Trang chủ > Phút suy tư > NHỮNG BUỚC CHÂN TRÊN CÁT

NHỮNG BUỚC CHÂN TRÊN CÁT

LTCG (29.12.2011)

Dù trong màn sương mong manh gió se lạnh, dù kiệt lực lê lết duới ánh nắng hừng hực thiêu đốt. Lên ghềnh xuống thác. Quần áo tả tơi, bùn bết đậm màu: đoàn nguời vẫn lầm lũi buớc đi. Không ngừng nghỉ. Họ đi đâu ?

Đi tìm Thiền Sư để nghe Lời chân lý. Giữa một xã hội đang trên đà phá sản tâm linh, luân lý băng hoại cùng cực, bóng tối sự ác bao trùm lên ngôi. Họ luớt qua những thành phố chỉ có mặt bằng tráng lệ, lúc nhúc phía sau là những con nguời sống như loài dòi bọ không xứng kiếp nguời. Họ tránh xa những ngôi giáo đường hợm hĩnh vươn cao chất ngất, ngạo nghễ vô hồn kiêu sa. Tâm hồn ngổn ngang chỗ nào cũng thấy hoang tuởng không định huớng, chán ngấy buồn nôn luôn chực chờ, lúc ẩn mình lúc dồn dập. Vắng Thượng Đế cuộc đời tràn đầy thất vọng, hạnh phúc nhạt màu theo năm tháng tàn phai. Họ bỗng thấy mình bị thôi thúc phải lần mò tìm về miền hoang vắng để đuợc nghe lại tiếng lương tâm còn sót lại của loài nguời.

Nguời ta đồn rằng ở một chốn xa thành thị ấy bỗng nổi cộm một vị Thiền Sư có tên gọi là Thiện Nhân. Lưỡi ngài có đốm. Chỉ có ngài trên địa ngục gian trần mới còn tồn kho những Lời Chân Thật…

Sau bao gian truân vất vả, cuối cùng họ đã gặp được ngài. Chưng hửng. Hoàn toàn thất vọng vì không gặp đuợc hình ảnh vị Thiền Sư đáng kính nơi ngài. Ngài không có hình hài giống như họ mong đợi: dáng thanh cao nhàn hạ, tóc tiên bạc trắng phất phơ trong gió, mũ mão, gậy chống, áo bào tươm tất… Thiền Sư đứng trước mặt họ chỉ là một cụ già ốm yếu, cẳng chân leo khoeo như hai que tăm cắm duới củ khoai gầy guộc, thân nguời lâu ngày không tắm toát mùi cỏ mục. Móng tay mọc dài trên những ngón gầy. Chòm râu khô cứng lơ thơ duới cằm. Mắt giá lạnh khi nhìn sắc đẹp phụ nữ. Đôi môi từng chập mím lại toát vẻ khinh thuờng khi ánh mắt gặp quần áo sa hoa.

Toàn thân ngài chỉ khoác chiếc khố kết bằng lá cây và chiếc áo ố màu, chiếc áo ngài đã lột ra từ một nguời lính vừa nằm xuống, được chôn vội vã sơ sài nửa kín nửa hở. Chiếc áo co dần theo năm tháng, bạc màu nhăn nheo, viền áo nút rạn, đuờng chỉ sờn.

Ngước khuôn mặt tiều tụy ngài mở lời, âm bậc trầm trầm bình thản:

– Các ngài đến gặp tôi có điều gì chỉ dạy ?

Đám người nhốn nháo trả lời:

– Chúng tôi, đã đến đường cùng của sự tuyệt vọng, mới là người xin đuợc ngài dạy bảo.

Thiền Sư mở mắt nhìn lướt qua từng nguời rồi chép miệng thở dài:

– Phá sản lớn nhất của đời người là nỗi tuyệt vọng.

Cả đám nguời đờ đẫn, buồn rũ thở than:

– Biết làm thế nào bây giờ. Tất cả đều là lừa dối: tiền bạc, danh vọng, hạnh phúc và sắc đẹp đều là ảo ảnh của giác quan, tất cả đều đưa về huỷ diệt. Thế gian đượm vị đắng cay. Cuộc đời là bể khổ. Chúng tôi đã đi tìm Thượng Đế mà không gặp. Ngài ở đâu ? Xin hãy chỉ cho chúng tôi con đuờng đến gặp Ngài ?

Thiền Sư Thiện Nhân chậm rãi đi đến một ghềnh đá bên bờ sông, khom mình lượm một viên đá rồi quăng mạnh ra giữa dòng. Hòn đá chạm mặt nuớc tạo những vòng xoắn đồng tâm, từng đợt từng đợt lớp sau phủ lớp truớc lăn vào bờ. Đứng yên một lát, trầm ngâm ngài quay lại nói:

– Đừng đi tìm Thuợng Đế nữa. Vô ích. Đang đi tìm Ngài có nghĩa là chưa gặp đưọc Ngài. Quan niệm Thượng Đế là một ông già tóc bạc, quyền năng vô biên chỉ l à một quan niệm rất ấu trĩ. Thượng Đế không ở một nơi nào cả, vì Ngài ở khắp mọi nơi. Thượng Đế cũng không là một Đấng nào cả, vì Ngài là tất cả mọi sự, mọi nguời. Mỗi một nguời chúng ta đều là Thuợng Đế, là tế bào của Ngài. Khi chúng ta bỏ tất cả mọi sự bên ngoài: tiền bạc, sắc dục, danh vọng, địa vị, tương lai… để trở lại với chính mình, an trú trong chính linh hồn mình, nơi đó chúng ta sẽ gặp đuợc Ngài.

Thuợng Đế không như vẫn đuợc vẽ, Ngài đến với chúng ta hằng ngày duới nhiều hình ảnh mà ta không ngờ. Thân thể ta chính là Ngài, bào thai sắp bị phá bỏ chính là Ngài, nguời tàn tật đi qua đuờng chính là Ngài, những nguời khốn khổ chính là Ngài, tuổi trẻ hồn nhiên chính là Ngài, vành khăn tang chính là Ngài, những con nguời xây dựng quê hương chính là Ngài, nguời tù vì công lý chính là Ngài. Cũng đừng đi tìm Thiên Đàng nữa, Thiên Đàng chính là Thượng Đế. Nơi Thượng Đế không có quá khứ, không có tương lai, cũng chẳng có hiện tại vì nói hiện tại là bao hàm nói đến quá khứ, đến tương lai. Nơi Ngài chỉ có thực tại. Không có cái gì đã là, không có cái gì sẽ là, mọi sự đều là thực tại và hiện tiền. Ai không biết “thưởng thức” Ngài trong giây phút này sẽ chẳng bao giờ gặp đuợc Ngài trong đời sau.

Thiền Sư Thiện Nhân nói dứt lời Ngài nhắm mắt lại. Những người đứng nghe đều cảm thấy bàng hoàng trong hạnh phúc. Dễ dàng vậy thôi sao ? Lời Thiền Sư cao đẹp như thánh ca bay vút trời xanh, lời mang lại hanh phúc. Lời giải tỏa nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống. Bao triết lý tha thiết đi tìm giải thoát mà vẫn không thoát ra đuợc kiếp lầm than. Hoá ra ta đang sống trong hạnh phúc từ lâu mà không biết: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” ( Ga 2, 20 ). Một vài nguời quá hứng chí nhẩy dựng lên vỗ tay khen ngợi Thiền Sư, có nguời chạy đến vỗ vai làm chiếc áo rách trễ xuống để lộ ra một thân hình gầy khô cá mắm. Khuôn mặt Thiền Sư vẫn không biến sắc, như hoàn toàn vô cảm truớc những lời khen ngợi. Có nguời đứng lên nói to:

– Xin Ngài hãy giúp chúng tôi “thuởng thức” Thượng Đế.

Thiền Sư Thiện Nhân mỉm cười tiến đến một gốc cây ngồi xuống, nhẹ nhàng rút từ sau lưng ra một cây sáo trúc đưa lên ngang tầm miệng rồi nói:

– Chúng ta bắt đầu bằng một điệu nhạc an bình.

Nói rồi Thiền Sư từ từ nhắm mắt lại, đặt lỗ sáo vào đúng vết sứt trên môi. Hít một hơi thật mạnh. Mọi nguời ai cũng dán mắt vào ống sáo. Họ ngưng thở để chờ đợi. Thời gian ngừng đọng lặng lẽ trôi đi.

Một phút… Hai phút… Năm phút… Muời phút…

Họ hoàn toàn không nghe thấy một âm thanh nào cả. Bắp thịt rã rời chờ đợi. Sự mệt mỏi như vết dầu loang. Đám đông lúc đầu còn như bất động, sau đó là những vết ngứa nhỏ nhoi bắt đầu loang dần, từ chân bò lên đầu gối, đến mông, lưng, cổ ngực, tai, tóc… họ đưa tay gãi xào xạc. Vặn mình, nghiêng mông phải gãi mông trái, nghiêng mông trái gãi mông phải. Có người thất vọng bắt đầu văng tiếng chửi thề. Vài nguời bỏ hàng ngũ khệnh khạng đi tiêu tiểu. Sau cùng có một nguời không chịu nổi hét toáng lên:

– Bịp ! Rõ bịp ! Không nghe thấy gì cả.

Thiền Sư Thiện Nhân nhìn họ, tội nghiệp lắc đầu. Vẫn nụ cuời trên môi ngài nói giọng nhỏ nhẹ:

– Các ngài không biết thuởng thức âm nhạc. Tôi đã bắt đầu bài nhạc lâu rồi mà các ngài không biết. Bài nhạc khai mở sự hiệp thông với Thượng Đế bao giờ cũng phải bắt đầu bằng những nốt lặng. Chỉ trong thinh lặng tuyệt đối ta mới cảm nghiệm được Ngài. Các ngài hãy nhắm mắt lại như ta đang trở về cội nguồn, về trong cát bụi, hãy quên mọi đam mê toan tính, cảm giác. Hãy mở lòng khao khát như nguời con hoang trở về với Cha, nguời Cha đang mòn mỏi đợi chờ…

Nói xong Thiền Sư lại đưa chiếc sáo lên môi. Mọi nguời đều nhắm mắt và trở về.

Thời gian không lâu họ bắt đầu nghe được tiếng chim hót, tiếng lúa đồng xào xạc, tiếng mẹ ru con trong mái tranh nghèo, tiếng mục đồng ơi ới gọi nhau, tiếng gió rì rào thổi lúc chiều tà, tiếng sóng biển nhẹ lăn tăn. Họ đã cảm nghiệm đuợc sự hiện diện của Thượng Đế.

Chẳng phải tiếng nhạc rock xập xình inh tai, chẳng phải lời nỉ non mỹ nữ. Thượng Đế chỉ là những gì rất tầm thuờng: cánh đồng xanh, nguời phu đi làm về, con trâu cày ruộng, vợ hiền đầu ngõ đón chồng xa quê trở về miệng cuời toe cọng rau muống còn dính kẽ răng, mẹ già tất bật bờ đê chiều đón con guốc xỏ ngược… tất cả mọi sự tầm thường đó nếu nép lòng vào Thượng Đế mà nhìn, ta sẽ thấy hạnh phúc Thiên Đàng tràn ngập.

Các bạn mến,

Từ lâu rồi bao giờ cũng thế, bệnh từ mồm vào, họa từ miệng ra. Giả câm điếc huởng thái bình. Tôi vẫn biết những điều sắp viết sẽ làm nhiều nguời không hài lòng. Lời chửi rủa của thế gian đã sẵn sàng vào vị trí trên đầu luỡi, chỉ chờ có dịp là phọt ra. Dầu vậy tôi vẫn cứ viết vì mùa Giáng Sinh bao giờ cũng là mùa làm tôi cảm động: Thượng Đế đến với chúng ta mang dáng vẻ quá nghèo. Hèn đốn mạt đến không ngờ. Muốn phần nào hiểu mầu nhiệm Giáng Sinh ta phải nhả miếng thịt chó đang ngậm trong miệng, đặt ly ruợu xuống bàn, tắt đèn nhạc, nới rộng vòng ôm… Bạn hãy đến bên hang đá và nhìn thật lâu vào bé Giêsu đang run vì lạnh để thấy lòng mình bồi hồi cảm động. Nếu không tin Ngài là Thượng Đế thì ít nhất cũng phải rung động vì cảnh nghèo mạt của một con nguời: trần truồng từ lúc lọt lòng cho đến cuối đời. Dửng dưng vô cảm là dấu ung thư tâm hồn đã vào giai đoạn cuối.

Hồi còn nhỏ tôi thích nhất là ngày Tết và Giáng Sinh: Tết đuợc tiền, Giáng Sinh có đèn nhạc vui. Khi lớn lên có gia đình con cái, những ngày đó đến gần tôi lại thấy buồn: nhà nghèo chạy gạo còn chưa đủ nói chi đến xa xỉ vui chơi ngoài tầm. Trái lại những kẻ giàu có tiền bạc đủng đỉnh chỉ mong đến dịp lễ để phô trương phung phí, nhạc kèn rầm rộ… như cố tình trêu trọc những con nguời khốn nạn chỉ vì nghèo.

Mùa Giáng Sinh năm vừa qua, bạn tôi gọi điện thoại đến kể lại: khắp các khu xóm chỗ nào cũng sáng choang đèn chớp đủ màu, chăng qua từng nhà, xóm chung góp trả tiền điện. Ngôi Thánh Đuờng nội điện ba tầng có thang máy với tháp chuông báo giờ tăng hết công suất. Chẳng cần nó nói, cứ xem trong Internet cũng đủ biết. Công Giáo rộn rã vươn mình khoe sắc. Các ca đoàn với những kiểu cách sắc áo khác thuờng. Dàn kèn đồng sáng choang đồng phục trắng toát. Đoàn thiếu nhi Thiên Thần tung hoa cánh giang rộng, mặt xanh đỏ, tóc nhuộm vàng kiểu Tây vọng ngoại. Bàn thờ trang trí hoành tráng, hàng Giáo Sĩ bệ vệ giảng lưu loát như bôi mỡ… “Đức Tin không việc làm là Đức Tin chết” ( Gc 2, 17 ).

Khắp nơi trên toàn cõi địa cầu ai cũng đều biết: dòng dõi Con Rồng Cháu Tiên hiện nay là một trong những dân tộc nghèo nhất thế giới. Kinh tế sống nhờ viện trợ, chỉ mong vào những khoản tiền đi mượn mà không phải trả, khắp nơi chỗ nào có nguời việt hải ngoại cũng đều la liệt hình ảnh trẻ em tàn tật, phong cùi lở lói, máu loe loét… Lạ một điều là Giáo Hội ViệtNamdường như lại không hiểu ra đuợc điều ấy, luôn đi “song song” với dân tộc: vẫn ngao nghễ giáo đường, tái thiết đi tái thiết lại, vẫn trung tâm yến tiệc linh đinh, tận tình chia sẻ miếng ngon vật lạ. Giáo Hội giầu có là Giáo Hội đang đi vào cõi chết. Mỗi khi nghe “Giáo Hội luôn sát cánh với nguời nghèo” tôi bỗng nổi da gà, y như khi nghe lời mật ngọt “đầy tớ Nhân Dân” ( đầy = nhiều, tớ = tôi tớ ).

Đôi khi tôi giật mình chợt nghĩ: hay Tôn Giáo mình đang theo chính là Tôn Giáo Lễ Hội, vì lúc nào chỉ là hình thức và không làm gì, không nói gì, không sám hối gì… Đối thoại một chiều chỉ còn là “Xin Vâng”. Tôi cũng không biết giữa hai Thánh Lễ: một đuợc cử hành “đại trào” công khai bởi nhiều Chức Sắc trong huy hoàng tráng lệ, và Thánh Lễ kia bởi một Linh Mục bị tù vì công lý: quần áo sọc trắng đen, chân cùm, chén thánh là đôi bàn tay dơ bẩn, với vài giọt ruợu nho và nước lã, đuợc dâng trong một xó tối tăm hôi thối… Thánh Lễ nào đẹp lòng Thuợng Đế hơn ? Tôi hoàn toàn không biết. Chỉ biết một điều là Thánh Lễ của một Linh mục tù tội dâng lên giống hệt như chính Chúa Giêsu ngày xưa trong thân thể bầm giập không manh áo, được dâng lên tinh tuyền từ một con tim chân thật không giả tạo vì lợi danh.

Bạn mến,

Tôi không muốn dừng ở chỗ này. Hãy thắp lên một ngọn nến nhỏ, còn hơn là ngồi chửi trong tối tăm. Với niềm tin tuyệt đối vào Quyền Năng Thượng Đế chúng ta không bao giờ tuyệt vọng. Dù Satan đã ngự toà, đã và đang tạo khủng hoảng niềm tin, ở những miền quê nghèo xa xôi hẻo lánh, những xó tối ngục tù, những chốn nương thân của kiếp người thấp cổ bé miệng… đây đó thấp thoáng luôn có những trái tim nhân hậu tận tụy chia sẻ kiếp sống lầm than con nguời. Dù sa mạc hoang vắng, nóng cháy da, vẫn luôn có những dấu chân trên cát: dấu chân Linh Mục Tu Sĩ, dấu chân Giáo Dân đạo đức, dấu chân Thiền Sư Thiện Nhân, dấu chân gieo Tin Mừng, dấu chân các Thánh Tử Đạo, dấu chân của Thuợng Đế bên chúng ta.

NGƯỜI TÔI TỚ VÔ DỤNG, Boston, Hoa Kỳ, 12.2011

Chuyên mục:Phút suy tư
  1. vũ thị mùi
    29.12.2011 lúc 06:06

    Bài viết rất hay, rất nhân hậu.
    Chúa xuống thế làm người để dạy ta những điều vô cùng dễ hiểu nhưng vô cùng khó để thực hiện. Con người là hình ảnh của Chúa, là đền thờ Thiên Chúa, là Tình Yêu của Chúa trao ban. Con người đau khổ vì không tôn trọng phẩm giá là người của nhau, không làm những việc thật sự đem lại ơn ích cho con người, đặc biệt là những người khó nghèo, mà Chúa luôn ngự trị ở những con người nhỏ bé và khó nghèo.

  2. vangthu
    29.12.2011 lúc 10:02

    Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng, ban ơn thánh hóa cho tất cả mọi người chúng con. Xin Chúa Thánh Linh ngự trị soi sáng cho mổi người, từ hàng giáo dân đếng hàng Giáo sĩ được sống và thực hiện lời Chúa như lòng Chúa ước mong!

  3. Hoàng Nguyên
    29.12.2011 lúc 10:21

    Đọc Báo Vẹm

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này