Lưu trữ

Archive for 24.12.2011

VOA: Tin Thế Giới Tổng kết cuối năm #5 Wikileaks – Cờ Trung Quốc được Việt Nam gắn thêm 1 ngôi sao

LTCG (24.12.2011)

* Tin Thế Giới Tổng kết cuối năm #5 Wikileaks 

Wikileaks — Trang mạng công bố hàng vạn điện văn mật của các Sứ quán Hoa Kỳ lên mạng, một số lượng tài liệu mật lớn nhất bị tiết lộ trước công chúng. Chính phủ Hoa Kỳ đang xét tới việc dẫn độ ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, về Hoa Kỳ để xét xử. Chính phủ Hoa Kỳ đang quyết định xem có đưa Bradley Manning, một nhân viên phân tích tình báo của quân đội Hoa Kỳ, ra trước tòa án quân sự về tội tiết lộ tài liệu mật cho WikiLeaks hay không.

=====================================

* Cờ Trung Quốc được Việt Nam gắn thêm 1 ngôi sao

Hai nước Việt-Trung cải thiện quan hệ. Dư luận bất bình trước hình ảnh cờ Trung Quốc được Việt Nam gắn thêm 1 ngôi sao. Bắc Triều Tiên tuyên bố thời đại Kim Jong Un bắt đầu

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Thế giới trong tuần – Việt Nam Tuần Qua

LTCG (24.12.2011)

* Thế giới trong tuần

====================

* Việt Nam Tuần Qua

Những sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam trong tuần

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Video

[Video] Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 23.12.2011

LTCG (24.12.2011)

* Bản tin video sáng ngày 23.12.2011

Bom khủng bố sát hại 70 người tại Baghdad.

==================================

* Bản tin video tối ngày 23.12.2011

Trung Quốc lên tiếng về cờ 6 sao trong lễ đón Phó chủ tịch Tập Cận Bình tại Việt Nam

(click vào đây để xem tiếp) Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về vụ cờ Trung Quốc 6 sao đón Tập Cận Bình

LTCG (24.12.2011)

Đôi lời: Có vài điều đáng bàn quanh động thái này của Bộ Ngoại giao.

1- Nếu chỉ đăng một mẩu tin ngắn ngủi như vậy trên trang web của Bộ Ngoại giao mà không cho đưa tin lên các báo và có lời xin lỗi thì quả thật thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính đối phó, muốn khép kín và cho xong chuyện, khi mà trên mạng tự do và báo phương Tây đầy dẫy những hình ảnh, lời bình luận và nghi kỵ.

2- Nội dung “trả lời” không ổn, dù biết đây rất có thể chỉ là văn bản soạn sẵn từ câu hỏi cho tới câu trả lời, chứ không có cuộc họp báo nào và phóng viên nào hỏi cả.

Trước hết, khi được hỏi về “thông tin” quanh chuyện này, thì phải cho biết cái “sai sót mang tính kỹ thuật” đó nó xảy ra ở đâu, tại sao có chuyện đó, ảnh hưởng tới dư luận ra sao, v.v..

Kế đến, câu “Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã được thông báo …” không phải là câu nói của người thông báo-nước chủ nhà, người mắc lỗi, mà giống như từ phía khách-Đại sứ quán Trung Quốc, đại diện cho quốc gia bị xúc phạm (?) lá quốc kỳ. Lại không tỏ ý xin lỗi, coi đó như lý do khách quan bất khả kháng, thậm chí ra chiều hạ cố thông báo cho mà biết.

Lẽ ra phải nói rằng “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm/thư thông báo và xin lỗi tới Đại sứ quán Trung Quốc …”

Và còn đôi điều đáng bàn nữa, nhưng xin nhường lời cho quý độc giả.

Nguồn: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 23/12/2011.

Mời xem thêm tin trên BBC: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Đừng nói chuyện nhầm lẫn với những thằng bán nước – Món quà triều cống dành cho Thái tử Tập Cận Bình

LTCG (24.12.2011)

Đừng nói chuyện nhầm lẫn với những thằng bán nước 

Bao nhiêu người biết? Đảng trả lời: cùng lắm là 1 triệu người. Còn lại 89 triệu vẫn trơ ra mà sống, mà chạy đua với gạo tiền. Cho đến một ngày, ngẩng mặt nhìn cờ thì thấy cờ đỏ 1 sao đã thành 6 sao cờ máu. Lúc ấy thì âm mưu chấm dứt. Sứ mạng hoàn tất. Đảng ta không còn là đảng-ta mà đã trở thành đảng-nó với một tên mới nhưng mà cũ: Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn nước Việt? Nó chỉ là một ngôi sao buồn bã trên lá cờ 6 sao khốn nạn đang hung bạo phất phơ khắp mảnh đất hình chữ S…

*
Quốc kỳ là biểu tượng của một quốc gia. Nhầm lẫn về biểu tượng này là một sỉ nhục quốc thể.
Nhất là khi nhầm lẫn xảy ra trong một nghi lễ của quốc gia dành cho một quốc khách, khi dưới ống kính của phóng viên và sau đó hình ảnh hàng trăm lá cờ với một ngôi sao dư thừa sẽ lan tràn khắp mạng internet toàn cầu.
Nhất là đối với Trung Quốc, một quốc gia với hơn 1 tỉ người và lòng cao ngạo to lớn không thua gì dân số của nó.
Nhưng hàng trăm lá cờ đỏ 6 sao trên tay các cháu nhi đồng ở Hà Nội trong buổi tiếp đón ông Phó Chủ tịch của Trung Quốc chắc chắn không phải là nhầm lẫn, sơ sót.
Cách đây gần 2 tháng, chính xác là vào lúc 7 giờ tối ngày 14 tháng 10, năm 2011 lá cờ Trung Quốc 6 sao đã xuất hiện trong bản tin thời sự của VTV. Sau khi bị các blogger tự do phanh phui, VTV đã âm thầm lấy chương trình đó ra khỏi danh sách media lưu trữ. Điều này chứng minh rằng sự cố cờ 6 sao không “xa lạ” gì với thành phần lãnh đạo VTV mà tổng giám đốc Trần Bình Minh là một Ủy viên Ban Chấp hành TW đảng CSVN.
Nếu nó là một nhầm lẫn thì đó là một nhầm lẫn trầm trọng, đủ để kỷ luật người trách nhiệm; nhất là khi mà thành phần lãnh đạo tuyên bố đặt quan hệ với Trung Quốc lên thành đại cục thì không thể nào xúc phạm và sỉ nhục quốc thể của nước láng giềng đồng chí anh em với một lá cờ sai bét được trình chiếu khắp nước.
Nếu nó là một sơ sót thì một lần cũng đủ để không có một kẻ điên khùng hay ngu đần nào lại vô tư hồn nhiên cho phép sự cố khốn nạn đến thế xảy ra lần hai, nhất là trong một buổi tiếp đón linh đình dành cho ông vua tương lai của Đại Hán ghé thăm.
Lần một chứng minh lần hai, lần hai chứng minh ngược lại cho lần một: nó không phải là một sự nhầm lẫn, sơ sót. Vậy thì các đồng chí đảng ta ở Ba Đình cố tình sỉ nhục quốc gia 1 tỉ nguời này chăng?
Nhưng mà ông Phó Chủ tịch họ Tập vẫn tỉnh bơ. Chẳng lẽ mắt ông ta mù, da mặt ông ta dày – không biết nhục? Hay ông ta cũng đặt “đại cục” lên trên hết và xem cái chuyện sai sót lá cờ, sỉ nhục quốc thể của ông ta là chuyện nhỏ nằm dưới cái “cục đại”?
Thế nhưng Hoàn cầu Thời báo vẫn im re, không rống miệng vừa sủa vừa chửi với một cơ hội phải nói là ngàn vàng để chửi và sủa?
Vậy thì chẳng phải là một nhầm lẫn sơ sót, cũng chẳng phải là một sỉ nhục quốc thể gì sất!
Trả lời:
Thêm một ngôi sao nhỏ mang tên Việt bên cạnh 4 ngôi sao nhỏ mang tên Hồi Mông Tạng Mãn để khấu đầu chung quanh ngôi sao lớn mang tên Hán là ý muốn của Tập hoàng đế tương lai của đại Hán.
Nó là lá cờ tương lai của Trung Quốc mà Bắc triều mong muốn.
Ý muốn đó đã được các thái thú Nam triều đáp đền. Không phải lần đầu và sẽ chưa là lần cuối. Quốc khánh Trung Quốc và Lễ Khai mạc Nghìn Năm Thăng Long cùng ngày. Những chiếc đèn lồng và ngày tái lập tỉnh Lào Cai được sửa đổi cho trùng với lễ lớn của đại Hán. Ngôi sao thứ 6 xuất hiện trên vòm trời VTV đủ để các đồng chí thái thú có một đoạn phim chứng minh sự biết điều với thiên triều – sau đó thủ tiêu liền để cho dân nó… lành. Báo chí cấm được đăng, phê, bình, xỉa xói.
Ý muốn đó được củng cố thêm lần này, không phải bằng đồng chí xướng ngôn gái ngồi trước hình cờ 6 sao mà là những em bé ngây thơ bị mang ra, bị khoát lên người bộ đồng phục lai căng kiểu Hán, phất cờ 6 sao theo đúng tinh thần “Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt – Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.
Món quà dành cho quan thầy và thông điệp nối tiếp thông điệp nói lên tinh thần cúi đầu thuần phục, sẵn sàng đứng vào bộ sắc dân Hồi Mông Tạng Mãn + Việt lần này được dâng trực tiếp đến tay quan Phó chủ tịch sắp thành vua. Những hình ảnh thật đẹp, với những em bé thật đẹp, vẫy cờ ca tụng tình hữu nghị đời đời thật xứng đáng cho nhu cầu tuyên truyền.
Nhưng, lạ thay, không có một hình ảnh nào xuất hiện trên mặt báo lề đảng.
Tại sao không!?
Tại vì những kẻ bán nước biết mình đang âm mưu bán nước và biết rằng đã là âm mưu bán nước thì phải dấu kín âm mưu cho đến ngày hoàn tất việc bán buôn.
Chỉ có một đám blogger tự do chụp được vài tấm hình và một thiểu số người dân đọc mạng lề trái biết được. Bao nhiêu người biết? Đảng trả lời: cùng lắm là 1 triệu người. Còn lại 89 triệu vẫn trơ ra mà sống, mà chạy đua với gạo tiền.  Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận

Cờ và sao – Tại sao Việt Nam dùng cờ sáu sao của Trung Quốc

LTCG (24.12.2011)

Cờ và sao

Cờ, tiếng Anh là flag, theo định nghĩa của tự điển OALD của Hornby (2000) là “một miếng vải có màu được thiết kế đặc biệt làm biểu tượng cho một quốc gia, một tổ chức, hoặc có một ý nghĩa riêng biệt”. Ngoài danh từ, tiếng Anh cũng có động từ flag được định nghĩa là “đặt một dấu hiệu đặc biệt bên cạnh thông tin được cho là quan trọng”, tức tương đương với từ “đánh dấu” trong tiếng Việt.
Với ý nghĩa như vậy, thì rõ ràng là mỗi chi tiết trong lá cờ đều phải được quy định nghiêm nhặt, và việc thay đổi thiết kế của lá cờ của đất nước chắc chắn phải là chuyện đại sự quốc gia, phải đưa ra bàn trước quốc hội.
Bây giờ nói về sao. Sao, tiếng Anh là star, thì cũng theo định nghĩa của cùng một cuốn từ điển đã nêu, là “một vật, một hình trang trí, một dấu hiệu, thường có 5 hoặc 6 cánh, với hình dạng biểu tượng cho một ngôi sao”, và thường được dùng với nghĩa biểu tượng, đại diện cho một cái gì đó tốt đẹp, xuất sắc, như trong việc đánh giá khách sạn (khách sạn 5 sao), hoặc nói về các diễn viên, ca sĩ, vv. Đặc biệt, hình ngôi sao rất hay được dùng trong các lá cờ của nhiều quốc gia, trong đó, tất nhiên là có Việt Nam, nhưng cũng có nhiều nước khác nữa, như “láng giềng gần” Trung Quốc, hoặc “cựu thù” Hoa Kỳ.
Nhân tiện, vì Giáng Sinh đang gần kề, nên tôi cũng nói thêm là ngôi sao cũng có ý nghĩa rất lớn trong ngày lễ tôn giáo lớn nhất trong năm của người theo đạo Thiên chúa. Nó biểu trung cho ngôi sao chỉ đường để dẫn lối cho 3 người đạo sĩ ở phương Đông đến tôn thờ đấng cứu thế giáng trần nơi hang Bethlehem hơn 2000 năm trước.
Quay lại chuyện cờ và sao. Lá cờ của VN thì chỉ có một ngôi sao thôi, nhưng trong hai lá cờ của TQ và HK với nhiều ngôi sao thì mỗi ngôi sao ấy đại diện cho một vùng lãnh thổ. Chẳng hạn như cờ Mỹ thì mỗi tiểu bang là một ngôi sao, còn cờ TQ – có sao lớn và sao nhỏ, đúng điệu “thiên tử” và “chư hầu” – thì theo tôi hiểu, ngôi sao lớn là đại diện cho “đại hán” còn các ngôi sao nhỏ là đại diện cho các vùng tự trị.
Và đã là người VN thì có thể có người không biết số sao trên lá cờ của Mỹ là bao nhiêu (nó nhiều quá), nhưng không thể nhầm lẫn gì về số sao trên lá cờ của TQ: 1 sao lớn, 4 sao nhỏ bao quanh, theo thế quần tụ quy về một mối. Không thể nào có chuyện nhầm lẫn được.
Lá cờ có ý nghĩa biểu trưng, và vì ý nghĩa biểu trưng của nó nên đã trở thành một vật thiêng liêng, không phải là muốn làm gì với nó là làm, mà lôi thôi có thể … bị công an bắt, nếu bị xem là làm xấu đi hoặc xuyên tạc ý nghĩa của lá cờ. Ở VN, trong “cao trào” của vụ “tụ tập phản đối TQ gây hấn”, thậm chí chỉ cần mặc áo có in hình cờ nước và đi dạo ở bờ Hồ Gươm thôi, cũng có thể bị công an theo dõi, thậm chí câu lưu, vì bị nghi ngờ là có dụng ý chính trị, chống dối chế độ, kể cả không có chứng cứ. Xem chi tiết…
Chuyên mục:Bình Luận

Giáo hội Mennonite không được Mừng Lễ Giáng Sinh – Hội thánh Mennonite Bình Thạnh đi thăm tù nhân Bến Tre

LTCG (24.12.2011)

Giáo hội Mennonite không được Mừng Lễ Giáng Sinh

 

Sài Gòn – “Công an Bình Dương cấm Mennonite không được cử hành thánh lễ Chúa Giáng Sinh”, đó là một trong những thông tin mà Mục Sư Quang cho biết trong cuộc phỏng vấn với Thomas Việt, VRNs, vào tối ngày 21.12, nhân kỹ niệm một năm trung tâm mục vụ của anh em Mennonite bị cưỡng chế một cách trái luật và thô bạo.

Cho đến Chúa Nhật ngày 18.12 các mục sư Mennonite cũng còn bị sách nhiễu. Công an Bình Dương mời Mục Sư Hòa và Mục Sư Quang đến và nói là cấm không được thờ phượng và tổ chức Giáng Sinh tại trường mầm non do Mục Sư Hòa Thuê và tại ngôi nhà mới của Mennonite, mua từ mục sư Nhân, đã có công chứng về quyền sở hữu.

Mục sư Quang cho biết ông bị mời lên công an như cơm bữa, còn về lưu trú tại trụ sở mới ở Bình Dương của các học viên Thần Học cũng luôn bị từ chối và phạt tiền. Ngày 7.11 bị lập biên bản về việc cấm nhóm thờ phượng Chúa, ngày 10.11 ra quyết định phạt Mục Sư Hòa 300.000 đồng. Ngày 11.11 tiếp tục lập biên bản và cấm các hoạt động tôn giáo và ghép tội Mục Sư Hòa là “Hoạt động tôn giáo trái phái luật”. Ngay trong tháng 12 này cũng có nhiều biên bản cấm đoán đối với mục sư Hòa về hoạt động tôn giáo và cấm cả lễ Chúa Giáng Sinh.

Không chỉ Mennonite mà tại chính giáo xứ Chính Tòa Nha Trang cũng bị cấm không được làm hang đá tại quảng trường Ave Maria. Còn tại giáo phận Lạng Sơn và Kontum thì việc cấm hay sách nhiễu nhân kỷ niệm ngày Chúa Giáng Thế làm Người thì năm nào cũng có và diễn ra tại nhiều nơi, ngay tại thị xã Sơn La cũng có.

Mời quý vị lắng nghe cuộc phỏng vấn này:

============================================

Hội thánh Mennonite Bình Thạnh đi thăm tù nhân Bến Tre

Hội thánh Mennonite Bình Thạnh (còn gọi là hội thánh Chuồng Bò) đi thăm tù nhân Bến Tre

Nhân dịp mùa Giáng sinh 2012, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo hội Mennonite Việt Nam và con dân Chúa, ngày 20/12/2011, hội thánh Mennonite Bình Thạnh (còn gọi là hội thánh Chuồng Bò) đã tổ chức một phái đoàn đi thăm 7 tù nhân lương tâm bị tòa án tỉnh Bến Tre kết án 56 năm 6 tháng tù với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Phái đoàn gồm có:

Mục sư Phạm Ngọc Thạch, Ủy viên Ban chấp hành Giáo hội Mennonite Việt Nam.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Giáo hạt Sài Gòn kiêm Quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò.
Mục sư Thân Văn Trường, Cố vấn Hội thánh Chuồng Bò.
Ban chấp sự, một số tín đồ Hội thánh Chuồng Bò và thân nhân người tù. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

Phaolô Trần Minh Nhật được gia đình thăm dịp lễ Giáng Sinh

LTCG (24.12.2011)– Trưa ngày 22/12/2011 anh Trần Minh Đạt, anh trai của Phaolô Trần Minh Nhật đang bị tạm giam tại 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, nhận được điện thoại từ công an trại giam này cho biết công an đã có quyết định cho gia đình thăm Nhật nhân dịp lễ Giáng Sinh. Thời điểm thăm là ngày 22 hoặc 23/12. Công an hỏi ngay hôm nay (22/12) gia đình có thăm được không? Anh Đạt cho biết gia đình anh ở tận Lâm Đồng không thể xuống kịp và hẹn sáng ngày 23/12 sẽ đến thăm Nhật.

Từ xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, bà Nguyễn Thị Hường, mẹ Minh Nhật cùng với 2 anh trai, 1 em trai và 2 em gái của Minh Nhật đã lên chuyến xe lúc 20g00 tối 22/12 và khoảng 6 giờ sáng đã đến Sài Gòn. Vì trạm cuối của xe ở rất gần Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn nên sáu người thân của Minh Nhật đã đến viếng Nhà thờ và cầu nguyện tại hang đá Đức Mẹ DCCT trước khi đến trại giam thăm Minh Nhật. Tại Nhà thờ DCCT gia đình đã gặp cha Giuse Đinh Hữu Thoại DCCT, người đã từng ghé thăm gia đình Minh Nhật ngày 30/10/2011.

Mẹ và các anh em của Phaolô Minh Nhật chụp hình tại Nhà thờ DCCT Sài Gòn

Sau đó gia đình đón xe đến trại tạm giam của Bộ công an ở quận 1. Công an trại giam cho biết theo qui định chỉ tối đa 5 người thân trong gia đình được vào thăm mà thôi. Mặc dù gia đình ở xa gần 300 km lặn lội xuống đây và chỉ có 6 người nên muốn được vào hết, nhưng công an nhất định bắt 1 người ở bên ngoài. Xem chi tiết…

[Video] Thông Điệp Giáng Sinh và Năm mới của DCCT Việt Nam

Chuyên mục:Video

[Video] Sứ Điệp Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương Ngự Trị

LTCG (24.12.2011)

Sứ Điệp Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương Ngự Trị

Giáng Sinh đã trở thành đại lễ chung cho mọi người. Ý nghĩa thâm sâu nhất của lễ Giáng Sinh không chỉ biểu hiện ở giá trị văn hoá, mà đặc biệt hơn, nó chứa đựng chiều kích tâm linh cao cả mà Ngôi Hai Thiên Chúa đem đến trần gian. Sự kiện Giáng Sinh nguyên khởi nói cho chúng ta về nét đặc trưng nhất của Đêm Hồng Ân mà muôn người nô nức mong chờ.

1. Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương Ngự Trị

Giữa đêm Bê-lem hiu quạnh năm xưa, chính Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, được “đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2, 7b) khiến cho nhiều người thời nay khó lòng tin nổi. Nhưng đó là sự kiện có thực, nói lên hoàn cảnh mà Đấng Cứu Độ đã hạ mình sinh xuống trần gian để cảm thông với nỗi khó khăn bần cùng của con người. Ngài muốn đồng cảm với nhân loại ngay từ tiếng khóc đầu tiên, với muôn ngàn nỗi éo le đặt ra cho một đời người.

2. Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương nối dài

Đến nay, đã hơn hai ngàn năm kể từ đêm đầu tiên thiêng liêng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần “nằm trong máng cỏ” nghèo hèn, đơn sơ, bé nhỏ. Tình thương và công lý của Đấng Nhập Thể “đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (Tt 2, 11). Chúng ta không đón nhận ân sủng ấy một cách thụ động, mà phải thể hiện thái độ tiếp nhận bằng nỗ lực sống sứ điệp Giáng Sinh.

Tình thương của Thiên Chúa làm người hướng chúng ta tới việc đồng cảm, sẻ chia với những phận người bần cùng, nhỏ bé quanh ta. Đêm Giáng Sinh sẽ nối dài vô tận khi mỗi người tự hoá thân thành những “Hài Nhi Giê Su”, biết nhìn tha nhân với ánh mắt thương cảm, và sẵn sàng cho đi phần đang có riêng mình, vì sự sống và nhân phẩm của anh chị em đồng loại.

Hơn thế nữa, sứ điệp tình thương từ đêm Giáng sinh mà chúng ta kín múc được sẽ thật sinh động khi chúng ta biết vận dụng nó như nền tảng cho việc thực thi công lý và tình thương. Vì không thể có một nền công lý đích thực khi nền “công lý” ấy thiếu vắng tình thương.  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phút suy tư, Video

[Video] Tin Công Giáo quốc tế 23-12-2011

[Video] Niềm Vui Khám Phá Số 59 Lễ Giáng Sinh

Chuyên mục:Tìm hiểu, Video

Ông Già Noel Là Ai?

LTCG (24.12.2011)

Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẽ cho những người kém may mắn. Ông Già Noel làm MC trong các chương trình ca nhạc mừng Giáng Sinh…

Ông Già Noel là nhân vật lịch sử hay chỉ là huyền thoại ?

Thánh Nicôla và Ông Già Noel là cùng một người. Thánh Nicôla là một Giám Mục của Giáo Phận Myra, bên Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là Santa Claus (Thánh Nicôla), Thánh Giám mục,lễ mừng ngày 6 tháng 12 hàng năm.

Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế. Đầu tiên ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi và bánh kẹo cho thiếu nhi.

Người ta còn thi vị hóa, đem niềm vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24 tháng 12 chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ mà các em treo ở chân giường”. Thật ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một cách giáo dục hay!

Khi tới Việt Nam, dân chúng không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, nên gọi là Ông Già Noel.

Ông Già Noel ngày nay đã bị xã hội tục hóa quá nhiều khiến lu mờ đi ý nghĩa chính của câu truyện, đó là tấm gương quảng đại của vị Giám mục thánh thiện, Thánh Nicôla.

Cả hai giáo hội Ðông Phương và Tây Phương đều vinh danh ngài. Có thể nói, sau Ðức Mẹ, ngài là vị thánh thường được các nghệ sĩ Kitô giáo mô tả. Tuy nhiên, về phương diện lịch sử, chúng ta chỉ biết một dữ kiện, Thánh Nicôla là giám mục ở Myra vào thế kỷ thứ tư. Myra là một thành phố nằm trong Lycia, một tỉnh của Tiểu Á. Tuy nhiên, như nhiều vị thánh khác, chúng ta có thể biết được mối quan hệ giữa thánh nhân và Thiên Chúa qua sự ngưỡng mộ mà các Kitô hữu dành cho ngài. Sự ngưỡng mộ được diễn tả qua các câu truyện đầy màu sắc và thường được kể đi kể lại trong nhiều thế kỷ. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

Để mừng ”Một lễ Giáng Sinh thực sự Kitô giáo”

LTCG (24.12.2011)

Bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI về lễ Giáng sinh

ROMA – “Tôi muốn chúc tất cả các bạn và gia đình mừng một lễ Giáng sinh thực sự Kitô giáo”: đây là lời chúc của ĐTC Biển Đức XVI vào cuối bài giáo lý của Ngài bằng tiếng Ý, sáng ngày 21-12-2011 tại Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican, chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.

ĐTC Biển Đức XVI nói: “Tôi muốn chúc tất cả các bạn và gia đình mừng một lễ Giáng sinh thực sự Kitô giáo, để cho các lời chúc mừng cho nhau nhân ngày này diễn tả được niềm vui, vì biết rằng Chúa đến gần chúng ta, và muốn đi với chúng ta trên con đường đời”.

ĐTC Biển Đức XVI cầu mong: “Trong xã hội ngày nay, chúng ta hãy làm sao để cho lời chúc mừng nhau không mất đi giá trị tôn giáo sâu đậm của nó, và làm sao để ngày lễ này không bị hấp thu bởi dáng vẻ bề ngoài, vốn đụng đến dây tơ lòng. Trong khi các dấu hiệu bên ngoài là đẹp và quan trọng, xin cho chúng không làm chúng ta phân tâm, nhưng giúp chúng ta sống lễ Giáng sinh trong ý nghĩa xác thực nhất, ý nghĩa thiêng liêng và Kitô giáo, cũng như làm cho niềm vui của chúng ta không hời hợt nhưng sâu lắng”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Giáng sinh và Hy vọng

LTCG (24.12.2011)

Đối với Đức tin của giáo hội Công Giáo, lễ Giáng Sinh là dịp để các Kitô hữu suy niệm và sống Mầu nhiệm nhập thể – Mầu nhiệm Ngôi Lời đã làm Người, làm người một cách sống động, tròn đầy và nguyên tuyền nơi Hài đồng Giêsu; được hạ sinh tự cung lòng của Đức Trinh nữ Maria và sự Công chính của Thánh cả Giuse.

Đối với các nước phát triển, đặc biệt ở Châu Âu thì Noel đã trở thành mốc son của văn hóa Châu Âu – Văn hóa Tâm linh Kitô giáo. Còn ViệtNamchúng ta thì sao?

Ai đã kéo một Châu Âu hôi hám từ “vũng lầy Cổ đại” lên và hôm nay đang trở thành Châu lục văn minh nhất hành tinh này?

Khởi đi từ sự tỉnh thức, thành tâm sám hối và can đảm trở về với Chân lý với sự thật của một con người. Đó là Hoàng đế La Mã Constantine I.

Vào  năm  312, Hoàng đế La Mã Constantine I  bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Tuy nhiên trước đó mặc dẫu bị bách hại và cấm đóan nhưng các Kitô hữu vẫn tổ chức mừng lễ Giáng sinh dưới nhiều hình thức. Đến năm 354, Đức Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.

Bên cạnh những sự kiện thiêng liêng mà Kinh Thánh đã nói rõ về sự ra đời của Đấng Cứu Thế,  thì  hai sự kiện quan trọng liên quan tới việc ấn định ngày Lễ Giáng Sinh 25/12, đáng để chúng ta suy gẫm.

Thứ nhất, lễ Chúa Giáng sinh thay thế cho “lễ Thần mặt trời” của Đa thần giáo, một loại hình Tôn giáo thờ cúng nhiều thứ thần thánh. Thứ hai, lễ Chúa Giáng sinh luôn sáng lên niềm hi vọng mang lại hòa bình cho Nhân loại trong mọi thời đại .

  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu