Lưu trữ

Archive for 24.02.2012

NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ TS CÙ HUY HÀ VŨ TỪ TRẠI GIAM SỐ 5 – LUẬT SƯ DƯƠNG HÀ: «ĐỪNG QUÊN CÙ HUY HÀ VŨ»

LTCG (24.02.2012)

NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ TS CÙ HUY HÀ VŨ TỪ TRẠI GIAM SỐ 5
5h sáng hôm nay, đoàn “thăm nuôi” TS Cù Huy Hà Vũ gồm: LS Nguyễn Thị Dương Hà (vợ TS Luật Cù Huy Hà Vũ), GS Nguyễn Huệ Chi, cựu thượng tá quân đội Văn Cung (chủ trang Cựu thiếu sinh quân VN), ông Nghiêm Ngọc Trai, Mai Xuân Dũng, Phạm Chính, các blogger Nguyễn Tường Thụy, Lê Dũng, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, luật gia Nguyễn Kim Môn … tổng cộng 20 người trên 5 xe hơi trực chỉ Trại giam số 5 của Bộ Công An, thuộc huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

Mọi người đề nghị gặp trưởng trại tên là Tuyến nhưng được biết ông bận, thượng tá Sáu tiếp, yêu cầu việc vào thăm phải có “giấy giới thiệu” (không rõ ai/cơ quan nào giới thiệu thì được thăm?) … Cuối cùng được biết mọi người không được vào thăm, chỉ có LS Dương Hà, được J.B. Nguyễn Hữu Vinh lái xe đưa vào trong phân trại 3 để thăm TS Vũ. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Tin Việt Nam

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 23.02.2012

LTCG (24.02.2012)

* Bản tin video sáng ngày 23.02.2012

Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm về tranh chấp và phân định lãnh hải.

=============================

* Bản tin video tối ngày 23.02.2012

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

VÌ SAO CÓ NHỮNG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI?

Bài đọc liên quan:
Chế độ là do con người lập ra. Những con người lập ra chế độ đứng về mặt cấu thành gồm có, lãnh đạo và nhân dân trong một chế độ, xã hội cụ thể. Lâu nay, trên các diễn đàn và truyền thông thường nhìn vấn đề còn phiếm diện ở sự độc tài của lãnh đạo, mà không nhìn 2 mặt của vấn đề làm nên một thể chế độc tài.
Đứng về mặt xã hội học, để có một chế độ độc tài đòi hỏi phải có lãnh đạo độc tài. Lãnh đạo vì quyền lợi cá nhân để giải quyết bản chất của con người là tư hữu và quyền lực của họ. Đây chỉ là điều kiện cần cho một thể chế độc tài.
Nhưng cũng trên cơ sở xã hội học, để có một chế độ độc tài thì cũng có điều kiện đủ để có một thể chế độc tài. Vì chỉ một nhóm số ít lãnh đạo không thể tạo ra một thể chế độc tài, muốn làm gì thì làm được, vì sự tham lam của họ. Điều kiện đủ đòi hỏi cái quan trọng ở số đông là người dân của xã hội tiếp tay cho sự độc tài của lãnh đạo. Nên nhớ là tiếp tay chứ không là ủng hộ. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận

Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

LTCG (24.02.2012)

Đã từ lâu người ta vẫn quen thuộc với từ “Tù Nhân” (Prisoner) để ám chỉ chung cho tất cả những ai bị giam cầm trong tù, dù với tội trạng gì. Thế nhưng, gọi chung chung như thế thì lại đánh đồng phẩm giá với những người tù đặc biệt, đã ở tù vì lý tưởng tự do dân chủ, vì niềm tin vào ý chí, lý tưởng chính trị, tôn giáo… Từ đó, tên gọi “Tù Nhân Lương Tâm” (1) đã ra đời để ám chỉ những người đã ở tù vì những lý do vừa nêu, và những người tù oan khuất bị quên lãng.

Được biết, lần đầu tiên tên gọi “Tù Nhân Lương Tâm” (POC) được định nghĩa và nhắc đến trong một bài viết của Peter Benenson (2) vào năm 1961 có tựa “Những người tù bị quên lãng” (3). Theo đó, “Tù Nhân Lương Tâm” được định nghĩa là bất cứ ai bị ức chế (vì bị cầm tù hoặc bằng cách khác) chỉ vì bày tỏ lập trường một cách ôn hòa, bất bạo động (bằng lời nói hay biểu lộ) về quan điểm chính trị, hay niềm tin tôn giáo.

Theo định nghĩa này, thì hiện nay có hàng ngàn Tù nhân Lương Tâm tại Việt Nam, trong hơn 80 nhà tù lớn nhỏ, rải rác từ Nam ra Bắc. Họ là những tù nhân chính trị, tôn giáo cho đến dân oan. Những người ở tù lâu nhất có ông Trương Văn Sương (vừa chết trong tù ngày 12-9-2011), ông Nguyễn Hữu Cầu án tù chung thân từ năm 1982. Người già nhất có cụ Đỗ Thanh Nhàn 84 tuổi (phải chịu án tù 20 năm) và trẻ nhất thì thậm chí khi bước chân vào tù ở tuổi thiếu niên nhưng nay đã hơn 40 tuổi. Những Tù Nhân Lương Tâm nổi tiếng được thế giới biết đến có Lm.Nguyễn Văn Lý, Ls.Cù Huy Hà Vũ, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Blogger Điếu Cày, Bs Nguyễn Đan Quế… Hầu hết những tù nhân này được thế giới lưu tâm, và nhận các giải thưởng văn chương, giải nhân quyền hoặc chí ít cũng được nhiều người hải ngoại biết đến mà hỗ trợ an ủi gia đình họ. Xem chi tiết…

Vụ Tiên lãng: Nguyễn Tấn Dũng vẫn lại thùng rỗng kêu to!

LTCG (24.02.2012)


· Có thể chờ đợi bọn quan cướp ngày tự kiểm điểm ? 

· Các tầng lớp nhân dân hãy tiến lên giành các thắng lợi mới!


Biến cố quan cướp ngày gây ra thảm hoạ ở Tiên lãng vào dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua đã gây chấn động và xúc động sâu sắc trong nhiều tầng lớp nhân dân.
Sau khi nhiều Blog báo chí độc lập, nhiều trí thức và văn nghệ sĩ tên tuổi – kéo theo cả nhiều tờ báo “lề phải” và nhiều lão thành cách mạng, kể cả một số tướng về hưu- đồng loạt lên tiếng công khai tố cáo các hành động ngang ngược, ngồi xổm trên pháp luật trong việc tịch thu đất đai, phá hoại nhà cửa của chính quyền huyện Tiên lãng và thành phố Hải phòng, đẩy kĩ sư, nhà nông và cựu bộ đội Đoàn Văn Vươn và các anh em cùng vợ con vào thế phải tự vệ. Những người đã xây dựng sự nghiệp qua mồ hôi nước mắt gần 20 năm lấp biển thành đầm, nhưng ngày 5.1.2012 khoảng hơn 100 công an, bộ đội theo lệnh của Thành uỷ thành phố Hải phòng đã xông vào tịch thu đất đai và sau đó cho người phá sập nhà của ông Vươn. Hàng ngàn dân địa phương đã chứng kiến cảnh quan cướp ngày.[1] Nhưng mãi tới gần hai tuần sau, ngày 17.1, Nguyễn Tấn Dũng mới ra lệnh cho các bộ, cơ quan và Thành uỷ Hải phòng phải điều tra về vụ Tiên lãng. Và ông Dũng còn dõng dạc tuyên bố, chính Thủ tướng sẽ đích thân giải quyết vụ cực nóng này.[2]

Mãi hơn một tháng sau thảm hoạ Tiên lãng, trong cuộc họp tại trụ sở Chính phủ ngày 10.2 với sự tham dự của đại diện nhiều bộ có liên can: Công an, Tư pháp , Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; các cơ quan: Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ; các ban của Đảng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải phòng, đại diện Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc –nghĩa là huy động tòan bộ hệ thống chính trị- Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra quyết định được gọi là “Kết luận của Thủ tướng”. Trong đó đã có kết luận rất rõ ràng về các nguyên nhân và thủ phạm đã gây nên biến cố ở Tiên lãng:

“Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn”. [3]

Với “Kết luận của Thủ tướng” dài gần 2000 chữ Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận chính quyền ở Tiên lãng đã sai lầm từ A tới Z, từ đầu chí cuối trong vụ gây ra thảm hoạ cho đại gia đình Đoàn Văn Vươn. Nhưng nhiều cán bộ cao cấp đã về hưu, trí thức và nhà báo đứng đắn đã không đồng tình với quyết định của ông Dũng chỉ giới hạn trách nhiệm cho cấp huyện ở Tiên lãng. Trong số này phải lưu ý đặc biệt tới nhận định rõ ràng qua kinh nghiệm với chế độ của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên uỷ viên Trung ương đảng và Tư lệnh quân khu 4. Chỉ một ngày sau khi ông Dũng công bố “Kết luận của Thủ tướng” tướng Thước đã cho báo chí biết:  Xem chi tiết…

Có nên Công an hóa bộ máy nhà nước?

LTCG (24.02.2012)

Trong mọi vấn đề mà chính trị không là ngoại lệ, những nhầm lẫn chính sách hiện diện khắp nơi ở mọi giai đoạn lịch sử. Có những nhầm lẫn do ấu trĩ, có những nhầm lẫn mang tính hệ thống có chủ định.

 

Một ví dụ: Khi đời sống dân chúng được nâng lên từ chỗ ngày hai bữa, sáng sắn chiều cơm đến chỗ ngày ba bữa sáng phở, trưa cơm, chiều thích cơm có cơm thích phở có phở thì đảng bảo: dưới sự lãnh đạo của đảng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước giầu lên. Ai cũng thừa nhận chuyện dân ta có cái ăn cái mặc tốt hơn trước nhưng bé cái nhầm ở chỗ đâu phải nhờ lộc đảng ban cho. Dân có cái ăn cái mặc do chính dân vẫn vật lộn với đất gội nắng dầm mưa như đã từng như vậy nhưng khác ở chỗ trước đây đảng trói dân trong cơ chế hợp tác hóa nhưng khi sợi thừng cơ chế được tháo bỏ, nhân dân đã thở được, chân tay được tự do nhiều hơn để hết lòng cày cuốc trên các thửa ruộng. Điều đó không phải đảng hay bất cứ ai ban cho.

Cũng vậy, tư duy của mấy chục năm trước ở lĩnh vực khác như quản lý tư tưởng có thể sẽ là sợi thừng trói chân tiến bộ xã hội trong khi tiến bộ xã hội là tiền đề cho bước đi của đất nước hướng  đến một xã hội công bằng, thúc đẩy sự giải phóng năng lượng sáng tạo của con người đóng góp vào tương lai phồn vinh cho một dân tộc, cho nhân loại. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm Trung tướng Phạm Dũng – Uỷ viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an – giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Việc thuyên chuyển cán bộ từ một lĩnh vực công tác này sang một lĩnh vực công tác khác là một việc rất bình thường trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên việc một cán bộ công an cao cấp được cơ cấu vào một lĩnh vực công tác vốn mang tính dân sự như Nội vụ và Tôn giáo lại là điều rất đáng quan tâm. Đó có phải là tư duy công an hóa bộ máy nhà nước và siết chặt quản lý Tôn giáo? Xem chi tiết…

Đức giám mục Hải Phòng: “Trong ‘cõi người ta’, cái gì cũng chỉ là tương đối”

LTCG (24.02.2012)

Thứ tư Lễ tro khai mạc mùa chay thánh. Việc rắc tro lên đầu nhắc nhớ thân phận con người chỉ là cát bụi, một mai sẽ lại trở về bụi tro.

Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc đã từng viết: “Thảo nào khi mới chôn nhau đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Điều mà Nguyễn Gia Thiều cảm nhận về cái mong manh của kiếp người cũng là điều mà Giáo hội muốn mỗi Kito hữu ý thức trong mùa chay thánh này, để mà thống hối, để mà ăn năn và cầu xin Thiên Chúa ban cho những ơn lành để sống sao cho trọn kiếp người, nhất là để sống điều mà Đức Benedit 16, trong sứ điệp Mùa chay 2012 đã kêu gọi các tín hữu “hãy quan tâm nâng đỡ nhau”.

Để có thêm chất liệu suy tư và để cùng nhắc nhớ nhau sống thánh trong mùa chay thánh này, chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý độc giả bài viết có tựa đề “Mong manh” của Đức giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Phòng, viết về thân phận mong manh cát bụi của con người.

Kính chúc Đức cha, quý đọc giả một mùa chay thánh thiện.

Tựa do Nữ Vương Công Lý đặt.

“Phù vân quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2)

Lại một Mùa Chay nữa đang về. Nghi thức khai mạc Mùa Chay mang ấn tượng đặc biệt qua việc xức tro trên đầu các tín hữu. Những thực hành đạo đức của Mùa Chay như sám hối, cầu nguyện, bác ái, chay tịnh đều nhằm nhắc chúng ta nghĩ về thân phận mỏng giòn của kiếp người.

Một năm vừa qua đi được đánh dấu bằng biết bao sự kiện vui buồn. Có những niềm vui của chiến thắng, thành công. Có những nỗi buồn của tan vỡ, thất bại. Mỗi người tự do lượng giá những gì đã xảy ra. Với cái nhìn đức tin, các tín hữu có thể đón nhận những sứ điệp Chúa nhắn gửi cho nhân loại. Nhìn lại năm đã qua, người viết mời quý Độc giả cùng suy tư về hai chữ “mong manh”, phần nào gồm tóm “sự đời” đã và đang diễn ra.

1- Sự mong manh của quyền lực

Năm 2011 chứng kiến sự sụp đổ của một loạt các nhà độc tài trên thế giới:

– Khởi đi từ sự kiện một anh bán rau trên hè phố tự thiêu vì bị cảnh sát chèn ép, một cuộc cách mạng mang tên “Cách mạng Hoa Nhài” đã ra đời tại Tunisia. Người thanh niên tự thiêu ngày 17-10-2010 có tên là Mohamed Bouazizi. Mục đích của anh nhằm phản kháng việc cảnh sát cấm anh bán hàng trên đường phố. Công chúng tức giận và bạo lực gia tăng sau cái chết của Bouazizi. Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, một nhà độc tài, đã phải từ chức ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 23 năm nắm quyền. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Kontum: 3 côn đồ tấn công Linh mục

LTCG (24.02.2012) – Khoảng 11 giờ trưa nay, sau khi dâng lễ an táng cho bà Turia ở xã Đăk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kontum trở về, khi đi ngang qua khu vực lô cao su, linh mục Luy Gonzaga Nguyễn Quang Hoa, Phó xứ Kon Hring, bị 3 thanh niên người Kinh lao ra tấn công bằng cây sắt. Cha Hoa bỏ xe chạy vào rừng cao su thì 3 tên côn đồ tiếp tục đuổi theo đánh. Một hồi sau chúng bỏ đi.

Cha Hoa bị thương ở đầu và ở người, nhưng rất may không đến nỗi nghiêm trọng.

Cha Hoa xác định 3 côn đồ này không phải là cướp, vì chúng không lấy xe máy của ngài.

Không ai biết lý do 3 côn đồ hành hung linh mục Luy Gonzaga Nguyễn Quang Hoa.

Xin mọi người xa gần cầu nguyện cho ngài.

Kontum là một giáo phận rừng núi hiểm trở, đường xá rất khó đi, được thiết lập năm 1932 và ngày 24/11/1960 được nâng lên giáo phận chính toà. Giáo phận có 2 hạt Komtum và Pleiku, số giáo xứ: 344 và họ đạo với  tổng số giáo dân: 243.751.

Về mặt địa lý hành chính, Giáo phận Kontum nằm ở Vùng Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Kontum và Gia Lai; diện tích 25.728,70 Km2 ; tổng dân số 1.584.116 người thuộc 25 sắc tộc, người Kinh chiếm 49%, số còn lại nhiều nhất là J’rai, Bahnar, Sêđăng…

Hoàng Dũng, VRNs

Theo chân Đức Thánh Cha Benedict XVI trên mạng ”twitter” trong suốt mùa Chay

Video Giáo Hoàng cập nhật Twitter bằng iPad. Ảnh: AFP.

LTCG (24.02.2012)

Twitter là một “phương cách” chuyển dẫn sứ điệp của Giáo Hội

ROME, thứ tư 22 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Chúng ta có thể sống Mùa Chay bằng cách theo chân Đức Thánh Cha Benedict XVI và những thách đố của ngài chứa đựng trong Sứ Điệp Mùa Chay 2012 trên “twitter”.

Thực vậy, các chủ đề của sứ điệp này sẽ xuất hiện mỗi ngày trên “twitter”, theo lời giải thích của Đức Cha Paul Tighe, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Ngài nhận xét là “có rất nhiều ý tưởng then chốt của Phúc Âm không thể được bầy tỏ bằng trên 140 dấu chỉ.”

Ngài giải thích trên micro của Đài Radio Vatican rằng, mỗi ngày, một ý tưởng thiết yếu của sứ điệp dành cho sự chú ý của mọi người (xem Zenit ngày 7 tháng 2, 2012). Và Vatican mong đợi những người theo dõi trên mạng cũng sẽ “tweet trở lại” để đáp trả cho sứ điệp. Xem chi tiết…

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

LTCG (24.02.2012)

“Không ai ngăn nổi lời ca, lời ca mãi muôn đời, lời ca yêu mến người.
Lời tôi ca trên đồng lúa, lời tôi ca nắng mai hồng, lời tôi ca cơn sóng nhỏ dòng sông.
Không ai ngăn nổi lời ca, lời ca những anh hùng trọn đời yêu núi sông.
Lời tôi ca xanh đại dương, lời tôi ca những con đường.
Lời tôi ca bao dòng máu trên luống cầy đọng giọt mồ hôi.
Và ngàn lời ca, người người tìm nhau trong bác ái tin yêu đời.
Chung xây nước Việt đẹp tươi  !”

( Bài hát “Không ai ngăn nổi lời ca” – La Hữu Vang )

Có lẽ những sinh viên học sinh trung học của miền Nam trước năm 1975 không ai không biết tới bài hát quen thuộc ở trên. Giờ sinh hoạt học đường với chúng tôi là giờ hứng thứ nhất trong tuần, không phải học bài, làm bài tập khó khăn. Thầy tôi với mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ, dáng ngang tàng dong dỏng cao vào lớp chẳng cần sách vở, chỉ với cây đàn ghita, chúng tôi được hát những bài thắm đượm lòng yêu nước: “Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời !” của Phạm Duy, hay: “Ta như nước dâng tràn có bao giờ tàn !” của Nguyễn Đức Quang… những bài hát đã thổi vào chúng tôi những hoài bão, lý tưởng ngày thanh bình quê hương, lời ca như hồn thiêng sông núi vọng lan đến tận ngõ ngách ngọn núi, dòng sông, đường làng thôn xóm.

Cuộc đời con người mỗi quãng đời đều có ý nghĩa riêng, hoàn cảnh khác nhau nhưng có lẽ thời tuổi trẻ mọi người đều có những điểm chung giống nhau: sự bồng bột, tìm tòi khai phá, tình yêu đời, yêu người cháy bỏng, lòng yêu nước thiết tha, đẹp tươi những hoài bão lý tưởng cho tương lai, không chỉ cho mình mà cho người khác nữa.“Là những người trẻ yêu Giáo Hội, yêu quê hương, đất nước, hoàn cảnh gia đình của họ rất khó khăn nhưng họ luôn tích cực tham gia vào các hoạt động Công Giáo, đặc biệt là các phong trào Sinh Viên Công Giáo. Họ sống một cuộc sống đơn sơ, chất phác, luôn đồng cảm với người nghèo, sống trách nhiệm với xã hội. Đó là những điểm chung của những thanh niên Công Giáo” ( Antôn Trần An – TNCG )

Ai cũng có một thuở hai mươi, ai cũng trải qua một thời tuổi trẻ. Như bao thế hệ cha anh, tuổi trẻ hôm nay chính là sức mạnh của dân tộc, nỗi khát vọng về tương lai đất nước, hổ thẹn xót xa nhìn ra thế giới hiện đại bên ngoài sánh với một Việt Nam nghèo nàn lạc hậu, đã thôi thúc tuổi trẻ hôm nay chọn cho mình một hướng đi đích thực gánh vác trách nhiệm với lịch sử. Những cánh én mùa xuân dân tộc đã lên đường dấn thân cho một Việt Nam mới. Tình yêu nước trong tâm hồn họ vô cùng trong sáng, nếu muốn thăng tiến trên đường danh vọng cho bản thân họ có đủ điều kiện, tài năng để lên nấc thang địa vị mà nhiều người bon chen bằng mọi cách. Nhưng các bạn lại chọn con đường khác vinh quanh nhưng khó khăn, con đường lý tưởng cho tương lai dân tộc. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Con số huyền nhiệm trong Thánh Kinh

LTCG (24.02.2012)

Lễ Tro 22/2/12 khởi đầu Mùa Chay Thánh 

Hãy ăn chay,khóc lóc và thống thiết than van- Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”- (Ge.:12b-13a)

40 ngày Ăn chay Xám hối gột rửa Tâm Hồn
40 năm Cầu nguyện Mong chờ trở về Đất Hứa.

*Những Đoản khúc về Số 40

-Một.

Mỗi sáng thức đậy tôi ngồi trước quyển THÁNH KINH.
Bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu lần tôi đọc đi đọc lại những điều ghi lại trong Cựu Ước & Tân Ước.
Quyển sách xếp hạng Best Seller suốt qua nhiều thế kỷ.
Sách được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ trên địa cầu.
Nhưng tôi đọc thấy gì trong đó ?
Có phải tôi cố tâm tìm hiểu hay chỉ là môt thói quen thường ngày ?
Bao nhiêu thế hệ qua đi- Bao lời tiên tri cảnh báo- Bao lời Chúa truyền dạy trong công cuộc cứu độ loài người.

-Hai.

– Từ lũ lụt Đại Hồng Thủy thời Nô-e: mưa đổ xuống địa cầu 40 ngày đêm liên tục, nước dâng tràn mặt đất, diệt hết loài người cùng sinh vật cỏ cây- nhưng gia đình Nô-e cùng muông thú trên tàu được cứu thoát.
– Tổ phụ Moi-sen lập giao ước cùng Đức Gia-vê: 40 ngày chờ đợi trên núi Si-nai để Chúa ban 10 Giới răn cho nhân loại.
– Tiên tri Ê-li-a bị hoàng hậu Jezebel truy bắt, trốn nơi sa mạc hoang vu suốt 40 ngày mới thoát khi tới chân núi Horeb.
– Ngôn sứ Gio-na truyền báo dân thành Ni-ni-vê hãy ăn chay xám hối 40 ngày để tránh tai họa Chúa Trời trừng phạt.
– Thiên Chúa che chở nuôi dưỡng dân Ngài qua 40 năm lang thang trong hoang mạc trước khi vào Đất Hứa: ban ngày cho vầng mây che mát, đêm đến cột lửa soi đường, Man-na và chim cút sa xuống làm của ăn hàng ngày.
– Moi-sen sai người dò thám 40 ngày tìm miền đất màu mỡ, đầy sữa mật cho dân.
– Vua Thánh Đa-vít Chúa cho cai trị vương quốc 40 năm an bình thịnh vượng.
– Vua Salomon thông thái, khôn ngoan tuyệt vời, 40 năm trên ngai vàng, đưa đất nước It-ra-en trở nên giàu sang đầy quyền lực. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Tìm hiểu

Ăn năm sám hối

LTCG (24.02.2012)

“Có một món ăn các nhà hàng nhiều sao không quen thết đãi, nhưng những quán ăn tôn giáo lại xem như đặc sản của mình. Món ăn ấy người đời không quen thưởng thức, nhưng kẻ có đạo lại tìm đến ăn như một thứ lương thực sớm tối. Món ăn ấy không có trong thực đơn của những đầu bếp trứ danh nhưng luôn gặp thấy trên bàn ăn của Giáo Hội lữ hành. Món ăn ấy đơn giản lắm nhưng lại là món ăn có đầy đủ mọi hương vị chua cay mặn chát ngọt bùi của quá khứ hiện tại tương lai. Món ăn chữa bệnh nhưng đồng thời cũng là món ăn bổ dưỡng tâm linh. Món ấy là món gì?

Thưa đó là món “ăn năn sám hối”, một món ăn màu tím truyền thống của Mùa Chay.

Đó không phải là món ăn mới nhưng luôn có diệu cảm mới dành cho những ai biết ăn đúng cách. Đó không phải là món ăn lạ, nhưng luôn là những phép lạ tâm linh dành cho những ai biết ăn đúng liều lượng. Đó không phải là món ăn đặc sản chỉ thết đãi trong thời gian cao điểm như Mùa Vọng Mùa Chay, mà là món quanh năm ngày tháng mở cửa cho hết mọi người bất kể giàu nghèo lớn bé. Đó không phải là món ăn cầu kỳ trong các nhà hàng quý tộc, mà thực ra là một nhịp cầu vô cùng kỳ diệu dẫn ta ra khỏi tình trạng tối tăm và dẫn ta bước tới đời sống thánh ân”. (Trích trong “Làm Nụ Hoa Trắng” trang 7, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).

Ăn năn sám hối không chỉ là hối tiếc trước một việc làm sai trái đã qua. Ăn năn sám hối chủ yếu là thấy sai để sửa sai. Sai và sửa sai là một chuyện bình thường có tính qui luật, bởi vì sai mà không sửa, sửa sai không kịp thời thì không những không có tiến bộ mà ngày càng lún sâu trong việc suy vong. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Tìm hiểu