Lưu trữ

Archive for 11.05.2011

Vụ án Nguyễn Công Nhựt: vô lý nối tiếp vô lý.


LTCG (11.05.2011)  

Nguyễn Công Nhựt và vợ trong ngày cưới

Bám vào kết luận “chết do treo cổ” rồi lờ đi nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra những thương tích chẳng khác nào tra tấn thời trung cổ (có thể khiến nạn nhân muốn chết đi để thoát khỏi sự đau đớn thể xác) rõ ràng là dấu hiệu bao che tội ác. Một người chết khuất tất trong cơ quan công an mà còn mang thêm oan án “trộm cắp” thì hậu quả và ảnh hưởng đã vượt khỏi phạm vi gia đình nạn nhân, dù gia đình nạn nhân (vì lý do nào đó) không dám kêu cầu công lý, thì xã hội vẫn có quyền đòi hỏi công lý cho người chết. Vì vậy, biên bản khám nghiệm tử thi, bản kết luận giám định pháp y phải được công khai trước dư luận. Nếu cần bảo vệ sự thật, phải khai quật tử thi để giám định lại cũng phải làm cho người chết ngậm cười nơi chín suối.

Theo thống kê trên báo chí, năm 2010 có ít nhất 20 người chết oan trong đồn công an. Từ đầu năm 2011 đến nay, ít nhất 4 trường hợp chết oan trong đồn công an (không tính trường hợp anh Nguyễn Công Nhựt). Cơ quan giám định không độc lập với ngành công an, ai biết đâu vì muốn “bôi son trét phấn” cho cái lực lượng “chỉ biết còn đảng còn mình” (không biết nhân dân) bị quá nhiều tai tiếng xấu này mà người ta sẳn sàng giết chết sự thật và công lý?

Tuổi Trẻ ngày 9/5/2011 đăng tin sau: “Liên quan đến cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt tại trụ sở Công an huyện Bến Cát (Bình Dương), chiều 8-5 một nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết kết quả khám nghiệm tử thi xác định anh Nhựt chết do treo cổ bằng dây cáp điện thoại, không phát hiện có sự tác động của ngoại lực và không phát hiện độc chất.

Theo nguồn tin này, kết quả giám định của Phân viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Cơ quan Giám định tư pháp trung ương về chữ viết, chữ ký trong thư tuyệt mệnh, thư gửi anh Phu, anh Phú, chị Phượng (cán bộ Công an huyện Bến Cát – PV), bản cam kết ở lại cơ quan điều tra và kể cả đơn tố giác tội phạm… đều là của anh Nhựt”.

Kết luận này hoàn toàn không bất ngờ khi động thái của phía cơ quan công an trong vòng mấy ngày qua thể hiện nhiều điều “hết sức bí ẩn”. Xem chi tiết…

Tính chính danh của tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội ở đâu?

  

LTCG (11.05.2011) – Ông Cù Huy Hà Vũ, người bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm hình sự ngày 04/4/2011 trong một phiên tòa “nổi tiếng” tại Thủ đô Hà Nội và bị kết án “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kết quả của phiên tòa là một sự thất vọng lớn của mọi tầng lớp nhân dân vì không được biết ông Cù Huy Hà Vũ đã nói gì, viết gì để được gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”. Người dân muốn nghe ông Vũ trình bày cái lý lẽ của mình tại tòa và cái lý buộc tội của phía công tố; người dân sẽ biết ông Vũ đúng hay Tòa án đúng nhưng chân lý hiển nhiên đó đã không được thực hiện bởi phiên tòa ngày 04/4/2011.

Ngay sau phiên tòa, phía gia đình ông Vũ được trại giam cho biết ông có một bức thư gửi cho gia đình đã được trại giam chuyển qua tòa án, gia đình liên hệ với tòa án để nhận thư. Bản án của ông Vũ cũng đã được tòa án ban hành. Thế nhưng, đến nay đã hơn một tháng, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã nhiều lần trực tiếp đến trại giam, tòa án thành phố Hà Nội và 03 lần đề nghị bằng văn bản để được nhận thư của chồng, xin sao bản án, xin gặp chồng nhưng đều không được đáp ứng.

  Xem chi tiết…

(Video) Đài Á Châu Tự Do: Bản tin video ngày 11-05-2011

 LTCG (11.05.2011)

* Bản tin video tối 11-05-2011:

Ngân hàng Phát triển Châu Á giảm dần ưu đãi cho Việt Nam…

============

* Bản tin video sáng 11-05-2011:

Ân xá Quốc tế báo động về tình trạng của blogger Điếu Cày.

===========

* Bản tin video tối 10-05-2011:

Trung Quốc phản đối Việt Nam tổ chức bầu cử ở Trường Sa.

Chuyên mục:Tin tức tổng hợp, Video

(Video) VOA Tiếng Việt: Tin thế giới trong 60” 10/05/2011

LTCG (11.05.2011)

Tại Libya, chiến đấu cơ NATO tấn công các mục tiêu ở thủ đô Tripoli.

Liên hiệp châu Âu trừng phạt 13 giới chức Syria vì sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình.

Hải quân Mexico cho biết 13 người đã thiệt mạng trong trận đọ súng giữa băng đảng với các lực lượng an ninh.

1 quả bom phát nổ giết chết 2 người bên ngoài 1 tòa án cấp quận ở tây bắc Pakistan.

Đất lở ngập 1 ký túc xá ở miền nam Trung Quốc giết chết ít nhất 12 người.

Người dân Nhật Bản trở về nhà của họ gần nhà máy Fukushima để thu thập các vật dụng cá nhân.

Chuyên mục:Tin Quốc Tế, Video

Nhân vụ Thẩm Phán kiện thủ tướng Đức – Nghĩ về vụ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

  

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Đức Angela Mrekel

LTCG (11.05.2011)

Một thẩm phán kiện nữ thủ tướng Đức ra tòa

Hamburg – Một đất nước tự do dân chủ được xây dựng với thượng tôn pháp luật: già trẻ lớn bé, kẻ sang người hèn đều được bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước cầm quyền đất nước và người dân có thể kiểm soát hoạt động của chính quyền.

Chẳng phải những gì nhà nước ra quyết định điều hành quốc gia đều đúng cả, đều hợp lòng dân, chẳng hạn tại Anh quốc trong tuần vừa qua, ngày 06 tháng 5, cuộc trưng cầu ý kiến chống lại cuộc cải cách bầu cử đã đạt được thắng lợi lớn lao. Dân chúng Anh đã bỏ phiếu cho 68 phần trăm chống lại hệ thống bầu cử mới này. Nhà nước Anh phải nghe theo đa số quần chúng biểu quyết. Đây là sự thất bại của đảng Dân chủ Tự do đang cầm quyền.

Tại Đức, sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh thực hiện vụ tấn công vào ngày 29/4 nhằm tiêu diệt kẻ chỉ huy al-Qaida là Bin Laden đang ẩn náu tại Abbottabad. Cuộc tấn công chớp nhoáng giết được Bin Laden và sau đó được thông báo qua báo chí, truyền hình bởi tổng thống Mỹ: “Chào quý vị! Tối nay, tôi thông báo đến quốc dân Hoa Kỳ và thế giới rằng Hoa Kỳ đã thực hiện một kế hoạch tiêu diệt Osama bin Laden, thủ lãnh al Qaida và là kẻ khủng bố chịu trách nhiệm về việc giết hại hàng ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội”, thì bên trời Tây nữ thủ tướng Angela Mrekel bày tỏ qua cuộc họp báo với câu nói hớ hênh hoặc vì phấn khởi quá đỗi: “Tôi rất vui mừng về sự thành công giết chết Bin Laden” – (“Ich freue mich darüber, dass es gelungen ist, Bin Laden zu töten”). Xem chi tiết…

(Video) Tin Công Giáo quốc tế 11-05-2011

Giáo hội Công Giáo Ba Lan và thuyết Marxism

 LTCG (11.05.2011)

LTG. Bài này được viết để trình bày về một thời kỳ nhiễu nhương của lịch sử nhân loại, trong đó nổi bật tương quan giữa giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ, dưới sự lãnh đạo của Chân Phúc (Á Thánh) Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Marxism (thuyết Mác-xít), nói chung; giữa giáo hội Công Giáo Ba-Lan (Poland) và nhà cầm quyền Cộng Sản thuở đó, 1979, nói riêng. Những cuộc “đương đầu” và “đối thoại” này, do những hoàn cảnh khác biệt (chẳng hạn như sự kiện người Công giáo chiếm đại đa số ở Ba Lan), đã không là khuôn mẫu cho giáo hội của bất cứ quốc gia nào khác vào thời điểm đó; lại càng không phải là khuôn mẫu cho ai trong thời hiện tại (2011); vì khối CS quốc tế đã hoàn toàn sụp đổ, lịch sử của thế giới đã sang trang mới, nhiều hoàn cảnh đã đổi thay. Tuy nhiên, nếu người ta có thể học được chút gì từ kinh nghiệm của giáo hội Ba Lan, để làm tốt đẹp hơn cho giáo hội, cho dân, cho đất nước mình, âu cũng là do Ơn Chúa vậy.

Hơn mười năm sau khi trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha (ÐTC) Gioan Phaolô II đã được nhiều người ca tụng, cũng như có những người đã tạo phản ứng bất đồng, qua các thành đạt của ngài. Tuy nhiên, cả bạn lẫn “thù,” không ai có thể chối cãi những thành quả đạt được của vị Giáo Hoàng đã đến từ một “miền đất xa xôi” thuộc khối Cộng Sản Ðông Âu.

Ông George Weigel (người đã viết tiểu sử ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1999), trong một bài viết đăng trên nguyệt báo National Catholic Register (Mỹ), số ra ngày 16/10/88, đã nêu 8 điểm thành đạt của ÐTC: (1) Ngài đã xóa tan những ý tưởng của một số người, cho rằng ngôi Giáo Hoàng, như một tổ chức, đã không còn thích hợp cho thế giới ngày nay. (2) Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên, với những kiến thức cập nhật hóa, đã thách đố cả những thần học gia “biến chất” lẫn những người chủ trương “tái lập giáo hội Công Giáo,” để hướng đến việc đào sâu căn tính Công Giáo. (3) Ngài đã phát động cuộc cách mạng về nhân quyền Công Giáo, hoàn tất nhân chủng chủ nghĩa trong “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” (Dignitatis Humanae, 1965) của công đồng Vatican II, với sự phân tích cơ cấu của tổ chức cần thiết cho sự triển nở của tự do. (4) Ngài đã đặt nền móng cho những phát triển về văn hóa và luân lý trong thế kỷ XXI, có thể làm thay đổi tiến trình của lịch sử: Kitô hóa trở lại và tái liên kết Âu Châu, Ðông và Tây. (5) ÐTC đã tăng cường đời sống mục vụ và trí thức của Châu Mỹ La Tinh, một trong những nền móng của thế giới Công Giáo. (6) Ngài đã làm việc liên tục để củng cố những “giáo hội trẻ” ở Phi Châu và Á Châu. (7) Ngài đã tái định nghĩa tác vụ của Thánh Phêrô: “Tăng sức mạnh cho anh em” (Lk. 22:32) trong kỷ nguyên của phản lực cơ Boeing 747 và (đầu) máy thu hình VCR. (8) ÐTC đã quả quyết rằng chủ thuyết hòa đồng tôn giáo là bản chất của Công Giáo. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Tìm hiểu

Bốn đe dọa tự do tôn giáo

 LTCG (11.05.2011)

Tuần lễ từ 29 tháng 4 tới 3 tháng 5 được dành cho Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội tổ chức hội nghị toàn thể lần thứ 17. Hội nghị lần này có điều đặc biệt vì trùng với lễ phong chân phúc của vị sáng lập là Đức Gioan Phaolô II. Ngài lập ra Hàn Lâm Viện này năm 1994. Chủ đề của hội nghị là: “Các Quyền Phổ Quát Trong Một Thế Giới Đa Dạng – Trường Hợp Tự Do Tôn Giáo”.

Mary Ann Glendon, giáo sư luật của Đại Học Harvard và là chủ tịch của Hàn Lâm Viện này cho hay: trên thế giới hiện nay, đang có một thách thức nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Ngay ở các nước vốn có lịch sử lâu dài về tự do tôn giáo, một tự do đã có nền tảng ngay trong hiến pháp, người ta cũng đang nhìn các tín hữu các tôn giáo bằng con mắt nghi ngờ, những người vốn cho rằng họ biết sự thật về con người nhân bản. Những người này đang bị đẩy dần ra ngoài lề, thậm chí còn bị kỳ thị thẳng thừng nữa.

Vì thế, học giả này cho biết: các thành viên của hàn lâm viện đã xem sét chủ đề của hội nghị với “một niềm xác tín rằng tự do tôn giáo đụng tới tận tâm điểm điều được coi là nhân bản”. Họ đào sâu điều được bà gọi là “bốn lãnh vực rộng lớn đe dọa tự do tôn giáo”: lãnh vực thứ nhất là đe dọa đã thành tiêu chuẩn, tức việc nhà nước cưỡng chế và bách hại các tín hữu tôn giáo. Lãnh vực thứ hai: nhà nước hạn chế tự do tôn giáo của các nhóm tôn giáo thiểu số; lãnh vực thứ ba: áp lực xã hội đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, áp lực này có thể bị nhà nước chế tài hay không, tuy nhiên vẫn rút giảm tự do tôn giáo. Lãnh vực sau cùng: tại các xã hội Tây Phương, sự lớn mạnh của chủ nghĩa cực đoan thế tục đang coi các tín hữu tôn giáo như một đe dọa đối với nền chính trị dân chủ thế tục, phóng túng.  Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận

Vatican: Đức TGM Fernando Filoni, tân Tổng trưởng Bộ truyền giáo

 LTCG (11.05.2011) – VATICAN – Ngày 10-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức vì lý tuổi tác của ĐHY Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, và đã cử người kế nhiệm là Đức TGM Fernando Filoni, cho đến nay là Phụ Tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Đồng thời ĐTC bổ nhiệm Đức TGM Giovanni Angelo Becciu, cho đến nay là Sứ Thần Tòa Thánh tại Cuba, làm tân Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

ĐHY Ivan Dias, người Ấn Độ, năm nay 75 tuổi, nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, đã làm Sứ thần tại các nước Ghana, Benin, Togo, Đại Hàn và Albani, trước khi được bổ nhiệm làm TGM giáo phận Mumbai Ấn Độ hồi tháng 11 năm 1996 và thăng Hồng Y năm năm sau đó (21-2-2011). Cách đây 5 năm, ngài được ĐTC Biển Đức 16 bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ truyền giáo. Trong những năm gần đây ngài bị bệnh tiểu đường khá nặng.

Đức TGM Fernando Filoni, người Italia, gốc tỉnh Taranto, năm nay 65 tuổi (15-4-1946), nguyên là nhà ngoại giao

ĐỨC TGM FERNANDO FILONI, TÂN TỔNG TRƯỞNG BỘ TRUYỀN GIÁO

  Xem chi tiết…

Thông tấn xã Việt Nam bịa đặt: Những âm mưu thâm độc và bài học cho sự cả tin

 

 LTCG (11.05.2011)

Cần xác định rõ rằng việc rước ảnh Hồ Chí Minh là sự phỉ nhổ vào tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng vô thần theo chủ nghĩa Mác – Lênin mà theo đó, con người chẳng là gì, chỉ là vật chất và sau khi chết chẳng còn hồn vía hoặc bất cứ thứ gì linh thiêng, cũng như chẳng hề công nhận có ma quỷ, thần thánh nào cả, chết là hết. Thậm chí, ngay cả khi chết, Hồ Chí Minh cũng không công nhận có linh hồn ông bà, cha mẹ mà chỉ là “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin” (Di chúc) thì việc rước ảnh Hồ Chí Minh là việc đi ngược lại tư tưởng người đã chết, đó là sự nhục mạ thật sự mà không thể nói gì hơn.

Vì thế nên việc rước Hồ chí Minh như thần thánh chính là sự xúc phạm đến Hồ Chí Minh vì cố tình làm ngược lại tư tưởng vô thần mà ông ta đã đưa vào Việt Nam và theo đuổi nó đến suốt đời.

Những ngày này, nhà cầm quyền CSVN nhiều nơi đã và đang tổ chức cái gọi là “bầu cử”. Nếu ai chú ý sẽ thấy rất rõ hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội rất chú ý tuyên truyền về những xứ đạo, những người công giáo “hăng hái” chuẩn bị cho bầu cử, nhất là các linh mục ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân…

Thâm sâu trong những lời tuyên truyền đó là sự phân biệt tôn giáo khá rõ ràng, dường như báo chí các tỉnh, thành phố đều nhắm vào người công giáo để tuyên truyền sâu rộng về chuẩn bị bầu cử, nào là học tập đạo đức Hồ Chí Minh, rước ảnh bác… như một đối tượng cần được nhồi sọ và tuyên truyền.   Xem chi tiết…

ĐGM Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. cho phép Lm. Phêrô Nguyễn Thái Từ nghỉ công tác mục vụ để điều trị bệnh

 

LTCG (11.05.2011)

Đã quá lâu, hiện tượng các linh mục tham gia các tổ chức chính trị của nhà nước cộng sản như Quốc hội, Hội Đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban đoàn kết công giáo… như một nan đề nhức nhối giáo hữu và những linh mục chân chính.

Nhiều lần giáo dân, báo chí công giáo đã lên tiếng nhưng hầu như không có kết quả và vấn đề ngày càng trầm trọng.

Tại GP Vinh, một giáo phận đạo đức và mạnh mẽ hiện tượng linh mục tham gia các tổ chức chính trị cũng không là hiện tượng bị loại trừ, dù giáo dân đã chán ngán với những linh mục đóng hai vai.

Mới đây Nữ Vương Công Lý đăng bài viết “Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh” về một vị linh mục đã ứng cử hội đồng nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 10/5/2011, Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã ký Quyết Định số 16/11 QĐ.TGM. về việc cho phép Lm. Phêrô Nguyễn Thái Từ nghỉ công tác mục vụ để điều trị bệnh. Xem chi tiết…