Lưu trữ

Archive for 15.05.2011

Tình Hình Biển Đông VN Trong Tuần Qua (Tổng hợp 3 bản tin)

LTCG (15.05.2011)

Gồm 3 bản tin..

1) Vì sao công ty Mỹ rút cổ phần khai thác dầu ở Biển Đông?

2 )VIỆT NAM ĐANG TỨ BỀ THỌ ĐỊCH: KẾ SÁCH GÌ ĐÂY ĐỂ CỨU NGUY ?

3) “ĐẶC NHIỆM” Ở TRƯỜNG SA

Một giàn khoan dầu ngoài khơi Skandinavia của Tập đoàn dầu khí Mỹ ConocoPhillips

Phúc Lộc Thọ

1) Vì sao công ty Mỹ rút cổ phần khai thác dầu ở Biển Đông?

Theo Phamvietdao

Một cái tin hết sức quan trọng liên quan tới một động thái ngoại giao đáng chú ý của Mỹ, đó là việc một số công ty Mỹ tuyên bố Tập đoàn dầu khí Mỹ sẽ rút khỏi ba đề án ngoài khơi Việt Nam ( Tin RFI ) ? Mặc dù cái lý do mà phía các công ty Mỹ đưa ra nghe ngớ ngấn, giống như mấy anh nhà giàu thanh minh với bàn dân thiên hạ cái việc: không chén các món cao lương mỹ vị mà lại đi “ húp tương”, thường xuyên xơi món “cá gỗ” qua bữa do bí tiền; tương là một món ăn của đám tiện dân có mức thu nhập dưới 1 USD/người/ngày?

Hiện nay người trong cuộc là ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương phụ trách món khai thác dầu đã từ chối bình luận về thông tin này với các hãng thông tấn nước ngoài; Còn báo chí lề phải thì im thin thít, có thể do đã nhận được chỉ đạo không đưa tin này hoặc do ú ớ về chính trị, không nhận ra đây là một tin quan trọng, nhạy cảm chí ít trong bối cảnh chính trị cực kỳ phức tạp, căng thẳng hiện nay mà Việt Nam đang phải cố sứ lê lết, hụt hơi, chèo chống với thời cuộc…Đó là việc đang chạy đua, tìm mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ nhiều phía cộng với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng để tránh không bị Trung Quốc lấn lướt, bắt nạt trên Biển Đông…

Mặc dù theo các hãng tin nước ngoài, cổ phần của các công ty Mỹ trong các dự án khai thác dầu tại Biển Đông do PETROVIETNAM làm chủ đầu tư chỉ chiếm 20 %; Việt Nam chiếm 51 %, chưa phải là gì ghê gớm đối với Việt Nam và Mỹ; thế nhưng đằng sau Công ty khai thác dầu của Mỹ là gì thì một cậu học trò lớp 1 cũng đoán ra…

Có một gợi ý nhỏ trên mạng: Liệu nếu Mỹ rút ra, tất nhiên là Mỹ có quyền bán cho những ai có nhu cầu; nếu Trung Quốc xô vào mua với giá cao thì sao? Đối với Mỹ thì đó chỉ là chuyện vặt; nhưng đối với Việt Nam đó là một bài toán nan giải ? Nếu Mỹ đồng ý bán cho Trung Quốc và Trung Quốc nhất định sẽ mua thì Việt Nam chả nhẽ lại đi từ chối?

Nếu từ chối thì khác gì tuyên chiến với Trung Quốc? Còn nếu cho Trung Quốc vào góp cổ đông thì “ bài toán “ kinh tế-an ninh về biển đông coi như xong…Và châm ngôn ứng xử của Thuyết “ buôn vua “ lại được lặp lại: Cái gì không mua được bằng tiền thì phải mua mất nhiều tiền…Thế thôi ! Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

(Video) Những vấn đề Việt Nam: V/v đề nghị Hướng Đạo được phép hoạt động lại ở VN

 

LTCG (15.05.2011)

Phần 1:

============

Phần 2: Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu, Video

Nói lấy được, làm lấy được!

LTCG (15.05.2011) – Có một thời, những người cộng sản Việt Nam quả là bậc thầy trong nghệ thuật tuyên truyền. Họ đã khiến cho người dân miền Bắc và cả thế giới lúc bấy giờ tin rằng họ có chính nghĩa. Rằng cuộc chiến tranh của họ là nhằm chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, giành lại độc lập cho đất nước.

Hàng triệu thanh niên miền Bắc đã hăng hái lên đường lao vào chiến trường, lao vào cái chết với một tinh thần phơi phới “đường ra trận mùa này đẹp lắm” (lời bài hát “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây”). Hàng chục triệu người dân miền Bắc sống trong cảnh đạm bạc, nghèo khó nhưng vẫn lạc quan, sẵn sàng hy sinh hơn nữa vì một miền Nam “đang bị kìm kẹp rên xiết dưới ách Mỹ Ngụy.” Và vì một tương lai tươi đẹp sau này, nếu chiến tranh chấm dứt “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” (theo di chúc Hồ Chí Minh 1969).

 

Thế giới lúc bấy giờ hầu như đều nghĩ rằng những người cộng sản Bắc Việt mới là những người yêu nước, có tinh thần dân tộc, còn chế độ miền Nam Cộng Hòa là “bán nước,” là tay sai, bù nhìn. Ngay trong sách lịch sử của nhiều nước phương Tây đến tận bây giờ, khi đề cập về cuộc chiến tranh VN thì hoặc là cái nhìn nghiêng về phía Mỹ hoặc về phía những người cộng sản Bắc Việt. Hầu như không có cái nhìn từ góc độ của những người miền Nam. Xem chi tiết…

Chút son môi trên miệng cá sấu

LTCG (15.05.2011) – Nhân ngày bầu cử Quốc hội Việt Nam (22/5) sắp tới, nghĩ ngợi bâng quơ vài điều về chuyện bầu cử và dân chủ.

Có lẽ ai cũng biết, một trong những biểu hiện chính của dân chủ là bầu cử. Chỉ qua bầu cử, một chính phủ “của dân” và “do dân” mới thực sự được thành lập. Cũng nhờ các cuộc bầu cử thường xuyên, lý tưởng “vì dân” của các chính phủ ấy mới được thử thách và mới có hy vọng trở thành hiện thực. Không có bầu cử tự do và bình đẳng, những thứ gọi là “của dân”, “do dân” và “vì dân” chỉ là những khẩu hiện rỗng tuếch và láo khoét.

Nhưng bầu cử, tự nó, không đủ để bảo đảm cho dân chủ. Cứ nhìn vào một số nước như Miến Điện, Côte d’Ivoire hay Zimbabwe… mà xem. Cũng có bầu cử đấy chứ! Nhưng bầu cử xong thì thôi. Kẻ đang có sức mạnh vẫn cứ tiếp tục cầm quyền, bất chấp số lượng phiếu bầu của các cử tri.

Tuy nhiên, việc bất chấp kết quả bầu cử của các chính quyền quân phiệt tại Miến Điện, Côte d’Ivoire hay Zimbabwe không phải là tệ hại nhất. Tệ, nhưng không phải là tệ nhất. Ở không ít quốc gia khác, chính quyền không có những hành động trắng trợn và lộ liễu như thế: Họ chấp nhận kết quả bầu cử sau khi hoặc là ăn gian hoặc là hướng dẫn và kiểm soát rất chặt chẽ suốt cả quá trình bầu cử, hoặc là, nhiều hơn, thực hiện cả hai biện pháp ấy một cách vô cùng… hoàn hảo. Thì cứ nhìn vào cuộc bầu cử Quốc hội ở Ai Cập vào cuối năm 2010 thì thấy: đảng Dân chủ Quốc gia của Tổng thống Hosni Mubarak thắng đến 95% số phiếu bầu! Chỉ hơn một tháng sau, dân chúng ào ạt xuống đường biểu tình; và hai tuần sau nữa thì Tổng thống Mubarak phải từ chức một cách nhục nhã. Xem chi tiết…

Vận động tranh cử…kín

LTCG (15.05.2011)

Bài đã đăng báo Người Việt

Hôm qua (5/5/2011), đài HTV7 phát chương trình ứng cử viên quốc hội tiếp xúc với cử tri quận 5 (Sài Gòn), hình ảnh trên ti vi cho thấy hội trường lèo tèo chừng hơn 100 người ngồi ở hàng ghế phía dưới hội trường. Anh phát thanh viên đọc thuyết minh có câu (kèm theo hình vài chị phụ nữ đang đứng đọc bản tin dán danh sách ứng cử viên ở bức tường bên ngoài) mà nghe xong tôi cho rằng nó phản ánh đầy đủ tính chất của việc “bất cần được bầu cũng đậu” của ứng viên: “Cử tri nào không được vào tiếp xúc thì xem tiểu sử ứng cử viên cũng có thể quyết định bầu cho ai”.

Tôi đặc biệt chú ý đến mấy chữ “không được vào tiếp xúc” nghe đau như roi quất của anh phát thanh viên. Than ôi! Hiếp pháp và luật bầu cử quy định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, “ứng cử và bầu cử là quyền của mọi công dân”, nhưng qua bản tin thời sự ngắn ngủi của HTV7 đã cho thấy thực tế một bộ phận lớn dân quận 5 (Sài Gòn) đã bị tước quyền “tiếp xúc ứng cử viên” bằng cách “không được vào” hội trường tham dự buổi tiếp xúc. Vậy có bao nhiêu triệu cử tri cả nước bị Ban tổ chức bầu cử (cũng là nhà cầm quyền Việt Nam) tước đoạt quyền tiếp xúc, chất vấn ứng cử viên?

Năm 2002, tôi đang công tác tại Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Bạc Liêu. Công việc ở đây đối với tôi rất nhàn nhã, nói theo kiểu dân gian thì nó dễ đến nỗi “Một tay bụm… một tay làm” cũng “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, có điều ít khi được chạy long nhong bên ngoài mà phải ngồi “thường trực” tại cái bàn làm việc của mình để… đọc báo là chính.

Hôm nọ, cơ quan tôi tiếp nhận công văn (thay giấy mời) của Ủy Ban tỉnh ra lệnh mỗi cơ quan cử 1 cán bộ đại diện đến Hội trường Ủy Ban thị xã để “Ứng cử viên quốc hội khóa XI tiếp xúc cử tri” (nguyên văn câu trong công văn), nghe cứ như cử tri là con cháu còn ứng cử viên khệnh khạng ra lệnh cho mình đưa cái mặt tới cho họ “dạy bảo” vậy, chớ hổng phải “Cử tri tiếp xúc ứng cử viên”. Ông Trưởng Phòng Tổ chức hỏi tôi: “Mai em có làm gì không?”. Ông Trưởng phòng này (nay đã nghỉ hưu) thuộc loại “dễ chịu” nên tôi “thành thật trả lời”: “Muốn có là có, muốn không là không. Anh muốn có thì em bày chuyện ra làm, anh muốn nhờ em đi đâu thì em dẹp vô, mai mốt làm, không có gì phải gấp”. Ông bèn chìa cái công văn kia ra đưa cho tôi và nói: “Vậy mai đi dự cái hội nghị này 1 buổi đi”. Những loại hội nghị như thế này, cán bộ đi dự coi như được đi “xả xì-trét”, khỏi phải làm việc, đi về không cần phải báo cáo kết quả công tác với sếp. Xem chi tiết…

Bầu cử Quốc hội 2011: ‘Nghị gật’ hay ‘Nghị Quế’ ?


LTCG (15.05.2011) – Quốc hội khóa XIII sẽ chính thức bắt đầu phiên họp và bầu cử từ ngày 22/05/2011. Quốc hội khóa mới thông báo sẽ có khoảng 15-20% đại biểu ngoài Đảng (ĐCSVN) được giới thiệu hoặc tự ứng cử.1So với những kỳ Quốc hội trước đây, khóa XIII sắp tới mang tín hiệu tích cực, dân chủ hơn – ý kiến của nhân nhân đã bắt đầu được tiếp thu, đổi mới dù rất chậm và hạn chế. Tuy nhiên, sự thật sẽ diễn ra như thế nào thì vẫn còn nhiều dấu hỏi, hay cũng sẽ chỉ là một màn diễn như các kỳ bầu cử trước.

‘Quốc hội’ hay ‘Đảng hội’?

Tính đến cuối năm 2010 thì dân số Việt Nam tổng cộng khoảng 87 triệu người.2 Riêng thống kê của ĐCSVN năm 2008 thì số đảng viên lên gần 3,5 triệu người.3 Nói cách khác, dân số Việt Nam không đảng viên đông gấp 24 lần số lượng đảng viên. Nhưng để đứng ra đại diện cho nhân dân thì chỉ có 15-20% đại biểu ngoài Đảng, tương ứng với 80-85% đại biểu là đảng viên ĐCSVN (tỉ lệ là 1/4-1/5,6). Như vậy nếu nhìn nhận một cách khách quan và trung thực thì trong trường hợp này là « Quốc hội » hay là « Đảng hội » ?

Nếu là « Đảng hội » thì hội nghị này sẽ phải do Đảng chỉ đạo, mọi diễn biến sẽ được lập trình, tính toán sẵn sao cho có lợi nhất cho Đảng. Chỉ vừa cách đây không lâu, Đại hội Đảng lần thứ XI đã được tiến hành và kết quả ra sao thi ai cũng đã rõ ràng. Như vậy liệu có thể hi vọng điều gì  ở kì bầu cử Quốc hội vào tháng 5 sắp tới?

Nhìn sơ qua vài con số đã đăng trên báo chí trong thời gian vừa qua, thành phần số lượng đại biểu thuộc các lực lượng vũ trang (công an, quân đội) rất đông, cho thấy rằng tư tưởng « Chính quyền trên đầu mũi súng » do Mạo Trạch Đông khởi xướng vẫn đang rất thịnh hành tại Việt Nam. Trong khi đó, những lĩnh vực được xem là mũi nhọn, chủ đạo để xây dựng và phát triển đất nước như y tế, văn hóa và giáo dục thì lại số lượng đại biểu lại quá khiêm tốn. Xem chi tiết…

Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?


LTCG (15.05.2011) – Trong tựa đề bài chúng tôi đặt dấu hỏi (?) không có nghĩa những ý kiến được trình bày sau đây là một sự suy diễn. Ngược lại, tuy dấu hỏi không mang ý nghĩa một sự nghi ngờ, nhưng chúng tôi có ý đặt vấn đề “sẽ như thế nào?”

Từ hơn hai thập niên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn gắn bó với hai chữ Đổi Mới vì không Đổi Mới có nghĩa xụp đổ. Nhưng nội dung khái niệm Đổi Mới không bao giờ được giới lãnh đạo phát biểu rõ ràng minh bạch. Khái niệm này được vận dụng tùy giai đoạn, tùy tình huống lịch sử, và cũng tùy theo nhân vật lãnh đạo nào có quyền lực nhất. Lý do chính yếu khái niệm Đổi Mới không thể có một nội dung minh bạch được trình bày trong chính sách vì đây chỉ là một thử nghiệm có tính cách đối phó với tình hình. Hơn nữa nội bộ ĐCSVN cũng có nhiều phe phái, nhóm này muốn đổi mới với tiến độ nhanh, nhóm kia chống đối Đổi Mới phần vì quyền hành cá nhân và phe nhóm phần vì sợ hãi nguy cơ Đảng bị xụp đổ, nhóm khác lại chỉ muốn Đổi Mới với tiến độ chậm vừa phải. Chúng tôi gọi sự Đổi Mới là chính sách đối phó tình hình, một kiểu chiến lược giai đoạn vì từ trong bản chất người cộng sản hoặc vĩnh viễn là cộng sản hoặc Thực Sự Đổi Mới thì sẽ không còn là người cộng sản nữa.

Hiện nay quyền lãnh đạo ở Việt Nam vẫn hoàn toàn nằm trong tay những người cộng sản. Trong lịch sử nắm giữ chính quyền kể từ năm 1955, cứ khách quan mà nhận xét thì quả thực chưa bao giờ ĐCSVN lại ở thế yếu như hiện nay. Họ đang chịu sức ép từ nhiều hướng: kinh tế đứng bên bờ vực do lạm phát phi mã và nguy cơ tan rã của những Doanh Nghiệp Nhà nước, sự thất bại của chiến lược ngoại giao đa phương trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và mối quan hệ nước đôi với Hoa Kỳ được đặt trên giả thuyết không tưởng vào vị trí địa lý chiến lược quan trọng của Việt Nam trong cuộc thử sức thế lực Mỹ-Trung, sự bất tín nhiệm của đa số dân chúng đối với ĐCSVN và những bày tỏ chống đối công khai của các người tranh đấu cho tự do dân chủ ngày càng nhiều và ở diện rộng và có mức độ không thể dập tắt một cách dễ dàng, đàn áp triệt hạ lại càng gây hậu quả tiêu cực, nội bộ Đảng không đoàn kết, và cuối cùng là chất lượng đảng viên thoái hóa trầm trọng biểu hiện trong nạn tham nhũng không thể chế ngự. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Việt Nam

RFI: Nhiều người bị sách nhiễu vì ký kiến nghị đòi tự do cho Cù Huy Hà Vũ

Trang mạng Bauxite Việt Nam cho biết : nhiều người ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong những ngày qua đã bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức. Trong số này có tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.

Theo thông tin từ Trang mạng Bauxitte Việt Nam ngày 14/05/11, nhiều người ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho biết trong những ngày qua họ đã bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức như : tra hỏi để biết người ký tên là tự nguyện ký hay bị người khác mượn tên ; nói công khai hoặc úp mở rằng ký tên thỉnh nguyện thư này là trái pháp luật ; gây áp lực để cơ quan hoặc công ty sa thải nhân viên đã ký vào thỉnh nguyện thư ; đòi phải viết đơn nói rõ tại sao hoặc ai xúi giục ký tên thỉnh nguyện thư.

Cũng theo trang mạng Bauxite Việt Nam, một số kẻ còn có hành động « xúc phạm các bậc lão thành cách mạng bằng cách đi dò hỏi xem ai viết văn bản hộ các cụ, chữ ký của các cụ có chính xác hay không, có ai đứng đằng sau “ký hộ” các cụ không ! »

Qua vụ này, ban điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam khẳng định là : « Việc các công dân nhận thấy một vụ án oan sai và cùng nhau ký thỉnh nguyện trả tự do cho bị cáo – trường hợp tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – là một hoạt động bình thường của một xã hội dân chủ, văn minh, pháp trị. Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyệt nhiên không có điều khoản nào cấm công dân ký thỉnh nguyện thư loại đó. » Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Việt Nam

RFI: Nhân quyền 2011: Amnesty International tố cáo Việt Nam tiếp tục trấn áp mạnh mẽ giới ly khai


LTCG (15.05.2011) – Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, 13/05/2011, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam: Các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. Một quy định mới về theo dõi Internet được áp dụng. Những người ly khai bất bạo động và các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền vẫn luôn luôn là đối tượng bị trấn áp mạnh mẽ.

Vẫn theo Amnesty International, các cơ quan công quyền Việt Nam ngày càng thường xuyên tố cáo các nhà ly khai đấu tranh ôn hòa là muốn lật đổ Nhà nước. Các tù nhân lương tâm bị kết án nặng nề sau những phiên xử không công bằng. Các nhà ly khai bị bắt, bị tạm giam trong một thời gian dài hoặc bị quản thúc tại gia. Tín đồ một số giáo phái bị sách nhiễu, ngược đãi. Trong năm qua, có ít nhất 34 trường hợp bị tuyên án tử hình.

Ngoài việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, các website và blog bằng tiếng Việt của các nhà ly khai thường xuyên bị tin tặc tấn công.

Tính đến cuối năm 2010, có ít nhất 30 tù nhân lương tâm bị bắt giữ, trong số này có người là thành viên của các tổ chức chính trị bị chính quyền cấm hoạt động, các nhà hoạt động công đoàn độc lập, những người viết blog, doanh nhân, nhà báo, nhà văn. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Quốc Tế

Nga: Tòa Thượng Phụ Mạc-Tư-Khoa mong có ngày ”dọn dẹp” Lenin


LTCG (15.05.2011) – Mạc-Tư-Khoa, 12 Tháng Năm 2011 (AsiaNews) – Đức Cha Dmitri Smirnov – giám đốc phân bộ liên lạc với quân đội thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc-Tư-Khoa nói rằng, rồi sẽ có ngày nào đó người ta sẽ tình nguyện dọn sạch tất cả các tàn dư của “con quái vật” Lenin ra khỏi nước Nga.

Trong một thông điệp trên video-blog của ngài mà hãng tin Interfax đã chọn đăng lại, vị giám chức này kêu gọi hãy thiết lập những ngày Thứ Bảy trên khắp nước Nga để xóa bỏ tên của Vladimir Ilych Ulianov.

Ngài nói, “truyền thống của chúng tôi là loại bỏ các rác thải đã tích lũy qua mùa đông, do đó, đây là hoạt động hợp lý để loại bỏ tàn dư và dấu vết mang tên của con quái vật đó”.

Sự tức giận của Đức cha Smirnov không chỉ dừng ở đó. Ngài còn muốn những hình nộm với “khuôn mặt của con quái vật” được đặt trong bảo tàng thì tốt hơn là đặt ngoài trời để chúng có thể bị bào mòn theo thời gian”.

“Trước đây, nước Nga không bao giờ có một con quái vật như y”, Đức Cha nói. Do đó, phải rửa sạch khỏi chúng ta “tên tuổi của y và của cả đồng bọn của y nữa”, theo như cách mà nước Đức đã loại bỏ tên của Hitler và đồng bọn.

Để hướng tới việc “tẩy uế bầu khí tinh thần” của quốc gia, Đức Cha Smirnov cũng muốn loại bỏ tên của nhóm Bolshevik ra khỏi tất cả các đường phố, thành phố của Nga hiện nay.

Tuy nhiên, Đức giám mục này không nói bất cứ điều gì về một nhân vật lịch sử khác vốn gây tranh cãi trong công chúng Nga, cụ thể đó là Stalin.

Gần đây, Tổng thống Dmitri Medvedev cũng nổi lên ý tưởng phát động một chiến dịch bài trừ những gì thuộc về Stalin, bao gồm việc mở các văn khố từ thời Stalin đàn áp cũng như tổ chức tưởng niệm những nạn nhân do Stalin khủng bố.

Phan Thịnh

Vietcatholic News

Chuyên mục:Bình Luận, Tin Quốc Tế

Thư hiệp thông với Đồng bào Hmong tại Mường Nhé, Điện Biên


LTCG (15.05.2011)– Thừa Thiên Huế – Thư hiệp thông với Đồng bào Hmong tại Mường Nhé, Điện Biên.

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

14-05-2011

Kính gởi

– Đồng bào Hmong tại Mường Nhé, Điện Biên.

– Các Kitô hữu Hmong tại Mường Nhé, Điện Biên.

Đồng kính gởi

– Toàn thể Đồng bào Việt Nam quốc nội và hải ngoại.

Trong mối hiệp thông “bọc trứng trăm con” của cùng Mẹ Âu Cơ, trong tâm tình “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, Nhóm Tinh thần Nguyễn Kim Điền chúng tôi, gồm những linh mục Công giáo đấu tranh cho sự thật và công lý, tự do và dân chủ tại Việt Nam, xin gởi đến Quý Đồng bào Hmong thân yêu những tâm tình sau đây:

1- Dựa theo tin tức quốc nội và quốc tế, đặc biệt từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công cộng (CPPA) và Tổ chức Thăng tiến Người Hmong (HAI) tại Washington DC, Hoa Kỳ, chúng tôi được biết từ hôm 30-04 đến 10-05-2011 mới rồi, có từ 5 đến 8 ngàn Đồng bào Hmong (đa phần là tín hữu Tin lành và Công giáo) tại Mường Nhé đã biểu tình để đòi có cuộc sống vật chất xứng với nhân phẩm, được tôn trọng văn hóa tập tục riêng, được tự do thực hành đức tin Kitô giáo, được bầu chọn các đại diện của mình, được giữ đất đai tổ tiên đã tạo lập. Nguyên do vì từ lâu Mường Nhé nổi tiếng là “vùng trắng tôn giáo” với một chính sách vô thần hóa hết sức nghiệt ngã, là huyện nghèo khổ nhất Việt Nam, nơi Đồng bào các Sắc tộc ít người thường bị lấn chiếm đất đai và bị chèn ép mất nhiều quyền lợi dân sinh cơ bản. Xem chi tiết…

Linh mục Phan Khắc Từ đã được sự đồng ý của ĐHY Phạm Minh Mẫn để tham gia chính trị nhằm bảo vệ chế độ cộng sản?

LTCG (15.05.2011)
Đến nay, mọi người mới hiểu được vấn đề qua cách trả lời đầy thách thức của ông với tòa TGM Sài Gòn là “tôi vẫn thế, vẫn ở đây vẫn làm việc và dâng lễ, mọi chuyện như thường”…

Như vậy, vấn đề đòi hỏi của giáo dân, tín hữu đối với trách nhiệm của ĐHY Phạm Minh Mẫn và các ĐGM khác với các tu sĩ quốc doanh là phải lột ngay chiếc cáo linh mục ra khỏi những cái thân xác “giá áo túi cơm” cam tâm làm bù nhìn tay sai cho cộng sản trong các tổ chức của nhà nước, của đảng cộng sản không phải không có cơ sở.

Linh mục Phan Khắc Từ một lần nữa lại làm nóng diễn đàn thông tin và dư luận trong ngoài nước khi tiết lộ về việc ra ứng cử đại biểu Quốc hội cộng sản và trong đề cương của mình là chống những hành vi lợi dụng tôn giáo để chống dân tộc, chống chế độ.

Vấn đề không phải chỉ ở chỗ linh mục Phan Khắc Từ đã từng không tuân thủ Giáo luật để tham gia nhiều chức vụ chính trị trong chế độ cộng sản như “đại biểu Quốc hội” các khoá 8, 9, 10, nay tiếp tục ra ứng cử kỳ này, ông hiện là Tổng Biên tập tờ báo mạo danh “Công giáo và dân tộc” và là Phó Chủ tịch cái ủy ban đoàn kết Công giáo của nhà nước Cộng sản nhằm chống phá Giáo hội… mà vấn đề là liên quan đến thái độ của ĐHY Phạm Minh Mẫn trong những vấn đề liên quan đến linh mục dưới quyền của mình.

Nghe Linh mục Phan Khắc Từ trả lời phỏng vấn

Trong bài trả lời phỏng vấn trên đài RFA ngày 13/5/2011, linh mục Phan Khắc Từ đã công bố rằng “Đã gặp ĐHY Phạm Minh Mẫn và báo cáo với ngài”, tuy nhiên  điều quan tâm của ĐHY Mẫn không phải là linh mục Từ đã vi phạm Giáo Luật để xử lý mà chỉ là “làm cách nào đó để người ta không tấn công vào Me (tôi – ĐHY Mẫn) ,tôi vẫn phải bảo vệ ngài”.

Tôi đã đựơc cả cái Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, phần lớn là anh em linh mục ở cả nước họp lại và đề cử thì điều đầu tiên tôi về là tôi gặp đức Hồng Y (Phạm Minh Mẫn) trình bày với ngài về điều đó.

Lm Phan Khắc Từ

Ông cũng khẳng định cái gọi là “Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam” có “phần lớn là anh em linh mục trong cả nước”?. Điều này đã khẳng định rằng chính những linh mục và các ĐGM liên hệ đã tiếp tay cho cái gọi là “Ủy ban” này có tính chính danh khi đã có một số linh mục đứng vào hàng ngũ của nó. Điều này, nhiều ĐGM và linh mục tưởng chừng vô hại, nhưng không, hậu quả của nó nhãn tiền ở những lúc này. Xem chi tiết…