Lưu trữ

Archive for 04.05.2011

(Video) Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 04-05-2011

LTCG (04.05.2011)

* Bản tin sáng: IPA kêu gọi Việt Nam trả tự do vĩnh viễn cho ông Bùi Chát và trả lại giải thưởng.

=============

* Bản tin tối: Tiết lộ mới về vụ hạ sát Bin Laden

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

Bùi Tín – Dấn thân độc đáo của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn


LTCG (04.05.2011) – Vụ xử án luật sư Cù Huy Hà Vũ là sự kiện rất nóng trong tháng 4 vừa qua. Đã có hơn 1.000 trí thức, cán bộ, luật sư, sinh viên ký kiến nghị đòi trả lại tự do cho anh. Chính quyền các nước Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thụy Điển…và nhiều tổ chức quốc tế tỏ rõ thái độ bất bình, phê phán cuộc xử án là phi pháp, đi ngược lại cam kết của chính phủ Việt Nam là xây dựng chế độ pháp trị công minh. Vụ xử án đã nâng cao thêm vị thế của bị cáo và hạ rất thấp tư thế của nền tư pháp và chế độ chính trị của đảng CS Việt Nam.

Nhà nghiên cứu giáo dục kiêm dịch giả Phạm Toàn công khai chỉ trích phiên tòa là mang tinh chất lưu manh, vì dùng quyền lực để hiếp đáp một công dân yêu nước, với một mức án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế rất tàn ác.

Nhà thơ Hoàng Thanh Trúc nổi cơn giận dữ trước vụ án bất lương, bật lên những câu thơ cảm khái gửi cho viên thẩm phán Nguyễn Hữu Chính chủ tọa Hội đồng xét xử:

Chúng là người, nhưng sao nhìn giống ngợm
Lũ đười ươi xa lạ giữa chốn người
Không nghĩa nhân, không chút tình dân tộc
Chỉ biết còng lưng biết phận tôi đòi
Chúng ngồi đó, khoác áo xiêm công lý
Mặt ngây ngô như những kẻ sắm tuồng
Vào vai quan viên thân phàm ác quỷ
Miệng lưỡi ca ngôn ngữ lũ ma vương
Chúng là người, cũng cha sinh, mẹ đẻ
Cũng đói – ăn, cũng khát – uống, như người
Nhưng khác người, chúng không còn liêm sỷ
Khúm núm dạ vâng, theo đóm ăn tàn!

Viên thẩm phán Nguyễn Hữu Chính hãy ngâm nga cho kỹ bài thơ này và nhớ chuyển cho viên thẩm phán nào sắp chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xử luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Em sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đang học năm thứ 3 của Học Viện Hành chánh Hà Nội có một kiểu phản ứng riêng, độc đáo đối với phiên tòa. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Sinh Viên Nguyễn Anh Tuấn vs. Chế Độ Nguyễn Tấn Dũng


LTCG (04.05.2011) – Cách đây trên 700 năm, vua Trần Nhân Tông mở Hội Nghị Bình Than, hội họp các bô lão để tìm cách chống sự xâm lược của giặc Nguyên (Tàu). Trần Quốc Toản, lúc đó còn nhỏ tuổi, nhưng với lòng can trường, với sự dũng cảm, đã tức giận bóp nát trái cam mà không hay, khi không được vào tham dự Hội Nghị. Thế là Toản tự động cùng bạn bè, gia nô, gom góp vũ khí, đóng chiến thuyền, may cờ có 6 chữ “Phá Cường Định, Báo Hoàng Ân”, có nghĩa là “Phá Giặc Mạnh, Trả Ơn Vua”. Sau này, Toản đã đạt được rất nhiều công trạng trong việc đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi Việt Nam lần thứ 2. Ngày hôm nay, cũng với lòng can trường, cũng với sự dũng cảm, một lần nữa đã xuất hiện, qua việc làm của một sinh viên, tên Nguyễn Anh Tuấn, đang học năm thứ ba tại Học Viện Hành Chính ở Hà Nội, đã gởi lời thách thức đến chế độ độc tài Nguyễn Tấn Dũng.

Có lẽ anh Nguyễn Anh Tuấn đã nhìn thấy rõ sự bất hạnh của cả một dân tộc Việt Nam. Người dân Việt Nam, như đang sống cuộc đời nô lệ trên mảnh đất quê hương của mình. Người dân Việt Nam đến giờ vẫn chưa hưởng được những quyền căn bản nhất của một con người, dù rằng những quyền ấy đã được ghi trong Bản Hiến Pháp. Điều 69 đã ghi rõ “công dân có quyền tự do ngôn luận”, ấy thế mà Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự đã ngang nhiên chà đạp Điều 69, để kết tội và bỏ tù TS Cù Huy Hà Vũ, và rất nhiều nhà dân chủ trước đó. Và có lẽ, sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đã thấy rõ sự vô cùng bất công của bản án ngày 4/4/2011 đối với LS Cù Huy Hà Vũ và đã nhận thấy sự bất khuất:

{{ “Tôi sẽ không trả lời bất cứ một lời nào đối với hội đồng và cũng không tranh tụng gì nữa và đề nghị hội đồng tuyên án luôn, mức án bao nhiêu tôi cũng chịu, trước dân tộc và trước nhân dân” TS Cù Huy Hà Vũ }}

Thế rồi, cây búa của ông quan tòa Nguyễn Hữu Chính đã gõ xuống phán: 7 năm tù giam, 3 năm quản chế. Nghe đâu mức án “bỏ túi”, lúc đầu Nguyễn Tấn Dũng đã ấn định chỉ khoảng 3 năm tù giam, 1 năm quản chế thôi. Mục đích của Dũng, cũng chỉ là cảnh cáo những vụ kiện tụng đích danh thủ tướng. Một phần, Dũng cũng còn e dè những thế lực đằng sau TS CHHV, vì dầu gì TS CHHV cũng là con của công thần Cù Huy Cận, từng bên cạnh Hồ Chí Minh. Nhưng khổ nỗi, người nhà của TS CHHV, chị Cù Thị Xuân Bích, ủy quyền cho LS Nguyễn Xuân Phước, kiện cáo đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Thành ra, điều này đã làm Dũng vô cùng tức giận, nên bản án bỏ túi đã gia tăng lên như đã nói ở trên. Thật uy dũng thay, thật dõng dạc thay, thật bình thản trước bản án lưu manh của Dũng, TS Cù Huy Hà Vũ đã khẳng khái: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Chuyện khủng bố ở Việt Nam – Báo chí Việt Nam vinh danh những tên khủng bố


LTCG (04.05.2011)

Chuyện khủng bố ở Việt Nam

Mấy ngày nay  truyền thông thế giới sôi động về việc trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden bị tiêu diệt. Có lẽ kể từ ngày 11/9/2001 khi 2 tòa tháp đôi bị đánh sập tại New York đây là lần đầu tiên mà báo nào, đài nào, ai ai cũng bàn chuyện khủng bố. Nhiều người thở phào nhẹ nhõm và nhiều nơi trên đất Mỹ người ta nhẩy nhót, ăn mừng. Công lý cuối cùng đã được thực thi cho hơn 3000 thường dân vô tội và mở ra hy vọng mới cho một thế giới yên bình hơn.

Ngay sau khi tổng thống Obama tuyên bố, lãnh đạo của nhiều nước đã lên tiếng chúc mừng nước Mỹ.

Khá muộn mằn, ngày 3/5/2011 bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, trong một tuyên bố rất ngắn gọn dưới dạng “trả lời câu hỏi của phóng viên” – nhưng không rõ phóng viên nào-  cho biết: “Việt Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức”.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam quan niệm ra sao về khủng bố?

Cùng lúc tuyên bố của bà phát ngôn viên Phương Nga, các blogger đã phát hiện ra báo chí Việt Nam nhân kỉ niệm 36 năm ngày thống nhất đã đăng tải nhiều bài báo ca ngợi việc khủng bố của VC trong thời kỳ còn chiến tranh. Tờ VietNamNet sau phản ứng của một số bạn đọc đã xóa bỏ bài viết những bài này vẫn có thể truy cập trên nhiều báo khác như Dân Việt, Dân Trí và những tờ đăng tải sau đó.

Bài thứ nhất “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” ca ngợi chiến công hiển hách của 2 biệt động Sài Gòn là Hùng và Châu. Người viết Vũ Quang Hùng- cũng chính là người đặt bom giết chết giáo sư Nguyễn Văn Bông- từng là phó Tổng biên tập báo Công an TP. HCM. Giáo sư Bông bị sát hại khi 42 tuổi, là một trí thức cấp tiến có khả năng trở thành thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc mất ông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, cố vấn cho Tối cao Pháp viện, ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Cùng thiệt mạng với ông còn có 3 người khác là vệ sĩ là lái xe. Ông để lại người vợ góa 30 tuổi và 3 con nhỏ. Xem chi tiết…

Cái chết của Osama Bin Laden và chiếc ghế tổng thống Mỹ

LTCG (04.05.2011)

“…Chiến dịch tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden có lẽ là khoảnh khắc định nghĩa nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama.…”

Chiến dịch tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden có lẽ là khoảnh khắc định nghĩa nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama.

Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ sẽ tăng lên đáng kể sau khi tin tức lãnh đạo Al Qaeda, 54 tuổi, bị tiêu diệt sau cả một thập niên Mỹ tìm kiếm kẻ chủ mưu hàng loạt vụ tấn công ngày 11/9/2001.

Khi nước Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy vì giá xăng dầu tăng, tỉ lệ thất nghiệp cao và tương lai kinh tế bất ổn, thì tin tức trùm khủng bố đã chết là khoảnh khắc hoàn hảo với Obama khi ông bắt đầu chiến dịch tái tranh cử tổng thống Mỹ 2012.

Sau tuyên bố đầy xúc cảm vào đêm chủ nhật, Obama lại có bài phát biểu trước người Mỹ một lần nữa vào thứ hai.

Cuộc tìm kiếm trùm khủng bố kéo dài một thập niên đã kết thúc. Ảnh: Reuters

Chính khách xếp hàng chúc mừng

Bề ngoài, đây là một chiến thắng lớn lao với Obama và là “cú đấm” với cựu Tổng thống George W. Bush. Kẻ bị truy nã và tìm kiếm gắt gao nhất thế giới đã bị tiêu diệt vào đêm chủ nhật trong màn bão lửa với lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại một khu dinh thự trị giá cả triệu USD cách Islamabad của Pakistan gần 100km.

Hàng nghìn người đã tập trung phía ngoài Nhà Trắng tại Washington D.C. và vùng Không số ở New York, hát vang những khúc ca yêu nước.

Ông Obama trong buổi lễ hôm thứ hai nói rằng: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, đây là một ngày vĩ đại với nước Mỹ. Thế giới đã an toàn hơn và trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi thấy tinh thần và lòng yêu nước – những đám đông tập trung, mọi người cầm theo nến và vẫy cờ. Người dân tự hào sống ở nước Mỹ”. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Hiệp thương: công cụ tước đoạt quyền ứng cử và bầu cử

LTCG (04.05.2011)

Bài đã đăng báo Người Việt

Người ta ứng cử đại biểu quốc hội, tức đại diện cho hơn 80 triệu công dân cả nước chớ có phải ứng cử “đại biểu xóm”, “đại biểu công ty” đâu mà đưa ra lấy ý kiến một nhúm người rồi gạt bỏ tư cách ứng cử của người ta?

Nếu thật sự người của “đảng cử” mà dân ủng hộ nhiệt tình (như lần nào cũng công bố kết quả kiểm phiếu đạt từ 90% trở lên) thì “nhà nước ta” hãy để cho người dân “dạy cho kẻ khoái tự ứng cử một bài học” bằng lá phiếu của họ, ứng cử mà không ai thèm bầu thì hắn ta tự quê độ hết dám ứng cử lần nữa, mất công tổ chức hội nghị hiệp thương, lấy ý kiến dân phố chi cho hao người tốn của mà còn mang tiếng bóp nghẹt nhân quyền!

Điều 2 Luật bầu cử đại biểu quốc hội (BCĐBQH) quy định: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật”.  Tiêu chuẩn để trở thành ĐBQH quy định tại Điều 3 luật này cũng không phức tạp, ai mà chẳng muốn “làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nghe rất hay, đọc xong có hứng thú tự ứng cử ĐBQH liền.

Tuy nhiên, đi vào phần thủ tục mới thấy các Điều luật tiếp theo bên dưới đã ngang nhiên dùng công cụ “hiệp thương” gạt bỏ quyền tự ứng cử và quyền tự- do- lựa- chọn- người- đại- diện- cho- mình- khi- bầu- cử- của- công- dân.

Theo Điều 30, 31, 37, 38 Luật BCĐBQH (17/04/1997)  và Luật BCĐBQH sửa đổi bổ sung (25/12/2001) thì mục đích của hội nghị hiệp thương là “thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người” ứng cử và “để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó làm việc (nếu có)”.

Luật bầu cử đại biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ đều đưa vào luật thủ tục “hội nghị hiệp thương” nhưng không giải thích rõ hiệp thương là gì. Từ điển tiếng Việt khái niệm hội nghị là “cuộc họp quan trọng để bàn những vấn đề lớn”; hiệp thương (hiệp: giúp đỡ; thương: bàn luận) là “họp nhau để bàn bạc, thương lượng, dàn xếp công việc, cùng bàn bạc để thống nhất”. Xem chi tiết…

(Video) Tin Công Giáo quốc tế 04-05-2011

Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010

 

LTCG (04.05.2011)

Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã kết thúc kỳ họp thứ I, năm 2011, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn ngày 28/4/2011; đồng thời chính thức công bố Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa ngày 1/5/2011 vừa qua.

Nữ Vương Công Lý trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc toàn văn Thư chung này trong tâm tình tạ ơn Chúa; đồng thời mong ước mọi người đón nhận, chia sẻ và đóng góp để thư chung thực sự đem lại những canh tân, đổi mới cho Giáo hội Việt Nam.

 

——————————

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THƯ CHUNG

HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010

GỬI TOÀN THỂ  CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM

Cùng nhau  bồi đắp nền văn minh  tình thương và sự sống  2011

Tựa đề Thư chung  “Cùng nhau bồi đắp  nền văn minh tình thương và sự sống

trích từ Kinh Đức Mẹ La Vang

Kính gửi: Toàn thể Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam

DẪN NHẬP

1.       Cử hành Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm, Giáo Hội tại Việt Nam dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, đồng thời nỗ lực đào sâu và làm tăng trưởng đức tin cũng như hâm nóng lại nhiệt tình loan báo Tin Mừng.[1] Trong tâm tình đó, ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24.11.2009, cộng đoàn tín hữu Việt Nam đã long trọng khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Sau một năm chuẩn bị, Đại Hội Dân Chúa được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ thuộc Tổng giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 21 đến 26.11.2010. Cuối cùng, lễ Bế Mạc Năm Thánh được cử hành trọng thể tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng giáo phận Huế ngày lễ Hiển Linh 06.01.2011.

2.       Để phát huy những thành quả của Năm Thánh, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi đến toàn thể các tín hữu Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010. Thư Chung này hình thành từ những suy tư, trao đổi và cầu nguyện của toàn thể Dân Chúa Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, hợp nhất với các mục tử, để định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Tất cả là để phục vụ Vương Quốc Thiên Chúa, vương quốc sự thật, sự sống, công chính, yêu thương và bình an.[2]

3.       Dưới ánh sáng Tin Mừng, Thư Chung này trước hết trình bày sơ lược về hiện trạng quê hương, nơi người Công Giáo Việt Nam đang sống và thực thi sứ vụ của mình. Chương II cho thấy cần phải sống và thể hiện mầu nhiệm Giáo Hội như thế nào trong hoàn cảnh ngày nay theo lời mời gọi của Chúa. Chương III tập trung vào sự hiệp thông trong Giáo Hội được nhìn như gia đình của Thiên Chúa. Chương IV nêu lên những khía cạnh chính yếu trong sứ vụ của Giáo Hội tại Việt Nam ngày nay. Xem chi tiết…

Chủ thuyết xã hội Công Giáo của chân phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II


LTCG (04.05.2011)

Năm 1978, khi Ðức Hồng Y Karol Wojtyla, người Ba Lan (Poland), một quốc gia đang thuộc khối Cộng Sản ở Đông Âu Châu, đăng quang Giáo Hoàng; cả thế giới nói chung và giáo hội Công Giáo nói riêng đã chờ đợi những thay đổi đặc biệt nơi ngài.

Sau khi minh định đường lối thần học của ngài qua hai tông huấn (encyclicals) “Ðấng Cứu Thế” (Redemptor Hominis, 1979) và “Giàu Lòng Từ Tâm” (Dives in Misericordia, 1980), Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thực sự cho thế giới biết chiều hướng xã hội của ngài qua tông huấn “Lao Ðộng” (Laborem Exercens) vào năm 1981. Một chủ thuyết xã hội Công Giáo mới đã được thành hình.

Năm 1971, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày ban hành tông huấn về lao động “Rerum Novarum” (Tân Vụ) của ÐGH Lêo XIII, 1891; ÐGH Phaolô VI đã gửi đến Ðức Hồng Y Maurice Roy, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng (1) về Công Lý và Hòa Bình (Justitia et Pax), tông thư (apostolic letter) “Bát Thập Chu Niên” (Octogesima Adveniens). Trong đó, Ngài đã cảnh cáo mọi người Công Giáo không được theo chủ nghĩa xã hội kiểu Marxism (thuyết Mác-xít), nhưng vẫn mở cửa cho các mẫu chủ thuyết xã hội khác còn dành chỗ đứng cho chiều hướng tôn giáo. Là người đến từ Ba-Lan, lúc đó đang theo chủ nghĩa Cộng Sản (cho đến năm 1989), Đức Thánh Cha (ÐTC) Gioan Phaolô II đã dựa theo tinh thần tông thư nói trên của ÐGH Phaolô VI, để trình bày những nguyên tắc về công bằng xã hội phù hợp cho cả thế giới trong thời đại hiện tại. Trọng tâm của chủ thuyết này là: Lao Ðộng Thì Ưu Tiên Hơn Tư Bản. Xem chi tiết…

Khắp thế giới tổ chức sự kiện về lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II


LTCG (04.05.2011)

Rôma, 1 Tháng Năm 2011 (CNA / EWTN) – Lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II không chỉ giới hạn ở Rôma. Nhiều nơi khác trên thế giới cũng đã tổ chức các hoạt động liên quan.

Ba Lan:

Hãng tin AP nói, tại Ba Lan, hơn 120.000 người đã bất chấp trời mưa tập trung về Linh địa Lòng Chúa Thương Xót ở quận Lagiewniki của thành phố Krakow để theo dõi sự kiện từ Vatican trên màn hình khổng lồ. Sau đó, một bình lưu giữ máu thánh tích của ĐGH Gioan Phaolô II được rước đến một bàn thờ ngoài trời, để mọi người tôn kính.

Henryka Dudek, 62 tuổi nói với AP: “Ngài đáng được phong chân phước và phong thánh cho cả cuộc đời ngài. Chúng tôi không đủ khả năng để đến Rôma nên chúng tôi đến đây”.

Màn hình khổng lồ cũng được dựng lên ở quảng trường ở trung tâm thành phố Krakow, Warsaw và ngay tại quê hương của Đức Gioan Phaolô ở Wadowice. Tại đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và phu nhân Malgorzata theo dõi các sự kiện với dân chúng địa phương.

“Tôi tự hỏi là chúng ta sẽ có được những gì và điều gì sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta không có Đức Giáo Hoàng của chúng ta”, Thủ tướng Tusk nói với hãng tin PAP. “Tất cả những gì tốt đẹp mà chúng ta đã được lãnh nhận và sẽ vẫn còn được lãnh nhận”.

Một người bạn học của Đức Gioan Phaolô II cũng có mặt tại Wadowice, Bà Eugeniusz Mroz, 90 tuổi. Bà nói: “Thật vui khi một người bạn từng cùng tôi đi học mà nay đã được phong chân phước. Đó là một niềm vui lớn lao … đặc biệt vì đó là một người đàn ông Ban Lan đến từ Wadowice, Đức Gioan Phaolô II đang được phong chân phước”. Xem chi tiết…

UCANEWS: Triệu người tung hô chân phước Gioan Phaolô II – Người vĩ đại của Thiên Chúa


LTCG (04.05.2011) – Đức Gioan Phaolô II đang ở trên thiên đàng, nhưng linh hồn ngài đã trở về quảng trường Thánh Phêrô hôm Chúa nhật vừa qua với một sức mạnh phi thường tạo nên dòng cảm xúc mãnh liệt và vui mừng khôn tả nơi 1,5 triệu tín hữu từ khắp các châu lục đến tham dự nghi lễ long trọng khi Đức Thánh cha Bênêđictô tuyên bố ‘con người vĩ đại này của Thiên Chúa’ là ‘Chân phước’.

Tiếp đó là nghi thức khánh thành bức chân dung Đức Gioan Phaolô II tươi cười và năng động trên ban công chính của quảng trường Thánh Phêrô, đám đông trong quảng trường và trên các con phố và các nơi trong thành phố gần đó, trong đó có quảng trường Maximus – nơi tổ chức đêm canh thức cầu nguyện vào tối hôm trước, vang lên tiếng vỗ tay tán thành và hân hoan như sấm rền kéo dài trong hơn 10 phút.

Họ đã đợi giây phút này trong sáu năm và giờ đây đã có được nên họ vỗ tay reo hò và vẫy cao quốc kỳ của nhiều quốc gia, đặc biệt là quốc kỳ màu đỏ trắng của Ba Lan.

Cảm xúc dâng trào khiến đàn ông cũng như phụ nữ bỗng dưng rơi lệ ngay sau nghi thức phong chân phước, khi họ thấy hai nữ tu – nữ tu người Ba Lan Tobiana là người đích thân chăm sóc Đức Gioan Phaolô II trong những năm cuối đời và nữ tu người Pháp Marie Simone-Pierre được chữa lành căn bệnh Parkinson nhờ phép lạ được Đức Gioan Phaolô II cầu bầu – bước lên bàn thờ mang theo một lọ máu hóa lỏng của Đức cố giáo hoàng trong hòm thánh tích bằng bạc để Đức Thánh cha tôn kính. Xem chi tiết…