Lưu trữ

Archive for 31.05.2011

(Video) VOA Tiếng Việt: Tin thế giới trong 60” 30/05/2011

LTCG (31.05.2011)

Những người mục kích nói rằng lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình ở thành phố miền nam Taiz, giết chết ít nhất 20 người.

Tại Afghanistan, Taliban nhận trách nhiệm 2 vụ đánh bom tự sát cùng lúc ở Herat giết chết 4 người và làm bị thương hơn 20 người.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tôn vinh các tử sĩ Hoa Kỳ nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố chính phủ sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở Đức trước năm 2022

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Pakistan hội đàm ở New Delhi về việc rút quân khỏi vùng núi phía trên sông băng Siachen.

Phi thuyền con thoi Endeavour chuẩn bị trở về trái đất sau 2 tuần trên Trạm Không gian Quốc tế.

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

RFA: Ghi nhận bên ngoài Tòa án Bến Tre – Phản ứng của thân nhân các nhà dân chủ về bản án

LTCG (31.05.2011)

Ghi nhận bên ngoài Tòa án Bến Tre

Sáng hôm nay 30 tháng 5 năm 2011 vụ án xét xử 7 người bao gồm 4 dân oan khiếu kiện và ba nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân đã đựơc tổ chức tại Bến Tre.

Photo courtesy of Radio Chân Trời MớiHướng đến tòa án từ góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Hùng Vương, Bến Tre.

Công an ngăn cản

Vào lúc 9 giờ chúng tôi ghi nhận một số người dân tuy bị công an ngăn cản bằng mọi cách cũng đã đến được trước tòa án để theo dõi và ủng hộ những người bị xét xử.

Anh Nguyễn Tấn, cho chúng tôi biết công an đã dựng nhiều hàng rào trứơc tòa và kéo dài tới bờ sông nhằm ngăn ngừa trường hợp người dân tràn vào tòa án, anh Tấn nói:

“Ở đây chính quyền họ đứng rất là đông, họ rải rác chung quanh đây bà con người ta đứng đây thì bị nó đuổi nó không cho đến để xem, nó rào ra tới bờ sông bằng rào chắn.” Xem chi tiết…

RFA: Kết quả phiên xử 7 nhà dân chủ ở Bến Tre – Công an ngăn cản người dân dự phiên tòa ở Bến Tre

LTCG (31.05.2011)

Kết quả phiên xử 7 nhà dân chủ ở Bến Tre

Phiên tòa xét xử 7 người, bao gồm 4 dân oan khiếu kiện và 3 nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc là đảng viên Việt Tân tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa kết thúc.

Photo courtesy of Radio Chân Trời MớiHướng đến tòa án từ góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Hùng Vương, Bến Tre.
Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre hôm nay đã tuyên án 8 năm tù giam đối với bà Trần Thị Thuý, 7  năm tù giam đối với ông Phạm Văn Thông, 6 năm tù giam đối với mục sư Dương Kim Khải, 5 năm tù cho ông Cao Văn Tình. Ba người còn lại là ông Nguyễn Chí Thanh, ông Nguyễn Thành Tâm và bà Phạm Ngọc Hoa mỗi người 2 năm tù giam.

Công an ngăn cản

Vào lúc 9 giờ chúng tôi ghi nhận một số người dân tuy bị công an ngăn cản bằng mọi cách cũng đã đến được trước tòa án để theo dõi và ủng hộ những người bị xét xử. Xem chi tiết…

Báo động: Sài Gòn – Nhà cầm quyền lấy khu đất Nhà thờ Kitô Vua, Giáo xứ Bình Triệu

 

LTCG (31.05.2011)– Sài Gòn – Khu đất tại số 123 – quốc lộ 13 –  P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM trước đây là khuôn viên nhà thờ Chúa Kitô Vua – Giáo xứ Bình Triệu. Trong đó bao gồm 1 Nhà thờ, 1 Tháp chuông, các nhà sinh hoạt. Sau khi sử dụng một số chiêu bài xảo trá thì buộc các cha xứ cho mượn với mục đích giáo dục. Sau khi đồng ý cho mượn  chính quyền đã mở trường pháp lý (sau này gọi là đại học luật Tp. HCM cơ sở Bình Triệu). Và Giáo xứ Bình triệu đã chuyển sang sinh hoạt tại đền Đức Mẹ Fatima ( bây giờ gọi là nhà thờ Fatima ).

Sau năm 1975 đến nay Giáo xứ Bình Triệu đã hai lần gửi đơn lên chính quyền các cấp để đòi trả lại khu đất cho mượn nhưng cho đến giờ vẫn không có câu trả lời.

Tháng 11.2010,  bất ngờ có một dự án được thi công trên khu đất này, đó là dự án đầu tư xây dựng thông tin thư viện cơ sở 2 trường đại học luật TP.HCM do nhà thầu cơ điện lạnh thi công. Ngay sau đó thì nhà thầu đã đưa các phương tiện và máy móc đến vây lại và che kín khu đất, đồng thời đập phá và sang bằng khu đất trên. Trong dự án, Tháp chuông vẫn được giữ nguyên nhưng không hiểu sao sau khi san bằng thì ngoài Tháp chuông, thì bức tường sau Cung Thánh ( nơi có tượng Chúa Kitô Vua và các Thánh) cũng không phá và được bịt lại bằng 1 cái bạt màu xanh. Xem chi tiết…

Người Công giáo tốt cũng là công dân tốt?

 

LTCG (31.05.2011) – Sài Gòn – “Là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” đang là một thành ngữ được các nhà lãnh đạo Việt Nam (ngài phó thủ tướng Nguyễn Thiên Nhân, tại linh địa La Vang, dịp bế mạc năm thánh, đầu năm 2010 và ông thứ trưởng ngoại giao khi tiếp Đức tổng giám mục đại diện không thường trú của Tòa thánh Vatican tại VN)) dùng để “lên lớp” cho giới Công giáo Việt Nam, vì đây là một phát ngôn của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nới với các Đức giám mục VN khi viếng thăm mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, theo giáo luật, sáu năm một lần.

“Là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” cũng được các Đức giám mục VN đưa vào Thư Chung 2010. Một Thư Chung của Giáo hội Công giáo VN thế ký XXI, thay cho Thư Chung 1980. Nhiều người cho rằng thành ngữ này sẽ thay thế cho các thành ngữ cũ “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, hay “tốt đời đẹp đạo”.

Ý nghĩa thật của thành ngữ “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” là gì?

Đây là vấn đề được 262 tham dự viên của ngày tọa đàm, ra mắt Ủy ban công lý và hòa bình trực thuộc Hội đồng giám mục VN, ngày 27/05/2011, tại Trung tâm mục vụ Sài Gòn, đã thảo luận trong 6 tổ trong vòng 40 phút và đúc kết hơn 30 phút.

  Xem chi tiết…

Sự thật là một Quyền Năng

 

LTCG (31.05.2011) – Khi đọc Tin Mừng Gioan chương 18, người ta vẫn ngạc nhiên không hiểu tại sao Philatô hỏi một câu có vẻ ngớ ngẩn: “Sự thật là gì?”. Ngạc nhiên là bởi vì người ta định nghĩa sự thật quá dễ dàng. Thậm chí có nhiều cơ quan mang tên Sự Thật, và người đời nghĩ rằng ở đó có sự thật.

Thế nhưng chuyện không đơn giản như thế. Chính vì đi tìm sự thật mà một phần nhân loại từ nhiều ngàn năm nay vẫn phải khắc khoải bất an chờ đợi ánh sáng. Cũng vì né tránh sự thật mà một số ít trong nhân loại này cũng bất an vì sợ ánh sáng.

Cũng như nhiều người, chúng ta vẫn nghĩ sự thật là một khái niệm, một chứng minh hay một lời nói. Con đường này dẫn đến thung lũng chẳng hạn, và người ta cho tôi biết điều ấy, đó là sự thật. Những sự thật đại loại như thế thì con người không cần mất nhiều thời gian và công sức để đi tìm. Và thế gian điêu ngoa cũng chẳng cần dùng bao nhiêu thủ đoạn để giấu giếm.

Có một Sự Thật vĩ đại mà con người mất nhiều ngàn năm đợi chờ. Và khi được mở tấm màn che, một phần nhân loại hoan hỉ đón nhận, một số khác vừa run rẩy vừa hung hãn muốn loại trừ. Sự thật ấy làm đảo lộn những kế hoạch gian tà của bóng tối. Xem chi tiết…

Tử đạo trong ý nghiã hôm nay

 

LTCG (31.05.2011)

Trong bài trước, “Thế Nào Là Tử Ðạo”, người viết đã trình bày một cách tổng quát về ý nghĩa sự tử đạo và những điều kiện cần phải có để được gọi là tử đạo, theo truyền thống của Giáo Hội. Tuy nhiên, cũng có những vị đã được tôn vinh là tử đạo mà không cần phải hội đủ tất cả những điều kiện đòi hỏi. Các nhà thần học vẫn còn tranh luận rằng một người cần phải có sự ý thức chắc chắn (trưởng thành đủ) và tự nguyện hoàn toàn (tự do chọn lựa), để chấp nhận cái chết, mới có thể được gọi là tử đạo. Ngoài ra, một số nhà thần học đương thời đang cố gắng lý luận rằng không phải chỉ những người chấp nhận cái chết cách thụ động vì đạo Chúa mới là tử đạo, nhưng việc tử đạo còn bao gồm những ai đã chịu cực hình hoặc chịu đổ máu mình ra trong một cuộc đấu tranh (cách chủ động) cho các nhân đức Kitô giáo. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua những vấn đề này.

TỬ ÐẠO THEO TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI

Có những vị chịu tử đạo vì đã trực tiếp minh chứng cho các Chân Lý của Ðức Tin (in odium fidei), như thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi và hầu hết các Thánh Tông Ðồ của Chúa Giêsu cũng như các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.

Nhưng cũng có những vị đã chịu chết để bảo vệ một hoặc nhiều Nhân Ðức Kitô Gíao, như thánh Gioan Batixita (John the Baptist) đã chịu tử hình vì đã chống lại việc vua Hêrôđê (Herod) cưới một người đàn bà (vợ của anh mình) đã có con về làm vợ (nhà vua đã phạm tội ngoại tình). Thánh Maria Goretti được kể là tử đạo vì cô đã không để cho kẻ hành hung làm hoen ố đời mình, lỗi nghĩa cùng Chúa, vì vậy cô đã bị giết chết.

Một vài vị khác cũng được kể là tử đạo vì đã chấp nhận cái chết để bảo vệ những Huấn Lệnh và Kỷ Luật của Giáo Hội. Như các thánh Thomas of Canterbury, Anh Quốc, và thánh John of Nepomuc. Thánh John (Gioan thành Nepomuc) là cha giải tội cho hoàng hậu Sophie, nước Bohemia, vào cuối thế kỷ thứ XIV. Vua Wenceslaus IV vì nghi ngờ vợ mình đã phạm tội ngoại tình, nên bắt buộc thánh Gioan phải nói rõ những gì hoàng hậu đã xưng cho nhà vua. Thánh nhân đã từ chối việc phá bí mật của phép gải tội nên đã bị nhà vua giết chết. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Bênh vực Giáo hội Công giáo: Một cuốn sách mới nhằm xóa bỏ các sự hiểu lầm về Giáo hội

 

LTCG (31.05.2011) – ROMA – Thuyết chống Công giáo có lẽ là định kiến cuối cùng có thể chấp nhận được trong xã hội ngày nay, nhưng tác giả và nhà báo người Canada Michael Coren viết một sách bênh vực Giáo hội Công giáo, và đả phá thuyết trên.

Trong cuốn sách xuất bản gần đây của ông có nhan đề “Tại sao người Công giáo có lý?” (Why Catholics Are Right, nhà xuất bản McClelland và Stewart, Canada), ông xem xét một số lời phê bình chung về Giáo Hội. Coren, sinh ra trong một gia đình thế tục, có cha là người Do thái, đã trở thành một người Công giáo vào giữa độ tuổi 20 của ông.

Ông nói rằng việc là người gốc Do Thái đã giúp ông trong nghề nghiệp, nhưng như ông giải thích trong phần giới thiệu cuốn sách, niềm tin Công giáo của ông đã làm ông mất việc làm hai lần và đóng cửa nhiều nơi trong giới truyền thông.

Ông bắt đầu với một chủ đề, mà ông nói rằng ông không muốn viết và không buộc phải viết, đó là các vụ bê bối lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Ông thừa nhận sự thiệt hại lớn lao gây ra cho nhiều người như là một kết quả của sự lạm dụng tình dục, nhưng ông cũng lập luận rằng một số lời chỉ trích đã đi xa hơn những gì được biện minh. Xem chi tiết…

UCANEWS: Kitô giáo phát triển nhanh ở Trung Quốc

 

LTCG (31.05.2011)

Kịch gia Thượng Hải cho khán giả Đài Loan biết hiện có 100 triệu tín hữu ở đại lục.

Mặc dù nằm dưới chế độ cộng sản vô thần, nhưng “bí mật lớn nhất” của Trung Quốc đại lục là sự tăng trưởng dân số theo Kitô giáo nhanh chóng và điều này đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.

Thách thức lớn nhất đối với việc này không phải là sự bách hại của nhà chức trách, nhưng là chủ nghĩa thế tục do phát triển kinh tế tạo ra sau khi có chính sách mở cửa và cải cách, theo Jiang Yuanlai, kịch gia Tin Lành ở Thượng Hải.

Jiang tiết lộ những “bí mật” này trong cuộc nói chuyện về Hiện đại hóa theo góc nhìn đức tin tại Đài Bắc. Cuộc nói chuyện nằm trong loạt bài thuyết trình có chủ đề Có thể bạn không biết đến Trung Quốc do Quỹ Văn hóa Lung Yingtai tổ chức. Xem chi tiết…

Truyền giáo là ơn gọi của Giáo Hội ngay cả trong thời đại ngày nay – Đức Thánh Cha ca ngợi Chân Phước Gioan Phaolô II là người cổ vũ việc truyền giáo mới

 

LTCG (31.05.2011)

Truyền giáo là ơn gọi của Giáo Hội ngay cả trong thời đại ngày nay

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ca ngợi vai trò của truyền giáo qua các thế kỷ cho đến nay, nêu mẫu gương của Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II”, một nhà truyền giáo vĩ đại”. “Bất cứ nơi đâu Tin Mừng đến, cuộc sống khởi sắc, như vùng đất khô cằn, được mưa tuôn tuới, lên màu xanh tươi”. Đức Giáo Hoàng cũng loan báo Đức Hồng y Wyszynski, người Ba Lan sẽ sớm được tuyên chân phước.

Vatican City (AsiaNews) – Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm 29/05/2011 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chú trọng đến niềm vui và tầm quan trọng của việc rao giảng Kitô giáo: “Ngay cả ngày nay, ơn gọi của Giáo Hội là truyền giáo, hướng đến những người chưa được tuôn tưới bởi nước sự sống là Tin Mừng, cũng như những người dù có cội rễ Kitô giáo cổ xưa của mình, cần nhựa sống mới để sinh quả mới và tái khám phá vẻ đẹp và niềm vui của đức tin”. Để giải thích cho tầm quan trọng của truyền giáo, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng “Đức Chân Phước Gioan Phaolô II là một nhà truyền giáo vĩ đại, như được minh chứng bằng tài liệu bởi cuộc triển lãm đang được trưng bày tại Rôma. Ngài đã làm hồi sinh sứ mạng đến với muôn dân (ad gentes) và đồng thời thúc đẩy công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra gợi ý từ bài đọc Công Vụ Tông Đồ, nhất là đoạn mô tả sau cuộc đàn áp bạo lực ở Giêrusalem, “Philipphê, một trong những phó tế, đi xuống một thành thuộc xứ Samaria, rao giảng Đức Kitô Phục Sinh cho họ, và lời rao giảng đi với nhiều việc chữa lành để có kết thúc đoạn văn thật ý nghĩa ‘cả thành được vui mừng khôn tả’”. Xem chi tiết…