Lưu trữ

Archive for 26.12.2011

Ngôi sao thứ 6 hay “Công hàm” bán nước thứ hai?

LTCG (26.12.2011)

Có thể nói Tập Cận Bình là nhân vật hiện nay được quốc tế theo dõi nhiều nhất vì sang năm, ông ta sẽ là người đứng đầu đảng cộng sản Trung Quốc và là đại diện cho một đất nước có dân số đông vào bậc nhất trên thế giới. Mọi hành động và lời nói của ông đều được theo dõi và phân tích kỹ lưỡng.
Chuyến đi thăm Việt Nam của ông ta cũng không là một ngoại lệ. Báo chí nước ngoài như Reuters xem chuyến đi đó như là một thử thách khả năng ngoại giao giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông của ông ta vì Việt Nam được đánh giá như một lực lượng đối đầu đáng kể trong khu vực.
Tờ The China Post đưa tin theo AFP trong bài “Vietnam sees stars after China flag faux pas” đăng ngày 24/12/2011 (bài viết này cũng được Internatinal Business Times và một số báo nước ngoài trích lại) cho rằng Việt Nam đã gây lúng túng ngoại giao khi sử dụng cờ có 6 ngôi sao trong buổi đón tiếp Tập Cận Bình trong khi cờ Trung Quốc chỉ có 5 ngôi sao.
Khi được hỏi về sự cố này, phát ngôn viên Bộ ngoại của Trung Quốc Liu Weimin cho biết:“Phía Việt Nam đã có lời giải thích với đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và cho biết đây là một lỗi kỹ thuật”.
Đến đây, sự thâm hiểm của đảng CS Trung Quốc và ý đồ của lãnh đạo đảng CS Việt Nam lộ ra.
Sự thâm hiểm Đảng CS Trung Quốc:
Trung Quốc chấp nhận lời giải thích của Việt Nam mà hoàn toàn không bày tỏ thái độ nào.
Trước khi qua thăm Việt Nam, họ Tập đã đi thăm nhiều nước, qua đó, Trung Quốc cố gắng chứng tỏ với thế giới rằng Trung Quốc là một nước yêu chuộng hoà bình, không có ý đồ hung hăng bành trướng, bá quyền. Việc có thêm ngôi sao thứ 6 là hoàn toàn do phía Việt Nam tạo ra, nằm ngoài ý muốn của Trung Quốc. Trung Quốc chấp nhận chuyện đó mà không phản ứng là vì mối quan hệ “đặc biệt” giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hãy nghĩ, nếu lãnh đạo đảng CS Việt Nam khi đón tiếp Tập Cận Bình, thay vì dùng cờ có 6 ngôi sao mà dùng lá cờ chỉ có 4 ngôi sao tượng trưng cho 4 dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi (thay vì 5 ngôi sao chính thức của lá cờ Trung Quốc) thì không ai biết Trung Quốc sẽ phản ứng dữ dội như thế nào chứ đừng nói đến sự chấp nhận lời giải thích đơn giản của Việt Nam. Xem chi tiết…

Báo TQ: Việt Nam hoan nghênh khách Trung Quốc với “lá cờ sáu sao” đã được phê duyệt

LTCG (26.12.2011)

“Một quan chức Việt Nam, cho biết: “Bất cứ sai lầm nào cũng phải từ chức, trước hết phải được đổ lỗi là Bộ Ngoại giao Việt Nam, nếu họ đã cố ý khi dùng sai lá cờ của một quốc gia sẽ là sai lầm, rằng họ có thể làm việc (từ chức) đó?”.”

Nhận lời mời của Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Việt Nam bà Nguyễn Thị Doan, đồng chí Phó chủ tịch nước ta Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, Việt Nam bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến thămnày , đồng chí Tập Cận Bình và lãnh đạo của Việt Nam đã tổ chức nhiều các cuộc họp và hội đàm, đoàn cũng đã gặp gỡ với đại diện giới trẻ tại Việt Nam. Chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đi đúng hướng cùng tiến về phía trước, coi việc củng cố và phát triển tình hữu nghị láng giềng của Trung Quốc với các nước láng giềng là quan trọng, đồng thời nó cũng là sự kết thúc của năm 2011, năm Trung Quốc thực hiện một loạt các hành động chiến lược ngoại giao. Trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tại Việt Nam, đáng tiếc trong buổi lễ chào đón của các quan chức Việt Nam lại có sự cố là sự xuất hiện  lá cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao, việc này đã biến chuyến thăm như hình ảnh  của cuốn phim hài. Tuy nhiên, thêm một ngôi sao nhỏ không phải là lần đầu tiên xuất hiện đối với công chúng Việt Nam. Tôi không biết lỗi của phía Việt Nam là các lỗi ở mức độ thấp, hoặc cố ý. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh hãy trả lời về hành động làm ô nhục danh dự Tổ quốc

LTCG (26.12.2011)

Trong chuyến thăm Hà nội từ 20-22.12 của Tập Cận Bình, ủy viên Bộ chính trị và Phó Chủ tịch Trung quốc – người được coi là sẽ thay Hồ Cẩm Đào trong chức Chủ tịch nước và Chủ tịch ĐCS Trung quốc vào cuối năm tới-, Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh đã ra lệnh cho bộ Ngoai giao trưng cờ Trung quốc với 6 sao, thay vì chính thức chỉ có 5 sao. Dư luận trong nước rất lo ngại, như thế có phải những người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị CSVN đã xác nhận với Bắc kinh là, VN tự nguyện sát nhập vào Trung quốc để trở thành  một dân tộc tự trị như Hồi, Mông, Tạng, Mãn dưới sự cai trị của dân tộc Hán (trong đó mỗi dân tộc tượng trưng bằng một ngôi sao)?

Trong khi các đài và báo chí lề phải của chế độ hoàn toàn im thin thít thì nhiều Blog của người Việt ở trong và ngoài nước cũng như nhiều hãng thông tấn quốc tế đã nêu vấn đề rất quan trọng này trong dư luận. Nhà cầm quyền Bắc kinh đã không có ý kiến về việc này và cho đấy là quyết định của nhà cầm quyền Hà nội. Mãi hai ngày sau, ngày 23.12, bộ Ngoại giao của chế độ độc tài toàn trị CSVN đã đưa ra thông cáo dưới đây, nói rằng: „Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã được thông báo đây là sai sót mang tính kỹ thuật. Cục Lễ tân Nhà nước đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và kỷ luật các cán bộ có liên quan.“ Xem chi tiết…

[Video] Bình luận Những vấn đề Việt Nam: Kỷ Niệm 20 Năm Liên Bang Sô Viết Tan Rã

LTCG (26.12.2011)

Phạm Trần & GS. Nguyễn Mạnh Hùng

* Phần 1:

==========================

* Phần 2:

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

Kontum: Đêm Giáng Sinh của một Giám mục miền núi

LTCG (26.12.2011) – Gia Lai – Vừa đến nhà thờ Châu Khê vào chiều ngày 24/12/2011, khoảng 17 giờ 10 phút, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum vội đến thăm các em thiếu nhi trong Khu Nội Trú Đức Mẹ Vô Nhiễm giáo xứ Châu Khê, là khu nhà nghèo nàn phía sau nhà thờ Châu Khê đã nhiều lần bị chính quyền địa phương yêu cầu dẹp bỏ dù nơi đây là mái ấm cho các em cơ nhỡ, thiếu ánh sáng văn hóa và có nhu cầu tôn giáo.

Gió trời càng lúc càng mạnh hơn với cái khí hậu rét ẩm đầy sương, những cơn gió mạnh cứ thổi hù hù trên triền dốc, Đức Cha vẫn đi băng băng lên dốc cao để đến khu nội trú nam cùng với Cha Giuse Đinh Văn Cao. Đây là ngôi nhà xây dựng dở dang, trống trước hụt sau, vách sau có thể thấy ánh nắng chiếu vào từng mảng lớn. Đức Cha ân cần thăm hỏi và động viên các em thiếu nhi, chúc các em luôn biết “yêu mến và sống theo tinh thần Chúa Giêsu Kitô là mến Chúa yêu người trong tình anh em liên đới vì tất cả chúng ta đều là con cái Chúa, đều từ một Cha sinh ra”.

 

Rời nhà thờ Châu Khê, đoàn tháp tùng Đức Cha trên đường đến thăm giáo điểm nghèo Yot cách trung tâm Pleiku trên 110km, Đức Cha đã ghé thăm một gia đình Công giáo là đại diện cho 40 gia đình có đạo nơi đây nhưng chưa được phép làm nhà nguyện, thờ Chúa tại ngôi gia này nhưng vẫn bị nhà chức trách địa phương nhiều lần đến hỏi thăm “sức khỏe”.

Con đường từ quốc lộ 19 rẽ vào Buôn Yot càng trở nên hẹp và khó đi, gồ ghề với nhiều dợn sóng đất đỏ, lúc trồi lên lúc sụp xuống, bụi tung mù trời, khốn cho ai là người đi phía sau xe. Đến nơi, việc đầu tiên là Đức Cha nghiêm trang cúi chào Chúa Hài Đồng trong hang đá nhỏ trước cửa nhà. Ngài thăm hỏi gia chủ về việc đất đai, nhà cửa, nơi thờ phượng, cầu nguyện của giáo dân nơi này và Đức Cha vui vẻ chia sẻ với chủ nhà. Con đường đến đây đã khó mà lòng người càng khó hơn. Người ta không muốn chúng ta theo đạo thờ phượng Đức Chúa Trời thì chúng ta càng phải biết khao khát Chúa hơn. Nơi nào càng bó buộc thì ân sủng Thiên Chúa càng triển nở và trở nên dồi dào nơi đó.

Trời càng lúc càng tối, con đường vào Buôn Yot càng khó đi hơn, xe phải chạy thật chậm để có đủ ánh sáng cho các xe trong đoàn ở phía sau. Đón Đức Cha có khoảng trăm em thiếu nhi thánh thể và hơn 600 giáo dân trong vùng đa phần đều trong đồng phục thổ cẩm của người dân tộc. Giáo dân xếp hàng dọc hai bên đường lối dẫn vào nhà nguyện cùng đội cồng chiêng cất tiếng hát vang để mừng Đức Cha đến thăm giáo điểm nghèo và đang gặp khó khăn về tôn giáo này.

Thời tiết càng khắc nghiệt hơn khi nhiệt độ xuống dưới 14o C, cái lạnh như con dao cắt vào thịt, lạnh từ xương lạnh ra làm cho cộng đoàn dân Chúa, đặc biệt là các em thiếu nhi môi tím tái nhưng vẫn cao giọng hát, tiếng vỗ tay đồng nhịp theo lời ca làm ấm lòng cả người mang lời Chúa và chiên Chúa chốn nghèo hèn. Xem chi tiết…

Bài Giảng Cánh Chung Luận là của Cha Khảm hay của Đ. Cha Khảm?

LTCG (26.12.2011)

Sau khi bài giảng của Đức cha Phêro Nguyễn Văn Khảm – giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn về một “cánh chung luận của chủ nghĩa cộng sản” được website của TGP Sài Gòn đưa lên nhân lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Bài giảng ngay lập tức đã gây nhiều tranh luận trong cộng đồng tín hữu.

Sau đó, website này đăng bài trả lời phỏng vấn của Đức cha Phêro Nguyễn Văn Khảm – giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn về bài giảng này. Nữ Vương Công Lý lại nhận được nhiều ý kiến từ nhiều độc giả khắp nơi.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết của tác giả Lê Thiên. Quan điểm tác giả không nhất thiết là quan điểm của NVCL.

Đầu tháng 11/20011, vào trang WebTGP Sài Gòn lắng nghe bài giảng của ĐGM (hay Lm) Nguyễn Văn Khảm về Cánh Chung Luận trong phần audio có ghi âm thu-phát đầy đủ rõ ràng tiếng nói cùng lời giảng dạy từ miệng vị chăn chiên phát ra, tôi đoán rằng sẽ có nhiều người lên tiếng về nội dung bài giảng ấy và chắc chắn sẽ là một cuộc tranh cãi sôi nổi. Tôi tránh mang tội hồ đồ hùn gió…, không “a dua đám đông, xúc phạm các Đấng làm Thầy”.

Nhưng sau khi đọc bài phỏng vấn ĐC Khảm, tôi cảm thấytrong tư cách giáo dân, mình cũng có phần trách nhiệm góp tiếng nói dù có thể đây chỉ là thứ tiếng nói yếu ớt gió thoảng mây bay cũng như bao nhiêu lần góp ý trước đây. Có khi còn bị nguyền rủa là khác vì tiếng nói của mình không thể không ít nhiều đụg chạm.

Bây giờ với những lời phát biểu của Đức Cha Nguyễn Văn Khảm trả lời cuộc phỏng vấn của WGPSG ngày 22/12/2011, xin mạo muội có đôi điều chia sẻ thô thiển sau đây.

Bài giảng 12 năm về trước

Khi được phóng viên trang Web GP Sài Gòn (WGPSG) hỏi “…Tại Sao lại lấy bài giảng của 12 năm trước và gán cho Đức cha mới giảng, kèm theo nhiều lời phê phán như vậy?” ĐC Khảm trả lời: “Tôi không biết. Điều này chắc anh phải đi hỏi những người đưa tin thôi”.

Tôi có cảm tưởng cả người phỏng vấn (WGPSG/PV) lẫn ĐGM Nguyễn Văn Khảm ngay từ đầu cuộc phỏng vấn đã ùn đẩy trách nhiệm về phía người khác. Bài giảng của ĐC Khảm đã được đưa vào đâu? Chẳng phải vào trang web của TGP Sài Gòn sao? Nó nằm chình ình ở đó từ bao lâu rồi? PV nhận mình là người của WGPSG (=Web Giáo phận Sài Gòn) lẽ nào không biết bài giảng ấy đang ở ngay trong nhà mình! Còn ĐC Khảm đang là Gm Phụ tá TGp Sài Gòn chẳng lẽ không biết bài giảng của chính ngài trên trang web ấy và nhiều người đang mở nghe? Xem chi tiết…

Chuyện ĐGM Nguyễn Văn Khảm từ bài giảng đến bài phỏng vấn

LTCG (26.12.2011)

Sau khi bài giảng của Đức cha Phêro Nguyễn Văn Khảm – giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn về một “cánh chung luận của chủ nghĩa cộng sản” được website của TGP Sài Gòn đưa lên nhân lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Bài giảng ngay lập tức đã gây nhiều tranh luận trong cộng đồng tín hữu.

Sau đó, website này đăng bài trả lời phỏng vấn của Đức cha Phêro Nguyễn Văn Khảm – giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn về bài giảng này. Nữ Vương Công Lý lại nhận được nhiều ý kiến từ nhiều độc giả khắp nơi.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn An Quý. Đây không nhất thiết là quan điểm của NVCL.

Bài giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trong dịp lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ được chuyển tải  khắp các diễn đàn Internet kể cả qua hệ thống email vào những ngày đầu của tháng 12 năm 2011 đã tạo nhiều thắc mắc cũng như sự lo lắng và nổi băn khoăn của nhiều giáo hữu khắp nơi. Bài giảng này được xuất phát từ trang nhà điện tử của Tổng Giáo Phận Sài Gòn mà nhiều người đã lấy từ đó để chuyển đạt khắp nơi. có thể nghe Ở ĐÂY:

Ngày 22 tháng 12 năm 2011 tôi lại nhận được nhiều lần bài: Phỏng vấn ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm về bài giảng có nội dung”Cánh chung”.

Trong mấy tuần lễ vừa qua, nhiều cây bút đã nói lên những cảm nghĩ của mình về bài giảng lạ đời mà ngài GM Nguyễn Văn Khảm đã đưa vào ngày lễ Chúa Kitôi Vua . Chắc chắn ai cũng mong đợi vị chủ nhân của bài giảng lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề mà đàn chiên đang nghĩ ngợi và lo lắng.

Tôi vội đọc ngay bài phỏng vấn, và đọc nhiều lần, kết quả bài phỏng vấn lại đưa tôi vào một khúc quanh khác, nhưng sau đó tôi vẫn vào trang nhà của TGP Sài Gòn để xem cái gốc của bài phỏng vấn. (xin lỗi tôi bị dị ứng cái tên HCM nên thường dùng chữ Sài Gòn)

Bài phỏng vấn được giới thiệu như sau: WGPSG – Phóng viên của WGPSG (PV) đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm (ĐGM) về Bài giảng có nội dung “Cánh chung”của ngài như sau:

Phần phỏng vấn có 7 câu hỏi, đáp rất phân minh ( xin ghi lại nguyên văn với  chữ nghiêng) Trong phạm vi bài này tôi chỉ bàn đến 6 câu từ 1 đến 6. Người viết xin đánh số thứ tự để tiện bề theo dõi. Trước hết xin đi vào câu hỏi 1 và 2 và phần trả lời của 2 câu này:

1.PV: Thưa Đức cha, trong những ngày gần đây, một số anh chị em giáo dân cảm thấy hoang mang khi đọc trên mạng internet những lời phê phán bài giảng của Đức cha dịp lễ Chúa Kitô Vua, ngày 20-11-2011, tại Nhà thờ chính tòa Sàigòn. Con cũng đi dự lễ hôm đó nhưng con nhớ Đức cha không giảng giống như người ta phát trên mạng. Xin Đức cha cho biết rõ hơn.

ĐGM: Đúng thế, ngày lễ Chúa Kitô Vua vừa rồi, 20-11-2011, tôi mới ở Hà Nội về và đến Nhà thờ chính tòa để chủ sự Thánh Lễ khai mạc Công nghị giáo phận. Trong bài giảng hôm đó, tôi gợi ý về định hướng cho Công nghị chứ không nói về Cánh chung. Còn bài người ta phát trên mạng là bài giảng từ năm 1999, cũng ở Nhà thờ chính tòa. Xem chi tiết…

Thông Điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi

LTCG (26.12.2011)

Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,

Chúa Kitô đã sinh ra cho chúng ta!

Vinh quang Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho những người nam nữ Chúa thương. Cầu xin cho tất cả mọi người nghe được tiếng vang của thông điệp Bethlehem mà Giáo Hội Công Giáo lặp lại trên khắp cùng bờ cõi trái đất, vượt qua tất cả biên giới của quốc gia, ngôn ngữ và văn hóa. Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria được sinh ra cho mỗi người; Ngài là Đấng Cứu Độ cho tất cả mọi người.

Chúa Kitô đã được kêu cầu đến như thế này trong điệp xướng của Phụng Vụ trước đây: “Lạy Emmanuel là đức vua, là thẩm phán, là hy vọng và là ơn cứu độ của mọi dân nước: hãy đến cứu chúng con, Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con”. Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con! Đây là tiếng kêu từ những người nam nữ của mọi thời đại, là những người cảm nhận được là tự chính mình họ không thắng nổi những khó khăn và hiểm nguy. Họ cần đặt để tay mình trong lòng một bàn tay lớn mạnh hơn, một bàn tay vươn đến họ từ trời cao thăm thẳm.

Anh chị em thân mến, bàn tay này là Chúa Kitô, Đấng được sinh ra tại Bethlehem bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngài là đôi tay mà Thiên Chúa vươn đến nhân loại, để kéo chúng ta ra khỏi vũng lầy của tội lỗi và đặt để chúng ta vững vàng trên đá tảng, là phiến đá an toàn của Chân Lý và tình yêu của Ngài (x. Tv 40:2).

Đây là ý nghĩa danh xưng của Hài Nhi, là tên mà theo Thánh Ý Chúa, Đức Maria và Thánh Giuse đã đặt cho Ngài: Ngài được gọi là Giêsu, nghĩa là “Đấng Cứu Độ”, (x. Mt 1:21; Lk 1:31). Ngài được sai đến bởi Thiên Chúa Cha để cứu thoát chúng ta trên hết là từ sự dữ đã đâm rễ sâu nơi nhân loại và trong lịch sử: là tội lỗi xa cách Thiên Chúa, là thói ngạo mạn tự cho mình là đủ, hay dám tranh đua với Thiên Chúa để thay thế địa vị Ngài khi phân xử điều gì là thiện điều gì là ác, hay khi cả gan muốn trở thành đấng nắm quyền sinh tử (x. Sáng Thế 3:1-7) Đó là sự ác lớn nhất, là tội lỗi nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta tự mình không thoát ra nổi trừ khi là chúng ta trông cậy vào ơn phù trợ của Thiên Chúa, trừ khi là chúng ta kêu cầu đến Ngài: “Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con!”  Xem chi tiết…

Khoảng cách

LTCG (26.12.2011) – Cuộc sống có nhiều loại khoảng cách và nhiều kiểu khoảng cách. Có thể là thời gian, không gian, giai cấp, địa vị, trình độ, quan niệm,… Có những khoảng cách hữu hình và có những khoảng cách vô hình.

Mùa Vọng chúng ta được kêu gọi san bằng núi đồi, lấp đầy thung lũng, uốn thẳng đường cong để rút ngắn khoảng cách. Giáng sinh là lúc thực sự phải rút ngắn các khoảng cách vì chính Con Thiên Chúa đã thực hiện điều đó.

Trời và đất cách nhau vòi vọi, thăm thẳm. Tư tưởng của Chúa và tư tưởng của loài người còn cách nhau xa hơn, thậm chí tư tưởng của Chúa còn hoàn toàn trái ngược với tư tưởng của loài người. Ngài là Thiên Chúa, còn chúng ta chỉ là bụi cát, là tội đồ khốn nạn và đáng án tử, đáng lẽ chúng ta phải nài xin Ngài trước, thế nhưng Ngài đã tự hạ mình trước, Ngài mặc lấy xác phàm nên giống chúng ta hoàn toàn (trừ tội lỗi), bị hất hủi, bị xua đuổi. Một Thiên Vương mà phải sinh ra trong một đêm tối tăm ở nơi hôi tanh như vậy, chắc hẳn không còn nơi nào tồi tệ hơn hang chiên lừa nơi cánh đồng vắng.

Mọi thời, mọi nơi và mọi lúc, khoảng cách giàu – nghèo là khoảng cách vừa vô hình vừa hữu hình, rất rõ nét. Ngôi Hai Thiên Chúa đã chấp nhận sự nghèo khó và hèn hạ như vậy hoàn toàn chỉ vì chúng ta, để cứu độ chúng ta. Chúng ta đang là những tử tội mà được trắng án, hóa thành con cái của Ngài. Mọi khoảng cách giữa Ngài và chúng ta không chỉ được rút ngắn tối đa mà còn được xóa bỏ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Thông tin mới về ba đạo sĩ

LTCG (26.12.2011) – (UCANews, 22-12-2011) – Một số phát hiện mới đã làm nổi bật về ba đạo sĩ (thường gọi là ba vua) mà đến nay vẫn còn trong bí ẩn và giả định.

Ba đạo sĩ theo ánh sao lạ đi qua sa mạc và đem theo các lễ vật cho Hài nhi Giêsu, đó là một hình ảnh nổi bật trong mùa Giáng sinh.

Một tài liệu cổ được tìm thấy ở Vatican đã tiết lộ nhiều khác biệt về hành trình của ba đạo sĩ. Tài liệu “phát hiện về ba đạo sĩ” (Revelation of the Magi) đã được lưu trữ tại Vatican 250 năm qua và nay mới được dịch từ cổ ngữ Syriac.

Brent Landau – chuyên gia nghiên cứu tôn giáo thuộc ĐH Oklahoma – đã dành 2 năm để “nghiền ngẫm” các trang bản thảo mỏng manh từ thế kỷ 18. Tài liệu này là bản sao của bản chính được viết từ gần 500 năm trước.

Các chi tiết và các điểm khác biệt từ câu chuyện ba đạo sĩ dựa trên Phúc âm theo thánh Matthêu là: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Sự phi thường của Chúa Giáng Sinh

LTCG (26.12.2011) – Việc sinh sản của Đức Mẹ bảo đảm thiên tính của Chúa Con nhắc nhớ tôi các sự kiện mà các khoa học gia mô tả bằng thuật ngữ “sự phi thường”. Vì “sự sinh sản đồng trinh” không thể giải thích bằng bất kỳ cách tự nhiên, người Công giáo gọi đó là mầu nhiệm; nhưng các khoa học gia, theo sát “nghề” của mình, gọi đó là “sự kỳ quặc”.

Đây là cách mà các nhà vật lý gọi là Big Bang (vụ nổ lớn), vụ nổ nguyên thủy từ hư vô, như chúng ta biết ngày nay, đã tạo nên vũ trụ kỳ diệu. Theo bản chất, Big Bang không thể xảy ra theo một quá trình tự nhiên. Một số khoa học gia, không đi con đường trừu tượng đúng thời gian của họ, cố che giấu sự lầm lẫn trong sự từ chối, tạo nên nhiều câu chuyện ấu trĩ để giải thích hiện tượng Big Bang, như truyện ngụ ngôn về “vũ trụ sung sức”. Nhưng đối với nhiều người khác, Big Bang là một trong các lý thuyết khoa học rất sát với bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Dĩ nhiên bất cứ bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa dựa trên lý thuyết khoa học đều thất bại nếu lý thuyết đó bị biến đổi theo cách quan trọng vì nghiên cứu thêm, cũng như bất cứ bằng chứng nào dựa trên lịch sử cũng thất bại nếu các nhân chứng có thể bị chứng minh là sai lầm. Nhưng tính phi thường vẫn có giá trị là phương tiện đánh dấu giới hạn của thiên nhiên và cần cái gì đó vượt ngoài tầm tự nhiên. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu