Lưu trữ

Archive for 29.12.2011

Chết bởi Trung Quốc (2): Thực phẩm, hàng dỏm và hàng rẻ

LTCG (29.12.2011)– Sài Gòn – Chương 2: Chết Bởi Thức Ăn và Thuốc Uống Độc Hại Của Trung Quốc.

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất về Thủy sản cho Hoa Kỳ, cung cấp then chốt về thịt gà và chiếm 2/3 lượng trà thế giới đang dùng, cung cấp hơn 60% nước táo đặc, 50% tỏi và những số lượng đáng kể về mọi thứ từ lê đóng hộp và nấm đóng hộp đến mật ong thường và mật ong chúa.

Trung Quốc còn là nơi sản xuất 70% pennicillin của thế giới, 50% aspirin và 33% Tylenol. Các công ty dược phẩm Trung Quốc cũng chiếm lĩnh nhiều thị trường thế giới về kháng sinh, enzyme, acid amino, thuốc bổ. Trung Quốc còn chiếm lĩnh đến 90% thị trường thế giới về Vitamin C, đóng vai trò hàng đầu trong việc sản xuất Vitamin A, B12 và E, bên cạnh những thành tố gốc trong các thuốc mutivitamins.

Những thực phẩm và dược phẩm nói trên của Trung Quốc mang đầy chất độc. Đó là lý do tại sao thực phẩm và thuốc men của Trung Quốc luôn luôn bị nêu tên đầu bảng trong số những món bị chận lại ở các cửa khẩu và thu hồi bởi Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan an toàn Thực phẩm Âu Châu. Tác giả đã liệt kê một số những vụ án liên quan đến việc gian thương Trung Quốc đầu độc người tiêu dùng như sau:

Thứ nhất là vụ bỏ chất Melanine trong sữa. Chất Melanine thực sự là một hóa chất có giá trị – khi nó không được lén lút bỏ vào thức ăn. Nếu bỏ chất melanine vào trong thức ăn cho gà, chó mèo, sữa, hay sữa bột trẻ em thì nó phá hủy hai trái thận nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác. Sở dĩ gian thương Trung Quốc cho melanine vào trong thực phẩm vì số lượng nitrogen cao trong melanine sẽ làm tăng chỉ số chất đạm (protein). “Sự giả mạo protein của Trung Quốc” như thế, nhằm đánh lừa những nhân viên kiểm tra thực phẩm về độ protein trong các thực phẩm. Vì melanine rẻ hơn protein rất nhiều, pha chế thêm melamine sẽ mang lại nhiều tiền cho bọn tội phạm. Năm 2008 có gần 300 ngàn trẻ em Trung Quốc bị bệnh và sáu trẻ em chết vì 22 hãng sữa Trung Quốc âm mưu bỏ chất melanine vào sữa nước và sữa bột trẻ em. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Chết bởi Trung Quốc (Death by China) – 16 chương sách của Peter Navarro và Greg Autry

LTCG (29.12.2011)– Sài Gòn – Tháng 6 năm 2011 vừa qua, hai vị giáo sư thuộc Đại Học UC Irvine, Tiểu Bang California là Tiến sĩ Peter Navarro và Tiến sĩ Greg Autry đã xuất bản quyển sách viết về Trung Quốc. Tựa đề của quyển sách “Death by China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action (Chết Bởi Trung Quốc – Đối đầu với Con Rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu) đã lôi cuốn rất nhiều sự quan tâm của độc giả và hiện là một trong 10 quyển sách viết về Trung Quốc được đánh giá cao hiện nay.

Death By China (Chết Bởi Trung Quốc) gồm có 16 chương, dày hơn 300 trang, đúc kết từ những nghiên cứu, phỏng vấn và khảo sát của hai tác giả tại nhiều thành phố, công xưởng ở Trung Quốc trong hơn hai năm qua, về những tham vọng của Bắc Kinh đang muốn thu tóm Thế giới và Nhân loại vào trong tay, qua những thủ đoạn “hắc ám”.

Ngoài chuyên môn về kinh tế, hai tác giả rất quan tâm về các vấn đề xã hội, nhất là đời sống của những dân tộc Tây Tạng, Nội Mông, Urghur đang bị đảng Cộng sản Trung Quốc khống chế hiện nay. Nhờ vậy mà những phân tích của tác giả về các hiểm họa của Trung Quốc không chỉ thuần túy trên mặt kinh tế, khoa học, quân sự mà còn liên hệ đến các thủ đoạn tiêu diệt tiềm lực đối kháng của các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc hiện nay.

Bên cạnh 16 chương sách, hai tác giả đã nhờ nhà phản kháng Trung Quốc Đường Bạch Kiều (Tang Baiqiao) viết Lời Mở Đầu và Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Dana Rohrabacher viết Lời Bạt.

Ông Đường Bạch Kiều là một cựu sinh viên đã tham gia trong biến cố Thiên An Môn năm 1989. Sau mấy năm ở tù, ông đã được thả và trốn sang Hồng Kông; từ đó ông được can thiệp xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào năm 1992, hiện sống tại Nữu Uớc. Ông Đường cho rằng, những nội dung trong tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” là những sự thật về một Trung Quốc ác độc: Một mặt thì giai cấp cai trị ở Bắc Kinh tiếp tục đàn áp dã man những tiếng nói của nhân dân Trung Quốc; mặt khác họ tuôn tràn ra thế giới bên ngoài những sản phẩm độc hại và nguy hiểm, hạ giá thành xuống rẻ mạt và bán phá giá để tiêu diệt nền kinh tế Phương Tây, và nhanh chóng trang bị những vũ khí lợi hại nhất nhờ vào hệ thống gián điệp tối tân của họ.

Ông Đường viết: “Tôi cũng có thể hiểu tại sao những sự kiện hiển nhiên thức tỉnh và những sự thật thô bạo này có thể đi ngược với kinh nghiệm cá nhân của chính bạn. Khi đi du lịch Trung Quốc, bạn có thể đã ngồi trên một du thuyền tiện nghi dọc theo sông Dương Tử, quyến rũ vì những người lính đất nung, đi bộ hớn hở dọc theo Vạn Lý Tường Thành, hay say mê với Cẩm Thành. Thậm chí bạn còn có thể là một giám đốc điều hành một công ty Hoa Kỳ tại Thượng Hải hay Thẩm Xuyên, kiếm được nhiều tiền và được chiêu đãi với những bữa ăn thịnh soạn, không nhìn thấy cái gì khác ngoài bầu trời xanh và những đại lộ màu vàng phía trước. Tiếc thay, đa số người Mỹ không bao giờ nhìn thấy mặt trái của Trung Quốc và dân tộc Trung Quốc đã trả giá ra sao cho những “tiến bộ” này qua ô nhiễm môi sinh, tham ô, bất công xã hội, vi phạm nhân quyền, thực phẩm nhiễm độc và nghiêm trọng nhất là sự suy đồi đạo đức trong linh hồn của họ.”

Trong Lời Bạt ở cuối tập sách, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Dana Rohrabacher đã nhắc đến thời kỳ mà quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ coi như tốt đẹp nhất là từ năm 1978 đến năm 1988. Từ tháng 6 năm 1989 trở đi, sau biến cố Thiên An Môn, Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi và mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên bất thường, do những ứng xử quá “yếu” của các chính quyền Bush Cha, Clinton, Bush Con và cả ông Obama hiện nay. Dân biểu Dana Rohrabacher cho rằng các vị Tổng thống nói trên và cả lãnh tụ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã vấp phải một sai lầm cơ bản là đã đối xử với các lãnh đạo Bắc Kinh, giống như và nhiều lúc “trịnh trọng” hơn cả đối với những người bạn dân chủ gắn bó với nước Mỹ từ Nhật Bản và Âu Châu; trong khi đó trên thực tế, Bắc Kinh là chế độ hung ác không thua gì Ahmadinejad của Iran hoặc Gadhafi của Libya, tàn bạo không thua gì Nga dưới thời Stalin.

Dân Biểu Dana Rohrabacher cho rằng: “Tôi có thể xác định với bạn rằng nếu Tổng thống Ronald Reagan còn là Tổng thống ngày hôm nay, ông sẽ đối đầu lại chế độ toàn trị tại Bắc Kinh như ông đã từng làm đối với Liên Xô.  Sẽ không bao giờ có “tối huệ quốc” và cũng không thể để ngân sách của chúng ta lệ thuộc vào sự tài trợ từ Trung Quốc. Sẽ nhanh chóng xét xử gián điệp Trung Quốc, mạnh mẽ cấm vận chống lại chiến tranh tin học của Trung Quốc và không khoan nhượng cho những hành động vụ lợi như thao túng tiền tệ chẳng hạn.  Đồng thời sẽ bày tỏ nhiều lần sự phẫn nộ ngoại giao đối với việc Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết của Liên Hiệp Quốc để thu tóm được các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng từ những quốc gia bất hảo. Và giống như ông Ronald Reagan đòi hỏi ông Gorbachev “phá đổ bức tường” và tuyên bố với nhân dân Trung Quốc rằng “chúng tôi đứng về phía các bạn, không phải bên phía đàn áp các bạn”. Và ông sẽ bảo đảm với các công  nhân Hoa Kỳ rằng: “Chúng tôi sẽ không chuyển công ăn việc làm của quý vị đến Quảng Châu để sản phẩm được chế tạo rẻ hơn bởi nô lệ lao động, trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, vi phạm bản quyền trắng trợn và đồng nhân dân tệ bị hạ thấp.”

Chết bởi Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

[Video]VOA: Tổng kết cuối năm #2 Mùa xuân Ả Rập – Việt Nam nói cờ Trung Quốc 6 sao là lỗi kỹ thuật

LTCG (29.12.2011)

* Thế giới: Tổng kết cuối năm #2 Mùa xuân Ả Rập

Các cuộc nổi dậy bắt đầu từ Tunisia, buộc tổng thống nước này ra đi. Từ nguồn cảm hứng đó, hàng vạn người Ai Cập xuống đường trong 3 tuần, và đến lượt Tổng thống Hosni Mubarak ra đi. Phong trào chống đối cũng thành công tại Yemen, buộc Tổng thống Saleh từ chức. Sau cuộc nổi dậy dai đẳng và đẫm máu, chế độ Moammar Gadhafi ở Libya chấm dứt. Nhưng Mùa Xuân A-rập chưa hoàn toàn thành công. Tại Syria, chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn còn mặc dù các cuộc biểu tình đã làm hơn 5.000 người chết.

===============================

* Việt Nam nói cờ Trung Quốc 6 sao là lỗi kỹ thuật

Tàu Việt Nam và 23 thủy thủ bị mất tích trên Biển Đông. Việt Nam nói hình ảnh cờ Trung Quốc được Việt Nam gắn thêm 1 ngôi sao là do lỗi kỹ thuật. Bắc Triều Tiên chuẩn bị an táng ông Kim Jong I

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 27&28.12.2011

LTCG (29.12.2011)

* Bản tin video ngày 27.12.2011

Người sáng lập Facebook đến Việt Nam

============================

* Bản tin video sáng ngày 28.12.2011

Bệnh tay chân miệng tiếp tục lan mạnh

============================

* Bản tin video tối ngày 28.12.2011

Vẫn chưa tìm thấy tung tích chiếc tàu Vinalines Queen và 23 thuỷ thủ mất tích

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Những sự kiện nổi bật trên mạng nhật ký 2011

LTCG (29.12.2011)

Nhân còn vài ngày nữa là bước sang Tân Niên Dương lịch 2012, chúng tôi xin điểm qua một số sự kiện nổi bật trên mạng nhật ký trong năm 2011 này.

 

AFP photo

Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Bình mới rượu cũ

Cách nay gần 1 năm, vào thời điểm năm cũ 2010 vừa nhường bước cho Năm Mới Dương Lịch 2011, người dân Việt hẳn hy vọng và mong mỏi về những đổi thay tốt đẹp, nhất là lúc đó chỉ còn vài ngày nữa sẽ xuất hiện thành phần lãnh đạo mới của VN để đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền dân tộc, vận mạng quốc gia.

Nhưng rải rác đó đây trong những trang nhật ký trên mạng, người ta thấy những bài viết tựa đề như “Năm Mới Có Hy Vọng Gì Mới?”, “VN Cuối Năm, Đầu Năm Có Gì Lạ?”, “Ngoái Nhìn Năm Cũ Mà…Kinh”… bày tỏ nhiều nỗi bất an và mất tin tưởng về triển vọng cho tương lai quê hương VN. Blog Dân chủ Nhân quyền cho VN, ngay ngày đầu Tân Niên 2011, phổ biến một bài thơ của Lê Thánh Thư với những dòng mở đầu như sau:

Năm mới
Chào lời nói dối cũ
Chào nụ cười thịt mỡ
Chào ánh mắt dưa hành
Chào diễn văn nhai lại

Có lẽ trong năm mới nhưng vì “Người ngợm cũ, mãi không có gì để mới” như nhà thơ Lê Thánh Thư vừa mô tả khiến blogger Sự thật và Công Lý không có hy vọng gì ở sự đổi thay tốt đẹp cho quê hương:

“Tôi không hy vọng gì đối với những người cầm quyền và những người sắp sửa thay thế cầm quyền luân phiên nhau của đảng CSVN. Nhưng tôi hy vọng vào nhân dân VN, lớp trẻ VN và bạn bè thế giới. Tất cả những lực lượng đó mới có thể giúp mang lại đổi thay cho VN. Chứ đừng bao giờ hy vọng ở những người đang giữ đặc quyền, đặc lợi chịu từ bỏ quyền lợi của người ta.” Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Danh ngôn: Đừng sợ hãi!

LTCG (29.12.2011)

Các con đừng sợ hãi! Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Đừng sợ hãi bất cứ điều gì ngoại trừ thứ mà nỗ lực của anh có thể ngăn chặn; đừng tự tin về bất cứ điều gì ngoại trừ thứ mà số phận không thể đánh bại. Sợ hãi thứ không thể tránh cũng ngu ngốc chẳng kém gì yên tâm về thứ có thể bị tước đoạt. Francis Quarles

 

Có người đã được cho là can đảm bởi vì họ quá sợ hãi để bỏ chạy.Thomas Fuller

Hãy để nỗi sợ hãi trước nguy hiểm trở thành động lực để ngăn chặn nó; người không biết sợ khiến nguy hiểm có được lợi thế.Francis Quarles

Sự im lặng của con người thật tuyệt vời khi ta lắng nghe. Thomas Hardy

Nỗi sợ hãi là mẹ của sự lo xa. Thomas Hardy

Tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể vượt qua sợ hãi bằng cách làm điều mình sợ; nếu như anh ta tiếp tục làm điều đó cho tới khi có những trải nghiệm thành công sau mình. Eleanor Roosevelt Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

130 năm thăng trầm chữ Việt: Kỳ 2 – Ai học chữ Việt đầu tiên?

LTCG (29.12.2011)

TT – Hiện có rất ít tài liệu chứng minh ai là người đầu tiên theo học chữ Việt sau Đắc Lộ.

 Kỳ 2 – Ai học chữ Việt đầu tiên?

Giáo sĩ Bá Đa Lộc

http://media.tuoitre.com.vn/Stream/audio/2011/thang12/20-12/Ai_hoc_chu_Viet_dau_tien.mp3

Những người Việt trong nhà thờ

Theo Đỗ Quang Chính ghi nhận trong văn khố Dòng Tên ở Roma có “một bức thư của thầy Igesco Văn Tín gửi cho linh mục Marini, viết ngày 12-9-1659” và “một tập lược sử nước Annam và một lá thư viết ngày 25-10-1659 của thầy Bento Thiện gửi linh mục Marini” hoàn toàn bằng chữ Việt (tập Lịch sử nước Annam).

Những chữ Việt trong các tài liệu này tuy khác xa với chữ viết hôm nay nhưng tiếng Việt thời này đã thành một hệ thống đủ để thông tin và ghi chép. Thầy Văn Tín viết “ơn Thài xưa dạy dõ tôy nhèu đàng cho nên thàn mà ráp cậi thày cho nen chãng hai bai giờ vứang thày tôy càng buồn hơn nữa mà ướoc au cho được thai mạt Thài như con tlon mẹ vè cho được bú bại…” (ơn thầy xưa dạy dỗ tôi nhiều đàng cho nên thánh mà ráp cậy thầy cho nên chẳng hay bây giờ vắng thầy tôi càng buồn hơn nữa mà ước ao cho được thấy mặt thầy như con trông mẹ về cho được bú vậy). Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

130 năm thăng trầm chữ Việt: Kỳ 1 – Hai thế kỷ và một quyết định

LTCG (29.12.2011)

TT – Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.

Kỳ 1: Hai thế kỷ và một quyết định

Nghị định trên ra đời sau 20 năm Pháp xâm chiếm nước ta và sau thế kỷ ra đời và phát triển của chữ Việt.

Trang đầu quyển Từ điển Việt – Bồ – La của Alexandre de Rhodes

Vì sao người Pháp ra nghị định 6-4-1878?

Điều này được nói rõ trong nội dung nghị định. Nguyên văn như sau:

“Xét rằng chữ viết của tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin ngày nay đã khá phổ thông trong các tỉnh Nam kỳ, là thứ chữ dễ học hơn chữ Nho và tiện lợi nhiều so với chữ Nho trong việc làm cho những giao dịch giữa các quan cai trị với dân bản xứ được trực tiếp hơn. Xét rằng việc dùng hợp pháp thứ chữ đó chỉ làm cho dân chúng dễ đồng hóa với chính quyền ta, và vì thế thật là một đường lối chính trị tốt nếu bắt buộc dùng nó trong các giao dịch chính thức. Tuy nhiên, xét rằng một cải cách quan trọng như thế không thể thực hiện được ngay tức khắc, và để thực hiện nó cần có sự cộng tác của những tầng lớp lãnh đạo trong dân chúng. Chiếu đề nghị của quyền giám đốc nội vụ, sau khi hội đồng tư vấn đã được hội ý kiến, nay ra nghị định: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 28-12-2011

NHỮNG BUỚC CHÂN TRÊN CÁT

LTCG (29.12.2011)

Dù trong màn sương mong manh gió se lạnh, dù kiệt lực lê lết duới ánh nắng hừng hực thiêu đốt. Lên ghềnh xuống thác. Quần áo tả tơi, bùn bết đậm màu: đoàn nguời vẫn lầm lũi buớc đi. Không ngừng nghỉ. Họ đi đâu ?

Đi tìm Thiền Sư để nghe Lời chân lý. Giữa một xã hội đang trên đà phá sản tâm linh, luân lý băng hoại cùng cực, bóng tối sự ác bao trùm lên ngôi. Họ luớt qua những thành phố chỉ có mặt bằng tráng lệ, lúc nhúc phía sau là những con nguời sống như loài dòi bọ không xứng kiếp nguời. Họ tránh xa những ngôi giáo đường hợm hĩnh vươn cao chất ngất, ngạo nghễ vô hồn kiêu sa. Tâm hồn ngổn ngang chỗ nào cũng thấy hoang tuởng không định huớng, chán ngấy buồn nôn luôn chực chờ, lúc ẩn mình lúc dồn dập. Vắng Thượng Đế cuộc đời tràn đầy thất vọng, hạnh phúc nhạt màu theo năm tháng tàn phai. Họ bỗng thấy mình bị thôi thúc phải lần mò tìm về miền hoang vắng để đuợc nghe lại tiếng lương tâm còn sót lại của loài nguời.

Nguời ta đồn rằng ở một chốn xa thành thị ấy bỗng nổi cộm một vị Thiền Sư có tên gọi là Thiện Nhân. Lưỡi ngài có đốm. Chỉ có ngài trên địa ngục gian trần mới còn tồn kho những Lời Chân Thật…

Sau bao gian truân vất vả, cuối cùng họ đã gặp được ngài. Chưng hửng. Hoàn toàn thất vọng vì không gặp đuợc hình ảnh vị Thiền Sư đáng kính nơi ngài. Ngài không có hình hài giống như họ mong đợi: dáng thanh cao nhàn hạ, tóc tiên bạc trắng phất phơ trong gió, mũ mão, gậy chống, áo bào tươm tất… Thiền Sư đứng trước mặt họ chỉ là một cụ già ốm yếu, cẳng chân leo khoeo như hai que tăm cắm duới củ khoai gầy guộc, thân nguời lâu ngày không tắm toát mùi cỏ mục. Móng tay mọc dài trên những ngón gầy. Chòm râu khô cứng lơ thơ duới cằm. Mắt giá lạnh khi nhìn sắc đẹp phụ nữ. Đôi môi từng chập mím lại toát vẻ khinh thuờng khi ánh mắt gặp quần áo sa hoa. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư

ĐÃ TÌM ĐƯỢC THUỐC CHỮA AIDS – THUỐC TRỊ AIDS, CỨU CÁNH HAY PHƯƠNG TIỆN ?

LTCG (29.12.2011)

ĐÃ TÌM ĐƯỢC THUỐC CHỮA AIDS

Các nhà khoa học Ural ( Liên Bang Nga ) đã có một phát minh quan trọng. Họ đã tìm ra được thuốc chữa đại dịch của thế kỷ: bệnh AIDS.

Theo dự kiến, năm 2012 họ sẽ tiến hàng sản xuất quy mô lớn. Hiện nay, loại thuốc được cả loài người chờ đợi này, mang tên “Profital” đang ở giai đoạn cuối cùng là thử nghiệm lâm sàng trên người và tỏ ra vô cùng công hiệu. Các nhà khoa học khiêm tốn cho rằng, thuốc có khả năng giúp con người phòng tránh được nhiễm HIV kéo dài hàng tháng, trang Sbio của Nga cho hay.

Trong quá trình thử nghiệm ban đầu, người ta đã xác định rằng khi dùng thuốc bệnh nhân sẽ tránh được nhiễm virus hàng tháng trời. Để kiểm nghiệm lại những dự đoán của mình, các nhà khoa học đã chọn một nhóm người đã bị nhiễm virus làm suy giảm khả năng miễn dịch và tiến hành điều trị. Dự doán của họ hoàn toàn được khẳng định.

Người ta không phát hiện thấy bất cứ một dấu hiệu nào về sự có mặt của virus sau khi điều trị. Giáo sư Serguei Rodionov, đứng đầu nhóm nghiên cứu tuyên bố: Nhóm của ông đã sẵn sàng triển khai việc sản xuất trên quy mô công nghiệp và bán ra trên thị trường dược phẩm quốc tế.

Chất chủ đạo của thuốc là “Protein alpha” mà các nhà khoa học đã biết từ lâu. Đó là protein do bào thai sản sinh ra. Nhờ tính chất của mình, nó phong toả các phản ứng tự miễn dịch của cơ thể, và tiêu diệt các virus nằm ở bên trong tế bào.

Từ những thành công trong nghiên cứu, các nhà khoa học hy vọng 42 triệu bệnh nhân AIDS trên thế giới sẽ thoát khỏi án tử hình của căn bệnh nan y số 1 của hành tinh, trở lại với cuộc sống bình thường.

Như vậy là, việc sản xuất dược phẩm mới này sẽ được tiến hành trong tháng tới tại Novouralsk. Phòng kiểm nghiệm thuốc đã khởi công xây dựng. Hiện nay, 40 chuyên gia nước ngoài đã đến làm việc tại khu vực giới hạn để triển khai việc lắp ráp thíêt bị, tổ chức dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, giáo sư Rodionov cho biết sẽ tuyển lựa hàng chục sinh viên xuất sắc để đào tạo làm việc trong nhà máy. Quỹ tư nhân Skolkovo sẽ cấp học bổng để họ thực tập ở nước ngoài. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Những kỷ lục Giáng sinh ấn tượng nhất thế giới

LTCG (29.12.2011)

Ông già Noel lớn nhất, cây thông Noel được trang trí nhiều đèn nhất… là những kỷ lục mà sách Guinness thế giới đã công nhận.

Những kỷ lục Giáng sinh ấn tượng nhất thế giới
Cặp vợ chồng David và Janean Richards ăn mừng vì ngôi nhà của họ được sách Kỷ lục Guinness công nhận là ngôi nhà có nhiều đèn Giáng sinh nhất(331.038 chiếc). Cặp vợ chồng 3 con đã trang hoàng Giáng sinh được 3 năm, năm nay số đèn gấp đôi năm ngoái. Anh David không tiết lộ về việc họ đã tốn bao nhiêu tiền cho việc mua đèn và trang hoàng ngôi nhà, nhưng tất cả số tiền thu được từ du khách đều được quyên cho quỹ từ thiện SIDS và Kids. Anh cho hay, chính 2 quỹ từ thiện này đã giúp đỡ gia đình anh rất nhiều khi gia đình anh gặp khó khăn năm 2002.
Những kỷ lục Giáng sinh ấn tượng nhất thế giới
Cây thông Noel được trang trí đắt nhất. Đó là cây thông Noel tại câu lạc bộ Tsunamachi Misui, Minato-ku, Tokyo (Nhật Bản), được Guinness công nhận vào ngày 7/12/2002. Cây thông này được trang trí bằng 83 đồ trang sức đắt tiền, với tổng giá trị lên tới 16 triệu USD.
Những kỷ lục Giáng sinh ấn tượng nhất thế giới
Cây thông Noel nổi lớn nhất thế giới. Cây thông Noel nổi trên mặt nước này có chiều cao 85 mét, được Guinness công nhận vào dịp Giáng sinh 2007 tại Rodrigo De Freitas Lagoon, Rio de Janeiro (Brazil). Xem chi tiết…
Chuyên mục:Tìm hiểu, Tin Quốc Tế