Lưu trữ

Archive for 20.12.2011

[Video] Bản Tin Người Việt TV: Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Il qua đời – Tang Lễ Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Il

LTCG (20.12.2011)

* Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Il qua đời

================================

* Tang Lễ Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Il

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 19.12.2011 – VOA: Tin Thế Giới 19.12.2011

LTCG (20.12.2011)

* Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 19.12.2011

==============================

* VOA: Tin Thế Giới 19.12.2011

Bắc Triều Tiên: Đài truyền hình nhà nước chiếu băng video về người con trai và là thừa kế của cố lãnh tụ Kim Jong Il đến thăm thi hài thân phụ tại 1 nghi lễ ở Bình Nhưỡng.
Ai Cập: Sử dụng dùi cui, súng và hơi cay, cảnh sát giải tán người biểu tình tại quảng trường Tahrir trong lúc những cuộc biểu tình tiến sang ngày thứ 5.
Nam Cực: Không quân New Zealand thả trang thiết bị cho thủy thủ đoàn của 1 tàu Nga bị mắc kẹt sau khi đụng phải một tảng băng chìm.
Philippines: Nhà chức trách đang cố gắng thu nhặt thi hài của những nạn nhân thiệt mạng trong các trận lũ quét ở phía nam đảo Mindanao.
Syria: Giới lãnh đạo đối lập cho hay lực lượng an ninh chính phủ đã giết tới 70 quân nhân bỏ ngũ khi họ chạy khỏi các đồn binh dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. 
Afghanistan: 50 quân nổi dậy Taliban trong tỉnh Kandahar đã quay về với chính phủ nước này trong khuôn khổ của chương trình hòa giải

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam

LTCG (20.12.2011)

Nguyễn Trường Tộ – một người công giáo hết lòng vì đất nước – sinh năm 1830 tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và mất ngày 22 tháng 11 năm 1871 tại Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông giã biệt cuôc đời ngắn ngủi, 41 năm, trong ngậm ngùi ân hận:

“Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ… ”

(Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm…)

Tuy nhiên, dẫu không để lại những thiên kinh vạn quyển, chỉ qua trên dưới 60 bản điều trần gửi nhà vua, hậu thế cũng đủ thấy một kho tri thức lớn hết sức đáng nể trọng. Học giả Lê Thước nhìn nhận: ” Nguyễn Trường Tộ là nhà khoa học, nhà chính trị và cũng là nhà tân học nước ta xưa. Tư tưởng và kiến thức của tiên sinh hơn người đồng thời muôn nghìn.“.

Sau những bài đăng về Nguyễn Trường Tộ đầu tiên trên Nam Phong năm 1925, hàng loạt công trình nghiên cứu và bài viết đã vinh danh Nguyễn Trường Tộ là: “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “ Bậc kỳ tài, có những tư tưởng tân tiến và một tấm lòng sâu nặng vì nước vì dân”,  “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “ Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế ”, “ Nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX ”. …

Bài viết này đi sâu tìm hiểu những giá trị dân chủ hình thành qua các bản tấu trình của Nguyễn Trường Tộ.

Công trình khảo cứu lớn đầu tiên về Nguyễn Trường Tộ có lẽ là của Từ Ngọc Nguyễn Lân, nhan đề Nguyễn Trường Tộ ” do Viễn Đệ, Huế xuất bản năm 1941 và Mai Lĩnh, Hà Nội tái bản năm 1942. Nguyễn Lân khẳng định Nguyễn Trường Tộ là: “Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ lịch sử rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, một nhà đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng và đại nghị luận. Một người như thế đáng được cả quốc dân tôn sùng, tượng đồng bia đá kể còn ít.”

Đến năm 1961 thì có cuốn “ Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông ” của Chương Thâu và Đặng Huy Vận do Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội xuất bản.

Những tư liệu trích dẫn trong bài viết này của chúng tôi chủ yếu có được từ cuốn “ Nguyễn Trường Tộ – Con người và di thảo ” của Trương Bá Cẩn. Xin tri ân tác giả. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Phan Châu Trinh và cuộc ly khai văn hóa Hán tộc

LTCG (20.12.2011)

(Trình bày trong Lễ Giỗ Phan Châu Trinh ngày 27-3-2011 tại Nam Cali)

I.- Ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc

Phan Châu Trinh (1872-1926)

Ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc có thể chia thành hai thời kỳ:  Thời kỳ 1,000 năm Trung Quốc đô hộ cổ Việt và thời kỳ đất nước chúng ta độc lập từ năm 938 cho đến thế kỷ 20.

Trong một ngàn năm đô hộ, người Trung Quốc áp đặt nền văn hóa Hán tộc là chuyện bình thưòng.  Tuy vậy, trong thời kỳ nầy người Trung Quốc chú trọng nhiều đến việc khai thác và bóc lột kinh tế hơn là việc phát triển văn hóa.  Trung Quốc không tổ chức thi cử để tuyển lựa nhân tài địa phương cổ Việt, nên người Việt ít chú trọng đến việc học chữ Hán, vì học chẳng làm gì cả.

Trong thời kỳ độc lập, từ Ngô Quyền trở đi, các triều đình Việt sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức, dầu người Việt vẫn nói tiếng Việt.  Nền văn hóa Hán tộc chẳng những tiếp tục được truyền bá, mà còn được truyền bá mạnh hơn, nhất là từ năm 1075, nhà Lý mở khoa thi tam trường đầu tiên để tuyển chọn quan lại.  Thi cử được các triều đại quân chủ tiếp tục tổ chức cho đến đầu thế kỷ 20.

Thi cử là phương pháp tuyển chọn nhân tài dân chủ, đồng thời thi cử là con đường duy nhất để ra làm quan, nên từ khi có thi cử Hán học ở nước ta, thì có nhiều người theo đuổi việc học chữ Hán và nền văn hóa Hán tộc để tiến thân.  Chương trình thi cử chủ yếu là các bộ sách Nho học, cộng thêm lịch sử Trung Quốc và một ít lịch sử nước Nam.

Các bộ sách giáo khoa nho học là Tứ thư và Ngũ kinh.  Tứ thư gồm Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.   Ngũ kinh gồm có Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, Kinh dịch và Kinh Xuân thu.  Xã hội Nho giáo dựa trên căn bản ba mối quan hệ căn bản trong đạo làm người (tam cương) là quân thần (vua tôi), phu phụ (chồng vợ) và phụ tử (cha con).  Trong ba mối quan hệ nầy, thì đạo quân thần (vua tôi) là lớn nhất.  Vua là trung tâm của mọi sinh hoạt xã hội, đứng đầu xã hội. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Mẹ của Paulus Lê Sơn hấp hối – Thư gửi người em trong nhà tù

LTCG (20.12.2011) – Thanh Hóa – Theo thân nhân cho biết: bà Đỗ Thị Tần, mẹ của Paulus Lê Văn Sơn, hôm nay đã trở bệnh rất nặng. Hiện bà đang được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa và có khả năng không qua khỏi.

Paulus Lê Sơn là một nhà báo tự do đang bị giam tại Trại giam B14, Thanh Trì, Hà Nội hơn 4 tháng nay mà nhà cầm quyền vẫn chưa có chứng cứ buộc tội. Thế nhưng không một ai trong gia đình được gặp mặt anh trong thời gian vừa qua, mà chỉ được gửi đồ dùng và tiền vào mà thôi. Nhà cầm quyền lấy lý do đang trong quá trình điều tra nên không cho phép thăm gặp, nhưng thực ra họ muốn dùng cách này để mớm cung, khi người thân của đương sự nóng lòng muốn gặp con em mình. Đây là bản chất vô nhân đạo của nhà cầm quyền Việt Nam trong chính sách đối xử với những người bị tạm giam. Xem chi tiết…

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 19-12-2011

Nhân Mùa Giáng Sinh: Cố Hồng-Y Francois Xavie Nguyễn-văn-Thuận

LTCG (20.12.2011)

Một tấm hình có giá trị bằng ngàn lời nói….
(A Picture is worth a thousand words)
                   Trân trọng chuyển tiếp một bức họa sơn dầu mô-tả cảnh Cố Hồng-Y Francois Xavie Nguyễn-văn-Thuận dâng thánh lễ trong lúc đang bị giam cầm.
Sơ-lược tiểu sử Đức Hồng-Y FX. Nguyễn-văn-Thuận:
13 năm tù giam
ĐHY Thuận sinh tại giáo xứ Phủ Cam, Huế ngày 17/04/1928. Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Văn Ấm và thân mẫu là bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái ruột của tổng thống Ngô Đình Diệm.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1953 và sau đó được cử đi du học tại Roma và đậu bằng tiến sỹ tại đó năm 1959.
Năm 1967 – khi mới 39 tuổi, Ngài được chọn làm Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Tám năm sau, vào ngày 24/04/1975, Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị.
Nhưng rồi thay vì vào Sàigòn để nhận nhiệm sở mới Ngài bị bắt, và cũng từ đó bắt đầu một ‘cuộc hành trình gian khổ’ với 13 năm tù giam, tại nhiều trại giam khác nhau, trong đó có chín năm biệt lập, mà không một bản án, không một lần xét xử.
 
Nhưng cũng chính vì những năm tháng tù đày đó và đặc biệt những gì Ngài cảm nhận và sống trong những ngày lao tù khổ cực ấy, thế giới biết đến Ngài và Giáo hội tôn vinh Ngài.
          Dưới đây là bức họa rất hiếm có, sơn dầu với kích thước 1,5m x 2,5m do một họa sỹ nổi tiếng người Úc, tên là PAUL NEWTON vẽ (theo sự ủy quyền của Đức Hồng y PELL tại Úc).
 
Bức họa mô tả cảnh Cố Hồng-Y Francois Xavie Nguyễn văn Thuận dâng thánh lễ trong lúc đang bị giam cầm.Bức họa hiện đang được treo trong nguyện đường DOMUS AUSTRALIA của Giáo hội Úc, mới được khánh thành tại ROME vào tháng 10-2011.  Xem chi tiết…
Chuyên mục:Tìm hiểu

Bạn có thể dâng tặng Chúa những gì?

LTCG (20.12.2011)

Đối với người tín hữu, mỗi một ngày đều có thể là Giáng Sinh! Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta mỗi một ngày trong suốt năm. Nhưng đáng buồn thay, còn có những người rất đáng thương vẫn chưa tìm thấy ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh.

Có những người đang lầm đường lạc lối, đang cô đơn, đang buồn chán. Một số người yếu đuối về thể xác, số khác yếu đuối trong tâm trí, và cũng có những người yếu đuối cả về thân xác, tâm trí và tâm hồn.

Có những người bị lãng quên: những người nghèo, những người bị bách hại, những người đói khát, những nạn nhân của chiến tranh, của tội ác và của sự bóc lột; những người không ai muốn hay quan tâm đến, những người nghèo về vật chất, những người không có được ngay cả những nhu cầu căn bản.

Cũng có những người dư thừa của cải vật chất, và trông có vẻ như “mọi thứ đều tốt đẹp” trong mắt của những người khác, thế nhưng họ lại là những người lạc lối và cô đơn đang bị giam cầm trong những ham muốn ích kỷ của chính mình. Họ mệt mỏi và cảm thấy nặng nề vì những khó khăn, căng thẳng, sợ hãi và sự ám ảnh.

Có những người ngoài miệng tươi cười, nhưng trong lòng lại rất đau đớn; có những người bị nhấn chìm trong sự trống rỗng; có những người trải qua đau đớn, tội lỗi, sự cay nghiệt, và tự oán trách bản thân; có những người cảm thấy hối hận về những việc làm trong quá khứ và sợ hãi tương lai.

Vâng! Có rất nhiều người đang lầm đường lạc lối và tuyệt vọng trong thế giới hôm nay.

Nó nhắc tôi nhớ đến lời một bài hát của nhóm Beatle: “Tất cả những người cô đơn từ đâu đến?” Được, tôi sẽ nói cho bạn biết họ đến từ đâu – tất cả những người cô đơn đến từ cuộc sống ích kỷ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư