Lưu trữ

Archive for 25.02.2012

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Cảm nghĩ của các nhà tranh đấu tại VN về sự kiện chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ với đại diện người Mỹ gốc Việt về tình hình Việt Nam.

LTCG (25.02.2012)

* Cảm nghĩ của các nhà tranh đấu tại VN  1

Những nhà tranh đấu trong nước nghĩ gì về sự kiện chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ với đại diện người Mỹ gốc Việt về tình hình Việt Nam. Chân Như ghi nhận ý kiến một số nhà tranh đấu tại Việt Nam.

===================================

* Cảm nghĩ của các nhà tranh đấu tại VN  2 

Những nhà tranh đấu trong nước nghĩ gì về sự kiện chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ với đại diện người Mỹ gốc Việt về tình hình Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Thế giới trong tuần – Việt Nam tuần qua

LTCG (25.02.2012)

* Thế giới trong tuần

==========================

* Việt Nam tuần qua 

Nhà Trắng sẽ gặp gỡ người Việt tại Mỹ về Nhân quyền VN.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Một chút hy vọng cho gia đình Đoàn Văn Vươn – Liệu ông Vươn có may mắn như Biện Toại?

LTCG (25.02.2012)

Một chút hy vọng cho gia đình Đoàn Văn Vươn

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ: “Một khi dấu hiệu ở Hải Phòng không khách quan, Bộ Công an vào cuộc ngay… và chỉ có cách đó mới lấy lại niềm tin của nhân dân.”

Photo courtesy of nldCông bố quyết định cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng hôm 23/02/2012.

Lấy lại niềm tin nhân dân?

5 ngày sau khi Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành thể hiện quan điểm trái với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Tiên Lãng, ngày 22/2 Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã trấn an trên báo chí: “Một khi dấu hiệu ở Hải Phòng không khách quan, Bộ Công an vào cuộc ngay… và chỉ có cách đó mới lấy lại niềm tin của nhân dân.”   

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã phát biểu như thế khi trả lời phỏng vấn nhà văn Nguyễn Quang Vinh, cộng tác viên báo Người Lao Động. Tuy vậy nội dung cuộc phỏng vấn đưa lên báo này ít chi tiết hơn và chậm hơn thông tin đăng trên TuầnVietnamNet và bản được phổ biến trên rất nhiều trang mạng xã hội.

Đây chính là những người có tội, đó là ‘thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’. Như vậy theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý việc này, mà Trung ương phải vào cuộc.

Ô. Lê Hiếu Đằng

Thứ trưởng, Ủy viên Trung ương Đảng Trung tướng Phạm Quý Ngọ, là người được Bộ trưởng Bộ Công an chỉ định đặc trách theo dõi chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng. Những phát biểu của tướng Ngọ có thể xem là phát ngôn chính thức của Bộ Công an về vấn đề Tiên Lãng.

Chắc hẳn phải có chủ đích khi một đại diện của Bộ Công An trả lời phỏng vấn cho một blogger nổi tiếng là nhà văn Nguyễn Quang Vinh, người chủ blog Cu Vinh trang mạng đạt con số 2 triệu người truy cập, do là nguồn thông tin phát hiện và theo dõi vụ Tiên Lãng ngay từ ban đầu. Các nhà báo nói với chúng tôi là Tướng Ngọ đã chọn đúng người đúng địa chỉ để trả lời phỏng vấn trấn an dư luận, sau cú sốc bí thư Thành ủy Hải Phòng xem thường kết luận của Thủ tướng.  Xem chi tiết…

Nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuyên bố sẵn sàng tự thiêu

LTCG (25.02.2012)

Theo tin của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Trung ương trụ sở tại California, Hoa Kỳ thì chiều ngày 21 tháng Hai vừa rồi, các tu sĩ, cư sĩ PGHH bị đông đảo công an chận đường hành hung.

 

Source PGHH.org

Cổng vào ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo An Hòa Tự ở An Giang

Sự việc xảy ra sau khi các tìn đồ PGHH ra về từ Niệm Phật Đường của cư sĩ Nguyễn Văn Tèo ở ấp Bảy Phú, xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hành động đàn áp này khiến một tín đồ trong nhóm tẩm xăng, sẵn sàng hy sinh vì đạo pháp.

Sẵn sàng tự thiêu

Sau buổi tu tập niệm Phật ở nhà cư sĩ Nguyễn Văn Tèo, 13 tín đồ PGHH bị công an giao thông thị xã Châu Đốc phối hợp công an xã Vĩnh Châu gồm khoảng 30 người, sử dụng xe bít bùng, xe tải chở xe gắn máy, roi điện…chận đường cách Niệm Phật Đường khoảng 1 cây số rưỡi. Một tín đồ hiện diện lúc đó, anh Nguyễn Văn Mạnh, kể lại:

Tín đồ Nguyễn Văn Mạnh: Dạ sau khi niệm Phật ở Niệm Phật Đường tại nhà của đồng đạo Nguyễn Văn Tèo đi ra về thì tu sĩ, cư sĩ bị công an chận đường làm khó, đàn áp dữ dằn. Trong lúc bức xúc phản ứng lại thì trong nhóm có đồng đạo Năm Tâm đổ xăng vào người.

Theo tu sĩ Bùi Văn Trung lúc đó đang bên cạnh đồng đạo Phạm Hữu Tâm – tức Năm Tâm, thì hành động sẵn sàng hy sinh vì Đạo của tín đồ PGHH này khiến phía công an chùn bước:

Nếu lúc đó có công an nào đó phóng vô thì đồng đạo Năm Tâm cho biết 2 người cùng hy sinh hết, để cho bà con thấy một người hy sinh về Đảng và một người hy sinh về Đạo. Nhưng công an vừa phóng vô thì dạt ra chứ không dám phóng vô luôn.

Tu sĩ Bùi Văn Trung
Các tín đồ PGHH bị đàn áp ngăn chặn trong lần chuẩn bị hành lễ trước đây
Các tín đồ PGHH bị đàn áp ngăn chặn trong lần chuẩn bị hành lễ trước đây. RFA file

Tín đồ Bùi Văn Trung: Nếu lúc đó có công an nào đó phóng vô thì đồng đạo Năm Tâm cho biết 2 người cùng hy sinh hết, để cho bà con thấy một người hy sinh về Đảng và một người hy sinh về Đạo. Nhưng công an vừa phóng vô thì dạt ra chứ không dám phóng vô luôn. Cuối cùng, công an khoát tay cho chúng tôi đi luôn, chứ thường thì họ không dễ gì cho đi – làm khó đủ cách hết. Lúc đó, đồng đạo Năm Tâm tưới xăng lên mình rồi, chỉ quẹt ống quẹt đang cầm trên tay là cháy luôn. Nhưng mình cháy là phải cháy chết chứ không để cháy oan ương. Cháy oan ương là phải chịu thua khối CS này.  Xem chi tiết…

Nông dân Nam định biểu tình trước cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh

LTCG (25.02.2012)

Liên tiếp nhiều ngày qua, tại thành phố Nam Định, trước trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy Nam Định, dân chúng đã đến biểu tình, đòi nhà cầm quyền trả lại đất đai cho những người bị chiếm đoạt. Họ đòi gặp nhà cầm quyền để đối thoại, nhưng bị từ chối.

 

Chuyện “quy hoạch mở đường” và “nhà nước lấy đất, bán ruộng của dân cho các công ty, xí nghiệp với mức đền bù rẻ mạt là “chuyện thường ngày ở huyện” xảy ra trên khắp đất nước Việt Nam, cách đặc biệt tại tỉnh Nam Định.

Những người biểu tình cho biết: “Họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi nhà cầm quyền chịu đối thoại với họ, hoặc trả lại sự công bằng cho họ.”

Cảnh sát đã tìm mọi cách ngăn cấm, không cho những người đi đường đứng lại xem hay chụp hình, với lý do: “Vì đây là vấn đề nhạy cảm”. Xem chi tiết…

Kontum: Đức Giám Mục Micae thăm Linh mục L.G. Nguyễn Quang Hoa

LTCG (25.02.2012) – Theo tin từ website Giáo phận Kontum, trưa ngày 24/02/2012, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh cùng Cha Thư Ký TGM đã đến Giáo xứ Kon Hring để thăm hỏi Cha Hoa. Sau khi bị 3 côn đồ đánh giữa rừng cao su, cha Hòa bị những vết thương bầm tím ở tay, lưng và bụng…

Theo các Cha phụ trách Giáo xứ Kon Hring kể lại, những người dân trong khu vực cha Hoa bị tấn công đã cho biết “3 côn đồ” này vừa mới từ trại tù về, khoảng 20 tuổi, đang được chính quyền Xã quản lý. Người dân còn cho biết trước khi hành động, bọn chúng đã đến một cơ sở làm cửa sắt gần đó để mua cắt 2 thanh sắt. Không biết lý do gì mà bọn chúng đón đường đánh đập Cha Hoa?!! Từ Nhà xứ Kon Hring đến làng Kon Hnong là 10km, từ làng Kon Hnong ra đường Quốc Lộ là 3km. Người dân thắc mắc tại sao chính quyền địa phương quản lý yếu kém đến nỗi không đảm bảo an ninh cho người dân giữa ban ngày?

Theo Cha Hoa thuật lại, sau khi dâng lễ an táng xong, Cha Hoa chạy xe máy về, khoảng 11giờ trưa, thì bọn lạ mặt này dùng xe máy đuổi theo, chúng dùng 2 thanh sắt đánh liên tục vào lưng, đầu cha (may mà có nón bảo hiểm). Sau khi ngã xuống đất, Cha Hoa chạy vào rừng cao su bị bọn chúng đuổi theo đánh vào đầu, mặt,… Cha đã dùng tay để đỡ che mặt và đầu, 2 tay Cha nát bầm và rơi cả đồng hồ. Chúng tiếp tục đánh vào bụng. Sau đó chúng quay lại đường lấy đồng hồ của Cha ném vào hồ nước gần đó. Các em học sinh dân tộc đi học về kể lại khi Cha Hoa quay lại xe và tìm đồng hồ, thì xe đã bị hư hỏng rất nhiều. Xem chi tiết…

Cầu nguyện liên tôn trên trên Paltalk cho các tù nhân chính trị tôn giáo

LTCG (25.02.2012) – Đức Quốc – Linh mục Lm. Augustinô Phạm Sơn Hà OSB, tuyên uý diễn đàn Paltalk: „Tiếng nói tự do của người dân Việt Nam“,  vừa thông báo tổ chức cầu nguyện cho các bạn trẻ yêu nước, các tù nhân chính trị tôn giáo và các nhà đấu tranh dân chủ  trong ngục tù cộng sản Việt Nam – Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam tại diễn đàn Paltalk „Tiếng nói tự do của người dân Việt Nam.“ Vào Chủ nhật ngày 26 tháng 02 năm 2012, lúc 16:00 PM Paris; 7:00 AM Cali; 10:00 AM New York , Toronto, Montreal; 10:00 PM Việt Nam; 12:00 Pm Úc Châu – Sydney.

Cha Sơn Hà viết: „Trên Quê Hương Việt Nam, người dân còn sống trong một chế độ độc tài toàn trị, các quyền tự do căn bản của con người bị hạn chế, còn đầy đau thương của nghèo đói, những đàn áp dã man, chiếm cướp đất đai và tài sản tôn giáo, mới đây như vụ  c ủa Anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Quan chức bất nhân, bất nhất, nhà cầm quyền Việt Nam bất minh, luật pháp bất ổn, nhà nước bất lực nên người dân bất an.

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chủ trương tiêu diệt tôn giáo, làm hủy hoại nền luân thường đạo lý của dân tộc việt ngàn đời, đã làm băng hoại tuổi trẻ, sống mất định hướng, mất hết lương tri, không còn biết nghĩ tới tiền đồ của tổ quốc, tương lai của dân tộc. Xem chi tiết…

Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý & Hoà bình đầu Mùa Chay (Lúc 20:00, ngày Chúa nhật, 26.02.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn)

LTCG (25.02.2012) – Sài Gòn – Lúc 20:00, ngày Chúa nhật, 26.02.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn sẽ có thánh lễ cầu nguyện cho Công lý & Hoà bình.

Thánh lễ đầu Mùa Chay này sẽ hướng đến các ý sau đây:

1. Cầu nguyện cho linh hồn anh Nguyễn Công Nhựt

Ngày 25 tháng 4 năm 2011, Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương thông báo anh Nguyễn Công Nhựt (30 tuổi, quê quán Tiền Giang) đã tự tử tại phòng họp của trụ sở công an huyện. Trước đó, anh Nhựt bị tạm giữ tại đồn công an từ ngày 21 tháng 4 năm 2011.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt) và gia đình không đồng ý với thông báo này, và đã khiếu kiện lên các cơ quan cấp cao hơn. Ngày 16 tháng 02 năm 2012, VKSND Tối cao đã có kết luận “Anh Nhựt chết do tự tử”.

Không thể tin được chồng mình đã tự tử, vì dấu vết bị tra tấn trên cơ thể, vợ anh Nguyễn Công Nhựt đặt ra những câu hỏi cụ thể: “Trên thân thể của anh Nhựt có nhiều vết bầm ở bụng dưới, bầm hai bên háng và đùi, hai diệp hoàn bị bể dập tụ máu, trên đầu dương vật bị tróc da có máu bầm đen kiến bu rất nhiều, quần dính đầy máu ở đáy quần, hai bàn tay co, móng tay tím đen, chân có nhiều vết bầm li ti và nhiều dấu chấm đen ở dưới chân và trên bàn chân, bàn chân và ngón chân bầm tím, bên sau tai bị bầm và bị trầy xước, đầu gối sưng to như là quả chanh, chân và ngón tay không dũi thẳng được, trên ngực cũng có hai vết bầm to… Vậy những vết trên thân thể Anh Nhựt do đâu mà có? Những dấu vết đó tác động bởi cái gì? Tôi cần câu trả lời chính thức từ VKSND tối cao về vấn đề này”.  Xem chi tiết…

[Video] Thế giới nhìn từ Vatican 17/02 – 24/02/2012

1. Bài Huấn Dụ trong buổi tiếp kiến chung sáng Thứ Tư hàng tuần

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng Thứ Tư 22 tháng 2, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã nói về ý nghĩa của Mùa Chay, bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro. Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của việc thiết đặt 40 ngày Mùa Chay trong lịch Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo và nêu bật rằng 40 ngày này là một thời gian “đổi mới tinh thần”. Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay Giáo Hội cử hành ngày thứ Tư Lễ Tro, khởi đầu của hành trình Mùa Chay hướng tới Phục Sinh. Toàn thể cộng đồng Kitô hữu được mời gọi để sống khoảng thời gian bốn mươi ngày này như một cuộc hành hương hoán cải, ăn năn và đổi mới.

Trong Kinh Thánh, số 40 là biểu tượng phong phú. Nó gợi nhớ lại cuộc lữ hành của dân Israel trong sa mạc, một thời gian trông mong, thanh tẩy và gần gũi với Chúa, nhưng đó cũng là thời gian của cám dỗ và thử thách. Nó cũng gợi lên hình ảnh Chúa Giêsu trong sa mạc vào lúc bắt đầu sứ vụ công khai của mình, một thời gian gần gũi sâu sắc với Chúa Cha trong lời cầu nguyện, và cũng là thời gian đối đầu với mầu nhiệm sự ác.

Kỷ luật Mùa Chay của Giáo Hội nhằm giúp đào sâu đời sống đức tin của chúng ta và giúp ta bắt chước Chúa Kitô trong mầu nhiệm vượt qua của Ngài.

Trong 40 ngày này, chúng ta có thể xích lại gần gũi hơn với Chúa bằng cách chiêm ngắm lời Ngài và gương sáng của Ngài, và chinh phục sa mạc của sự khô khan thiêng liêng trong ta, cùng với tính ích kỷ và chủ nghĩa duy vật. Đối với toàn thể Giáo Hội, tôi cầu xin cho Mùa Chay này là một thời gian ân sủng trong đó Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta, trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại, vượt qua sa mạc để đến với niềm vui và hy vọng của Lễ Phục Sinh. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 24-02-2012

Đại phúc: Đôi dòng lịch sử (1)

LTCG (25.02.2012) – Sài Gòn – Ngày nay, khi nhắc đến Đại Phúc, giáo dân Việt Nam thường nghĩ đến việc một nhóm các cha Dòng Chúa Cứu Thế tới một giáo xứ vài ngày đến một tuần cử hành việc giảng dạy và giải tội. Thực ra, nối tiếp hoạt động cứu thế của Chúa Giê-su[1]Hội Thánh không ngừng có những sáng kiến mục vụ loan báo ơn cứu độ cách hữu hiệu, mà Đại Phúc chính là một trong những thừa tác vụ điển hình.

 

TINH THẦN ANPHONGSÔ [2]

Thời thánh Anphongsô (1696-1787) trong Hội Thánh đã có Tu Hội Giảng Phúc Tông Đồ. Từ khi còn là chủng sinh, thầy Anphongsô đã nuôi chí ý loan báo ơn cứu độ cho những người bị bỏ rơi hơn hết. Để thực hiện điều này, thầy đã xin gia nhập Tu Hội.

Ngày chính thức gia nhập Tu Hội Giảng Phúc Tông Đồ, thầy phó tế Anphongsô đã khấn nguyện sẽ giảng Đại Phúc cho đến chết.

Khi là linh mục triều, cha Anphongsô giảng  Đại Phúc đến kiệt sức và phải đi nghỉ dưỡng bệnh ở vùng núi Scala thuộc vương quốc Napoli, nay thuộc Italy.

Việc Đại Phúc do cha Anphongsô thực hiện được nhiều người biết đến hơn nữa khi ngài tổ chức mục vụ Đại Phúc trong tư cách là Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Các thừa sai của Dòng tận tụy dấn thân đến hơi thở cuối cùng (chân phước linh mục Sarnelli, CSsR thực hiện Đại Phúc cho đến ngày chết 30-06-1744). Giáo quyền nhìn nhận những thành quả của Đại Phúc do Nhà Dòng thực hiện [3]. Tất cả những điều này đã để lại cho các thế hệ Dòng Chúa Cứu Thế bài học vô cùng quý giá về tinh thần khiêm tốn vâng phục, dấn thân phục vụ ơn cứu độ qua mục vụ Đại Phúc. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

HOANG MẠC

LTCG (25.02.2012)

Hoang mạc là nơi khô cằn, không có sự sống, biểu trưng cho nơi quỷ dữ cư ngụ. Hoang mạc còn là nơi tiềm ẩn sự sống, nơi tôi luyện để chiến thắng ma quỷ.

Chúa Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa, chúng ta cùng xem xét ý nghĩa.

Hoang mạc nơi thử thách:

Là nơi ở của quỷ dữ, khô cằn, không sức sống. Vào hoang mạc để đối đầu trực diện với tất cả khó khăn đó. Ma quỷ cư ngụ ở hoang mạc, tượng trưng cho tất cả sức mạnh gây rối loạn, làm suy yếu, mờ tối lương tri, làm suy thoái giá trị tinh thần, nó đại diện cho kẻ ác. Nó có thể mang những bộ đồ sang trọng hoặc bộ mặt nhăn nhúm. Trên đầu nó mang sừng, bàn chân xẻ đôi, trên mình đầy lông lá, hoặc cả khi nó cải trang như một thiếu nữ duyên dáng trong bộ quần áo trắng muốt. Những hình ảnh đó, cho thấy nó có thể khoác vào mình các thứ phục trang, đội lốt bề ngoài, nhưng bản chất vẫn luôn là kẻ lừa đảo, cám dỗ, và đao phủ. Ma quỷ, chính vì thế gắn liền với hoang mạc, cho thấy bản chất của nó tương trưng cho sự sa đọa tinh thần, đổ vỡ nhân cách. Con người để ma quỷ chiếm hữu, có nhiều đặc điểm giống như thế.

Xem xét theo bề ngoài, trực diện, dường như ma quỷ thắng thế ở trong hoang mạc, bởi vì thấy nó cư ngụ trong đó. Thực chất, ma quỷ thống trị các thứ hoang tàn, không sự sống, tất cả những cái nó sở hữu chỉ là ảo tưởng, giống như cái ảo giác của một người trong sa mạc khi thiếu nước. Chính cái ảo giác này mới có thể đánh lừa được con người khi bám đuổi theo: Của cải, danh vọng, địa vị. Cuối cùng bị ma quỷ chiếm hữu. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư