biên giới.

ĐỒNG MINH TRONG NHIỀU VẤN ĐỀ:

Đối với các vấn đề quốc tế gần đây, Nga & Trung Cộng đều có chung một hướng nhìn. Đơn cử như vấn đề xung đột tại Libya, Syria. Vì lợi ích chung, cả Nga và Trung Cộng đều có chung một tiếng nói. Hợp tác trong lãnh vực kinh tế, quân sự giữa hai bên đang diễn ra khá tốt đẹp. Hai bên cùng cảm thấy cùng có chung một mối đe dọa đến từ lá chắn tên lửa của Mỹ đã diễn ra tại Đông Âu.

Lá chắn tên lửa này là một mối đe dọa đối với các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga và Trung Cộng. Mối quan tâm đến một cuộc chiến tranh chớp nhoáng toàn cầu, đến từ các hệ thống vũ khí chiến lược phi hạt nhân được Mỹ triển khai trong không gian. Nga – Trung có chung suy nghĩ về vấn đề Afghanistan, mối lo ngại tình trạng bất ổn ngày một lan rộng trong khu vực và chống lại những áp lực ngày càng gia tăng của phương Tây lên Iran. Tuy nhiên, mối quan hệ Nga – Trung Cộng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến công nghệ quốc phòng và đặc biệt là vấn đề di dân và lấn chiếm biên giới của Trung Cộng. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Việt Khang: Bước Chân làm thành Con Đường

 

LTCG (19.02.2012)

Nhà văn Lỗ Tấn viết: “mặt đất làm gì có đường, chỉ bước chân đi mãi mà thành đường”. Trong ký ức tuổi thơ của mỗi người, có ai không nhớ những con đường làm bằng bước chân ấy. Con đường đất dẫn đến trường có chỗ lồi, chỗ lõm, có những dây gai lắm lúc mẹ phải dừng lại dắt tay mình bước qua. Và cái đôi chân be bé xinh xinh kia chỉ biết nhảy chân sáo, cái bàn tay bụ bẫm kia với ra hái nụ hoa dại, cái đôi mắt trong veo đó ngó theo những cánh bướm chập chờn. Chỉ khi lớn lên một chút, chúng ta mới biết rằng cái con đường đất đơn sơ đó trước kia là những cánh rừng.

Để rồi khi ta bị ức hiếp, ta bị sỉ nhục, ta biết đau thương, … ta mới chợt nhận ra rằng có những con đường mang trên mình cả một lịch sử máu xương của dân tộc. Khi viết hai bài hát “Anh Là Ai ?” và “Việt Nam Tôi Đâu!” là lúc người nhạc sĩ trẻ Việt Khang vừa đặt bước chân của anh trên con đường gian nan này:

Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau con cháu tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới này không còn Việt Nam
(Anh Là Ai?)

Anh tên thật là Võ Minh Trí, Khang là tên đứa con trai nhỏ bốn tuổi của anh. Anh ghép tên con vào tên đất nước và dùng nghệ danh này khi sáng tác hai bài hát trên. Việt Khang sinh ra trong một gia đình nghèo, học phổ thông Trung Học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Anh yêu thích âm nhạc, sinh sống bằng nghề hoà nhạc và chơi trống trong các ban nhạc ở thành phố nhỏ nơi anh lớn lên. Ban đầu, người ta biết đến anh qua tên thật của anh là nhạc sĩ Minh Trí với hai bài nhạc khá thành công là “Bạn Thân” và “Bà má miền Tây”. Việt Khang yêu mẹ, chúng ta có thể đoán vậy vì anh lớn lên trong gia đình lao động, cha mẹ anh làm ăn lam lũ để nuôi con. Người ta đọc được tình yêu anh dành cho mẹ qua ca khúc “Bà má miền Tây’. Anh có một đời sống yên lành bên vợ con, làm chủ một cơ sở làm ăn nhỏ, với một số nhạc cụ để hòa nhạc và thu âm kiếm sống. Xem chi tiết…

[Video] Câu Chuyện Truyền Thông: PAULUS LÊ SƠN

Đức giám mục Kontum hiệp thông hoàn toàn với đức giám mục giáo phận Vĩnh Long và đề xuất hướng giải quyết tài sản nhà đất của Giáo Hội

LTCG (19.02.2012) – Kontum – Văn phòng Toà giám mục Kontum vừa cho biết Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum vừa viết thư hiệp thông gởi đến Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, giám mục Vĩnh Long, để bày tỏ sự hiệp thông hoàn toàn với Đức giám mục đang bị chính quyền tỉnh Vinh Long không đối thoại, mà đã đơn phương lên dự án phá đi Đại chủng viện của giáo phận này. Ngoài ra, Đức cha Micae cũng đề xuất hướng giải quyết tài sản nhà và đất của Giáo hội đang bị nhà cầm quyền chiếm dụng.

Trong thư Đức giám mục Kontum viết: “Chúng con rất cảm thông với Đức cha và giáo phận Vĩnh Long khi hay biết chính quyền có chương trình biến chất Đại chủng viện Vĩnh Long mà không quan tâm tới nguyện vọng chính đáng của phía Giáo hội. Chắc chắn dân rất bức xúc ! Nổi bức xúc đó ngày càng tăng, vì tài sản Giáo hội hầu như dần dần bị biến dạng vô tội vạ !”

VRNs xin giới thiệu nguyên văn Thư hiệp thông này. Xem chi tiết…

[Video] Phóng sự Lễ Tấn Phong 22 vị Hồng Y

LTCG (19.02.2012)

Sáng thứ Bẩy 18 tháng 2, Đức Thánh Cha đã cử hành nghi thức đón nhận vào Hồng Y Đoàn 22 tiến chức Hồng Y.

Trong lời nguyện khai mạc, Đức Thánh Cha đã mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện như sau:

Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Cha của vinh quang, nguồn gốc của mọi điều thiện hảo, Đấng không ngừng làm phong phú Giáo Hội trên khắp thế giới với một sự dư dật các ân sủng, và với lòng từ ái còn lớn hơn nữa trên Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Ngài đã thiết lập vượt trỗi trên tất cả những chức vụ khác: với sự quan phòng của Chúa xin ban cho con là người tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện một cách khôn ngoan chức vụ Ngài ủy thác cho con, trong niềm tin kiên vững rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa.

Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng Thánh Máccô đoạn 10 từ câu 32 đến câu 45 trong đó hai tông đồ Gioan và Giacôbê đã xin Chúa Giêsu cho ngôi bên trái và bên phải ngai tòa của Ngài trên thiên quốc.  Xem chi tiết…

[Video] Phóng sự Công Nghị Tấn Phong Hồng Y 17/2/2012

LTCG (19.02.2012)

Lúc 10h sáng thứ Sáu 17 tháng 2, Đức Thánh Cha đã chủ tọa công nghị Hồng Y ngoại thường trong ngày đầu tiên gọi là “ngày suy tư và cầu nguyện của Hồng y đoàn” về đề tài: “Loan báo Tin Mừng ngày nay, giữa việc truyền giáo cho dân ngoại và tái truyền giảng Tin Mừng”.

Cùng tham dự với Đức Thánh Cha tại Hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ở nội thành Vatican, có 111 Hồng Y từ các nơi tựu về và 22 tiến chức Hồng Y, tổng cộng là 133 vị. Ngày Suy Tư và cầu nguyện đã bắt đầu với kinh giờ Ba, tiếp đến là lời chào mừng của Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn.

Với sự bổ sung của 22 tân Hồng Y, tổng cộng sẽ có 125 vị Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng. Các ngài từ 51 quốc gia trên thế giới.

Hơn một nửa số các vị Hồng Y, tức là 67 vị thuộc châu Âu. 22 vị từ Nam Mỹ, 15 vị từ Hoa Kỳ, 11 vị thuộc châu Phi, chín vị từ châu Á và một vị thuộc Châu Đại Dương.

Đất nước có nhiều vị Hồng Y nhất là nước Ý, với 30 vị. Tiếp đến là Hoa Kỳ với 12 vị. Đức và Brazil có sáu vị Hồng Y. Tây Ban Nha có năm vị, trong khi Pháp, Ba Lan, Ấn Độ và Mexico mỗi nước có bốn vị. 50 Hồng Y còn lại là thuộc các quốc gia khác nhau. Xem chi tiết…

SỐNG ĐẠO HÔM NAY VỚI ĐỨC MARIA

LTCG (19.02.2012)

           Ngày càng có nhiều người tìm đến với Thiền bất kể có hay không có tôn giáo- già hay trẻ- đàn ông hay đàn bà- trí thức hay dân dã bình thường. Có nhiều lí do khiến người ta tập Thiền nhưng trên hết phải kể đến là cái nhu cầu chữa bệnh và điều này hoàn toàn chính đáng nếu không muốn nói là hết sức cần thiết trong thời Công Nghiệp Hoá cao độ này- Thời mà con người hầu như không ai lại không bị nó chi phối tác động. Vừa mới đây ngày 10/10/2007 báo Tuổi Trẻ có đăng phóng sự của Dương Thế Hùng nói về kinh nghiệm của chính anh và vài ba người khác về Thiền. Cả mấy trường hợp được nêu thoạt đầu người ta chỉ nhắm đến chữa trị một thứ bệnh hoạn xác thân nào đó nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã khám phá ra điều bất ngờ. Một trong số họ đó là bà Trần Thị Hương 65 tuổi nhà ở P.12. Q. Gò Vấp, bà nói: “ Trước đây tôi hay cáu gắt, ai góp ý gì với tôi đều không được bởi tôi không thích nghe, chỉ thích nói theo ý mình. Tôi bị con cháu xa lánh hồi nào không hay. Vào học Thiền các thầy hướng dẫn phải “Soi rọi chính mình” Tôi bỗng giật mình vì từ trước tới giờ cứ tự mình làm khổ mình chứ nào phải ai đâu. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

Vô cảm

LTCG (19.02.2012) – Sài Gòn – Mc 2, 1 – 12

“Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ tê liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay chỗ trên Người ngồi, dỡ xong, họ thả người tê liệt đang nằm trên chõng xuống.”

 

“Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo …:

‘Này con, con đã được tha tội rồi’ .”

 

“Hãy đứng dậy, vác chõng đi về nhà”

 

Nếu không ai cố gắng để nâng đỡ kẻ tê liệt,

Hỏi kẻ tê liệt có được tha tội không ?

Có được cứu chữa không?

Đừng vô cảm nữa !

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Nguồn: VRNs

Chuyên mục:Phút suy tư