Lưu trữ

Archive for 09.12.2011

MỸ ĐANG “BẤM HUYỆT ” CON “HỔ DỮ” TRUNG HOA NHƯ THẾ NÀO ?

LTCG (09.12.2011)

Ông Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia, bà Julia Gillard, tại Canberra hôm 16/11. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố “Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế” nhưng người ta đặt ra câu hỏi một khi chiến sự xẩy ra giữa Mỹ và Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm gì?
Những nhà quan sát quân sự quốc tế rất chú ý đến hội nghị hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, không phải chỉ với các kết quả về kinh tế được thảo luận ở đây mà phần lớn họ nhìn về một tương lai của sự đối đầu không thể tránh được nếu Trung Quốc cứ hung hăng như hiện nay và Mỹ không thể nhịn được nữa vì quá giới hạn. Vậy kịch bản Trung Quốc đối đầu với Mỹ họ sẽ diễn ra như thế nào?
Người ta ai cũng biết, trước đây Trung Quốc thông qua viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một cách hòa hiệp để chống Mỹ không phải xuất phát từ tình hữu nghị mà đó chỉ là cái cớ và khẩu hiệu đẹp lúc đó là “bẩy trăm triệu nhân dân Trung quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam, môi hở rang lạnh v.v…” nó cũng giống như khẩu hiệu bốn tốt và 16 chữ vàng hiện nay nhưng cái lý do chủ yếu vẫn là họ muốn biến một Việt Nam thiện chiến do bị đẩy vào cuộc chiến tranh ái quốc và đương nhiên trở thành người lính xung kích để bảo vệ sườn phía Nam của mình. Cho nên, các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó thừa hiểu điều này nhưng trong thế không thể cưỡng lại, không có sự chọn lựa nào khác hơn nên đã phải chấp nhận sự hy sinh to lớn về sinh mạng của những người lính, về xương máu để đổi lấy các viện trợ như nói ở trên. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận, Tin Quốc Tế

HÉ LỘ NHỮNG BÍ MẬT NGOẠI GIAO “LỠ BƯỚC”

LTCG (09.12.2011) – Có những câu chuyện đối ngoại mà khi được tiết lộ, khiến ta giật mình. Một cuộc đàm phán Paris kéo dài đến 4 năm mà Việt Nam đòi Mỹ “bồi thường chiến tranh” gần 4 tỷ USD nhằm tái thiết đât nước không thành, cuối cùng mới hiểu ra là hành pháp Mỹ không có quyền quyết định khi chưa được Quốc hội thông qua. Tôi hiểu lúc đó, sự “bồi thường chiến tranh” đối với Việt Nam không chỉ có ý nghĩa bằng tiền mà còn ý nghĩa chính trị là khẳng định “Mỹ thua”. Nhưng sự “không thành” đó đã kéo theo cả cỗ xe rơi vào dang dở suốt mấy chục năm sau. Chợt nhớ câu thơ Hồ Dzếnh xưa “Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé…”. Câu thơ xa xăm đó nói gì với câu chuyện đối ngoại của chúng ta hôm nay? Tôi dẫn câu thơ đó là vì biết ông Lê Văn Bàng là nười yêu thơ, khi đang làm Đại sứ ở Mỹ, ông đã nhờ một người dưới quyền liên lạc với tôi để xin bài thơ “Tản mạn thời tôi sống”. Dưới đây là sự hé lộ ít nhiều bí mật từ ông Lê Văn Bàng mà ít người được biết…

RƠI VÀO VÁN BÀI NƯỚC LỚN, VIỆT NAM LỠ BƯỚC

LTS: Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt – Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.

Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.

Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.

Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt – Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.

Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này – dự án bệnh viện Việt – Mỹ.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu cuộc trao đổi của nhà báo HUỲNH PHAN với cựu Thứ trưởng Ngoại giao LÊ VĂN BÀNG về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.

– Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên ông tiếp xúc với người Mỹ là khi nào?

 Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng:Đó là khi ông Henry Kissinger vào Hà Nội đầu năm 1973 (10.1-13.1), do ông Lê Đức Thọ mời, trước khi hai bên chính thức ký Hiệp định Paris vào 27.1.1973. Một dịp may bất ngờ đối với một nhân viên ngoại giao mới vào ngành được vài tháng như tôi (ông Lê Văn Bàng vào Bộ Ngoại giao tháng 10.1972, sau khi tốt nghiệp đại học ở Cuba, chuyên ngành tiếng Anh – TG).

Đoàn của ông Kissinger đến Nội Bài vào buổi tối. Khi đó, sân bay Nội Bài còn tung toé hết lên, chỉ được mỗi cái đường băng là tử tế. Tôi được giao toàn bộ nhóm phi công chuyên cơ, khoảng 20 người, làm hướng dẫn và phiên dịch cho họ.

Tuy vậy, tôi vẫn có hai kỷ niệm đáng nhớ về ông Kissinger. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 08.12.2011

LTCG (09.12.2011)

* Bản tin video ngày sáng 08.12.2011

Blogger Điếu Cày vẫn biệt vô âm tín.

============================================

* Bản tin video ngày 08.12.2011

14 Dân biểu Úc gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bày tỏ lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

TÌNH TRẠNG VÔ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: CĂN NGUYÊN VÀ THÁCH THỨC CHO BẢN HIẾN PHÁP MỚI

LTCG (09.12.2011)

“…Trong nhiều niềm hạnh phúc và quyền tự do khác mà
các thần dân của Bệ hạ … được hưởng … không gì mà họ coi
là quý giá và đáng trân trọng hơn điều này – được dẫn dắt và chi
phối bởi một hình thái pháp trị chắc chắn … chứ không phải
bởi bất kỳ một chính thể bất trắc và độc đoán nào…”
(Trích Thỉnh Nguyện Thư của Hạ Viện Anh gửi Vua James I, ngày 7/7/1610.)[[1]]
Quan sát tình hình đất nước trong nhiều năm qua, người ta hẳn sẽ dễ dàng đi đến nhận định rằng xã hội Việt Nam đang ngày càng rơi vào tình trạng vô pháp luật. Từ Kết luận của Bộ Chính trị là không xử lý kỷ luật một ai trong vụ Vinashin[[2]] cho đến hình ảnh các chiến sỹ cảnh sát giao thông qua loạt bài Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn[[3]] của báo Tuổi Trẻ; từ vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chạy dự án… cho đến tình trạng chen lấn xô đẩy, chạy ngang chạy tắt trên các đường phố ở các đô thị đông đúc; từ các vụ bắt bớ người biểu tình ôn hoà một cách tuỳ tiện ngay giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến cho đến các vụ quan tỉnh, quan huyện gây ra bao cái chết oan uổng cho những người dân vô tội;[[4]] từ chuyện ông Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin “dám” phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng trong vụ mua tàu Hoa Sen[[5]] cho đến các vụ khiếu kiện vượt cấp diễn ra trên khắp mọi tỉnh thành, v.v., thảy đều minh chứng cho nhận định đó. Điều đáng nói là với cơ chế kiểm duyệt báo chí ngặt nghèo ở Việt Nam, những hiện tượng mà báo chí đưa tin công khai như thế mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và tình hình xem ra đã đến hồi vô phương cứu chữa. Xem chi tiết…

Tội ác

LTCG (09.12.2011) – Sài Gòn – Tội ác rất đa dạng và có thể xảy ra trong bất cứ mối quan hệ nào, dù đó là tình thâm huyết thống ruột thịt, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Có loại tội ác gọi là tội ác của luận lý (crimes of logic). Đây là ngôn ngữ của triết học hiện sinh để nhận dạng một hiện tượng mới trong lịch sử thế giới: Tội ác hàng lọat chống lại lòai người, chẳng hạn tội diệt chủng và phá thai hợp thức hóa. Chúng được gọi là các tội ác của luận lý, khác với tội ác của dục vọng đam mê, bởi vì chúng được thực hiện với kế họach cẩn thận và dựa vào một triết học sọan sẵn, vốn hợp pháp hóa tất cả những gì các người nắm quyền bính muốn phạm vào.

Đọc báo chí và Internet, chúng ta thấy ngày nào cũng có các tội ác đủ dạng xảy ra khắp nơi, từ quê ra tỉnh thành. Đây là vài trường hợp tội ác điển hình trong vài tuần qua mà báo chí đã đưa tin:

Báo Thanh Niên 20/9/2010: Tại xã Sơn Lâm, h. Hương Sơn, Hà Tĩnh, sáng sớm 19/9/2010, do có mâu thuẫn trước, Nguyễn Chiến Thắng (23 tuổi) đã chém đứt cổ anh ruột là Nguyễn Văn Ngọc (26 tuổi) khi nạn nhân còn đang ngủ.

Báo Thanh Niên 28/9/2010: Vì tranh giành đất đai mà Nguyễn Văn Dũng (48t) ở xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày, Bến Tre) đã lấy cây chĩa đâm chết anh vợ là Lê Văn Tùng. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Gia đình giáo sư Phạm Minh Hoàng cám ơn DCCT

LTCG (09.12.2011) – Sài Gòn – Gia đình giáo sư Phạm Minh Hoàng vừa gởi đến DCCT thư cám ơn: “Chúng con hết sức cảm động vì ngay từ những ngày đầu tiên Phạm Minh Hoàng bị bắt giữ, Quý Cha, Quý Thày DCCTVN đã can đảm, không sợ liên lụy, lên tiếng bảo vệ, ủng hộ anh Hoàng, đồng thời tiếp xúc, an ủi vợ con, cha mẹ anh Hoàng từ bấy đến nay. Thật đúng là thái độ của những vị “mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10, 11)”.

VRNs hiểu rằng lời cám ơn này không chỉ dành riêng cho DCCT, mà còn hướng đến cả những anh chị em cộng tác với DCCT đồng chia sẻ những tâm tư, khổ đau của gia đình giáo sư Hoàng trong thời gian qua, trong đó có quý độc giả, nên chúng tôi xin chuyển thư này đến quý vị, để chúng ta cùng chia vui với gia đình giáo sư Hoàng.

————-

Ngày 5 tháng 12 năm 2011

 

Kính gửi: Cha Bề Trên Tỉnh, Quý Cha Bề Trên,

Quý Cha và Quý Thày Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Chúng con là các thành viên của gia đình Phêrô Phạm Minh Hoàng xin kính gửi đến Cha Bề Trên Tỉnh, Quý Cha Bề Trên cùng toàn thể Quý Cha, Quý Thày lời chào và biết ơn trong Đức Kitô Cứu Thế.

Như Quý Cha đã biết, sau khi chống án, phiên tòa phúc thẩm ngày 29/11/2011 vừa qua, đã giảm án cho giáo sư Phạm Minh Hoàng từ 3 năm tù xuống còn 17 tháng tù. Kết quả này, trước hết, là nhờ vào rất nhiều Thánh Lễ và kinh nguyện mà Quý Cha và Quý Thày đã dâng lên Thiên Chúa cầu xin cho Phạm Minh Hoàng sớm được giải thoát khỏi chốn ngục tù oan khuất. Đây cũng là thành quả của những vận động quốc tế và dư luận ở những môi trường khác nhau như chính trị, ngoại giao, truyền thông v.v… trong và ngoài nước. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Thôi làm Việt Nam ô nhục, công an ơi !

LTCG (09.12.2011)– Sài Gòn – “Có ai biết hiện giờ mẹ tôi đang ở đâu không, làm ơn chỉ giúp” câu hỏi như xé lòng của một thanh niên trẻ, Bùi Nhân là con trai của chị Bùi Thị Minh Hằng, chạy qua lại các chốt đèn xanh đèn đỏ giao thông để phát tờ rơi với mẫu tin Tìm Mẹ mấy ngày gần đây tại Sài Gòn. Việc tìm mẹ bằng cách phát tờ rơi mà em Bùi Nhân và một người bạn tên Trần Hoài Bảo (Vô Thường) đã bị “năm anh công an mặc thường phục nhảy vào bắt họ và thu hết ba tờ rơi mà họ vừa kịp phát ra cho người đi đường” ngày 07.12.2011 tại ngã sáu Phù Đổng, Quận 1 (Ở Việt Nam, tìm mẹ có thể là tội ?).

Hình ảnh một thanh niên trẻ, áo thun, quần short, dép quay kẹp cứ nhanh nhẹn lách qua các xe dừng lại tại ngã tư đèn giao thông, với xấp giấy tìm người thân trên tay, có cả hình của mẹ em trên đó phát cho những xe ngừng chờ đèn xanh, làm cho người đi đường quan tâm, nhận giấy và chuyền cho nhau để đọc. Thái độ này cho thấy người Sài Gòn hẳn dành một tình cảm khá là đặc biệt cho chị Bùi Hằng dẫu là ít có cơ hội quen biết nhau, nhiều lắm thì nghe tin biết chị qua các trang mạng. Các tờ rơi được người Sài Gòn nhận, đọc ngay trên đường lúc dừng xe, và cất vào túi khi có tín hiệu đèn xanh, không vứt bừa bãi khắp nơi trên mặt đường như các tờ rơi quảng cáo khác (Tôi tìm mẹ). Xem chi tiết…

Tinh Thần Hiền Lành và Khiêm Nhường Nơi Giáo Sĩ Và Giáo Dân Thái Hà.

LTCG (09.12.2011)

Chúa Giêsu phán: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”.(Mt 11, 28-30),

Khi suy ngẫm bài Phúc Âm này của Thánh Matthew, tôi liên tưởng đến Thái Hà. Các Linh Mục, Tu Sĩ và giáo dân Thái Hà đã và đang đến với Chúa, đang nép vào lòng yêu thương của Ngài để được nâng đỡ bổ sức và họ cũng đang áp dụng bài học tuyệt vời là hiền lành và khiêm nhường mà Thày Giêsu đã dạy.

“Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng”. Còn ai khó nhọc và gánh nặng hơn quý cha, quý tu sĩ và giáo dân Thái Hà. Khó nhọc trăm bề, bị bủa vây, bị vu cáo, bị lăng nhục, bị đánh đập và bị đàn áp bởi cả một bộ máy cai trị, gồm công an chìm nổi, bọn đầu khấu, bọn thời cơ trục lợi với muôn vàn mưu ma chước quỷ. Thái Hà vẫn hiên ngang đứng vững vì họ đã chạy đến Thày Giêsu để Người nâng đỡ bổ sức cho. Chúa luôn mở rộng vòng tay để ôm ấp Thái Hà vào lòng. Chúa yêu những người hèn mọn cô thế, nhưng ngưòi bị bỏ rơi. Chúa đến với người bị áp bức và Chúa luôn ở với những người khao khát sự thật. Khi anh em mình làm ngơ với cuộc đấu tranh cho công lý của Thái Hà vì lý do này hay lý do khác, lý do chính đáng và những lý do không chính đáng thì Chúa vẫn chở che cho Thái Hà và luôn đồng hành với Thái Hà. Xem chi tiết…

Thái Hà: Tri ân những giáo dân cùng đồng hành trong bách hại

LTCG (09.12.2011) – Hà Nội – Tối ngày 08.12.2011, tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà đã long trọng tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vỗ Nhiễm. Tham dự thánh lễ có quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và rất đông bà con giáo dân trong thành phố Hà Nội và nhiều nơi khác nữa.

Tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng là quan thầy đệ nhị của nhà Dòng Chúa Cứu Thế, nên hàng năm nhà Dòng và giáo xứ Thái Hà thường mừng lễ trọng thể. Nhưng hôm nay  niềm vui được nhân lên vì cũng là ngày kỷ niệm 8 giáo dân bị ra tòa cách đây 3 năm và tôn vinh 35 giáo dân, linh mục, tu sỹ mới bị bắt vừa qua.

Trong thánh lễ, Cha bề trên Mattheu Vũ Khởi Phụng đã chia sẻ về sự khó khăn trên bước đường đi tìm công lý và sự thật của giáo xứ Thái Hà. Ngài gửi đến cho những người hiện diện một thông điệp: “Cái ô nhiễm tìm đến cái vô nhiễm”. Hàm ý muốn nói đến cái xã hội mà chúng ta đang sống đã có quá nhiều sự ô nhiễm. Và việc giáo dân, linh mục, tu sỹ đi tìm công lý và sự thật là đang đi tìm cái vô nhiễm.

Nhân dịp này, Cha phó bề trên kiêm chính xứ Thái Hà Giuse Nguyễn Văn Phượng cũng ngỏ lời cảm ơn tới tất cả các giáo xứ đã vì công lý mà phải hy sinh thời gian, sức lực để minh chứng cho Đức Tin Công giáo tinh tuyền. Nhân đây, cha chính xứ và nhà Dòng đã tặng cho 8 giáo dân bị ra tòa và 35 giáo dân bị bắt một món quà để động viên tình thần vì đã hy sinh cho Giáo Hội. Xem chi tiết…

Người vô thần đi nhà thờ – làm thế vì tương lai con cái

LTCG (09.12.2011)

Ông ta có thể sẽ không qùi gối, nhưng mà đồng nghiệp ngồi gần bạn trong lễ ngàu Chúa nhật có thể là một người vô thần. Và ông ta cũng là một nhà khoa học.

Một nghiên cứu mới của Đại học Rice đã tìm thấy rằng 17% — một trong năm nhà khoa học mô tả mình hoặc là vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri — thực sự họ đến nhà thờ, mặc dù không quá thường xuyên, không phải vì họ cảm thấy một khát vọng tinh thần muốn tham gia cùng các tín hữu khác.

Nhưng nhiều khả năng, đó là vì những đứa con của họ.

Tại sao vậy? Câu hỏi là tại sao ai đó không tin rằng có Thiên Chúa lại muốn con cái của mình lãng phí thời giờ trong việc mà ông tin rằng không có nền tảng trong thực tế? Đặc biệt ông ta lại là một nhà khoa học.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà xã hội học Elaine Howard Ecklund Rice và Kristen Schultz Lee của Đại học Buffalo, phát hiện ra rằng những người vô thần, nhiều người muốn con cái của họ có cơ hội tiếp xúc với tôn giáo để chúng có thể tự quyết định riêng của mình về những gì để tin. Ngoài ra, nhà thờ là nơi có thể cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về luân lý và đạo đức, và đôi khi tham gia vào nghi lễ phụng tự ở nhà thờ có thể giảm bớt xung đột giữa vợ với chồng khi không đồng ý về giá trị của tôn giáo cho con cái của họ, cuộc nghiên cứu cho biết như vậy. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Câu chuyện Giáng Sinh: Con nhện xám bé nhỏ

LTCG (09.12.2011)

Nhiều câu chuyện đã được viết để giải thích tại sao người ta dùng những hình thức trang trí khác nhau để trang hoàng nhà cửa và cây Giáng Sinh của họ. Thế còn những sợi giây kim tuyến mềm mại lóng lánh ánh kim cùng những tràng hoa và đồ trang sức lòe loẹt ít giá trị là lý do tại sao? Câu chuyện dân gian này của Ba Lan sẽ giải thích.

Ngày xửa ngày xưa, có một con nhện xám bé nhỏ chăng tơ để bắt ruồi. Nó là một con nhện tốt bụng nhưng không ai thích nó. Nó có tám cái chân dài trông gớm ghiếc và thân mình thì đầy lông, và loài người khi thấy nó thì hét lên và chạy thật xa, nó không hiểu lý do tại sao.
Một hôm, nó nhìn xuống dòng suối và lần đầu tiên chính nó thấy bóng dáng mình. Thậm chí hình ảnh của nó phản chiếu trên dòng suối cũng làm cho nó phải sợ hãi.
“Mình nhìn mình còn sợ nữa là,” nó nghĩ, chạy vội ra xa bằng tám cái chân nhỏ bé của mình, “Ta sẽ lánh xa mọi người để không còn ai trông thấy ta nữa.”
Buồn bã, nó giấu mình trong góc tối của một chuồng nuôi gia súc.
Con lừa, con bò, và con cừu ngủ trong chuồng gia súc đã bị những con ruồi sà xuống bâu quanh, cắn chúng và vo ve những tiếng khó chịu bên tai. Nhưng con nhện đã kịp thời chấm dứt tất cả những chuyện khó chịu đó bằng cách bắt những con ruồi. Những con gia súc ấy lấy làm sung sướng. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Thư giãn