Lưu trữ

Archive for 21.05.2011

(Video) Người Việt Online TV: Bản tin ngày 20/05/2011

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

(Video) VOA Tiếng Việt: Tin thế giới trong 60” 20/05/2011 – Tin nổi bật trong tuần

LTCG (21.05.2011) 

* (Video) Tin thế giới trong 60″ 20/05/2011

Tai nạn xe lửa ở Soweto, Nam Phi làm bị thương hơn 640 hành khách.

Cơn động đất 6 độ richter ở Thổ Nhĩ Kỳ giết chết ít nhất 3 người và làm bị thương hơn 70 người.

Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh kêu gọi bầu cử tổng thống sớm để chấm dứt đổ máu.

Cựu Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Tại Tây Ban Nha, giới trẻ cắm trại ở trung tâm Madrid để phản đối cơ chế chính trị của đất nước.

Các phi hành gia trên tàu con thoi Endeavour bắt đầu chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên.

=============

* (Video) Tin nổi bật trong tuần

Ngư dân Việt Nam bị bắn tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam phản đối Trung Quốc phủ sóng điện thoại di động ở Trường Sa, VN tuyên bố không dùng võ lực xử lý cuộc biểu tình của người Hmong, Mỹ điều tra báo cáo về hóa chất da cam chôn dấu ở Nam Triều Tiên Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

(Video) Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 21-05-2011 – Việt Nam Tuần Qua 21-05-2011

LTCG (21.05.2011)

* Bản tin video sáng 21-05-2011

Nữ bộ trưởng kinh tế Pháp có nhiều triển vọng giữ chức Tổng giám đốc IMF.

=============

* Việt Nam Tuần Qua 21-05-2011 Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

RFI: Bảy thành viên hoạt động tôn giáo và nhân quyền sẽ ra tòa vào cuối tháng 5

Mục sư Dương Kim Khải.

LTCG (21.05.2011) – Vào ngày 30/5 tới đây, tòa án Bến Tre sẽ xét xử 7 nhà tranh đấu cho nhân quyền, trong đó có một mục sư về tội âm mưu lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả bị bắt từ tháng 8/2010 và bị biệt giam, không được gặp thân nhân và luật sư.

 Theo bản tin của AFP, một mục sư thuộc hội thánh Mennonite cùng với 6 người khác sẽ ra tòa án tỉnh Bến Tre vào ngày 30/5. Họ bị cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền XHCN ».

Bình luận về thông tin này, AFP nhấn mạnh đến bối cảnh hiện nay, chính quyền Việt Nam tổ chức hàng loạt phiên tòa và bắt giam nhiều nhà hoạt động bị xem là « kẻ thù » của chế độ chính trị.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng tố giác hàng chục bản án tù và nhiều vụ bắt giam từ khi tại Việt Nam có chiến dịch trấn áp kéo dài từ 18 tháng nay.

Bản thông cáo báo chí của đảng Việt Tân cho biết thêm tên tuổi của các nhà hoạt động, gồm tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và ba người là thành viên của tổ chức Việt Tân. Đó là Mục sư Dương Kim Khải (Hội thánh Chuồng Bò), bà Trần Thị Thúy, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành , Cao Văn Tỉnh và bà Phạm Ngọc Hoa.

Tổ chức chính trị bị cấm này khẳng định 7 nhà hoạt động trên chỉ là «những công dân bình thường , tranh đấu từ nhiều năm nay đòi quyền sống cho dân oan, nạn nhân của tham nhũng».

 Tú Anh (RFI)

Sư quốc doanh

 

LTCG (21.05.2011)

Sau khi trả lời ông Đinh Ngọc Ninh bỗng nhiên tôi nhận được một loạt thư, hỏi:

– Bà có phảI phật tử không? Chúng tôI thấy nhiều quan điểm trong bài viết của bà rất gần với lý thuyết đạo Phật.

– Nếu điều chúng tôi nghi ngờ là đúng, tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là phật tử?…..

Câu trả lời của tôi là:Tại sao không?

Đạo Phật không biên giới. Đó là một tôn giáo thẫm đẫm tính đạo đức và triết lý. Đạo Phật cũng như bất cứ tôn giáo nào khác đều tồn tại và phát triển thông qua hằng hà sa số các cá nhân. Bất cứ cá nhân nào cũng có một gốc rễ văn hóa, cũng mang một nhãn hiệu bản thể gọi là quốc tịch. Do đó khi trong một con người cùng tồn tại song song hai tình yêu lớn: tôn giáo và tổ quốc, người đó ắt phải tranh đấu cho hai kỳ vọng, hai niềm tin.

Vì thế, câu trả lời của tôi là: Tại sao không?

Tuy nhiên, tôi chỉ là phật tử theo cách của riêng tôi. Tôi không đi lễ chùa. Chẳng phải là cố tình tìm một cách tồn tại độc đáo nhưng vì tôi không có khả năng thỏa hiệp, cho dù đó là một sự thỏa hiệp dễ chịu nhất.

Cách đây chừng mười bảy mười tám năm một ngày Xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ. Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và mùa Thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá đình chùa đền miếu theo chủ trương”tiêu diệt tàn dư phong kiến” của chính quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trông mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa xuân và khi mùa thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đep ta thường gặp ở mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.

Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà”sư nữ” ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:

– Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!…. Xem chi tiết…

Nguyễn Phú Trọng Treo Đầu Dê Bán Thịt Chó!

 

LTCG (21.05.2011)

• Bầu cử Quốc hội là “ngày hội“ của những người độc tài nói dối!
•Dậy “bầy sâu“ học tập theo “Bác“, trong khi hàng trăm ngàn dân trên quê hương Bác đang đói!
• Bóp nghẹt báo chí, đàn áp trí thức dân chủ!

“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này!”
Trương Tấn Sang, uỷ viên BCT, Thường trực BBT tuyên bố tạị Quận 1 Sài gòn ngày 7.5.

Cách làm “dân chủ thực“ của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội

Trong những ngày qua từ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang tới Nguyễn Tấn Dũng và các uỷ viên Bộ chinh trị khác đều lần lượt chỉnh tề “ra mắt cử tri“ tại các đơn vị ứng cử của họ. Người nào cũng giữ thái độ rất trân trọng làm như rất lắng nghe ý kiến của cử tri. Chả thế vào cuối những cuộc họp như vậy chính người đứng đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã trịnh trọng coi đây là những cuộc “sát hạch“ ([1]) của cử tri, như học sinh và sinh viên bị giáo sư sát hạch trong các kì thi! Xem chi tiết…

Điều thắc mắc của cậu con trai tôi

Ô. Nguyễn Sinh Sắc, cha của ô. Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh)

LTCG (21.05.2011)

Tối qua (19/5), đã khuya lắm khi tôi đang ngồi làm việc trước màn hình máy computer trong phòng của mình, thì bỗng nghe tiếng gõ cửa. Tôi đứng dậy mở cửa thì thấy cậu con trai đang đứng với vẻ tần ngần. Đoán chắc cậu bé có việc gì muốn trao đổi với bố, tôi cất giọng bảo con trai vào trong phòng, rồi kéo ghế bảo con ngồi xuống và hỏi có chuyện gì?

Cậu con trai nhìn tôi và hỏi:
– Bố có nhớ hôm nay là ngày gì không?
Nghe con trai hỏi, tôi giật mình chợt nghĩ hay là ngày sinh nhật ai đó trong gia đình mà mình quên, xong nghĩ mãi cũng không phải. Tôi liền hỏi lại:
– Ngày gì hả con?
Cậu con trai bảo:
– Ngày sinh nhật Bác Hồ, bố không nhớ à?
Nghe con hỏi tôi cũng lấy làm lạ, thắc mắc sao tự nhiên cậu con trai lại quan tâm tới ngày sinh của cụ Hồ? Nghĩ vậy, nhưng tôi đoán chắc là ở trường của cháu họ tổ có chức kỷ niệm nhân dịp ngày sinh của cụ Hồ, chắc cu cậu có điều gì thắc mắc. Tôi liền hỏi:
– Ừ, đúng rồi, bố quên mất, thế con có chuyện gì liên quan đến ngày sinh nhật Bác Hồ không con?
Nét mặt cậu con trai tôi khi ấy rất nghiêm chỉnh, nó nhìn tôi không chớp mắt và nói:
– Con có chuyện không liên quan trực tiếp tới Bác Hồ, nhưng liên quan tới Cụ thân sinh ra Bác Hồ, là Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Con muốn hỏi bố, vì chẳng dám hỏi ai?

khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Xem chi tiết…

(Video) Cùng tìm hiểu: Khâm Sứ Tòa Thánh

Chuyên mục:Tìm hiểu, Video

Chúa Kitô và Các Phương Tiện Truyền Thông Mới

 

LTCG (21.05.2011)– Đó là chủ đề một cuộc hội nghị sẽ được tổ chức tại Merrimack, Tiểu Bang New Hampshire, do Học Viện Thomas Moore tổ chức, từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8 này. Mục đích là để huấn luyện các giáo sĩ và giáo dân Công Giáo biết cách nối vòng tay lớn với hàng triệu những người sử dụng internet khắp hòan cầu.

Chủ tịch học viện là William Fahey cho hay: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng kêu gọi tín hữu, nhất là các linh mục, lợi dụng các phương tiện truyền thông mới để phục vụ Giáo Hội và truyền bá Tin Mừng… Nhờ hội tụ được một đội ngũ các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp trong lãnh vực mới và đang phát triển này, Học Viện Thomas Moore đang ra sức cổ vũ phương tiện giá trị và nhiều hiệu năng này để phục vụ việc tin mừng hóa và hiệp thông chân chính”.

Ông cũng cho hay: hiện đang có một cơ may hết sức kỳ diệu, một cơ may mà phần lớn người ta chưa chịu khai thác, để truyền bá Tin Mừng qua thế giới truyền thông bằng kỹ thuật số”. Các nghiên cứu gần đây cho thấy: gần 400 triệu người, phần lớn tuổi từ 18 tới 44, ít nhất vào đọc một “blog” mỗi ngày, với 77 phần trăm những người thường xuyên sử dụng internet thường xuyên vào thăm các blogs và mạng lưới xã hội.

Các diễn giả và ban điều hợp (panels) tại hội nghị sẽ gồm có Phil Lawler, chủ bút Catholic Culture; Tony Assaf, chủ bút Zenit phụ trách ban Ả Rập; John và Ashley Noronha của H2oNews, và Alejandro Bermudez, giám đốc CAN.

Fahey cho rằng: Tham dự hội nghị “Chúa Kitô và Các Phương Tiện Truyền Thông Mới, cả các linh mục lẫn giáo dân sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc sử dụng kỹ thuật học mới nhất để đẩy mạnh sứ mệnh tin mừng hóa và giáo lý của Giáo Hội”. Tưởng cũng nên ghi nhận: Học Viện Thomas Moore tại Merrimack, New Hampshire là một định chế đại học 4 năm, được thiết lập trên các nguyên tắc của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông hiến “Ex Corde Ecclesiae.”

Vũ Văn An5/18/2011

Vietcatholic

Đối thoại với Cộng sản: Theo gương Chân phước Gioan Phaolô II

LTCG (21.05.2011) – Hổm rày bận việc đi xa hổng có thời giờ theo dõi tin tức mới biết miền quê Việt nam mình còn nghèo thiệt nghèo và thiếu thốn đủ mọi thông tin, được ít bữa thoải mãi với đời sống nông thôn yên tĩnh nhưng lại mù tịt về thông tin ngay cả trong nước chớ đừng nói tới những thông tin quốc tế chấn động địa cầu như chuyện phong Chân Phước cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Về tới nhà lập tức tui được một Đứng Bực đáng tôn kính và tràn

đầy uy tín cho biết buổi lễ phong Chân Phước rất long trọng và còn cung cấp cho tui đầy đủ hình ảnh, bài vở, thông tin chi tiết đáng quí, kể cả cuốn sách xấp xỉ ngàn trang “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta”. Tui vùi đầu nghiến ngấu đọc và xem thì thấy quả thật là một buổi lễ hổng những long trọng mà còn tràn đầy ấn tượng sâu sắc, đặc biệt với bài giảng trên cả tuyệt vời của Đức Bênêđíctô XVI, bài giảng này nói lên quá nhiều điều nhứt là về đối thoại khác hẳn với ai đó nói Đức Chân Phước Gioan Phaolo chỉ kêu gọi đối thoại và đừng sợ đối thoại với những lý luận quanh co bao biện mà thâm ý nhằm biện minh cho thái độ cũng quanh co và bao biện như lý luận. Bài giảng của Đức Bênêđíctô XVI nói thẳng thắn về lập trường của Đức Chân Phước Gioan Phaolo II làm cho Hai Lúa sáng thêm nhiều về thái độ đối thoại của Vị Giáo Hoàng Vĩ Đại nầy. Ai cũng phải công nhận Đức Chân Phước Gioan Phaolo II là người đối thoại, nhưng hổng như ai đó, Ngài đối thoại trước tiên bằng nói lên những khác biệt chánh yếu dựa trên nền tảng lý thuyết.

NÓI LÊN NHỮNG KHÁC BIỆT CHÁNH YẾU VỀ LÝ THUYẾT

Khác với những người “đối thoại bằng mọi giá” luôn né tránh sự thực, nói những lời bùi tai mà rỗng tuếch, đưa ra những tương tự hời hợt bên ngoài giữa Công giáo và Cộng sản, Đức Chân Phước đối thoại bằng đầu tiên nêu lên những khác biệt thực sự và cơ bản giữa Công giáo và Cộng sản. Đức Bênêđíctô XVI, cộng sự viên thân tín của Đức Chân Phước trong 23 năm hiểu rõ tất cả tư tưởng và hành động của Ngài đã nêu bật điều đó trong bài giảng lễ Phong Chân Phước ngày 01-05-2011: Xem chi tiết…

CSVN ‘trói buộc các tôn giáo ngày càng chặt chẽ hơn’

LTCG (21.05.2011)

Việt Nam ban hành dự thảo nghị định tôn giáo

 Ban Tôn Giáo Chính Phủ của nhà cầm quyền Việt Nam vừa đưa ra bản “Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005/NÐ-CP ngày 1/3/2005” và khẳng định rằng: “Nhà nước CHXHCNVN tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.”

Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại một Thánh lễ ở tỉnh Hà Nam năm 2009. Hồng Y Mẫn nói rằng: “Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng.” (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Cơ quan này giải thích rằng dự thảo nghị định này “nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, và rút ngắn các thời hạn giải quyết thủ tục trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.”

Thế nhưng nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam, những người sẽ bị dự thảo nghị định này ảnh hưởng trực tiếp, lại có phản ứng hoàn toàn khác.

Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, từ Huế, LM Phan Văn Lợi cho rằng dự thảo nghị định này là một “hình thức trói buộc các tôn giáo ngày càng chặt chẽ hơn” vì nhiều lý do. Xem chi tiết…