Lưu trữ

Archive for 01.05.2011

(Video) Các giai thoại về Chân Phước Gioan Phaolô 2

Ngày thứ 3 trong tam nhật mừng kính Chân Phước Gioan Phaolô II tại Đền ĐMHCG Sài Gòn: Gioan Phaolô II thừa sai

 

Bấm vào đây để nghe các bài giảng: http://abbalaycha.wordpress.com/2011/04/30/nghe-gi%E1%BA%A3ng-ba-ngay-tam-nh%E1%BA%ADt-m%E1%BB%ABng-kinh-tan-chan-ph%C6%B0%E1%BB%9Bc-d%E1%BB%A9c-c%E1%BB%91-giao-hoang-gioan-phaolo-ii-28293004-2011-t%E1%BA%A1i-d%E1%BB%81n-dmhcg-dcct-sai/

LTCG (01.05.2011)

Sài Gòn –  Đúng 18:00 pm, ngày 30/04/2011, cha Giuse Trần Sĩ Tín, CSsR, nhà truyền giáo đã có hơn 40 năm sống và tầm đạo với anh chị em các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên, đã cất lên bài hát khẩn cầu Chúa Thánh Thần:

Lạy Thần Khí

ĐK. Con kêu đến Ngài Thần Khi Đức Chúa Trời

Canh Tân tấm lòng, thương con xin Ngài hãy đến.

Con kêu đến Ngài Thần Khí của Ngôi Lời,

Xin thương chỉ dạy, mau mau xin Ngài hãy đến.

***

1. Cho con đây Đức Tin vững vàng,

Cho con đây một lòng trong sáng,

Mến yêu Ngài trọn tâm hồn con.

***

2. Cho con đi reo vang Tin Mừng,

Yêsu Kitô là Đức Chúa,

Đã tử nạn mà nay phục sinh.

Cha Giuse Trần Sĩ Tín, người Jarai gọi là Siu Brâo, đang tập hát cho cộng đoàn

Giai điệu của âm nhạc Jarai vừa quen vừa lạ. Lạ vì khi hát, bài hát không cho người hát ngồi yên, nên chỉ cần ra dấu là mọi người võ tay và dễ dàng d0ung đưa tự nhiên theo giai điệu, còn quen, vì đó là lời kinh khẩn cầu Chúa Thánh Thần, là một kinh nhgiệm cụ thể của ông Ama Hiếu, một người Jarai ở làng Bon Ơi Nu B, xã Ia Siơm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Xem chi tiết…

Đức Gioan Phaolô II, trong mắt ai


LTCG (01.05.2011) – Đa Minh Việt Nam – Khi đề cập đến các nhà tư tưởng, các nhà chính trị hay các vị lãnh đạo tinh thần, người ta thường có khuynh hướng đóng khung, xếp loại vào các nhãn hiệu có sẵn như: cấp tiến–bảo thủ, tiến bộ–phản động, khuynh tả–khuynh hữu, trung dung, trung lập, ba phải… Ở vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, trong lòng Giáo hội Công giáo cũng có rất nhiều căng thẳng và những cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhóm khuynh tả hay khuynh hữu, theo tinh thần Công đồng Vatican II hay tiền Công đồng.

Đức Gioan Phaolô II là con của thời đại và hơn nữa con của dân tộc Ba Lan, nên dĩ nhiên cũng mang dấu ấn của thời đại và dân tộc ngài. Tuy nhiên, không thể liệt ngài vào phe tả hay phe hữu, cấp tiến hay bảo thủ. Ngài không theo chủ nghĩa dân tộc khép kín, nhưng nơi ngài dấu ấn Ba Lan hiện rất rõ nét. Ngài không phải là một người khư khư bám lấy quá khứ do một tinh thần phản động, nhưng rất trân trọng truyền thống và không muốn thay đổi quá nhanh. Tuy nhiên, cũng không thể liệt ngài vào thành phần trung lập, dĩ hoà vi quý, vì nhiều trường hợp ngài đã can đảm lấy những quyết định triệt để và đưa ra những định hướng táo bạo. Nếu phải xếp loại, chúng ta có thể nói Gioan Phaolô II vừa cấp tiến vừa bảo thủ, vừa tả khuynh vừa hữu khuynh… tuỳ theo vấn đề, và nhất là tuỳ theo vấn đề được nhìn trong mắt ai[1].

1. Trong mắt công chúng: một Giáo Hoàng đầy ấn tượng

Đức Gioan Phaolô II là một người có lập trường và cá tính mạnh. Khi xuất hiện trước công chúng, ngài có vẻ bình thản và an nhiên tự tại của một diễn viên đã thuộc vai của mình. Khác hẳn sự kín đáo dè dặt, đượm đôi chút bi quan của Đức Phaolô VI và vẻ nhút nhát tươi cười e ấp của Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến nhu cầu đối thoại trên mọi phạm vi và chủ trương tái chinh phục thế giới. Nhiều bài diễn văn và bài giảng của ngài gây ấn tượng như những mệnh lệnh và những lời hiệu triệu thúc đẩy người Công giáo lên đường để “tân Phúc âm hoá” thế giới. Hầu như ngài không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để tranh đấu cho nhân quyền, nhân phẩm, tự do và hoà bình thế giới. Xem chi tiết…

Diễn từ Đức Tân Chân phúc Gioan Phaolô II gửi Hàng Giám mục Việt Nam dịp “ad limina” (24-11-1990)


LTCG (01.05.2011)

Nhân dịp Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II được Giáo hội nâng lên hàng Chân phước, Nữ Vương Công Lý xin gửi tới quý bạn đọc “Diễn từ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II gửi hàng Giám mục Việt Nam dịp “ad limina” ngày 24/11/1990, để một lần nữa đọc lại những hướng dẫn mục vụ của ngài dành cho mọi thành phần Dân Chúa tại Việt Nam.

Trong phần hướng dẫn dành cho các tín hữu Chúa tại Việt Nam, Đức tân Chân phúc Giáo Hoàng đã dặn dò các chủ chăn trong Giáo hội: “Anh chị em giáo dân Việt Nam cần phải được giúp đỡ để tiến triển trong việc nhận ra những thực tại trần thế theo tinh thần Kitô, trong việc thẩm định các tiêu chuẩn của đời sống luân lý và đức công bằng, trong việc tôn trọng sự thật, trong nỗ lực chống lại mọi thứ tham nhũng hối lộ, trong việc biểu lộ Đức Tin một cách cá nhân cũng như tập thể. Tôi hy vọng là anh em sẽ có thể thực hiện được những sáng kiến thích hợp, để các giáo dân có thể được tiếp tục huấn luyện về Giáo Lý và nhận được sự nâng đỡ tương ứng với vai trò của họ trong Giáo Hội.”

Quả là những hướng dân mục vụ hết sức thiết thực và chân tình. Chúng ta cùng cầu nguyện xin vị Tân Chân Phúc chúc lành cho Giáo hội Việt Nam và tiếp tục hướng dân Giáo hội Việt Nam vững bước trong sứ mạng làm chứng cho sự thật.

Anh em quý mến trong Hàng Giám Mục,

1. Niềm Vui Mừng Của Vị Cha Chung

Tôi rất vui mừng được gặp lại anh em để trao đổi chung, trong những ngày đáng ghi nhớ này đối với Giáo Hội tại Việt Nam. Thực vậy, chúng ta đã được cùng nhau kỷ niệm 30 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam, và mừng kính các Thánh Tử Đạo mà tôi được đặc ân tôn phong các vị lên bậc Hiển Thánh vào năm 1988.

Như vậy cuộc hành hương của anh em nơi mộ thánh tông đồ Tử Đạo đã thành lập Giáo Hội Rôma, trùng hợp với việc mừng kính các vị Tử Đạo đã làm cho Giáo Hội Việt Nam được phong phú. Thật là cảm động khi nghĩ tới sự kiện anh em đang sống sứ vụ Giám mục của mình dưới sự bảo trợ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cách đây 5 năm, chỉ có vài Giám mục đại biểu của anh em được đến Rôma để viếng mộ hai thánh tông đồ, ước gì cuộc viếng thăm của anh em lần này ở Rôma là dịp bồi bổ tinh thần, đồng thời là một điều khích lệ cho anh em trong công tác mục vụ.

Trong dịp tiếp đón anh em trong tinh thần huynh đệ này, tôi muốn bày tỏ với anh em tất cả lòng quý mến nồng nhiệt của người kế vị Thánh Phêrô đối với Giáo Hội Việt Nam, vì lòng trung thành của Giáo Hội Việt Nam trong Đức Tin, trong lòng đạo đức và trong tình bác ái huynh đệ. Các Giám mục tụ họp trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tháng vừa qua cũng đã bày tỏ tâm tình ngưỡng mộ và hiệp thông sâu xa đó với Giáo Hội Việt Nam. Nay tôi xúc động tái bày tỏ với anh em những tâm tình đó và xin anh em chuyển lại tâm tình ngưỡng mộ và hiệp thông sâu xa đó với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân các giáo phận của anh em, vì những thử thách mà họ phải chịu, làm cho họ càng hiện diện trong kinh nguyện mỗi ngày của tôi. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tìm hiểu

RFI: Tinh thần «chí nhân thay cường bạo» của Chân phước Gioan Phao Lồ II

Năm năm sau ngày từ giã cõi đời, Cố Giáo hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị được phong Á thánh vào ngày chủ nhật 1/5/11 sắp tới. Với tinh thần khoan hòa, với lời nói có sức thu hút người đối thoại và quần chúng, lãnh đạo Giáo hội Công giáo từ năm 1978 đến năm 2005 đã ghi dấu thế kỷ 20 với công lao làm sụp đổ chế độ cộng sản vào cuối thập niên 1980, xóa tan chiến tranh lạnh bao trùm thế giới suốt nửa thế kỷ.

Vào lúc tín đồ Công giáo trên thế giới đón chờ ngày phong Chân phước cho vị Giáo hoàng mà họ hằng yêu kính, các hãng thông tấn quốc tế nhấn mạnh đến vai trò của then chốt của nhân vật lịch sử người Ba Lan mà hầu như ai cũng công nhận công đầu trong việc xóa bỏ chiến tranh lạnh, hệ quả của bức màn sắt do chế độ Stalin dựng lên chia cắt con người tại châu Âu.

AFP nhắc lại, từ thời thơ ấu cho đến khi lãnh đạo Tòa thánh La Mã, cuộc đời của linh mục Karol Wojtila, người Ba Lan đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng của Giáo hội Hoàn vũ, đã kinh qua nhiều biến động của lịch sử. Ngài đã vượt qua Thế chiến thứ hai, thành công trong việc đương đầu với hai chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới là Đức Quốc Xã và Cộng Sản . Ngài góp phần vào cuộc tranh đấu cam go của Công đoàn Đoàn Kết của Ba Lan, dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin mang lại tự do cho Đông Âu.

Nhưng cả hai chủ thuyết cộng sản man rợ và tư bản rừng rú đều bị Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ Nhị lúc sinh thời xem là kẻ thù của loài người. Xem chi tiết…

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng chiêm niệm

LTCG (01.05.2011) – Con đường đời sống của đức cố thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị, tuy có những quãng chông gai khó khăn, có thể nói là con đường thăng tiến đi lên từ những chức vị trong Giáo Hội, đến vinh quang giữa trần thế.

Nhưng không vì thế mà ngài quên mình là người hiến thân trọn vẹn cho Chúa, cho Giáo Hội của Chúa. Chính vì thế ngài không sống theo chiều kích cao sang bề nổi mặt tiền. Trái lại, ngài tìm con đường thánh ý Chúa qua đời sống chiêm niệm trước mặt Chúa trong cầu nguyện và trong suy niệm.

1. Con người suy tư

Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2005 trên đài truyền hình Balan đã nói về nếp sống chiêm niệm của vị tiền nhiệm của mình: „ …Khi tận mắt nhìn thấy ngài cầu nguyện, tôi cảm nhận ra đó là một người của Chúa. Một người sống kết hợp mật thiết với Chúa, hơn thế nữa đó là người sống trong Chúa. Đó là điều căn bản sự cảm nhận của tôi. Những lần gặp gỡ nói chuyện với ngài, tôi đều cảm nhận được tâm tình cởi mở tràn đầy tình người tuôn trào từ tâm hồn trái tim của ngài. Trong những cuộc gặp gỡ trước Họp Mật Nghị bầu đức Giáo Hoàng mới với các vị Hồng Y, ngài đã nhiều lần phát biểu nói lên tâm tư suy nghĩ của mình. Và qua đó tôi đã có cơ hội lắng nghe một người có trí óc suy nghĩ sâu sắc cùng nhìn xa trông rộng.“

2. Đời sống đạo đức chiệm niệm

Ký gỉa Yuliya Tkachova hỏi Ông Hesemann về gương mẫu đời sống đức tin của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị qua những lần Ông được diện kiến ngài. Ông nói lên tâm tư của mình:

„ Ngài là một người của đời sống cầu nguyện. Khi cầu nguyện ngài chìm sâu trong chiêm niệm, ngài rất có lòng sùng kính Phép Thánh Thể và lòng sùng kính mộ mến Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Đó là cung cách sống lòng đạo đức căn bản phổ thông bình dân. Và qua đó, cung cách sống lòng đạo đức phổ thông được phục hồi công nhận nâng cao trên toàn thế giới, chứ không phải như nhóm phái thần học tân thời cấp tiến coi thường cung cách sống này.

Ngài đã tái khám phá ra mầu nhiệm Kinh mân côi, và đã lập thêm mầu nhiệm Năm Sự Sáng chặng đường đời sống Chúa Giêsu cho việc lần chuỗi mầu nhiệm kinh mân côi đã có sẵn ba mầu nhiệm Vui, Thương mừng về cuộc đời Chúa Giêsu. Xem chi tiết…

“Surgite eamus! – Đứng dậy ta đi nào!“ (Mc 14,42)


LTCG (01.05.2011) – Tin Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được phong Chân Phước ngày 01.05.2011 không gây ngạc nhiên cho mọi người. Nhưng là sứ điệp niềm vui mừng hân hoan cho người tín hữu Công giáo trong toàn thể Giáo hội.

Việc nâng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị lên hàng Á Thánh ( Beatitus – Selig – Chân Phước) tôn kính trên bàn thờ không chỉ là công nhận đời sống anh hùng thánh đức của ngài xưa kia trên trần gian. Nhưng còn phù hợp với nguyện vọng mong ước của mọi người tín hữu Công giáo: “Santo subito – Xin phong Thánh ngay cho đức thánh cha của chúng ta!”, mà họ đã viết trên biểu ngữ cùng nói vang lên trong thánh lễ an táng ngài, ngày 08.05.2005 ở công trường Thánh Pherô.

Đưa tên tuổi Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vào danh sách các Thánh trong Giáo Hội Chúa ở trần gian không nhằm vinh danh cá nhân ngài, vì những việc vĩ đại ngài đã làm theo tầm nhìn của con người. Nhưng trước hết và sau hết tôn vinh công trình tạo dựng của Chúa đã thực hiện qua đời sống của vị Giáo hoàng vĩ đại.

Hòa lẫn trong tâm tình đó, xin cùng hát lời kinh Te Deum laudamus tạ ơn Thiên Chúa, và hướng nhìn về vị Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô với lòng thành kính ngưỡng mộ.

1. Habemus papam!

Dịp mừng kỷ niệm 25 năm làm Giáo hoàng 1978- 2003, đức thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị đã viết lại kỷ niệm về những chặng đường ơn Kêu Gọi của ngài từ khi là Linh mục ở Balan Tổng giáo phận Krakau đến khi trở thành Giáo Hoàng thứ 264. trong Giáo Hội. Tập ký sự này lấy tựa đề theo lời của Chúa trong Phúc âm theo Thánh Marco chương 14, câu 42: Surgite eamus – Đứng dậy ta đi nào! Xem chi tiết…

Phỏng vấn chị Marie Simon-Pierre: ”Phép lạ” của ĐGH Gioan Phaolô II

LTCG (01.05.2011) – (RomeReports) – Câu chuyện của chị Marie Simon-Pierre đã được khắp thế giới biết đến. Chị bị bệnh Parkinson nhiều năm trời, nhưng bất ngờ chị được chữa lành thông qua lời cầu bầu của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nữ tu này hiện đang làm việc tại một bệnh viện phụ sản ở Paris và đã có cuộc trò chuyện trên đài truyền hình KTO của Pháp và mạng Rai của Ý, sau đây là câu chuyện của chị.

Chị Marie Simon-Pierre: “Lúc đầu, tôi không thể xem thấy Đức Gioan Phaolô II trên truyền hình. Được biết về bệnh tật của ngài trong những năm cuối đời, tôi đã cảm thấy rất khó khăn khi nghĩ đến việc làm thế nào tôi có thể đối mặt với tình trạng tương tự trong những năm tới đây”.

Ngày 13 Tháng Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tuyên bố một đặc ân để mở ra án phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II. Kể từ đó, chị nữ tu thuộc cộng đoàn Simon-Pierre này đã cầu nguyện liên lỉ để xin ngài chữa lành.

Chị Marie Simon-Pierre: “Kể từ ngày 14 Tháng Năm, một câu nói luôn bám theo tôi, đó là: “Nếu con tin thì con sẽ được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa”. Giữa những đau khổ, một điều gì đó đã cho tôi thêm sức mạnh để tiếp tục đi tiếp, và bảo với tôi rằng khi có đức tin thì điều gì cũng có thể xảy ra”. Xem chi tiết…

Canh thức cầu nguyện trước lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2


LTCG (01.05.2011) – ROMA. Tối ngày 30-4, giáo phận Roma đã tổ chức một buổi canh thức chuẩn bị tinh thần cho lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 vào sáng chúa nhật 1-5-2011.

Hàng chục ngàn tín hữu đã tham dự buổi canh thức tại khu vực Circo Massimo, xưa kia là trường đua thời La Mã. Buổi cầu nguyện dài 2 tiếng rưỡi, bắt đầu lúc 8 giờ tối và kết thúc lúc 10 giờ rưỡi, gồm có 2 phần:

– Phần đầu là tưởng niệm được khai mào với nghi thức: 30 bạn trẻ của các giáo xứ Roma rước bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma (Salus Populi Romani) lên lễ đài, trong khi ca đoàn Adonaj hợp xướng bài “Hỡi Mẹ Từ Bi” bằng tiếng Ba Lan.

Tiếp đến là các chứng từ được lần lượt trình bày, xen kẽ là các bài thánh ca và đoạn Video gợi lại những giáo huấn, lời nói và cử chỉ của Đức Gioan Phaolô 2, qua sự giới thiệu của nữ ký giả Safiria Leccese, ca đoàn giáo phận Roma cùng với Nhạc viện Thánh Cecilia đảm trách phần thánh ca.

Chứng từ đầu tiên là của bác sĩ Joaquin Navarro Valls, nguyên Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nữ tu Marie Simon Pierre, người được khỏi bệnh Parkinson một cách lạ lùng nhờ Đức Gioan Phaolô 2 trong đêm 2 rạng ngày 3-6-2005, ĐHY Stanislaw Dziwisz, nguyên bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng trong 40 năm trời.
Phần thứ I kết thúc với bài ca “Totus Tuus” được sáng tác nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Gioan Phaolô 2. Xem chi tiết…

Vatican: Chi tiết chương trình phụng vụ lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II



LTCG (01.05.2011) – VATICAN, 29 Tháng Tư 2011 (Zenit) – Khách hành hương đến Rôma đang hướng về ba ngày diễn ra các sự kiện xung quanh lễ phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hôm nay, Văn phòng báo chí Vatican đã tổ chức một cuộc họp báo để rà soát lần cuối các chi tiết của sự kiện trọng đại này.

1. Buổi Canh thức Cầu nguyện

Bắt đầu vào ngày Thứ Bảy bằng buổi canh thức cầu nguyện diễn ra tại Circus Maximus, chủ trì bởi ĐHY Agostino Valli – đại diện Đức Giáo Hoàng tại Rôma, và ban tổ chức của Giáo Phận Rôma.

Đức Ông Marco Frisina – Trưởng Ban Lễ Nghi Phụng Vụ của Tòa Giám Quản Rôma cho biết, ngài sẽ chỉ huy Ca đoàn Giáo phận Rôma (còn gọi là Dàn hợp xướng Thánh Cecilia) hát lễ. Ca đoàn của cộng đồng Philippine ở Rôma và Ca đoàn Gaudium Poloniae sẽ phục vụ hai mảng về truyền thống.

Đức Ông Frisina nói thêm rằng, sẽ có buổi trình chiếu đoạn phim vắn tắt nói về những thời khắc quan trọng của vị giáo hoàng này, “thông qua hình ảnh ấy, chúng ta cũng được sống lại những năm tháng cuối đời của của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vốn có nhiều sự đau khổ”.

Một vài người thân cận với Đức Gioan Phaolô II sẽ kể cho chúng ta những lời chứng của họ về ngài: ĐHY Stanislaw Dziwisz – Tổng Giám Mục của Krakow (thư ký riêng của ngài); Joaquín Navarro Valls – phát ngôn viên Vatican trong triều đại giáo hoàng của ngài; và Chị Marie Simon Pierre – người được phép lạ chữa lành bệnh Parkinson, đây là phép lạ được sử dụng trong án phong chân phước. Xem chi tiết…