Lưu trữ

Archive for 29.02.2012

[Video]VOA Thế Giới 28.02.2012 – Bản Tin Người Việt TV Ngày 28.02.2012

LTCG (29.02.2012)

* VOA Thế Giới 28.02.2012

Ấn Độ: Hàng triệu công nhân tham gia cuộc đình công 24 giờ trên toàn quốc chống giá cả tăng vọt.
Syria: Bạo lực tiếp diễn trong lúc cư dân ở Homs tổ chức tang lễ cho nhà hoạt động bị giết trong cuộc xung đột.
Trung Quốc: Nhà máy hóa chất ở tỉnh Hà Bắc phát nổ làm 13 người chết và 43 người bị thương.
Anh: Cảnh sát trục xuất người biểu tình chống tư bản khỏi bậc thềm của nhà thờ St Paul ở London.
Chi Lê: Người biểu tình chống nỗ lực tái thiết chậm chạp nhân kỷ niệm 2 năm trận động đất gây tàn phá.

==================================

* Bản Tin Người Việt TV Ngày 28.02.2012

Ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch hội đồng nhân dân và ông Lê Thanh Liêm, chủ tịch xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, chỉ bị hình thức “kỷ luật cảnh cáo” về các sai phạm trong việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết như vậy trong khi dư luận có vẻ trông chờ một hình thức kỷ luật ít ra cũng tương tự như hai ông chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng là cách chức.

Tin tức cho hay, sau khi xảy ra vụ cưỡng chế, chính ông chủ tịch xã Lê Thanh Liêm đã gọi người mang xe ủi tới san bằng nhà của anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Đồng thời, cả hai ông Hoan và Liêm đứng chỉ huy vụ ủi sập hai căn nhà không nằm trong khu vực bị cưỡng chế. 

Nhà cầm quyền thành phố Hải Phòng từng loan báo sẽ “xử lý dứt điểm” vụ Tiên Lãng trước 30 tháng 3 năm 2012.

Trước đó, hôm 21 tháng 2, ông Lê Văn Hiền, chủ tịch huyện và Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng cũng đã bị cách chức. Tuy nhiên việc kỷ luật các quan chức cấp xã lần này được dư luận cho là quá nhẹ tay.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Hội nghị chỉnh đốn Đảng – Ý kiến của các nhà tranh đấu tại VN (phần 4)

LTCG (29.02.2012)

* Hội nghị chỉnh đốn Đảng

Bộ Chính Trị triệu tập hội nghị chỉnh đốn Đảng, lấy lại lòng tin của dân.

======================================

* Ý kiến của các nhà tranh đấu tại VN (phần 4)

Tiếp tục các ý kiến của các nhà tranh đấu trong nước nhân việc chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ sẽ có các cuộc gặp với đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Việt về tình hình Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp)  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

[Video]Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 28.02.2012 – Những con số trong tuần

LTCG (29.02.2012)

* Bản tin video ngày 28.02.2012

Lợi nhuận năm 2011 của 26 công ty chứng khoán đang niêm yết tại Việt Nam giảm gần 3 ngàn 200 tỷ so với năm 2010.

====================================

* Những con số trong tuần

Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp)  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4 kẻ thù của Đảng CSVN

 LTCG (29.02.2012)

Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo bị Đảng Cộng Sản VN xem là các mũi xung kích để đột phá vào thành trì chế độ chính trị. Đó là lời của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, khi ông nói về 4 mũi xung kích đang chĩa vào để đánh sụp nhà nước CSVN — trích, “kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị.” Xem ra không biết đến bao giờ Việt Nam mới thực sự có nhân quyền mà Đảng CSVN đã ký vào các quy ước quốc tế trong đó có vấn đề quyền cơ bản của con người.

Xin tóm tắt nội dung những gì mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong Đảng CSVN đưa ra trong cuộc đại hộ nghị lần này.

Ông Trọng yêu cầu quy hoạch, sắp xếp sẵn cán bộ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị… để làm tận năm 2020. Tình hình này theo dự đoán, con cháu cán bộ sẽ đươc đưa vào các vị trí chủ chốt tương lai để điều hành đất nước.

Ông Trọng cũng nhìn nhận rằng cán bộ Đảng  CSVN đang chia thành phần giàu nghèo ngay trong đảng, và rất nhiều cán bộ kỳ cựu khi về hưu đã trở thành những người chỉ trích Đảng trước hiện tượng nhiều đảng viên biến chất khi hưởng đặc quyền đặc lợi.

Các tờ báo trong nước cho biết, Đảng Cộng sản Việt Nam triệu tập 3 ngày hội nghị «lớn» để «triển khai nghị quyết Trung ương 4» về «những vấn đề cấp bách trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng». Hơn 1000 đại biểu tham dự hội nghị trong 3 ngày do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì bắt đầu vào hôm nay 27/02/2012 trong bối cảnh vụ áp bức điển hình tại Tiên Lãng vẫn chưa giải quyết tận gốc rễ nay đã gần 2 tháng. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

LTCG (29.02.2012)

Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.
Việt Nam tôi đâu?
Câu hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.
Thì ra, không phải người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển, ruộng vườn, cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi tay kiến tạo một xã hội thanh bình thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam.
Thời gian tôi sống ở xứ người dài hơn so với thời gian sống ở Việt Nam và đã nhiều năm làm công dân Mỹ nhưng ngoại trừ việc phải điền vào những giấy tờ cần thiết, khi được hỏi tôi là ai, tôi luôn trả lời tôi là người Việt Nam. Một phần, tôi cảm thấy chút gì đó ngượng ngùng khi nhận mình là người Mỹ và một phần khác tôi không thể từ chối đất nước đã sinh ra tôi. Tôi cám ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi từ biển cả, cho tôi chiếc nệm ấm, giúp tôi có cơ hội học hành, dang rộng đôi tay chào đón khi tôi bước xuống phi trường lần đầu trong một đêm đông lạnh, nhưng suy nghĩ và phân tích cho cùng, tôi vẫn là người Việt Nam. Tôi nghĩ về nước Mỹ với một trách nhiệm công dân mang tính pháp lý hơn là một người con mang trên vai nghĩa vụ tinh thần. Tôi không biết kiếp sau, nếu có, tôi là gì nhưng kiếp này tôi là người Việt Nam. Tôi dặn lòng như thế.
Việt Nam tôi đâu?
Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay.
Nhìn chiếc ghe hư nằm trơ trọi trên bờ biển Chennai, tôi chợt nhớ đã có một thời, nhiều thuyền nhân Việt Nam từng hỏi “Việt Nam tôi đâu” và đã đồng ý với nhau rằng Việt Nam đã chết như trong bài hát Một lần miên viễn xót xa quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành:
Giờ đây, mỗi đứa con lạc loài mỗi nẽo 
Đứa London, đứa Paris, đứa đèo heo gió hút 
Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào 
Đôi ba sinh ngữ, Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye 
Con gục đầu chua xót đắng cay. 
Thưa me, thưa me, thưa me, quê hương mình 
Đã chết rồi, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ Việt Nam ơi …” 
 “quê hương mình đã chết rồi” nên hàng triệu đứa con của mẹ phải bỏ ra đi khắp chân trời góc biển.
Có người không đồng ý và cho rằng quê hương vẫn còn đó, núi sông vẫn còn đó, chết chóc gì đâu mà than vãn. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau.
Đúng hay sai, còn hay mất, sống hay chết tùy theo cách hiểu và cách nhìn về đất nước. Với tôi và có thể với nhiều đồng bào cùng cảnh ngộ, quê hương không chỉ là những vật vô tri, vô giác nhưng phải là một quê hương sống động và có tâm hồn. Sau 30 tháng Tư năm 1975, quê hương Việt Nam đã mất tâm hồn và thậm chí trở thành tù ngục. Việt Nam, nơi con người bị đối xử như con vật. Việt Nam, nơi con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hàng triệu người Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là ra đi.  Xem chi tiết…

Từ tiếng hát Việt Khang đến Thỉnh nguyện thư

LTCG (29.02.2012)

 

Giọng nói nhiệt thành với ánh mắt của cô gái đã theo tôi mấy ngày nay. Tôi đã sống ở Mỹ trên 25 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp một cô bằng tuổi cháu mình, nói với mình về một người yêu nước ở quê nhà, rồi lại còn khẩn khoản nhờ tôi đi vận động những người khácBác xin cho Việt Khang một chữ ký. Qua việc theo dõi chiến dịch và làm theo lời cô gái, tôi có một số ý nghĩ, nên xin ghi lại…
*
Cách đây hơn một tuần tôi đến trung tâm y tế Ne Ponset Health Center ở Boston để hỏi về những chương trình y tế. Ở đây tôi đã gặp một chuyện đặc biệt là một cô gái Việt làm ở phòng Dịch Vụ Tư Vấn đã nói với tôi về nhạc sĩ Việt Khang. Cô cho biết Việt Khang làm hai bản nhạc: Việt Nam Tôi Đâu? Và Anh là ai?. Nội dung hai bài hát nói lên lòng yêu nước và sợ mất nước và hỏi công an Việt Nam tại sao lại đàn áp, đánh đập những người Việt biểu tình biểu lộ lòng yêu nước. Và chỉ vì hai bài hát này mà Việt Khang đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bắt ngày 23/12/11. Vì thế nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS đã phát động một chiến dịch kêu gọi người Việt ở Mỹ ký Thỉnh Nguyện Thư vào thẳng trang mạng của White House yêu cầu Tổng Thống Obama tạo áp lực, yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho Việt Khang và những người tù lương tâm trong nhà tù hay tù tại gia.
Sau khi trình bày xong biến cố Việt Khang và thỉnh nguyện thư, cô nói:
– Cháu xin bác một chữ ký để cứu Việt Khang.
Tôi xúc động nhìn cô nói:
– Cám ơn cháu đã cho bác biết chuyện Việt Khang. Việc này bác đã biết qua trên net, cũng có ý định ký, nhưng vào trang mạng tòa Bạch Ốc khá phức tạp nên chưa ký được. Tiện đây cháu giúp bác thì tốt quá.
Cô nhìn tôi cười tươi, xoay chiếc laptop, rồi miệng hỏi cùng với những ngón tay di chuyển trên keyboard. Và chỉ khoảng 15 phút sau, cô dừng tay nói:
– Xong rồi bác.
– Cám ơn cháu, tôi nói rồi hỏi:
– Từ ngày khởi đầu chiến dịch đến nay, cháu đã kêu gọi được bao nhiêu người ký tên?
Cô ngẫm nghĩ một lát, rồi đáp:
– Dạ, trên 20 người. Cũng có người từ chối, nhưng đa số đã sốt sắng ký tên. Ngoài Boston, cháu đã gọi cho những người bạn ở mấy tiểu bang khác tham gia vào việc này – Cô ngừng lại, mở tấm bìa dày, lấy 5 tờ giấy đầy chữ đưa cho tôi – Thưa bác đây là tiểu sử Việt Khang, 2 bài hát Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai? Và một bài viết về Việt Khang, cháu lấy từ trang mạng Tuổi Trẻ Yêu Nước… Xin bác vận động người thân và bạn bè cho Việt Khang một chữ ký. Nếu không có computer hay không thể vào trang mạng của White House, bác bảo họ đến Hội Người Việt bên Dorchester. Ở đó có người thường trực hướng dẫn bà con việc ký tên.
Giọng nói nhiệt thành với ánh mắt của cô gái đã theo tôi mấy ngày nay. Tôi đã sống ở Mỹ trên 25 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp một cô bằng tuổi cháu mình, nói với mình về một người yêu nước ở quê nhà, rồi lại còn khẩn khoản nhờ tôi đi vận động những người khác: Bác xin cho Việt Khang một chữ ký. Qua việc theo dõi chiến dịch và làm theo lời cô gái, tôi có một số ý nghĩ, nên xin ghi lại: Xem chi tiết…

[Video] Nghe lại 2 nhạc phẩm “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” của Nhạc sĩ Việt Khang

LTCG (29.02.2012)

* Nhạc phẩm: ” Anh là ai? ” – Sáng tác: Việt Khang

=======================================

* Nhạc phẩm: ” Việt Nam tôi đâu?” – Sáng tác: Việt Khang

Nhạc Phẩm VIỆT NAM TÔI ĐÂU, nhạc và lời Nhạc Sĩ Việt Khang chính tác giả trình bày, một nhạc phẩm mang nặng tình đất nước với nỗi đau của một công dân Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Âm nhạc, Phút suy tư, Video

RSF đề cử Paulus Lê Sơn vào giải cư dân mạng

 

LTCG (29.02.2012) – Tổ chức Nhà báo không biên giới đã đề cử Paulus Lê Sơn là cư dân mạng được vinh danh cùng với 5 cá nhân blogger cũng như tổ chức truyền thông khác trên thế giới.

World Day Against Cybercensorship ra đời năm 2008, nhằm chống lại kiểm duyệt internet trên thế giới, và năm nay, danh sách này sẽ được công bố chính thức ngày 12 tháng 03 năm 2012.

Cuộc đấu tranh vì tự do internet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mùa xuân Ả Rập đã chứng minh rằng Internet là một phương tiện để tự do trao đổi ý tưởng và liên kết với nhau tốt nhất. Một nước như Việt Nam, toàn bộ báo chí do nhà nước độc quyền quản lý đã tổ chức đưa tin chỉ nhằm mục đích phục vụ tập đoàn cầm quyền thì internet đã trở thành một diễn đàn mang tiếng nói của công chúng thực sự. Tại Việt Nam, nhiều nhà báo chán ngán với cách làm báo tuyên truyền một chiều cho đảng CSVN đã bỏ nghề báo chuyển sang viết blog. Một số khác vẫn chân trong chân ngoài. Chân trong viết báo theo chỉ đạo, bên ngoài viết báo đăng blog để được nói lên sự thật, phản ánh đúng sự thật với cái nhìn công bằng cho dân chúng.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã nhận ra nguy cơ là dân chúng không còn tin vào hệ thống truyền thông “lề đảng” nữa, mà bắt đầu đón nhận thông tin đa chiều từ các blogger, được người dân thân thương gọi là “báo lề dân”. Thay vì phải thay đổi cách quản lý báo chí, nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách ngăn chặn làn gió internet bằng nhiều biện pháp ngăn chặn và bắt bớ. Đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đang bắt giam hơn 20 blogger. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Thông cáo chung về cuộc gặp gỡ Tòa Thánh và Việt Nam

LTCG (29.02.2012)

VATICAN. Trưa ngày 28-2-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 3 của Nhóm Làm việc chung Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội.

Cha Federico Lombardi S.J, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Trưởng phái đoàn Tòa Thánh là Đức Ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao, và có sự hiện diện của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Cả hai vị được hai chức sắc thuộc Bộ ngoại giao Tòa Thánh và Bộ Truyền giáo, tháp tùng. Nguyên văn thông cáo chung như sau:

”Như đã thỏa thuận trong dịp gặp gỡ lần thứ 2 của Nhóm Làm Việc chung Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican hồi tháng 6 năm 2010, cuộc gặp gỡ lần thứ 3 của Nhóm Làm Việc chung đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28-2-2012. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam, và Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng, Trưởng đoàn Tòa Thánh. Xem chi tiết…

ĐHY George so sánh chính sách của Obama với chính sách của Cộng Sản Liên Xô

LTCG (29.02.2012)

“Trong vòng hai năm nữa sẽ không còn Bệnh Viện Công Giáo nếu Sắc Lệnh của HHS không được hủy bỏ” (CWN ngày 27 tháng 2, năm 2012)

Trong lúc cảnh báo rằng Hội Thánh đang “bị cướp đoạt các cơ sở của mình” khi “quyền tự do làm theo lương tâm và tự do tôn giáo trở thành hồi tưởng về một dĩ vãng hạnh phúc xưa kia,” ĐHY Francis George của Chicago nhận xét rằng “Hội Thánh Công Giáo ở Hoa Kỳ đang bị ra lệnh phải “từ bỏ” các cơ sở ý tế, các trường đại học và nhiều cơ quan từ thiện khác của mình”

Ngài nói tiếp: “từ trước đến giờ trong lịch sử Hoa Kỳ, chính quyền của chúng ta đã tôn trọng quyền tự do làm theo lương tâm của cá nhân và sự toàn vẹn về cơ chế của tất cả các nhóm tôn giáo đã hình thành xã hội chúng ta…. Chính quyền đã không ép buộc họ phải làm hay trả phí tổn cho những điều mà niềm tin của họ cho là vô luân. Đó là điều mà chúng ta cho là tự do tôn giáo. Đó là điều chúng ta đã tin và đã được bảo vệ bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ. Có thể chúng ta đã khờ dại khi tin như thế.”

ĐHY George nói thêm:

Điều gì sẽ xảy ra nếu những điều luật của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) không được hủy bỏ? Như tôi có thể nhìn thấy cho đến lúc này, một cơ sở Công Giáo sẽ có một trong bốn chọn lựa: Xem chi tiết…

Sách Kinh Thánh viết tay 1.500 năm tuổi được tìm thấy ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ

LTCG (29.02.2012)

Sách Kinh Thánh viết tay 1.500 năm tuổi được tìm thấy ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ

Một cuốn sách Kinh Thánh cổ vừa được khám phá và đang lưu giữ trong một viện bảo tàng ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và được ghi nhận có độ tuổi 1.500 năm bao gồm một bản vẽ về Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, theo báo cáo của giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào hôm thứ Sáu, 24.2.2012.

Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Ông Ertugrul Gunay xác nhận cuốn Kinh Thánh 1.500 tuổi này đã được cảnh sát phát hiện trong một chiến dịch chống các băng đảng buôn lậu vào năm 2000 và từ đó được lưu giữ tại một toà án Ankara mà không ai chú ý đến giá trị của nó cho đến hơn một thập niên nay.

Bây giờ sách Kinh Thánh quý báu này đã được bàn giao cho Bảo tàng Dân tộc học ở Ankara bảo quản. Xem chi tiết…

Đọc sách Sáng Thế theo huyền nghĩa

LTCG (29.02.2012)

Có thể nói trên thế giới, không có cuốn sách nào được đọc nhiều nhưng lại gây tranh cãi như là Sách Sáng Thế. Thực vậy những cuộc tranh cãi ấy diễn ra triền miên trên cả hai phương diện khoa học và lý trí.

            Về  khoa học.

Dù giải thích về niên kỷ thế nào chăng nữa cũng không thể nói Thiên Chúa dựng nên vũ trụ trong có sáu ngày. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì đây chỉ là cái quan niệm vũ trụ học thời sơ khai của Ploleme’  ( 100 – 170 tcn ) trong đó bầu trời giống như cái vung úp chụp trên mặt đất bằng phẳng ? nếu vẫn cứ hiểu theo nghĩa này thì chẳng lẽ Chúa Cha trong Kinh Lạy Cha mà Chúa Giesu  dạy lại ngự ở trên cái bầu trời đó sao ? Thật  đáng tiếc đây lại là cái cách giải thích về Đấng  Thần Linh Tạo Hóa từ bấy lâu nay và rồi cũng chính vì thế mà giáo hội không thể nào tránh thoát cho khỏi búa rìu của các thế lực chống đối.

           Về  lý trí.

Đứng trước những phê phán nặng nề của khoa học chẳng hạn như vụ Galile’o ( 1564 – 1642 ) hoặc Darwin( 1809 – 1882 ) v.v.. giáo hội lúng túng bất lực và rồi chuyển sang Thần học  với đủ thứ thuyết lý hết Kinh Viện học ( Scholastique ) lại đến Thần học giải phóng, Kito học v.v… và cuối cùng đưa đến Thần học về cái chết của Thiên Chúa ( The’ologie de la mort de Dieu ). Với quan niệm   mang tính…dân gian thì TC Tạo Hóa là Đấng ngự ở trên chín tầng mây. Còn của Thần học thì Đấng ấy lại chỉ là một khái niệm triết học khô cứng, chẳng hề dính dáng chi tới thực tại cuộc sống = Tôn giáo bị người ta miệt thị chống đối cho là một thứ áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, là thuốc phiện  ru ngủ quần chúng v.v… Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

HÃY QUAN TÂM

LTCG (29.02.2012)


Một Mùa Chay nữa lại về, những điệp khúc quen thuộc lần lượt được lập lại, rồi Mùa Chay sẽ lại qua đi, bao nhiêu người hồi tâm thật sự, bao nhiêu người tận dụng được ơn ích của Mùa Chay ? Chỉ có Chúa biết !

Mùa Chay làm tôi nhớ lại thời niên thiếu, nơi Xứ Đạo kỳ cựu toàn tòng của chúng tôi, người Bắc di cư vào Nam năm 1954. Mùa Chay là mùa lễ hội, sẽ có “ngắm đứng, ngắm ngồi”. Hầu hết thanh niên đến Nhà Thờ để ngắm… các cô gái thay vì “thông công ngắm”. Thời gian dần trôi, các cô lần lượt “theo chồng bỏ cuộc vui”, bọn thanh niên vào quân ngũ, kẻ nằm xuống, người trở về thân thể tàn phế, lớp trẻ khác lại lớn lên, rồi lại… đi “ngắm”.

Mùa Chay là mùa lễ hội, sẽ có việc chuẩn bị diễn tuồng Thương Khó, sẽ có trăm chuyện bật cười như những trận đòn quân dữ đánh “Chúa”, có lúc đau quá không chịu được, “Chúa” buột miệng… văng tục ra. Sẽ là những cuộc đi hôn chân, bốc nả, trốn quanh Nhà Thờ, theo gót các đoàn hội đi ra đi vào hang đá, cả ngày chơi không mệt.

Mùa Chay của những tiếng trống tiếng kèn, của những tà áo tang trắng xóa Nhà Thờ, của không gian thật thanh bình trong tiếng súng ầm ì từ xa vọng lại, từng ánh hỏa châu rơi sáng trời ! Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư