Lưu trữ

Archive for 29.05.2011

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

 

 Hai người Nhật chào nhau

LTCG (29.05.2011) – Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Càng biết thêm về họ tôi càng phục họ hơn. Đó là một dân tộc có nhiều điểm rất đặc biệt. Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những gì đã lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hãnh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đã từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả – đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh.

Tôi nhớ trước đây có đọc một bài viết của một người Việt sống lâu năm tại Nhật, quên mất tên tác giả, trong đó ông có nêu ra một chi tiết để phân biệt giữa người Nhật bản địa và người ngoại quốc sống ở Nhật – đó là nhìn qua cách phơi quần áo. Người ngoại quốc phơi lung tung, còn người Nhật phơi theo thứ tự, quần theo quần, áo theo áo….

Đúng như nhà văn Haruki Murakami đã nhận định: “Người Nhật là kho tàng của nước Nhật”. Tôi rất cám ơn đất nước này vì chính người Nhật đã cho tôi một niềm tin rằng bất cứ một đất nước nào, dù nhỏ, dù bị bất lợi về địa lý, tài nguyên… nhưng nếu dân tộc đó có một nhân sinh quan đúng đắn thì vẫn có thể trở thành một dân tộc giàu mạnh. Xem chi tiết…

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực?

 

LTCG (29.05.2011)

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Sáu, ngày 27/05/2011

TTXVN (Bắc Kinh 23/5)

Ngày 15/5, mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc đăng bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?”, nội dung đáng chú ý như sau:

Tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Trung Quốc có một số đảo bị 5 nước là Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây và Việt Nam chiếm đoạt lâu dài, nhưng để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương thức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?

Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa), là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều, nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới rêu rao có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”. Xem chi tiết…

Tổng hợp (liên tục …) thông tin, bài viết về sự kiện tàu Bình Minh 2 của PVN bị tàu Trung Quốc cắt cáp trên Biển Đông trong ngày 29-05

LTCG (29.05.2011)

(Liên tục cập nhật …)

(Hình ảnh tàu hải giám Trung Quốc, nguồn tại đây)

– “Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm”

Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói tại cuộc họp báo chiều 29/5.

Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!
Cắt cáp dầu khí, TQ vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển

Tại cuộc họp báo chiều nay (29/5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời răn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước”, bà Nga nói.

Người phát ngôn nói cũng nhấn mạnh: “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga: Mong Trung Quốc là một nước lớn thì sẽ thể hiện vai trò của mình một cách có trách nhiệm. Ảnh: Long Anh

Nước lớn phải thể hiện có trách nhiệm vai trò

Hôm qua (28/5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du phát biểu cho rằng việc Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc. Bà Khương Du cũng nói: “Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”, đồng thời khẳng định: “Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp liên quan”.

Bình luận khi trả lời báo Quân đội nhân dân về phát biểu trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam bác bỏ các nhận định của bà Khương Du. Bà Phương Nga tái khẳng định khu vực khảo sát thăm dò dầu khí hoàn toàn nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. “Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”, bà Phương Nga nhấn mạnh. “Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp”.

“Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Nhưng không có nhận thức chung nào cho phép Trung Quốc cản trở các hoạt động của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước”, bà Nguyễn Phương Nga nêu rõ.

Trả lời câu hỏi của báo Tuổi trẻ đề nghị cho biết có phải Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” với đường yêu sách chín đoạn không khi gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Philippines, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Duy Chiến khẳng định: “Yêu sách đường 9 đoạn – đường lưỡi bò – của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế. Yêu sách này xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực thi yêu sách này chỉ làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông”.  Xem chi tiết…

Thư cảm ơn Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) của gia đình TS Cù Huy Hà Vũ

 

LTCG (29.05.2011) 

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2011,

Chị Mary Smith thân mến,

Không riêng tôi, mà tất cả bè bạn và những người thân thuộc cùng rất nhiều người chúng tôi chưa từng quen biết, đã gọi điện hoặc gửi thư điện tử tới chia sẻ với gia đình tôi về bản báo cáo mới công bố của HRW về vụ Cù Huy Hà Vũ, người đàn ông là anh trai của tôi nhưng lại là một người của công chúng.

Vượt lên những xúc động của một người đàn bà – thực ra là của hai người đàn bà, vợ của TS Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Thị Dương Hà và tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái TS Vũ – tôi muốn bày tỏ với chị thêm mấy điều như sau.

Thứ nhất, bản báo cáo dài gần 50 trang của HRW đã không có một chút sơ xuất nhỏ nhặt nào, điều đó không chỉ chứng tỏ một trình độ làm việc chuyên nghiệp tuyệt vời song nó cũng chứng tỏ rằng vụ việc này hoàn toàn sáng tỏ, không có chỗ nào mù mờ làm mảnh đất tốt cho nhầm lẫn. Bản báo cáo đó không cho đối phương một cơ hội lấp liếm: họ sẽ phải trả lời, và càng trả lời họ sẽ càng phơi bầy tình trạng nhân quyền thảm hại ở Việt Nam.

Thứ hai, bản báo cáo đã lập luận bằng những tình tiết hoàn toàn cụ thể và trung thực, từ cách bắt bớ TS Cù Huy Hà Vũ bằng “hai bao cao su qua sử dụng”, đến cách kết tội vu vơ gian trá đưa tất cả các tài liệu Cù Huy Hà Vũ đã công khai công bố thành “chứng cứ” như thể ngành an ninh đã “tìm thấy” ở nơi Cù Huy Hà Vũ “cất giấu”, cho tới cuộc xử án xấu hổ mà các bạn của Cù Huy Hà Vũ đều nhất trí nói đó là vụ xử án “lưu manh và ô nhục”.

Thứ ba, ngay từ đầu, từ trang bìa với tấm hình Cù Huy Hà Vũ ngẩng cao đầu khinh miệt cường quyền, từ trình bày các phần hoàn toàn thuyết phục người đọc, từ lập luận tinh tế và rắn chắc, cho tới tinh thần toát ra trong toàn bộ bản báo cáo, HRW đã nói hộ nhân dân Việt Nam một sự thật, đó là ĐẢNG ĐỐI DẦU VỚI NHÀ HOẠT ĐỘNG PHÁP LÝ CÙ HUY HÀ VŨ. Đó mới là tinh thần của cuộc sống hiện thời ở nước tôi: một đảng độc quyền cai trị đối lập với tất cả.

Thưa chị Mary Smith,

Khi đã thấy được tinh thần đối chọi đó, tôi thấy hai chị em chúng tôi, hai người đàn bà chờ chồng và chờ anh trai nhất định phải được trả tự do, chúng tôi cũng vượt lên tai họa riêng để nghĩ đến nhiều trường hợp đấu tranh ôn hòa khác như Cù Huy Hà Vũ chỉ để xây dựng đất nước nhưng đã bị vu oan giáng họa và tống giam, những trường hợp đó ai ai cũng biết và không thể kể ra hết trong lá thư cảm ơn này.

Trong nụ cười và những giọt nước mắt chờ đợi, một lần nữa chúng tôi xin cám ơn chị và qua chị cảm ơn HRW, cảm ơn tất cả những cộng sự của HRW đã hoàn thiện bản báo cáo tuyệt vời “ĐẢNG ĐỐI ĐẦU VỚI NHÀ HOẠT ĐỘNG PHÁP LÝ CÙ HUY HÀ VŨ”.

Xin tỏ lòng biết ơn tới tất cả.

Cù Thị Xuân Bích

 

Vì sao Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện Nguyễn tấn Dũng?

 

LTCG (29.05.2011)

Trong tất cả các sự kiện chính trị nổi bật tại Việt Nam năm 2009, có lẽ vụ Luật Sư Cù Huy Hà Vũ làm đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là sự việc đem lại nhiều ngạc nhiên nhất, và mang tính chất quan trọng nhất. So sánh với các việc Dân Oan khiếu kiện, Công An đến xúc Dân Oan và tống trở về quê, Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ xin xỏ thất bại rồi sang Tầu, nhận lệnh của đàn anh để về nước lột lon một loạt năm viên tướng chỉ huy tại quân khu trọng yếu nhất của chế độ vì nghi ngờ họ “chống Tầu”, hay vụ nhà nước ăn cướp đất đai của Tam Tòa và Thái Hà … thì vụ một Luật Sư dám kiện người lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà Nước có tính chất rộng lớn hơn, và mạnh mẽ hơn.

Nhiều bài báo đã phân tích vấn đề này với sự phân rẽ rất rõ rệt. Một số cho rằng người Luật Sư công chính mang trái tim can đảm này đã hiên ngang thay mặt cho 80 triệu người Việt Nam để tẩy lại lịch sử đã bị bôi đen vì chế độ. Một số khác lại cho rằng Luật Sư Hà Vũ là miếng mồi mà chế độ đưa ra để nhử các nhà đấu tranh khác lộ diện.

Đến đầu năm 2011, vụ xử án Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù làm cho cả thế giới phẫn nộ. Từ Hoa Kỳ sang Âu Châu, đâu đâu cũng lên án chế độ Cộng Sản này như một nhóm người mọi rợ chỉ có vũ khí mà không nhân tình. Xem chi tiết…

(Video) Tìm hiểu: Sứ Thần Tòa Thánh

Chuyên mục:Tìm hiểu, Video

Phổ biến và học hỏi Giáo huấn về xã hội của Hội thánh

 

LTCG (29.05.2011) – AsiaNews –  Tác giả J.B. Vu trên AsiaNews có viết một bài với đề tựa: “Church’s social doctrine, to promote charity and justice”, tạm dịch “Giáo huấn về xã hội của Giáo hội giúp đẩy mạnh bác ái và công lý”.

Hội thánh Công giáo Việt Nam gần đây phải gánh chịu những sức ép và khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Giáo hội tại Trung Quốc lại đang đứng trước nguy cơ ly khai do sự can thiệp thô bạo của nhà cầm quyền Trung cộng. Người Công giáo Việt Nam nếu quan tâm đến tương lai của Hội thánh sẽ không thể không lo lắng. Họ ưu tư tìm kiếm những hướng dẫn của các vị “mục tử nhân lành”, những vị được giáo dân tín nhiệm, để thúc đẩy các giá trị của “bác ái và công lý”, đồng thời bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho Hội thánh.

Một cuộc thăm dò ý kiến của 70 giáo dân tại Sài Gòn cho thấy: người Công giáo Việt Nam cảm nhận được tình trạng chia rẽ giữa các Kitô hữu cũng như giữa giáo sĩ. Cuộc thăm dò này được tiến hành hôm 21/5/2011 tại các giáo xứ ở Sài Gòn còn cho thấy nhiều giáo dân Việt Nam đang rất “lúng túng” và cần sự hướng dẫn của những vị “mục tử nhân lành”. Những giáo dân được hỏi ý kiến cho rằng họ hơi thiếu tôn trọng và tin tưởng nhau. Những khó khăn và áp lực từ “bên ngoài” Hội thánh do nhà cầm quyền cộng sản áp đặt những luật lệ phi lý liên quan đến tôn giáo đã làm cho những khó khăn kia càng thêm trầm trọng.

Xem chi tiết…

Ủy ban Công lý và Hòa bình: Một cố gắng dấn thân phục vụ

 

LTCG (29.05.2011)

Để thực hiện mục tiêu đã được HĐGM Việt Nam trao phó, Ủy ban CLHB phải cấp tốc đào tạo nhân sự, phổ biến Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, nghiên cứu về những yêu sách và thách đố của đất nước, cũng như của thời đại, thu thập và đánh giá những thông tin về bối cảnh chính trị, kinh tế – xã hội, nhất là về điều kiện sống, cũng như tình trạng nhân phẩm và nhân quyền trong thực tại hôm nay.

Hiến chế “Giáo Hội trong thế giới hôm nay” của Công đồng Vatican II đã kết thúc chương cuối cùng với một đề xuất cụ thể: “Đối diện với nỗi thống khổ bao la đang đè nặng trên đại đa số nhân loại và để cổ võ công bằng, đồng thời cổ võ tình yêu Thiên Chúa đối với những người nghèo khổ tại khắp nơi, Công đồng ước mong thành lập một cơ quan trung ương của Giáo hội toàn cầu để khích lệ giới Công giáo thúc đẩy công cuộc phát triển những vùng nghèo đói cũng như cổ võ công bằng xã hội giữa các quốc gia” (GS 90).

Gm P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.

1. Để thực hiện ước nguyện thâm sâu của Công đồng, ngày 6 tháng Giêng năm 1967, ĐGH Phaolô VI đã thành lập Uỷ ban Giáo hoàng “Công lý và Hoà bình”. Hai tháng sau đó, ngài lại ban hành thông điệp “Phát triển các Dân tộc” (Populorum Progressio).Thông điệp quả quyết rằng tăng trưởng kinh tế và tiến bộ kỹ thuật không đủ để trái đất này trở nên nhân đạo và dễ sống hơn. Muốn đạt tới phát triển đích thực thì tăng trưởng kinh tế phải đồng hành với phát triển xã hội và thăng tiến con người toàn diện. Vì vậy, thông điệp tuyên bố: “Chúng tôi không chấp nhận tách rời kinh tế khỏi vấn đề của con người, phát triển khỏi các nền văn hóa liên hệ. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là con người, mỗi người, mỗi nhóm người, cho đến tòan thể nhân loại”. Xem chi tiết…

Trung Quốc: trang web Công Giáo bị chặn triệt để – Bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn tín hữu Trung Quốc đã hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn

 

LTCG (29.05.2011)

Trung Quốc: trang web Công Giáo bị chặn triệt để

Tại Trung Quốc, công cuộc truyền giáo thông qua internet (online) vẫn không tiến triển nhiều và thậm chí dường như dậm chân tại chỗ. Có lẽ, điều này không đáng ngạc nhiên trong một quốc gia mà việc truy cập internet bị hạn chế nghiêm trọng bởi Vạn Lý Hỏa Thành (Great Firewall) nổi tiếng.

Hầu hết cư dân mạng đều biết ít nhất một cách để “vượt tường”, song nếu bạn là một quản trị viên cho bất kỳ trang web Công Giáo nào tại đại lục thì hoặc là trang web của bạn bị ngẫu nhiên chặn hoặc là bạn được mời lên “uống trà” với các quan chức an ninh.

Có hàng trăm website Công Giáo lớn nhỏ ở Trung Quốc nhưng hơn một nửa trong số đó không còn hoạt động, các trang web độc đáo với những bản tin cập nhật thường xuyên là rất ít.

Yixiu Qingfeng – quản trị viên một trang web Công Giáo tại Trung Quốc nói: “Ở giáo phận của chúng tôi, việc quản lý trang web không kèm theo bất kỳ quyền nào để truyền giáo trực tuyến, không có hướng đi rõ ràng cho sự phát triển trong tương lai, hoặc thiếu một nhà quản trị web chuyên nghiệp”.

Có lần, một quản trị viên khác kể với tôi rằng, vị giám mục của anh ấy cho phép họ tiến hành một trang web nhưng ngài không bao giờ bảo trợ cho họ được và anh ấy cảm thấy bất lực. “Chúng tôi không có kinh phí và chúng tôi không biết ai có thể hướng dẫn chúng tôi cả. Trang web này thường bị dừng hoạt động nhưng chẳng có ai hồi đáp kịp thời” (27 Tháng Năm 2011, UCANews).

Tiền Hô

===================

Bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn tín hữu Trung Quốc đã hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn 

Ngoài các tín hữu từ Thượng Hải, người Công giáo từ các giáo phận của Wenzhou cũng hành hương đến Xà Sơn, nhưng người Công Giáo hầm trú Thượng Hải thì vắng mặt. Án tuyên chân phước của Vatican dành cho Paul Xu Guangqi, người đầu tiên theo đạo dưới thời Matteo Ricci, không được công bố. Đức Giám Mục Xing: Chúng ta kiên nhẫn chờ đợi với Đức Maria cho sự hiệp thông trọn vẹn của Giáo Hội.

Thượng Hải (AsiaNews) – Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, hàng ngàn người Công Giáo đã tham dự vào cuộc hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn nhân Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thiết lập và bị chính quyền cản trở.

Đa số những người hiện diện từ sáng sớm thuộc Giáo phận Thượng Hải, những người đồng hành với Đức Giám Mục Phụ Tá Xing Wenzhi trong cuộc hành hương và dự lễ tại nhà thờ trên đỉnh đồi ở Xà Sơn.  Xem chi tiết…

Đức Bênêđíctô XVI: văn hóa hiện đại đẩy tôn giáo xuống hàng ý kiến

 

LTCG (29.05.2011) – Tin Zenit ngày 24 tháng 5 cho hay: trong buổi gặp gỡ các sinh viên và đại diện Trường Đại Học Thánh Tâm vào Thứ Bẩy vừa qua, nhân dịp Trường này kỷ niệm 90 năm thành lập, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cho rằng nền văn hóa hiện đại đang cố gắng giới hạn phạm vi lý trí vào các khoa học thực nghiệm, đến nỗi tôn giáo đã bị đẩy xuống hàng ý kiến

Đức Thánh Cha nhận định rằng các đại học không được tách mình ra khỏi “các biến đổi lớn lao và nhanh chóng” của thời đại. Ngài nói: “nền văn hóa duy nhân bản dường như đang bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái tiệm tiến, trong khi người ta nhấn mạnh tới điều tự gọi là các khoa ‘có tính sản xuất’, thuộc loại kỹ thuật học và kinh tế. Bởi thế, nền văn hóa hiện đại đang có khuynh hướng đẩy tôn giáo ra ngoài không gian của lý tính: đến độ các khoa học thực nghiệm trở thành độc quyền đối với lãnh vực lý trí, dường như không còn chỗ để lý trí tin nữa, đến nỗi chiều kích tôn giáo bị đẩy xuống hàng ý kiến và lãnh vực tư”.

Nhưng ngài nhắc ta nhớ: đức tin và văn hóa kết hợp với nhau từ trong nội tại, chính Đại Học Thánh Tâm cũng đã được thiết lập “để đi tìm chân lý, chân lý trọn vẹn, toàn vẹn chân lý về hữu thể”. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: khi cuộc “hôn nhân” giữa đức tin và văn hóa bị phân rẽ, “nhân loại sẽ rơi vào chỗ tự thu mình và nhốt mình khỏi khả năng sáng tạo của chính mình”. Vì vậy, đại học phải có “một đam mê chân chính đối với vấn đề tuyệt đối thể, đối với chính chân lý, và do đó đối với nền học thuật thần học”.  Xem chi tiết…