Lưu trữ

Archive for 02.05.2011

Tuyên bố của Tòa thánh về cái chết của ông Osama Bin Laden – Các Giám chức châu Á nhận định về cái chết của Osama Bin Laden

 

LTCG (02.05.2011)

Tuyên bố của Tòa thánh về cái chết của ông Osama Bin Laden

ROMA – Sau đây là bản tuyên bố do linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, công bố ngày thứ Hai 2-5, sau khi được tin cái chết của ông Osama Bin Laden.

“Ông Osama Bin Laden – như chúng ta đều biết – có trách nhiệm rất nặng nề về truyền bá chia rẻ và hận thù giữa các dân nước, gây ra cái chết của vô số người, và khai thác các tôn giáo cho mục đích này.

Đứng trước cái chết của một người, Kitô hữu không hề vui mừng, nhưng suy tư về các trách nhiệm nặng nề của mỗi người trước mặt Thiên Chúa và loài người, và hy vọng cùng phấn đấu để đảm bảo rằng mỗi sự kiện là không phải một dịp để tăng thêm hận thù, nhưng là dịp để thúc đẩy hòa bình”. (Zenit 2-5-2011)

***

Các Giám chức châu Á nhận định về cái chết của Osama Bin Laden

Các giám chức châu Á có phản ứng rất khác nhau khi nghe tin cái chết của ông Osama bin Laden, người sáng lập mạng al-Qaeda và nhà tổ chức các vụ tấn công khủng bố vào thành phố New York và Washington (Mỹ) ngày 11-9-2001.

Đức Giám mục Martin Jumoad, giáo phận Isabela (Philippines) – một thành phố trên đảo Basilan có đa số dân là người Hồi giáo – hoan nghênh tin này, gọi đó là một “chiến thắng của cái thiện trước cái ác”. Ngài nói: “Cái chết của Osama sẽ làm suy yếu tổ chức ly khai Abu Sayyaf tại Basilan, bởi vì các người chỉ huy Abu Sayyaf đã tuyên bố rằng họ được mạng al-Qaeda ủng hộ…Tôi hy vọng đội quân của Bin Laden ở đây sẽ suy yếu, và Basilan cuối cùng sẽ được hưởng hòa bình và an ninh”.

Mặt khác, linh mục Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Ấn Độ, bày tỏ sự lấy làm tiếc trước tin này.

Cha nói: “Bin Laden có thể tự cải cách mình bằng sự xa lánh con đường bạo lực và khủng bố, và bắt đầu một cuộc sống mới của hòa giải và hòa bình…Giáo Hội không bao giờ tán thành bạo lực hoặc liên kết với bạo lực”.

Cha nói thêm: “Bạo lực gây ra bởi tôn giáo là không bao giờ chấp nhận được với bất cứ xã hội văn minh nào”.

Tại Pakistan, nơi bin Laden đã bị quân đội Mỹ giết chết, Đức Tổng Giám mục nghỉ hưu Lawrence Saldanha, tổng giáo phận Lahore, lo sợ rằng Kitô hữu sẽ phải đối mặt sự trả thù, nhưng Ngài bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng cái chết của ông sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng.

Ngài nói: “Kitô hữu Pakistan chúng tôi là các mục tiêu mềm, khi mạng al-Qaeda không thể tấn công Mỹ. Chúng tôi yêu cầu chính quyền giữ an ninh cho chúng tôi; chính phủ cần phải kiểm soát bất cứ sự trả đũa nào”.

Đức Tổng Giám mục Saldanha, người được thụ phong Giám mục ngày 9-11, nói thêm: “Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng mọi việc sẽ trở nên tốt hơn dần dần. Nhiều người nhìn ông bin Laden như một anh hùng của cuộc cách mạng Hồi giáo. Nhưng ông là một mẫu gương của chủ nghĩa cực đoan và mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Cái chết của ông sẽ thay đổi cục diện, phân quyền và làm sáng tỏ chủ nghĩa cực đoan. ” (Catholic Culture 2-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa

Vietcatholic News

Tin nóng: Chi tiết cuộc đột kích hạ sát Bin Laden – Ảnh của thi thể Bin Laden được Blogger Phamvietdao chộp được từ… – Video: Obama tuyên bố Bin Laden đã chết

 

LTCG (02.05.2011)

Chi tiết cuộc đột kích hạ sát bin Laden

Mọi chuyện khởi đầu từ danh tánh của một “giao liên.”

Giới chức cao cấp Tòa Bạch Ốc, khuya Chủ Nhật, rạng sáng thứ Hai, nói rằng, toàn bộ chiến dịch theo dõi bin Laden được khởi sự từ trước vụ “9/11,” trước cả các cuộc tấn công khủng bố đưa tay này lên hàng “trùm.”

Và chiến dịch theo dõi này “nóng” hẳn lên vào mùa Thu 2010, khi giới hữu trách khám phá một căn nhà khả nghi tại Pakistan.

 

Người dân và lính cứu hỏa tại Times Square, New York, sau khi nghe thông tin về việc hạ sát bin Laden. (Hình: GettyImages)

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

(RFI) Việt Nam bắt giữ nhà thơ Bùi Chát sau khi ông nhận giải thưởng quốc tế – Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) lên án việc bắt giữ Bùi Chát

 
 Nhà thơ Bùi Chát tại Buenos Aires ngày 25/04/2011. (DR)

Việt Nam bắt giữ nhà thơ Bùi Chát sau khi ông nhận giải thưởng quốc tế

Hôm nay, 02/05/2011, Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế, IPA, ra thông báo cho biết là nhà thơ Bùi Chát đã bị bắt giữ khi ông vừa từ Buenos Aires, Achentina trở về. Vào tuần trước, nhà thơ Bùi Chát tới Achentina để nhận giải thưởng « Tự do xuất bản » của Hiệp hội các Nhà Xuất bản Quốc tế vì những đóng góp của ông cho quyền tự do ngôn luận.

Nhà thơ Bùi Chát đã bị bắt hôm thứ bẩy, 30/04 vừa qua, khi ông trở về nước.

Theo đại diện của IPA, thì giải thưởng cũng như giấy chứng nhận đã bị tịch thu. Ông Bjorn –Simonsen, chủ tịch ban giám khảo giải thưởng khẳng định rằng việc bắt giữ có liên quan trực tiếp với việc ông Bùi Chát đã nhận giải thưởng và ca ngợi nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập ra nhà xuất bản Giấy Vụn là một người làm xuất bản bí mật dũng cảm. Xem chi tiết…

Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giáo xứ Vườn Xoài có tân chính xứ

LTCG (02.05.2011)

Việc Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn cất chức chánh xứ của linh mục Phan Khắc Từ hy vọng sẽ là tiền đề cho các Tòa Giám mục Bùi Chu, Ban Mê Thuột, trong việc xử lý các linh mục Trần Mạnh Cường và Lê Ngọc Hoàn, bởi lẽ, hai linh mục này, cùng với linh mục Phan Khắc Từ, đã cố tình vi phạm điều 285 triệt 3 của Bộ Giáo Luật: “Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành xử quyền dân sự”.

Tin từ Tổng Giáo phận Sài Gòn cho biết, ngày 29/4/2011 vừa qua, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Võ đã chính thức nhận xứ Vườn Xoài thay thế linh mục Phan Khắc Từ.

Linh mục Phan Khắc Từ hiện đang là Tổng biên tập báo Công giáo và Dân tộc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Ông cũng vừa được chính quyền cộng sản giới thiệu làm ứng viên đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13.

Theo thông tin nhận được, Tòa tổng Giám mục Sài gòn đã đồng ý cho ông nghỉ các công việc mục vụ để toàn tâm, toàn lực phục vụ chế độ, bởi lẽ nếu ông trúng cử quốc hội, mỗi năm ông sẽ phải tham gia nhiều kỳ họp của quốc hội và như thế, ông sẽ không thể chu toàn nhiệm vụ cha xứ theo như Giáo luật đòi hỏi. Xem chi tiết…

Tổng Giáo phận Sài Gòn thành lập Ban Mục vụ Công lý và Hòa bình

 

LTCG (02.05.2011)

Kể từ ngày thành lập tới nay, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp làm chủ tịch, đã có những hành động tích cực trong các vụ việc như: vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu, đất đai của Dòng Chúa Quan Phòng tại tỉnh Sóc Trăng, gần đây là những can thiệp tích cực cho sự tự do của luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn và trước mắt là cuộc tọa đàm về Ủy ban Công lý và Hòa bình sẽ được tổ chức tại Hội trường Fx. Nguyễn Văn Thuận, thuộc Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, vào ngày 27/5 tới đây.

Trong lá thư mục tử tháng 5/2011 gửi cộng đồng Dân Chúa Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đã chính thức công bố thành lập “Ban Mục vụ Công lý và Hòa bình” thuộc Tổng Giáo phận.

Sau khi trình bày sơ lược về nguồn gốc và mục đích của Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh, Đức Hồng y cho biết mục đích của Ban Mục vụ Công lý và Hòa bình là: “soi đường dẫn lối cho cộng đồng dân Chúa làm chứng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, cùng tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, vì sự sống cùng sự phát triển con người và đất nước hôm nay”; đồng thời cũng cho biết nhiệm vụ của ban Mục vụ Công lý và Hòa bình là: “nghiên cứu, đào sâu, và phố biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đặc biệt nội dung những văn bản sau đây :

– “Hợp tuyển giáo huấn của Giáo Hội về xã hội” trong hai thế kỷ 19 và 20, do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và hòa bình xuất bản năm 2000, với Lời Tựa của Đức cố Hồng y Fx. Nguyễn Văn Thuận;

– “Tổng lược Học Thuyết xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”, xuất bản năm 2004, với Lời giới thiệu của Đức Hồng y Sodano, Quốc Vụ Khanh Vatican, và của ĐHY Martino, đương kim Chủ tịch Hội đồng của Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.”

Sau khi Hội Đồng Giám mục Việt Nam thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình, từ tháng 10/2010 tới nay, một số giáo phận đã nhanh chóng thành lập Ban Công lý và Hòa bình của giáo phận, như tại Giáo phận Vinh và một số Giáo phận khác và nay là Tổng giáo phận Sài Gòn.

Kể từ ngày thành lập tới nay, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp làm chủ tịch, đã có những hành động tích cực trong các vụ việc như: vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu, đất đai của Dòng Chúa Quan Phòng tại tỉnh Sóc Trăng, gần đây là những can thiệp tích cực cho sự tự do của luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn và trước mắt là cuộc tọa đàm về Ủy ban Công lý và Hòa bình sẽ được tổ chức tại Hội trường Fx. Nguyễn Văn Thuận, thuộc Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, vào ngày 27/5 tới đây.

Việc các giáo phận thành lập Ban Công lý và Hòa bình hy vọng sẽ góp phần cách tích cực để cùng với Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam gióng lên tiếng nói cho công bằng xã hội, cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền tại quê hương Việt Nam.

30/4/2011

Nữ Vương Công Lý

“Đừng sợ đối thoại” bằng “im lặng” hay còn gì hơn nữa?

 

LTCG (02.05.2011)

Giáo hội Việt Nam sẽ không thể không tham gia vào việc tái thiết đất nước. Nhưng, Giáo hội sẽ không thể tham gia tái thiết đất nước nếu không tích cực, can đảm dấn thân, vạch trần những sự giả dối, sự bất công rẫy tràn đang làm băng hoại môi trường xã hội. Giáo hội Việt Nam sẽ không thể góp phần tái thiết đất nước nếu cứ ‘lên tiếng như không lên tiếng”, im lặng không lên tiếng đòi chính quyền tôn trọng những quyền cơ bản, tự bản chất, vốn thuộc về sứ mạng của Hội thánh, như: giáo dục, y tế, truyền thông, an sinh xã hội…

Những ngày qua, nhiều bạn bè thắc mắc về một bài viết trên WHD có tựa đề: “Những hướng dẫn mục vụ của Chân phước Gioan Phaolô II đối với Giáo hội tại Việt NamĐừng sợ hy vọng – Đừng sợ đối thoại”.

Tác giả bài viết dẫn lại những bài huấn từ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II với các Giám mục Việt Nam nhân các chuyến viếng thăm mục vụ Ad Limina, bài giảng của Đức Giáo hoàng nhân dịp lễ phong thánh cho 117 vị thánh Tử đạo Việt Nam để khẳng định rằng:

Có thể tóm tắt những hướng dẫn mục vụ của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II (cho Giáo hội Việt Nam) trong phương châm “Đừng sợ”, gồm hai nội dung: Đừng sợ hy vọng và đừng sợ đối thoại.”

Trong mục “Đừng sợ đối thoại”, sau khi trích dẫn vài đoạn bài giảng của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong thánh lễ phong thánh cho 117 Thánh Tử đạo Việt Nam, tác giả quả quyết:

Như vậy “biết thinh lặng”, “biết tha thứ” và “biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương” chính là sức mạnh nội lực của người kiên trì theo đuổi con đường đối thoại, nhất là đối thoại với những kẻ đang tìm cách làm hại mình.” Xem chi tiết…

Những thay đổi quan trọng sắp diễn ra tại Giáo triều Roma

LTCG (02.05.2011)

Hôm nay, ký giả Andrea Tornielli của tờ La Stampa đã dành trọn một bài viết nói về một sự thay đổi nhân sự quan trọng sẽ xảy ra trong Giáo triều Roma (Roman Curia), đó là việc bổ nhiệm Phó Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, trong thực tế là “Bộ trưởng Bộ Nội vụ” của Vatican. Vị Phó Quốc Vụ Khanh hiện tại, TGM Fernando Filoni, sẽ được thăng tiến trong những ngày sắp tới để trở thành Tổng trưởng Bộ Truyền bá Tin Mừng cho các Dân tộc (Propaganda Fide) thay thế ĐHY Ivan Dias. Người thay thế cho TGM Filoni trong chức vụ then chốt đó có thể là vị Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) tại Cuba, TGM Giovanni Angelo Becciu, 62 tuổi.

TGM Becciu

  Xem chi tiết…

(Video) Tin Công Giáo quốc tế 02-05-2011

Cha giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, CSsR: Chân phước Gioan Phaolô II là đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam


LTCG (02.05.2011)Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II là đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam. Chính ngài đã tuyên phong 117 vị thánh tử đạo Việt Nam ngay lúc bối cảnh rất khó khăn của thế giới và của nhiều chống đối từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là điều Cha giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, CSsR.

Trong thánh lễ tạ ơn Tiên Chúa về chân phước Gioan Phaolô II, cha giám tỉnh đã mời cha Giuse Maria lê Quốc Thăng, chánh xứ giáo xứ Phú Trung, đến đồng tế và giảng lễ. Cha Thăng là một người thao thức rất nhiều về Giáo hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Khở đầu bài chia sẻ, cha Thăng nói: “Nhìn vào Chúa Kitô và chân phước Gioan Phaolô II, chúng ta thấy được những con người thấu cảm được nổi sợ hãi đã xẩy ra trong cuộc đời mình và bạn hữu. Trong kinh nghiệm đó, Chúa Yêsu bảo các môn đệ: “Đừng sợ”. Chân phước Gioan Phaolô II, trong bài giảng đầu tiên của sứ vụ giáo hoàng cũng đã mời gọi thế giới: “Đừng sợ!”

Kính mời anh chị em cùng nghe âm thành phần công bố Tin Mừng của cha Phaolô Nguyễn Văn Công và phần chia sẻ của cha Giuse Maria lê Quốc Thăng, chánh xứ Phú Trung: 

Nguồn: VRMI

Đức Gioan Phaolô II đã quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam như thế nào?


LTCG (02.05.2011) – Seattle, USA – Nhân dịp toàn thể con cái Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ vui mừng khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 công bố tuyên Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II tại Giáo Đô vào Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót, ngày 01 tháng 5 năm 2011.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong Năm Thánh 2000 vào ngày 30 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Hiển Thánh cho Nữ Tu Faustina, tác giả của sứ điệp lời hiệu triệu về việc Kính Lòng Thương Xót Chúa, hôm đó là ngày Chúa Nhật II Phục Sinh và cũng kể từ đó Đức Gioan Phaolô II đã chọn ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh hàng năm, đến năm 2004 thì ngày này đã được chính thức ghi vào lịch Phụng Vụ của Giáo Hội. Hoà chung với niềm vui đặc biệt của ngày trọng đại này, người viết nhìn lại những gì mà vị Tân Chân Phước đã quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam trong thời gian Ngài giữ nhiệm vụ cai quản Hội Thánh Chúa, với lời nguyện cầu xin Chân Phước Gioan Phaolô II cầu bầu cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi nạn vô thần.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đã sinh ra và lớn lên trong một đất nước bị chế độ cộng sản nắm trọn quyền thống trị. Có thể nói, Ngài là nhân vật đã góp phần không nhỏ vào việc làm sụp đỗ chế độ cộng sản. Qua các dữ kiện trải dài kể từ khi Ngài lên ngôi Giáo Hoàng cho đến khi Ngài từ giả cõi đời. Ngài đã từng hướng về đất nước Việt Nam xa xôi với ước mơ được đến thăm Việt Nam và Linh Điạ LaVang một lần nhưng chưa thực hiện được. Ngược dòng thời gian, nhiều sự việc xẩy ra cũng như qua các tin tức đã ghi nhận được trong quá khứ, người viết cảm nhận được sự cảm thông sâu xa của Ngài đối với Giáo Hội Việt Nam qua những trăn trở của Ngài, sự cảm thông thiết thực nhất, hơn ai hết, vì Ngài là vị Giáo Hoàng đã hiểu được hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam trong thời cộng sản cũng giống như Giáo Hội Ba Lan của Ngài khi còn chế độ cộng sản. Xin lần lượt trình bày vài nét khái quái về những quan tâm của Ngài liên quan đến Giáo Hội Việt Nam. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Kêu gọi nhận Chân phước Gioan Phaolô II làm Bổn mạng Giới trẻ


LTCG (02.05.2011) – Chân phước Gioan Phaolô II nên được nhận làm “bổn mạng giới trẻ”. Đó là ý kiến của ĐHY Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Phong thánh (Prefect of the Congregation for the Causes of Saints), vì Chân Phước Gioan Phaolô II đã gần gũi giới trẻ.

Ngày 30/4/2011, ĐHY Martins nói với những người hiện diện tại ĐH Thánh Croce: “Riêng tôi nghĩ rằng Chân Phước Gioan Phaolô II nên được nhận làm bổn mạng giới trẻ. Một số vị thánh là thánh bổn mạng. Nếu ai đó muốn đề nghị một vị thánh bổn mạng, họ phải đưa ra các lý do và động lực thúc đẩy”.

Cũng dễ hiểu suy nghĩ của ĐHY Martins. Suốt triều đại Giáo hoàng kéo dài 27 năm, Chân phước Gioan Phaolô II đã quan hệ mật thiết với giới trẻ. Thế nên ngài được mệnh danh là “Giáo hoàng của Giới trẻ”.

Năm 1984, ngài đã thành lập Ngày Giới Trẻ (World Youth Day) để ngài có thể gặp gỡ giới trẻ trên khắp thế giới 3 năm một lần. Sáng kiến của ngài chứng tỏ thành công như đại hội giới trẻ năm 1995 tại thủ đô Manila của Philippines, hơn 5 triệu người trẻ đã đến với ngài. Đó là sự kiện được đánh giá là có số người đông nhất trong lịch sử.

Thách đố của ngài đối với giới trẻ trong dịp đó là tiêu biểu cho triều đại giáo hoàng của ngài. Chân phước Gioan Phaolô II nói: “Bạn có thể dấn thân, dành thời gian, năng lực và tài năng cho người khác? Bạn có khả năng yêu thương? Nếu vậy, giáo hội và xã hội khả dĩ hy vọng những điều lớn lao ở mỗi người trong chúng ta”.

Chúng ta đã có một thánh bổn mạng giới trẻ là thánh Aloysius Gonzaga, Dòng Tên, người Bồ Đào Nha, thế kỷ XVI. Nhưng người ta chưa được nghe nói nhiều đến vị thánh này. Đề nghị nhận Chân Phước Gioan Phaolô II làm bổn mạng giới trẻ phải được sự phê chuẩn của Bộ Phụng Tự (Congregation for Divine Worship). Chúng ta rất hy vọng Chân phước Gioan Phaolô II sớm trở thành Bổn mạng Giới trẻ.

Trầm Thiên Thu

(Nguồn: CatholicNewsAgency.com)

Bài Giảng Của ĐTC Bênêđictô XVI Trong Thánh Lễ Phong Chân Phước Đức Gioan Phaolô II



LTCG (02.05.2011)

Quảng Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 01.5.2011

Anh Chị Em thân mến,

Cách đây sáu năm chúng ta tập trung tại Quảng Trường này để cử hành lễ an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Niềm đau của chúng ta vì mất ngài thật sâu sắc, và càng lớn hơn nữa, đó là tâm tình tri ơn vô bờ của chúng ta bao trùm cả thành Rôma và toàn thế giới: niềm tri ơn ấy, cách nào đó, chính là hoa quả từ toàn thể cuộc đời vị tiền nhiệm của tôi, cách riêng từ chứng tá đau khổ của ngài. Ngay lúc đó chúng ta đã cảm nhận hương thơm thánh thiện của ngài, và bằng nhiều cách Dân Chúa đã bày tỏ niềm tôn kính ngài. Vì vậy, với tất cả sự tôn trọng các chuẩn mực về phong thánh của Giáo Hội, tôi đã mong muốn tiến trình phong Chân Phước cho ngài được xúc tiến nhanh chóng một cách hợp tình hợp lý. Và hôm nay, ngày mong đợi đã đến; ngày này đến nhanh bởi vì đây là điều đẹp lòng Chúa: Gioan Phaolô II được chúc phúc!

Tôi muốn gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em từ khắp thế giới tập trung về đây thật đông đảo trong biến cố vui mừng này – các Hồng Y, các Thượng Phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các anh em Giám Mục và Linh Mục, các Phái Đoàn, các Đại Sứ và các giới chức thẩm quyền dân sự, các nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân. Tôi cũng gửi lời chào đến tất cả anh chị em tham dự sự kiện này qua các làn sóng phát thanh và truyền hình. Xem chi tiết…

Phóng sự ảnh lễ tôn phong chân phước Gioan Phaolô II

Khoảng một triệu người quy tụ về quảng trường thánh Phêrô

LTCG (02.05.2011) – Sài Gòn –  Chiều 01/5/2011, giờ Việt Nam, tín hữu từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Vatican – thành đô vĩnh cửu để tham dự thánh lễ tuyên phong Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lên hàng chân phước.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được coi là vị anh hùng vĩ đại nhất của dân tộc Balan. Từ ngày được bầu lên kế vị thánh Phêrô, Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du và tiếp xúc hầu như với tất cả mọi tầng lớp. Hôm nay, theo CNN cho biết, có một triệu người đã  tham dự thánh lễ đặc biệt này.
Sau khi tấm băng trên Balcony của quảng trường được mở ra cả quãng trường tràn ngập vui sướng.
Sau đây là phóng sự ảnh do phóng viên Paul Nhật sưu tập từ http://www.zimbio.com/pictures/Z_LtAlPYKvI/John+Paul+II+Beatification+Mass+Ceremony/HJNtwyVS5l6 và gởi đến cho chúng tôi.
Vua Henri, Grand Duke và hoàng hậu của Luxembourg
Thủ tướng Ý S.Berlusconi và đức vua Albert II cùng hoàng hậu Paola của Bỉ

VRNs: Nghi thức tôn vinh chân phước Gioan Phaolô II vừa kết thúc

LTCG (02.05.2011) – Vatican – Lúc 8:38 phút giờ Roma, tức 15:38 phút giờ Việt Nam, ngày 01/05/2011, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, tay cầm Thánh giá giám mục Roma, trên ngai toà thánh Phêrô, đặt tại trung tâm quảng trường thánh Phêrô đã tuyên bố Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II là Chân Phước của Hội thánh Công giáo. Tham dự buổi lễ trọng đại này, theo CNN cho biết có 97 đoàn khách quốc tế và có hàng triệu người có mặt và không ngừng tung hô. Cờ Ba Lan, quê hương của Đức tân chân phước Gioan Phaolô II được các ống kinh camera quay liên tục. Ngoài phái đoàn Roma (chủ nhà), có lẽ đoàn Ba Lan là đông nhất.

Tiến trình nghi lễ

Nghi lễ thực ra đã diễn tiến trước đó rất lâu, có thể nói từ sáng 29/04/2011, khi quan tài Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được di chuyển từ hầm mộ và đặt trước mộ Thánh Phêrô dưới hầm Đền thờ, để chuẩn bị đưa lên tầng trên cho các tín hữu kính viếng sau lễ phong chân phước Chúa Nhật 01/05/2011.

Mở huyệt mộ để kiệu quan tài Đức Gioan Phaolô II ra đền thờ

Được biết cách đây hơn 6 năm, khi an táng, thi hài Đức Cố Giáo Hoàng được đặt trong 3 quan tài: quan tài thứ I bằng gỗ, cũng là quan tài được đặt trên thềm Đền thờ trong thánh lễ an táng. Sau đó, quan tài này được đặt trong một quan tài thứ hai bằng chì và niêm phong. Hai quan tài đó lại được đặt trong một quan tài thứ ba bằng gỗ và đây là quan tài được đưa ra khỏi mộ sáng 29/04/2011. Quan tài này vẫn ở trong tình trạng tốt, tuy cũng có một vài dấu hiệu của thời gian.

Việc di quan này do ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô chủ sự, trước sự hiện diện của ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐHY Dziwisz, TGM Cracovia, cựu bí thư của ĐTC, và một số HY, GM khác, các vệ binh Thụy Sĩ, Hiến binh Vatican.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết tấm bia mộ ĐTC Gioan Phaolô 2 bằng cẩm thạch trắng được bảo toàn nguyên vẹn và sẽ được chở về thành phố Cracovia để được đặt trong Nhà thờ mới dâng kính Đức tân Chân Phước.

Các Đức hồng ý chứng kiến đã hôn lên quan tài Đức Gioan Phaolô II

Thánh Lễ phong Chân Phước cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

LTCG (02.05.2011) – VATICAN – Chúa nhật, 01.5.2011 – Từ ban đêm hàng đoàn lũ đã lũ lượt kéo về quảng trường Thánh Phêrô để mong tìm được một chỗ tốt, hàng ngàn người đã ngủ bên dọc đường chờ đợi hừng đông của ngày quan trọng, ngày Đức Cố GH Gioan Phaolô II (1920-2005) được phong lên bậc Chân Phước. Sáng nay mặt trời ló dạng sớm với nắng ấm của đầu xuân như muốn trao tặng một ngày ấm áp cho Giáo Hội, cho khách hành hương đến tham dự và đặc biệt cho riêng vị Tân Chân Phước. Giáo hội mừng ngày lễ của vị Chân Phước GH Gioan Phaolô II hàng năm vào ngày 22 tháng 10, dịp kỷ niệm ngày đắc cử Giáo Hoàng của ngài.

Ước lượng đoàn người hành hương về Rôma vào sáng nay lên đến 1 triệu rưởi tín hữu làm cho thành phố Rôma lên mức quá tải về mọi phương diện. Biến cố to lớn với đoàn người đông đảo này chỉ xảy ra cách đây 6 năm vào lúc ĐGH Gioan Phaolô II qua đời vào ngày 02.4.2005, lúc đó con số tham dự lên đến 3 triệu người.

Hôm nay, bên trong quảng trường Thánh Phêrô hiện diện khoảng 200 ngàn người và trên 700 ngàn người khác phải xếp hàng cả cây số kéo dài theo con đường Hòa Giải (Via della Conziliazione) đến tận bờ sông Tibre và theo dõi trên các màn truyền hình lớn được dựng hai bên đường. Bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc tiến về quảng trường Thánh Phêrô không có chỗ trống để dòng người tiến lên. Hàng rừng cờ, cả ngàn chiếc dù giăng lên chống nắng như muốn làm tăng thêm màu sắc cho ngày đại lễ.

Các biện pháp an ninh cho các yếu nhân ngoại giao rất chu toàn với 5 ngàn cảnh sát chìm nổi được triển khai trên đường phố, cho sự đề phòng khủng bố đến từ trên bầu trời, chính phủ đóng cửa toàn bầu trời thành phố Rôma trong lúc cử hành thánh lễ, các tàu cảnh sát cũng tuần tiểu trên dòng sông Tibre, thi thoảng trực thăng vần vũ trên bầu trời kiểm soát an ninh.

Con số linh mục hiện diện đã lên đến 14.000, hàng trăm Hồng Y và Giám Mục, 86 phái đoàn ngoại giao quốc tế đại diện cho các quốc gia này, gồm 23 nguyên thủ quốc gia như tổng thống Ý Giorgio Napolitano, tổng thống Ba Lan Bronisław Komorowski…, tất nhiên không thiếu được khuôn mặt của ông Lech Walesa thuộc công đoàn Solidarność. Bàn thờ được trang hoàng bằng những bông hoa hồng màu trắng vàng tượng trưng cho cờ của Giáo Hội và các hàng cây xanh được tỉa đều rất đẹp.

Đúng 10 giờ đoàn chủ tế từ bên cánh phải quảng trường Thánh Phêrô tiến ra, ĐGH Bênêđictô XVI trong phẩm phục trắng đứng trên xe Jeep mui trần giơ tay chào và ban phép lành, thi thoảng Ngài dừng lại hôn và chúc lành trên trán cho các cháu bé.

Lễ phục trắng và mũ giáo hoàng ngày hôm nay ĐGH Bênêđictô XVI dùng trong thánh lễ là những phẩm phục phụng vụ đã được Đức Cố GH Gioan Phaolô II mặc và đội trên đầu khi còn tại thế, một biểu hiệu kính trọng và tôn vinh người tiền nhiệm. Trước cửa sổ của phòng ĐGH, nơi Đức Cố GH Gioan Phaolô II vẫn đọc kinh Truyền Tin cũng được thắp một ngọn nến để tôn vinh vị Tân Chân Phước.

Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá và sau đó là ĐHY Agostino Vallini, vị Tổng đại diện của Tổng Giáo Phận Rôma đọc tiểu sử của GH Gioan Phaolô II cũng như nêu ra các nguyên nhân quyết định của Bộ Phong Thánh tiến hành phong Chân Phước. Xem chi tiết…