Trang chủ > Bình Luận, Giáo dân lên tiếng, Người dân lên tiếng > Phải chăng Việt Nam là một đất nước hòa bình?

Phải chăng Việt Nam là một đất nước hòa bình?

LTCG (23.11.2011)

Dù xét ở góc độ nào thì những sự việc đã và đang xảy ra đều cho thấy Việt Nam hoàn toàn không có hòa bình. Bạo lực, khủng bố ngày càng gia tăng không những tại thủ đô mà gần như trên khắp đât nước. Ngoài ra, trên đất nước này nhân quyền con người vẫn đang bị chà đạp, tôn giáo vẫn còn bị bách hại. Điều đáng nói ở đây là tất cả các tình trạng đều do phía chính quyền của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra. Người dân chính là những người bị khủng bố. Vậy phải chăng Việt Nam là một đất nước hòa bình?

Trong bài diễn văn tại Đại lễ La Vang, Đức Hồng Y Ivan Dias – Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc và là Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng có nói rằng: “Tôi rất thích ý tưởng Giáo hội và Nhà Nước như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn. Ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ngay trên đất nước Việt Nam này.” Ngài nói đến hai chữ “Ước gì” có nghĩa là hiện thực nó không được như thế. Đó không phải chỉ là ao ước của riêng Đức Hồng Y Ivan Dias, mà từ xưa đến nay, đó là sự khao khát của người dân Việt Nam nói chung và cách riêng mãnh liệt hơn, tha thiết hơn của tất cả các anh chị em Ki-tô giáo đang sống trong đất nước Việt Nam.Việt Nam đã từng được cho là một trong những đất nước hòa bình nhất thế giới. Theo một khảo sát toàn cầu về mức độ yên bình [Global Peace Index], Việt Nam đứng thứ 39 trên tổng số 144 nước, được đánh giá cao về sự thân thiện với người nước ngoài và nguy cơ xảy ra khủng bố thấp.” (Trang Vnexpress.net đăng tải trong một bài năm 2009). Hà Nội, thủ đô Việt Nam cũng đã từng được Unesco trao danh hiệu “Thành phố hòa bình” vào ngày 17 tháng 6 năm 1999. Nếu bây giờ dạo quanh Hà Nội thì cũng có thể thấy nhiều chỗ có cái bảng pa-nô nhắc tới danh hiệu này.

Tuy nhiên, đó chỉ là thống kê của những người ngoài cuộc giống như một bức ảnh được chụp từ Google Earth, chỉ thấy được cái vẻ bề ngoài chứ thực tình thì “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”.

Cũng năm 2009, năm mà Vnexpress loan tin Việt Nam là một trong những nước hòa bình nhất thế giới, ngày 11 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Tòa Thánh Vatican. Trước và sau chuyến thăm ấy nhiều người hy vọng rằng quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ sau đúng 1 tháng, tại Hà Nội thành phố hòa bình này, hàng trăm CSCĐ, công an, dân phòng được Nhà nước Việt Nam huy động đến đàn áp giáo dân tại Đồng Chiêm. Trong một thông báo của Tòa Giám mục Hà Nội đề ngày 7 tháng 1 năm 2010 có đoạn “Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con ngưòi. Đây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!”. Trước đó còn có nhiều vụ việc cho thấy sự khủng bố giáo dân của Nhà nước Việt Nam như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý…


hình ảnh tại Đồng Chiêm

Cũng trong năm 2010, vào khoảng tháng 5, một sự kiện được nhiều người quan tâm, đó là vụ Cồn Dầu. Vụ việc này khiến Đức cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình gửi một văn thư cho chính quyền Đà Nẵng, văn thư có đoạn: “tại sao đẩy các giáo dân hiền hòa tại Cồn Dầu vào tình trạng bi thảm hiện nay: Một người chết, một số bị bắt, nhiều người đang lo sợ bị mất trắng cơ nghiệp và nhiều người phải bỏ trốn sang nước khác xin tị nạn, tạo nên những dấu hỏi lớn về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam?”.

Điểm sơ qua hai sự kiện nổi bật trong năm qua đủ để thấy Việt Nam không hòa bình như mọi người tưởng. Còn năm nay, năm 2011, ngày 3 tháng 11, chính quyền đã ngang nhiên cho công an, dân phòng, chó nghiệp vụ và một số phần tử mặc thường phục xông vào nhà thờ đập phá và đánh đập người tại giáo xứ Thái Hà, gây ra xáo trộn lớn. Nhóm này được báo chí nhà nước gọi là “quần chúng tự phát” đã lăng mạ, sỉ nhục, và có gây hấn với các linh mục DCCT – Nhà thờ Thái Hà. Vụ việc này đã buộc cho DCCT – Nhà thờ Thái Hà loan tin SOS. Ngay sau vụ việc xảy ra Tổng Giáo phận Hà Nội đã “lên án hành động dã man và bất hợp pháp của những người đã vi phạm sân của tu viện và giáo xứ Thái Hà với những lời nói kích động và khiêu khích mang bản chất bạo lực”  trong một văn thư gửi cho Nhà thờ Thái Hà ngày 04 tháng 11.


hình ảnh tại Thái Hà ngày 3.11.2011

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua, “một cuộc biểu tình của hơn 500 người dân tại huyện Con Cuông, Nghệ An, với sự yểm trợ của hầu hết công an huyện. Hô dùng loa, chọi đá và cả hơi cay nữa, hầu ngăn cản việc cử hành thánh lễ hằng tuần tại giáo điểm Con Cuông, giáo xứ Quan Lãng, giáo hật Bột Đà, giáo phận Vinh”, VRNs đưa tin.


Ném đá vào nhà Nguyện – trong khi Cha Giuse Phạm Ngọc Quang dâng Thánh Lễ

Còn tại Kon-tum, ngày 15 tháng 11, Chính quyền đã cho cho triệt hạ Thánh giá của 4 nhà nguyện Tin Lành.

Đêm 16 rạng sáng 17 tháng 11, hàng trăm CSCĐ, công an, dân phòng đã dàn quân về Nhà thờ Thái Hà, Hà Nội để hậu thuẫn cho việc xây dựng cái gọi là “trạm xử lý nước thải” trong khuôn viên bệnh viện Đống Đa, trong khi đó bệnh viện này là thuộc quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Quyền sở hữu này được Tổng giáo phận Hà Nội “luôn khẳng định và ủng hộ quyền sở hữu tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế trên 61.455 mét vuông đất” của tu viện và giáo xứ, “ bao gồm các cơ cấu và diện tích được sử dụng bởi các cơ quan nhà nước.”

Chiều 20 tháng 11, trong một thánh lễ dành cho thiếu nhi tại Nhà thờ Thái Hà, một dân phòng được trang bị đầy đủ từ biển hiệu đeo ngực đến dùi cui điện đã ngang nhiên xông vào Nhà thờ, tiến lên cung thánh dí thuốc lá vào linh mục chủ tế. Bên ngoài nhà thờ, công an, CSCĐ tập trung rất nhiều, ngay trước cổng nhà thờ và trong sân nhà thờ rất nhiều thanh niên không phải giáo dân lởn vởn đầy vẻ đe dọa.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng bạo lực đã leo thang ngay tại Việt Nam, nhất là Hà Nội thành phố hòa bình. Hành động người đàn ông mặc áo dân phòng, ngực gắn biển hiệu, hông đeo dùi cui điện, tay cầm thuốc lá ngang nhiên xông vào khu vực thánh của Nhà thờ là điều không thể chấp nhận được. Đối với người có tín ngưỡng thì việc coi thường vật thánh, nơi thánh được xem là hành động phạm Thánh, hơn nữa là sự xúc phạm tín ngưỡng. Theo Điều 4 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo thì “Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.” Tuy nhiên, với việc được sự hậu thuẫn của công an, CSCĐ bên ngoài nhà thờ và chính quyền thì người này chắc chắn sẽ không phải chịu một án phạt nào theo pháp luật.

Hành động của người này làm người ta nhớ lại sự xúc phạm ghê gớm của hệ thống công an, CSCĐ tại Đồng Chiêm năm ngoái. Thánh giá bị triệt hạ, giáo dân bị đánh đập không thương tiếc. Một hàng giáo dân trước hai hàng CSCĐ.

Những điều này cho thấy Việt Nam hay Hà Nội không phải là một đất nước, thành phố hòa bình. Tại sao ở thủ đô của một đất nước hòa bình lại có chuyện người dân phải ngủ ngay trước cổng nhà mình để đề phòng “phường trộm cắp”?

Xét về góc cạnh tín ngưỡng, thì hành động của tên dân phòng trên là sự phỉ báng niềm tin một cách trắng trợn khi mà Thánh lễ đó là Lễ Chúa Ki-tô Vua. Trong Lễ Chúa Ki-tô Vua, Giáo hội nhớ lại lý do để Đức Giáo Hoàng Pi-ô XI lập lễ này. Đó là để chống lại chủ trương vô thần muốn tiêu diệt Thiên Chúa. Nhưng 85 năm trôi qua, trên thế giới, chủ trương vô thần muốn tiêu diệt Thiên Chúa vẫn đang còn tồn tại, đặc biệt tại Việt Nam. Kinh khủng hơn là sự công khai chối bỏ Thiên Chúa ngay trong ngày Lễ Chúa Ki-tô Vua. Tin mừng theo thánh Mát-thêu cho biết về tình trạng của những kẻ chối bỏ Ngài vào ngày sau hết: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời”.

Dù xét ở góc độ nào thì những sự việc đã và đang xảy ra đều cho thấy Việt Nam hoàn toàn không có hòa bình. Bạo lực, khủng bố ngày càng gia tăng không những tại thủ đô mà gần như trên khắp đât nước. Ngoài ra, trên đất nước này nhân quyền con người vẫn đang bị chà đạp, tôn giáo vẫn còn bị bách hại. Điều đáng nói ở đây là tất cả các tình trạng đều do phía chính quyền của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra. Người dân chính là những người bị khủng bố. Vậy phải chăng Việt Nam là một đất nước hòa bình?

Tác giả bài viết: Bạch Vân

Nguồn: http://congdoanvinh.com/

  1. Yeu cach mang
    23.11.2011 lúc 06:16

    Khi nao thi cuoc thap tu chinh bat dau?

  2. N T D
    23.11.2011 lúc 22:52

    NÓI VỀ HÒA BÌNH: ĐỂ NÓI ĐẾN VIỆC HÒA MÌNH VÀO TRÀO LƯU TỐT, Ở VỚI NGƯỜI TỐT, GIỎI, VÀ MÌNH CŨNG TỐT, CŨNG LÀM TỐT NHƯ HỌ. HÒA BÌNH CHỈ CÓ NƠI NGƯỜI TỐT VÀ GIỎI KHI HỌ Ở VỚI NHAU. NGƯỢC LẠI, KHÔNG TỐT, KHÔNG GIỎI, SẼ KHÔNG CÓ HÒA BÌNH. Con người hay nói đến sự đứng đầu, số một; và đứng sau, các số còn lại. Đứng đầu về kinh tế, văn hóa, lý thuyết, thực hành…Đứng đầu thể hiện hình ảnh cây cao bóng cả, bao phủ, che chở cho những cái thứ 2, 3…và cái đứng sau. Trong hình ảnh đó ta thấy sự phụ thuộc; sự sáng chói tuyệt đỉnh và sự lu mờ yếu kém. Có người còn gọi là hình ảnh theo voi hít bã mía. Trong các chủ nghĩa cũng có vị trí của nó, cùng một chủ nghĩa thì vẫn có anh cả, và các em. Chủ nghĩa nào đúng, thì các em theo anh cả sẽ có lợi cho dân, cho nhóm quốc gia đó. Chủ nghĩa nào kém hơn, sai nhiều hơn, sai từ ngay lý luận, thì anh cả sẽ chỉ là kẻ xấu nhất nhưng mưu mô nhất, các em theo anh cả tuy có kinh tế nhưng vẫn thua anh cả, nhưng về văn hóa, quản trị luôn phải theo ý anh cả, vì bị coi là đàn em, là yếu kém nên cần dạy bảo, theo anh cả lúc này ít có lợi cho dân, mà chỉ lợi cho anh cả. Con người ai cũng thích đứng đầu để chỉ lối cho người khác, thế nên cũng có người nói: làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Mình không khôn hơn ai, thì cũng phải biết chọn ai đó đúng nhất mà theo, chẳng dại gì theo sau thằng lưu manh, xấu bụng. Theo voi hít bã mía thường ám chỉ theo kẻ xấu thì chỉ được ăn bã, ăn cái nó thải ra. Theo anh cả tốt thì chắc anh cũng cho ăn phần đủ để no ấm. Hàng xóm quanh ta theo anh cả tốt, chưa thấy ai đói khổ, ngược lại họ rất tiến bộ với thời đại. Ngược lại theo anh cả xấu thì chỉ thấy quanh anh toàn những kẻ cứng đầu, nghèo đói lại rất sĩ, rất hiếu chiến,….

  3. N T D
    23.11.2011 lúc 23:01

    Số người gửi bình luận không phải ít, nhưng bình luận không gửi lên được vì: mỗi máy tính ở một đường truyền sẽ chỉ lưu lại một hòm mail và một nickname của bạn, khi bạn gửi lời bình đầu tiên thì những dữ liệu này được lưu lại, nên sau này bạn không muốn lấy tên cũ hoặc thay hòm mail khác thì tin nhắn sẽ không được lưu lại ở phần bình luận. Vì thế các bạn hãy để nguyên một nick và một hòm mail duy nhất, điều đó kêu gọi sự can đảm và trung thực. Bởi nếu chỉ cần thay nick và hòm mail thì có thể bình luận theo nhiều ý kiến trái ngược nhau mà vẫn là một người viết duy nhất – khi đó sẽ không có sự trung thực, nên trang tin sẽ không lưu lại tin nhắn của bạn. Số người gửi bình luận rất nhiều, nhưng không lưu lại chỉ vì các bạn không hiểu nguyên tắc này, và sẽ có người tưởng ai đã xóa, không phải vậy. Vấn đề ở đây là sự trung thực và rất tôn trọng sự thật, sự trung thực, lòng quả cảm khi nói lời có trách nhiệm với lời mình nói mình viết.

  4. N T D
    23.11.2011 lúc 23:36

    Đồng tiền nào cũng có 2 mặt. Con người nào cũng có 2 mặt: tốt và xấu. Xã Hội nào cũng có tốt và xấu. Dân chủ là khi có tiếng nói ngược lại để mình thấy sai mà sửa. Còn mình thấy mình không sai thì mình không sửa được. Khi thấy mình không sai thì hoặc mình là Thiên Chúa, hoặc mình là thằng khùng, thằng dở hơi. Tất nhiên, mình không là Thiên Chúa rồi, nên nếu không thấy cần ai đó chỉ bảo, nhắc nhở mình thì mình là thằng cực ngu, cực khùng, cực hoang tưởng. Tôi thấy rằng công ty nào chỉ mình giám đốc tự quyết mà không nghe ai cả thì trước sau gì nhân viên cũng rút hết qua công ty khác để làm. Không nghe ai nói, thể hiện không tôn trọng ai đó vì: họ không bằng mình – mình khôn nhất; vì mình thuê nó làm – nó phải nghe mình, nó đang dựa vào mình; …Và đồng nghĩa với việc: tao biết tao có thể rất sai, nhưng tao nói không sai, mày phải chấp nhận tao sẽ làm sai, nhưng đi đâu mày cũng phải nói tao không sai. Tao tự làm sai, tao tự hại tao, nhưng tao rất giàu, mày phải ca ngợi tao, nói tao đúng, dù không phải như vậy, thì mày mới được chút cháo mà ăn, không là đói nhe răng, và đòn thì thâm đít…Theo ngôn từ kinh tế: đây là kiểu thích tự thua lỗ, tự phá sản, nhưng thích thổi phồng lỗ thật thành lãi ảo, lãi ảo rất to…Ngôn từ dân dã: Điên mà nghĩ mình giống như tiên.

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này